26.6.14

Phim ca nhạc Việt Nam: Chập chững bước đi ban đầu

Âm nhạc trung bình yếu, phim yếu trung bình chỉ có dàn diễn viên thị trường hút thị hiếu tầm thường vui vẻ xuê xoa. Phim ca nhạc VN đang tập trung đếm tiền là chính và chấp nhận xuất phát từ thị trường chợ trời chứ không phải siêu thị. Kiểu chập chững thế này khi cứng xương chắc thịt tất sẽ tạo nên một hình hài khuyết tật là tất nhiên. Không tương lai chỉ ăn xổi ở thì
TMP
@@@

20.6.14

Đôi lời về sự lùm xùm trong âm nhạc của Sơn Tùng

Về chuyện của Sơn Tùng, thời gian qua đã có 3 luồng ý kiến khác nhau:

Một- bênh vực ST, cho đó là một kiểu sáng tạo
Hai- lên án ST, kết luận là đạo nhạc
Ba- Trung tính, thông cảm cho ST vì thiếu hiểu biết và cho rằng đó là lỗi hệ thống.

Người viết sẽ lần lượt có đôi lời về 3 luồng ý kiến trên:

18.6.14

Suy nghĩ về"Gương mặt thân quen và sự tung hô tài năng ảo của báo chí"

Bạn vẽ một bông hoa y như thật. Qúa hay. Bạn vẽ một con mèo giống như đúc. Qúa khéo. Bạn vẽ một cánh đồng như ảnh chụp. Qúa tuyệt. Nhưng tuyệt nhiên đó không phải là nghệ thuật!
Bởi vì những cái công phu, kỹ xảo của bạn chỉ tạo ra thêm một bông hoa, một con mèo, một cánh đồng mà cuộc sống đã có để nhìn cho vui mắt, vui lòng và đi ngủ.
Nghệ thuật là tạo ra một cái gì mà cuộc sống chưa có. Khiến ta thức tỉnh và suy nghĩ.
Vậy đừng nông cạn, ngây ngô mà ca tụng rùm beng một nhân vật nào đó bắt chước y hệt một nghệ nhân, một ca sĩ hay một tài năng nào đã có.
Họ chỉ là những người giúp vui khéo léo và tinh xảo. Một người thợ đáng yêu tạo nên những phút giây sảng khoái, vậy thôi.
Gọi họ là tài năng nghệ thuật là đang xúc phạm nghệ thuật thông qua sự rêu rao dân trí rẻ tiền của mình.

TMP

Về ca khúc 'Thuở trâm cài' của Đoàn Chuẩn

“Thuở trâm cài” là nhạc phẩm duy nhất của cố nhạc sĩ viết theo điệu Bolero, và là món quà ông dành tặng cho người học trò năm xưa có tên Bạch Liên.

Những "đứa con tinh thần" của Đoàn Chuẩn luôn là một ẩn số cho người yêu nhạc. Người nhạc sĩ tài hoa này có thói quen gửi tặng tác phẩm của mình cho bạn bè, người thân, nên các tình khúc của ông lưu lạc. Có thể nói, thỉnh thoảng chúng mới được bạn bè ông mang ra giới thiệu hay được tìm thấy nhân một cuộc hạnh ngộ nào đó. Đơn cử như đến sau này, người yêu nhạc mới biết ca khúc Ánh trăng mùa thu ra đời vào năm 1946, trước cả bài Tình nghệ sĩ (sáng tác năm 1947) vốn luôn được coi là sáng tác đầu tay.

Cần bao nhiêu nốt, để chơi nhạc?

Con người có trí khôn trong việc đánh lừa chính mình một cách… thông minh, để đạt được hạnh phúc trần thế tương đối trong cuộc đời không đủ dài của mỗi người. Nhờ đó, với 12 nốt, các nhạc cụ đủ sức để đong đưa mọi âm nhạc… cho tai người!

I. Độ cao của một nốt

Một dây đàn khi rung lên, thì tùy theo độ dài, độ lớn, độ căng của nó, mà cho ra một tần số dao động nhất định, tạo ra một âm thanh có độ cao tương ứng.

7.6.14

Con trai cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu kể chuyện về bản 'Dạ cổ hoài lang'

Câu chuyện về Cao Văn Lầu và bản nhạc trứ danh Dạ cổ hoài lang qua lời kể của người con duy nhất còn sống khiến người ta không khỏi bất ngờ. Ở tuổi 90, ông Cao Văn Hoai, thừa nhận mình đã “nhớ ít quên nhiều” nhưng vẫn luôn rất hào hứng khi kể về người cha tài hoa và người mẹ hiền hậu của mình.

