Có hàng hàng lớp lớp những gương mặt TN
xuất sắc đáng để lớp hậu sinh nhắc đến,nhưng trong chuyên đề này tôi chỉ xin dành
riêng mỗi bài để nói đến 3 người mà thôi:Văn
Cao,Lê Thương,Đặng Thế phong.Có 3 lý do chỉ nêu được con số hạn chế như vậy.Một-do
khách quan,vấn đề tế nhị về chính trị mà có một vài người tạm chưa được phép đề
cập đến.Hai-do hạn chế về hiểu biết và tư liệu nên không bàn rộng ra được nhiều
người.Và cuối cùng-đây là 3 nhạc sĩ thế hệ đầu tiên của TN đã tạo ấn tượng và tình
cảm trong tôi nhiều nhất.Rất mong các bạn sẽ đóng góp thêm cho chuyên đề này
nhiểu nhạc sĩ tiêu biểu khác.
Đặng
Thế Phong(sinh năm 1918)tuy chỉ mang đến cho TN Việt vỏn vẹn 3 ca khúc:Đêm thu,Con thuyền không bến,Gịot mưa thu nhưng
theo tôi hai trong số ba bài đó đều xứng đáng là những kiệt tác bất hủ của tình
ca Việt.Ông chỉ viết được ba bài vì ông chỉ sống với nhân gian 24 năm!Câu nói”Tài
hoa yểu mệnh”ứng nghiệm vào Đặng Thế Phong không sai một ly.
Ông
là người thành Nam,nơi đây cũng là quê hương của những nhạc sĩ tài hoa đầu tiên
của TN:Đan Thọ,Bùi Công Kỳ(1919),Hoàng
Trọng.Cùng thời với ông là các nhạc sĩ tên tuổi khác:Nguyễn Xuân Khoát(1910)Văn Chung(1914)Nguyễn Văn Thương(1919)Lê
Yên(1917)Lưu Hữu Phước(1921)Đỗ Nhuận(1922)Phan Huỳnh Điểu(1924)…Chính lớp
nhạc sĩ thế hệ thứ nhất này đã đặt nền tảng cho nhạc Việt qua các tác phẩm danh
giá;và sự nghiệp sáng tác của họ đã bắc cầu nối dài từ thời Tân nhạc lãng mạn(Trước 1945) cho đến
giai đoạn của nhạc hùng ca rồi lãng mạn cách mạng(1945-1954)đến hiện thực cách mạng(1954-1975),tạo ra một
di sản âm nhạc quý báu mà nổi bật nhất là giá trị tư tưởng-lịch sử và nét văn
hoá đặc thù Việt Nam.
[Khi viết bài này tôi mới nhận ra một
thiếu sót khi lẫn thẩn quên không nhắc đến trong bài trước một nhạc sĩ Tân nhạc
lãng mạn rất tài hoa là Đoàn Chuẩn.Xin cho phép tôi được thắp nén nhang xin lỗi
ông và nói về ông đôi dòng:Đoàn Chuẩn thường đi đôi với Từ Linh ở tên tác
giả(viết lời)là một cặp bài trùng sản sinh ra những xuất sắc phẩm về mùa thu
đáng được truyền tụng mãi mãi:Tà áo xanh.Thu quyến rũ,Gửi gió cho mây ngàn
bay…kế tục những bài tình thu tuyệt tác của Đặng Thế Phong,Văn Cao.Ông là một
người rất amateur đúng điệu công tử Hà thành và rất đa tình với những nét nhạc
bay bướm mang hơi huớm lã lơi của tiếng đàn Hạ uy cầm mà ông rất thích sử dụng.Ông
khai thác điệu tính trưởng rất hay mang phong cách bán cổ điển Tây phương nhưng
nghe man mác rất Việt nhờ những quãng đặc trưng lấy từ nhạc ả đào.Nhạc Đoàn Chuẩn
thường ám ảnh tôi khi biết yêu.]
Quay
lại với Đặng Thế Phong-cuộc đời của ông rất long đong,dở dang việc học,sống
lang bạt kỳ hồ với nhiều nghề khác nhau:dạy nhạc,vẽ tranh cho báo,ca sĩ…Ông lang
thang từ Nam Định lên Hà nội,trôi dạt vào Sài gòn rồi qua Nam Vang trước khi
quay trở về Hà nội và qua đời tại đó sau khi viết xong bài hát sầu não nuột như
chính cuộc đời nhạc sĩ buồn của mình:Giọt
Mưa Thu.Ông mất vì bệnh lao do cuộc sống nghèo khổ,lao lực và bôn ba.
