4.9.13

“PROTEST SONG”: NHỮNG CHIẾN SĨ HOÀ BÌNH TRONG ÂM NHẠC



WPMA(World Peace Music Adward)được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 22/6/2004 có lẽ vì trong danh sách 5 nhân vật được trao giải,nước ta vinh dự có tên Trịnh Công Sơn.Đây là giải thưởng tôn vinh những nhạc sĩ-bằng tác phẩm và hoạt động nghệ thuật của mình-đã đấu tranh không mệt mõi cho hoà bình thế giới.Họ đã tạo nên một dòng nhạc nổi tiếng chống chiến tranh vào thập niên 60 thường được gọi dưới cái tên Protest Song(Nhạc phản kháng-Nó chống lại mọi hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống như bất công xã hội,phân biệt chủng tộc,phân biệt đối xử nam-nữ…trong đó phản chiến là một nội dung lớn).Ở Việt Nam,Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ tham gia mạnh mẽ nhất phong trào này trong loạt bài được đặt tên là”Ca khúc da vàng”.

Cha đẻ của trào lưu này là ca-nhạc sĩ người Mỹ Bob Dylan.Ông cũng là một nghệ sĩ chơi đản guitar và harmonica rất tuyệt vời.Bằng thể loại nhạc Folk(Nhạc dân gian),Dyland bắt đầu nổi tiếng vào năm 1963,với một giọng hát đặc biệt nhờ âm sắc đục và khàn.Ông hát những bài hát do mình sáng tác có ca từ rất bình dân nhưng không rơi vào chỗ rẻ tiền được chuyển tải bởi những dòng nhạc thường đứt đoạn trên nền guitar và harmonica với một gõ đều đặn.Album The Time They Are A-changing giúp anh trở thành người tiên phong của Protest Song.

Cùng thời với Bob Dyland là ca sĩ Joan Baez.Hai nghệ sĩ phản chiến này(Cùng được trao giải năm nay) từng diễn chung và giữa họ đã nảy sinh tình cảm với nhau.Tên tuổi Joan Baez được biết đến nhờ bài country thuộc hàng kinh điển The Night They Drove Old Dixie Down.Nhưng nữ nghệ sĩ này chỉ thật sự toả sáng như một giọng ca phản chiến ở liên hoan nhạc trẻ WoodStock,năm 1968.Cũng như Bob Dylan,những bài hát của Joan Baez đều mang đặc trưng của FolkSong.

Thập niên 6O này cũng chứng kiến cơn cuồng mê The Beatles-một ban nhạc của Anh Quốc đã làm một cuộc cách mạng nhạc Pop vô cùng vĩ đại.Thủ lĩnh của nó là John Lennon cũng gia nhập vào hàng ngũ Protest Song với khẩu hiệu gây sốc:”Make love not war”,với những tác phẩm vang danh như Imagine,God…mang nội dung phản chiến(Nhất là cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam),chống bất công xã hội và phân biệt chủng tộc lẫn những định kiện”đóng gông”con người hay sự gò bó của những cổ hủ xã hội.

Bước qua giữa thập niên 70,khi chiến tranh tạm lắng,và ở Việt Nam Mỹ đã rút quân làm người thua cuộc thì trào lưu Protect Song không còn”đối tượng chính” nữa nên nó đã lắng đi trong hơn một thập niên.Năm 1987 Protect Song lại”Xuống đường”với một nhân vật mới:Suzanne Vega,một ca-nhạc sĩ người NewYork gốc Peurto Rico.Hình ảnh một Vega xinh đẹp ôm cây đàn thùng hát những bài ca đấu tranh cho bình đẳng,cho nhân quyền,bênh vực trẻ em trước bạo hành của ngưòi lớn đã khiến Suzanne Vega trở thành một phát hiện mới của Protest Song.Cô trở thành siêu sao với bài Luka,xếp hạng 3 ở Mỹ và Anh năm 1987.