Thầy đờn của Công tử Bạc Liêu

Theo lời ông Cao Văn Hoai, gia đình ông có gốc gác ở Long An vì nghèo khó phải phiêu bạt xuống Bạc Liêu kiếm sống vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo. “Ông già (Cao Văn Lầu) từ nhỏ đã phải nương nhờ cửa chùa, đến tuổi đi học mới trở về với gia đình”. Nhưng tình yêu âm nhạc đã nảy nở trong lòng chàng trai Cao Văn Lầu (thường gọi là Sáu Lầu) khi nghe tiếng đờn trác tuyệt của Nhạc Khị - nhạc sư Lê Tài Khí lừng danh Nam Bộ, người có công san định 20 bài bản Tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử, được giới tài tử xem như hậu Tổ.

6.6.14

Nhạc sĩ Nguyễn Cường khẳng định Sơn Tùng không đạo nhạc.

Nhầm lẫn của ns Nguyễn Cường:

1/Trường hợp của Gounod khi viết Ave Maria là trên một bản hoàn toàn chỉ hòa thanh mà không có giai điệu của Bach. Tôi chưa thấy có trường hợp nào được công nhận và nổi tiếng khi cố tình lột giai điệu của một bài hát nổi tiếng khác để viết lại giai điệu của mình trên beat của nó!
Nếu việc làm này được cho là vô tư thì sẽ có biết bao bài hát hay sẽ bị những nhạc sĩ lười tư duy, thích ăn theo sẽ được khích lệ để làm cái việc "cưỡng hiếp"bài hát của người khác.

2/Ns Nguyễn Cường cho là có nhiều tác phẩm nổi tiếng như trường hợp của Gounod với Ave Maria. Xin ông thử đưa ra thêm khoảng dăm ba bài nổi tiếng như thế dùm tôi. Được biết trường hợp của  Gounod là thiểu số, và hầu như chỉ có Ave Maria là nổi tiếng mà thôi.

Việc viết trên beat của người khác là việc làm mà các nhạc sĩ tự trọng không thích làm ngoài trường hợp bất đắc dĩ. Ngoài việc cho thấy tư duy hòa âm trong giai điệu của mình mang tính lệ thuộc cái có sẵn thì việc viết như thế dễ đưa đến sự giống nhau hoặc gần giống nhau nếu như có hai ba người cùng viết trên một beat.

Nói tóm lại, trường hợp của Sơn Tùng không hẳn là "đạo" nhưng rõ ràng là  một việc làm tiêu cực cần phê phán.
TMP
@@@

Sự việc ca sĩ trẻ- tác giả mới nổi, Sơn Tùng MTP bị tố đạo nhạc đang gây xôn xao cư dân mạng. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã có buổi trò chuyện cùng nhạc sĩ Nguyễn Cường xoay quanh vấn đề này:

Được biết nhạc sĩ đã đề cử ca khúc “Cơn mưa ngang qua” do ca sĩ Sơn Tùng thể hiện trong chương trình Bài hát yêu thích. Lý do gì nhạc sĩ đã đề cử bài hát này?

Showbiz Việt:Ca sĩ cát sê trăm triệu, nhạc sĩ chết không quan tài chôn

Chuyện này ở khắp nơi trên thế giới cũng không tránh khỏi, ngay cả ở Mỹ cũng không khác. Tuy nhiên, ở đó sự chênh lệch không quá xa và người viết nhạc không quá bị coi thường ở chỗ quyền lợi được nhận lại từ những cống hiến hay đóng góp của mình như ở nước ta.
TMP
@@@
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc nổi tiếng "Tình lỡ" đã có lúc bị bỏ rơi ở bến xe, phải sống với cuộc đời người ăn xin ở đó suốt 3 tuần liền.

Trong thời gian vừa qua, người yêu nhạc Việt chứng kiến sự ra đi của nhiều nhạc sỹ lão thành. Bên cạnh nỗi buồn về sự mất mát, khán giả chợt chạnh lòng khi biết cuộc sống cô độc, khó khăn của không ít nhạc sỹ nổi tiếng với những bản tình ca bất hủ. Phải chăng, chúng ta đang thiếu công bằng với những người sáng tác?

Khi Nào Âm Nhạc Trở Nên Hư Hỏng?

Theo kinh thánh, Lucifer là thiên sứ âm nhạc được Chúa tạo nên ở tầng thiên giới thứ ba. Lucifer có tuyệt đỉnh tài năng thổi sáo và đánh trống cơm. Tiếng sáo của chàng có thể làm mê đắm lòng người. Ngoài ra, chàng còn sở hữu một thứ ánh sáng diệu vợi đê mê và một mùi hương quyến rũ lòng người…
Có tất cả những ưu thế tuyệt đối đó Lucifer dần trở nên kiêu ngạo và một ngày kia trở nên mất dạy khi đòi được tôn thờ như Chúa. Dĩ nhiên Chúa không để yên cho cái thứ hư hỏng đó nên Chúa đã đày Lucifer xuống trần!
Từ đó âm nhạc của Lucifer không còn là thứ âm nhạc tốt đẹp của thiên sứ nữa. Nó trở thành âm nhạc của quỷ sa tăng!