Bàn
về tác phẩm của ông,mọi người đều thừa nhận rằng ông thuộc lớp các nhạc sĩ tiền
phong của âm nhạc lãng mạn Việt với những bản tình ca đầu tiên trong lịch sử rồi
sẽ được nhiều nhạc sĩ sau này phát triển trong các dòng chảy tình ca khác.
Nếu
như ở bản nhạc đầu tay”Đêm thu”còn
mang nặng những âm giaiTây-mặc dù ở phần hai của ca khúc này ông có đưa ngũ
cung Việt vào như một kiểu hợp hôn-thì ở bài hát tiếp theo”Con thuyền không bến” sự kết hợp giữa thất cung và ngũ cung mới đạt
đến độ chín của tài hoa.
Ngũ
cung trong bài này viết theo lối hát sa mạc(Bởi thế nghe buồn xa xăm):mi mi mi mi là rề mi(đêm nay thu sang cùng heo
may),la la la la mi sol la(Đêm nay sương lam mờ chân mây)…lung linh đứng bên
cạnh những âm điệu Tây phương với những bán âm chênh vênh:la si la đố si la mi(Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng)…Những âm điệu
này được ông lồng vào những lệch phách,đảo phách(Syncope)của lối hát ả đào thật
lững lơ.
Thật
ra đâu phải đợi đến bây giở mà ở Đặng Thế Phong đã có sự đông-tây giao hoà rồi,đó
là điều các nhạc sĩ đương đại trên thế giới như Olivier Messiaen,Claude Debussy…đã
từng làm trong cuộc hành trình âm nhạc chinh phục những âm điệu châu Á của họ.Có
lẽ đây chưa hẳn là do ý thức học thuật gì cao thâm mà theo tôi chính tâm hồn và
văn hoá rất Á đông,rất Việt của Đặng Thế Phong đã làm nên sự hoà quyện tự nhiên
và thú vị đó!
Phong cách sáng tác này được ông tiếp tục
trong ca khúc Giọt mưa thu.Vẫn là thất cung kết hợp nhuần nhị với ngũ cung nhưng
trong tác phẩm này ông viết có học thuật hơn khi ứng dụng kỹ thuật métabole(chuyển
hệ)làm cho âm điệu bài hát trở nên nhiều màu sắc hơn.Bài này,hồi mới lớn cứ mỗi
khi mưa tôi lại hay bật máy cassette lên nghe,nhất là những đêm mưa nỉ non rơi không
nhỏ không to,nghe hoài băng nhão khiến bài hát nghe càng…não nề, mưa nghe như
thê thiết hơn.
Sau
này trong sáng tác đầu tay”Ướt mi”(cùng ở cung mi thứ)Trịnh Công Sơn đã chịu ảnh
hưởng và phát triển nó thêm hơn.Cũng là lối vận dụng điệu thức Dorien với ngũ
cung [mi sol la si rê]:sì mi sì rề mi sol
la mi…(Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi)với:sì mi mi mi mi,mi sol sol sol sol,mi la la si sol mi sì…(Ngoài hiên mưa rơi rơi…).
Đặng
Thế Phong có mặt trên cuộc đời này quá ngắn ngủi.Ông xuất hiện như một chớp sao
băng với một sự nghiệp ít ỏi nhưng có giá trị lớn và vững bền.Ở thời kỳ của ông
khi hầu hết các tình ca khác còn nói chuyện mây gió hoa lá thì nhạc của ông đã đi
vào thân phận và tâm hồn một cách sâu sắc với bút pháp lãng mạn và u sầu.Tưởng
như buồn chôn hết cả nỗi buồn trong đó.Nối tiếp tính lãng mạn tình ca này sẽ là
một đệ-nhất-người-tình của ca khúc ở
Hải Phòng:Văn Cao.
T.M.P
T.M.P
(Kỳ
sau:Bài 5-Những gương mặt Tân Nhạc:Văn Cao-Người tình Trương Chi)