(Nhân đọc bài” Âm nhạc phải là một sản phẩm công nghệ”)
Tôi là người thích sự chính danh.Bởi vậy,tôi
muốn chúng ta nên phân biệt rạch ròi các khái niệm nhà soạn nhạc,nhạc sĩ với người
viết ca khúc.Bởi gộp chung tất cả lại là một thì tôi sợ các nhạc sĩ sẽ tự
ái,còn các ca khúc gia lại thấy mình bị áp đặt.
“Chính danh thì ngôn thuận”.Vì vậy,tôi đã
từng công khai nói lại cho rõ tôi chỉ là một người viết ca khúc (Xem bài”Người tình của ca khúc”) còn danh xưng
nhạc sĩ kia là một chiếc áo quá rộng với tôi.Và trong thói quen gọi nhạc sĩ một
cách bao đồng như thế,tôi nghĩ người ta chỉ ám chỉ đến khái niệm nghề nghiệp
hơn là trình độ nghề nghiệp(Dĩ nhiên,một ca khúc gia giỏi vẫn hơn một nhạc sĩ
tồi)
Bởi lẽ đó đối với một ca khúc gia thì việc
thượng tôn giai điệu là lẽ tất nhiên.Chẳng có tính tiểu nông nào trong việc đề
cao một giai điệu. Đó chỉ một quan niệm mỹ học đương nhiên:Khi khen nhạc của
một bài hát hay ta vẫn thường ca tụng:”Giai điệu bài này thật đẹp”.Tôi chỉ e
tính tiểu nông trong phê bình hoặc nhận định âm nhạc sẽ lôi tất cả ra vĩa hè mà
nói chuyện “to mồm” và không có căn cứ khi bỏ qua lối nhận xét chính danh.
Vì sao “giai điệu là tối thượng”trong ca khúc(tạm
bỏ qua ca từ)?Nói như thế không phải đứng ở góc độ một sản phẩm toàn thể đã
được” đóng gói”công nghệ dưới dạng một vật chất chứa đựng âm thanh mà nhìn ở
góc độ sáng tạo của một người viết bài hát để tạo nên yếu tố đầu tiên trên tinh
thần”có bột mới gột nên hồ”.Có bột tốt(giai điệu) thì các các yếu tố còn lại và
phát sinh sau như hoà âm,phối khí,ban nhạc,ca sĩ,chuyên viên âm thanh…sẽ là
những lao động sáng tạo tiếp theo đưa bài hát đến công chúng một sản phẩm âm
nhạc cuối cùng.Vì lẽ đó chẳng có yếu tố nào bị coi thường hoặc không đáng giá,
nhưng cái đầu tiên và cơ bản để tạo nên bài hát bạn đang nghe là giai điệu(Vì
thế bạn có thể nghêu ngao hát một giai điệu mà bạn thích mà không cần nhạc
đệm,hoà âm gì cả mà vẫn cảm thấy sự rung động thẩm mỹ của giai điệu đó mang lại).Trường
hợp không có giai điệu thì ca sĩ lấy gì mà hát,hoà âm dựa trên cơ sở nào mà
hình thành và tất nhiên các công cụ thu âm cũng tịt ngòi luôn!Bởi vậy ca sĩ
thường than không có bài hay để hát(tất nhiên,một bài hát hay nhưng không có ca
sĩ hát hay thì nó chỉ là một dạng tiềm năng đang cần giọng hát để thăng hoa),nhà
hoà âm-phối khí phàn nàn ít có giai điệu hay để “phối màu” cho ca khúc.(Xin
nhắc lại cho chính danh là chúng ta đang bàn đến ca khúc,còn ở lĩnh vực nhạc hoà
tấu, khí nhạc,opéra… thì giai điệu sẽ có một mối quan hệ và tương quan khác với
các yếu tố còn lại)
“Âm nhạc là sản phẩm công nghệ”?
Chuyện đó là tất nhiên khi chúng ta đang sống
trong thời đại mà mọi nền văn hoá đều chịu tác động bởi khoa hoc kỹ thuật.Tuy
nhiên đứng ở quan niệm sáng tạo thì không
thể chấp nhận kiểu sáng tạo theo dây chuyền công nghệ để cho ra sản phẩm hàng
loạt mà “máy móc thay thế con tim,công
thức thay thế cảm hứng,mô hình thay thế suy nghĩ”.Suy cho cùng tính công
nghệ chỉ bao hàm tính công cụ như người viết nhạc sử dụng nhạc cụ(đàn
piano,guitar…hoặc computer)để thể hiện và ghi chép lại cảm xúc,suy tư của mình.Cho
nên không nên hiểu “sản phẩm công nghệ” như là một cảm thức sáng tạo nên bài hát
mà chỉ nên hiểu đó là một công cụ liên kết chặt chẻ các công đoạn sáng tạo để
cho ra một sản phẩm nghệ thuật cuối cùng(bài hát - hoà âm,phối khi -ban nhạc - ca
sĩ - kỹ thuật âm thanh và quảng bá).
Còn tính tiểu nông?
Nếu nói đến tính tiểu nông theo quan niệm
trình độ thì chắc chắn chúng ta sẽ không bàn cãi gì thêm vì mọi thứ ở Việt Nam vẫn đang ở
tính tiểu nông hoặc đang chịu quán tính tiểu nông. Âm nhạc tiểu nông đã đành mà
thị hiếu cũng tiểu nông, điện ảnh cũng làng xã,văn chương thiếu sinh khí,báo
chí chậm tiến,phê bình-lý luận bạc nhược và cạn cợt,quản lý kinh tế yếu
kém,quản lý hành chánh lạc hậu,luật pháp chồng chéo và thiếu hệ thống,Giáo dục
phản khoa học…Nói chung tât cả là chậm phát triển. Đó là khi mang tất cả ra so
sánh với các nước phát triển,giàu có hơn ta.Vậy thì âm nhạc trong mối tương
quan giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc đó tất nhiên cũng nằm chung
trong một nấc thang phát triển của “Chất lượng Việt”.Một chất lưọng đang cố và
từ từ thoát ra chiếc áo tiểu nông,chậm phát triển.
Các nhạc sĩ,các ca khúc gia chân chính đang
trăn trở trên tài năng chính mình(“có” hay “không có” như câu hỏi muôn thuở”tồn
tại” hay “không tồn tại”) nhưng họ cũng có quyền đòi hỏi có được sự cảm thông và
cô ng bình (dĩ nhiên loại trừ phái “đạo
nhạc” hoặc phái “ăn theo”)của người nghe nhạc và phê bình rằng : Hãy xem xét và
đánh giá gíới viết nhạc trên tổng thể của “Chất lượng Việt”và trên sự chính
danh.Vì vậy không nên lo lắng là melodist nhiều hoặc ít mà chỉ nên quan tâm
giai điệu hay ít họăc nhiều,có cá tính hay vô bản sắc... Đó là bước đầu tiên để
bước ra khỏi tính tiểu nông trong phê bình.
T.M.P