5.6.14

Chuyện Ếch

Con ếch rất kỳ lạ.
Nếu ta bỏ vào nước sôi luộc chín nó thì nó vùng vẫy rất dữ dội, nhưng nếu ta bỏ nó vào nước mát rồi từ từ đun sôi lên thì con ếch vẫn bình yên cho đến khi nó bị luộc chín tự bao giờ.
Suy đi nghĩ lại, con người cũng giống ếch.
Cho họ xem họ chứng kiến những gì là bất nhân, là tàn bạo, là xấu xa thì họ lên án, căm phẫn, chỉ trích dữ dội nhưng khi chính họ sống trong xã hội đầy âm mưu, lừa lọc, giả dối, đua tranh danh lợi, vật chất thì họ thoái hóa như mưa dầm và có vẻ rất hài lòng về nhân cách của mình mà không biết sự bất nhân đã luộc chín mình tự bao giờ...

TMP

Giải mã bài hát khó hiểu"Bắc Kim Thang"

Rất rất nhiều người không hiểu ý nghĩa bài con nít này. Đọc rồi sẽ hiểu. Sẽ thấy thú vị và thấy bài hát ý nghĩa hơn. Đôi khi nghe nhạc mà chỉ cảm nhận không thì chỉ mới thưởng thức bề nổi của tảng băng.
TMP
@@@

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim thang” cứ thế mà lưu truyền, gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho người nghe.

Trước khi tìm hiểu thế nào là “bắc kim thang, cà lang bí rợ”, tôi xin kể lại một câu chuyện cổ tích mà mình nghe được trong chuyến đi công việc tại Long Xuyên khoảng 5 năm trước. Người kể câu chuyện này là một cụ bà khoảng gần 80 tuổi, tụ tập cháu chắt lại rồi vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa kể chuyện. Chắc hẳn rằng nghe xong mọi người sẽ hiểu thêm về việc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Chuyện kể như sau:

4.6.14

Thế nào là sáng tạo có văn hóa?

Dàn dựng hay cover một tác phẩm âm nhạc với phần sáng tạo của mình để nó mới lạ hơn, hiện đại hơn là điều bình thường trong đời sống nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm cũng chỉ có tính tương đối. Có người thích vô cùng thì cũng có ai đó không ưa. Tuy nhiên, quan niệm đề cao tính sáng tạo mù quáng và "chuyên nghiệp nửa nạc nửa mỡ" của một số người dưới đây cho thấy họ cũng còn nông cạn và phiến diện trong một số cách tiếp cận với sáng tạo có văn hóa, thành ra nó trở thành một kiểu sáng tạo vô văn hóa.

Vd như: Ca sĩ không có nghĩa vụ hát đúng văn bản và cho phép đến cả 50% tác phẩm???!!! 

Hoặc chẳng hạn như: anh sáng tạo bay nhảy, tung tăng thế nào cũng được nhưng phải trên căn bản tôn trọng cá tính và phong cách của tác giả. 
Vd: Không thể biến âm nhạc Chopin thành Beethoven. Phạm Duy thành Văn Cao!!!

TMP


@@@


Khi Quốc Trung bị các khách mời bình luận chê không tiếc lời, bị khán giả phản ứng gay gắt về phần dàn dựng ca khúc thiếu nhi nổi tiếng “Đi học” thì nhiều nghệ sĩ như nhạc sĩ Anh Quân, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận, ca sĩ Khánh Linh…lại lên tiếng bênh vực.

1.6.14

Nguy cơ hỏng cả thế hệ khán giả tương lai

Ước muốn Truyền hình thực tế sẽ hồn nhiên và chất lượng, góp phần vào sự phát triển của âm nhạc là quá ngây thơ và không hiểu biết gì về bản chất của THTT! Hãy nhìn các chương trình THTT ở các nước đi trước mà ta nhập khẩu: Nó cũng phải chiêu trò và không bao giờ được tin tưởng là bàn đạp cho âm nhạc chuyên nghiệp cả. Mỗi thứ mỗi việc. Không thích thứ giải trí lôm côm thì tắt hay chuyển kênh truyền hình đi! Đừng bắt quạ làm đại bàng! Hãy là người xem thông minh để bảo vệ mình trước hơn là kêu xin người khác bảo vệ mình!
TMP
@@@
Back To Top