(Thời kỳ này cũng ghi nhận những hoạt động âm nhạc khác như một dòng chảy Protect Song qua các hoạt động như chương trình ca nhạc quyên tiền giúp đở trẻ em Châu Phi,chương trình Live Aid,USA For Africa,Wembly 86 hoặc các chương trình mang động cơ chính trị như ủng hộ lãnh tụ da đen Nelson Mandela hay các chương trình quảng bá cho nhân quyền nhân 40 năm ngày tuyên bố nhân quyềb quốc tế…Tuy nhiên cũng phải nhận định rằng tính phản chiến như ngày đầu đã mờ phai đáng kể.)

Sang năm 1988,biểu tượng của Luka tái xuất hiện nhưng dưới hình ảnh của một cô gái da đen:Tracy Chapman.Cũng chơi guitar thùng,Chapman vừa đệm đàn vừa hát những nội dung chống phân biệt chủng tộc,chống sự phân hoá giàu nghèo…do chính mình sáng tác.Cuộc xuất hiện ấn tượng lần đầu của Chapman là tại Đại hội mừng Sinh nhật Nelson Mandela ở quảng trường Wembley(Anh)và sau đó một tháng là album đầu tay được xếp hạng nhất tại Anh.Cùng thời gian này một nghệ sĩ da trắng là Johnny Clegg đã sử dụng âm điệu và âm sắc các bộ lạc châu Phi trong các sáng tác của mình để giới thiệu cho thế giới biết đến một nền văn hoá rất”exotic”của luc địa đen này.Mục tiêu chính của Clegg là vạch ra và kêu gọi cộng đồng thế giới chống lại và xoá bỏ chủ nghĩa xấu xa Apartheid.

Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90,những bài hát với những nội dung phản kháng như trên được tiếp tục trong một thể loại âm nhạc mới mẻ cũng có nguồn gốc từ Phi châu hoang dã:Nhạc Rap.Đây là một thể loại hát nói nhanh trên một nền trì tục các âm hình bộ gõ và bass cùng những âm thanh điện tử lạ tai.Một thứ âm nhạc đường phố với đầy khẩu ngữ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học-Nghệ thuật tán dương bằng giải thưởng “Ban nhạc và album nhạc Rap xuất sắc nhất”,phần lớn nhờ vào những thông điệp tích cực và nhân bản:Chống phân biệt màu da,giàu-nghèo;chống ma tuý,bạo hành xã hội(đánh đập trẻ em,phụ nữ),chống thất nghiệp.Mỉa mai thay một bộ phận nhạc Rap sau đó lại thoái hoá để cổ suý cho những cái mà nó từng phản kháng với nội dung bạo lực và tình dục rất khó chấp nhận.

Trong thập niên 80,việc quân đội Anh chiếm đóng ở Ái Nhĩ Lan(AiLen)cũng là nguyên nhân đẻ ra “những chiến sĩ hoà bình trong âm nhạc” mới ở đất nước này là Chrish De Burgh.Ông là một nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ nổi tiếng với nhiều bài hit ở mỹ và Anh(Như The Lady In Red-1986,Missing You-1988)Nhưng cũng được biết đến như một nghệ sĩ phản chiến với các bài The Simple Truth,Don’t Pay The Jerryman.Và còn nữa ở AiLen những gương mặt:Simple Minds,Belfast Child…



Ở Việt Nam,Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ Protest Song nổi tiếng sau hàng loạt bản tình ca xuất sắc của mình.Những bài hát với ca từ trửu tượng và lạ lùng như:Nằm chết như mơ…,Đại bác đêm đêm dội về thành phố…,Người chết hai lần…,Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người…trong tập ca khúc Da Vàng trong chiến tranh Việt Nam tàn khốc dưới gót giầy viễn chinh Mỹ đã giúp ộng trở thành Một Bob Dyland Việt Nam và là thần tượng của biết bao thế hệ nghe nhạc.

Protest Song là một dòng chảy âm nhạc mà ai ai cũng mong nó sẽ ngừng chảy vì khi đó thế giới này không còn chiến tranh,bạo lực,đói nghèo và phân biệt chủng tộc.

T.M.P
Back To Top