30.5.16

Không may cho Trấn Thành: Ở Mỹ Không Có Cải Lương

Danh hề Trấn Thành định cách tân và sáng tạo vở cải lương Tô Ánh Nguyệt theo phong cách cù lét của anh ấy. Thế là thảm hoạ xảy ra. Anh bị chỉ trích và cuối cùng là phải đóng tiền phạt về cái tội cách tân thành "cắt mạng" cải lương truyền thống. Không có một cái phao nào giúp Trấn Thành khỏi "chết đuối".

Trấn Thành chắc rất so bì với Mỹ Linh, khi cô cũng cách tân quốc ca và cũng bị phê phán dữ dội nhưng cô đã có cái phao từ Mỹ cứu: Ở Mỹ người ta cũng cách tân quốc ca!


Đúng vậy, những bài "phê bình lý luận" cứu Mỹ Linh và khen cô sáng tạo như...Mỹ cũng đều đưa ra một loạt các bài hát quốc ca Mỹ được biến tấu bởi nhiều ca sĩ Mỹ khác nhau để làm dẫn chứng.

Những bài này thật ra đã cũ mèm trên you tube lâu nay mà ai cũng từng nghe và xem qua một lần.
Nhưng dẫn chứng đơn sơ như vậy thì đúng là một trò đánh tráo khái niệm. Bởi vì ở đây chúng ta phải xét đến vấn đề là: Cách tân có đạt yêu cầu nghệ thuật không?

25.5.16

Opera Nửa Mùa

Obama có phát biểu một câu rất hay:

"Không ai hoàn hảo cả. Nước Mỹ và tôi cũng không ngừng bị chỉ trích, nhưng sự chỉ trích đó làm cho nước Mỹ và tôi thêm tiến bộ!"


Điều này có thể làm câu dẫn chứng cho cả vấn đề phê bình nghệ thuật. Nghệ thuật mà không có phê bình thì cũng khó mà phát triển lành mạnh. Aristoteles từ thời cổ đại cũng đã khẳng định điều đó trong triết luận về phê bình nghệ thuật của ông.

Nói riêng trong âm nhạc nước ta lâu nay người ta rất ghét và dị ứng với chỉ trích và phê bình. Họ chỉ thích ca tụng và khen ngợi. Khi bị phê phán thì hay phản ứng một cách tiêu cực như cho rằng mọi điều chê bai là...ngu dốt hoặc thiếu hiểu biết!

15.5.16

Giải Pháp Cho Phê Bình Giá trị Âm Nhạc?

Trịnh Nam Sơn

Nhân đọc được bài viết "Ai đang phê bình và định giá trị âm nhạc?" của Nhạc Sĩ Trần Minh Phi, tôi xin mạn phép đóng góp thêm ý kiến của mình về đề tài này như sau.

Bàn về tai nghe trong lý luận phê bình (LLPB) âm nhạc thì tôi xin được dựa vào quan điểm của Nhạc Sĩ Dick Grove, người nhạc sĩ chuyên nghiệp kiêm nhà giáo dục âm nhạc. Quan điểm của ông là, muốn có được một nền tảng vững trong âm nhạc chuyên nghiệp, “cơ thể” chúng ta cần có 6 cái tai để nghe! Ý của ông trong cách giải thích ví von khá hài hước này là mỗi người chúng ta đều nghe nhạc với cái tai có khả năng hoặc trình độ khác nhau:

Ai Đang Phê Bình Và Định Gía Trị Âm Nhạc?(Bài Gốc)


Việc Sơn Tùng vừa đoạt giải Cống hiến ở hạng mục“Ca sĩ của năm” làm những người chuyên môn có lòng tử tế với âm nhạc phải cay đắng mà chấp nhận rằng: Không còn nghi ngờ gì nữa giá trị nghệ thuật của âm nhạc đã chết!

Bây giờ là thời của giải trí. Giải trí là vua, là tôn chỉ duy nhất của mọi hoạt động âm nhạc. Và vì thế, cái gọi là phê bình âm nhạc, hay là những nhà phê bình âm nhạc đã hết thời và nhường chỗ cho những số đông tạp nham, những trò hề giám khảo và những lá phiếu bầy đàn. Đó mới là mốt và là thước đo khuôn vàng thước ngọc cho âm nhạc hiện nay.

Giaỉ Cống hiến khi ra đời cách đây 11 năm đã tự nhận mình là giải thưởng duy nhất có giá trị nghệ thuật trong hàng chục giải thưởng thượng vàng hạ cám thường niên về âm nhạc tại Việt Nam. Căn cứ để họ tự nhận Cống hiến là một giải thưởng mang tính chuyên môn và nghệ thuật cao là vì nó được bỏ phiếu bởi các…phóng viên báo đài về mảng văn nghệ trong cả nước thay vì chỉ do người nghe bầu chọn!

11.5.16

Ai Đang Phê Bình Và Định Gía Trị Âm Nhạc Việt?

Khi vai trò phê bình và định giá trị âm nhạc không còn thuộc về những người có chuyên môn tử tế thì âm nhạc dứt khoát chỉ đơn thuần là trò giải trí

Khi ca sĩ Sơn Tùng M-TP đoạt giải Cống hiến 2015 (diễn ra tháng trước) ở hạng mục “Ca sĩ của năm”, những người làm chuyên môn có lòng tử tế với âm nhạc phải cay đắng hỏi nhau rằng: Giá trị nghệ thuật của âm nhạc đã chết rồi sao?
Back To Top