Showing posts with label Góc nhìn của người khác. Show all posts
Showing posts with label Góc nhìn của người khác. Show all posts

15.5.16

Giải Pháp Cho Phê Bình Giá trị Âm Nhạc?

Trịnh Nam Sơn

Nhân đọc được bài viết "Ai đang phê bình và định giá trị âm nhạc?" của Nhạc Sĩ Trần Minh Phi, tôi xin mạn phép đóng góp thêm ý kiến của mình về đề tài này như sau.

Bàn về tai nghe trong lý luận phê bình (LLPB) âm nhạc thì tôi xin được dựa vào quan điểm của Nhạc Sĩ Dick Grove, người nhạc sĩ chuyên nghiệp kiêm nhà giáo dục âm nhạc. Quan điểm của ông là, muốn có được một nền tảng vững trong âm nhạc chuyên nghiệp, “cơ thể” chúng ta cần có 6 cái tai để nghe! Ý của ông trong cách giải thích ví von khá hài hước này là mỗi người chúng ta đều nghe nhạc với cái tai có khả năng hoặc trình độ khác nhau:

8.5.15

Tự Họa (1999): Nghệ Thuật vô ngã

Trong Album Tự Họa - Chuyện Phố Bên Sông (1999), tất cả sáng tác đều của Trần Tiến. Nhưng Trần Tiến và Trần Thu Hà (Hà Trần) mỗi người hát một bài. Và mỗi bài dường như chỉ riêng của một người

Trên bìa đĩa, Trần Tiến có khuôn mặt đầy đặn, nhưng lại nhiều nét gãy. Vì Trần Tiến là “gã du ca” nên phải thấy Trần Tiến hát, chứ không phải là nghe Trần Tiến hát. Trần Tiến hát bằng tay và đôi mắt, bằng điệu cười. Bản chất các ca khúc của ông cũng đều nằm trong cái điệu cười, cái điệu nhắm mắt, nghiêng đầu và phẩy tay ấy. Đó là sự nhẹ nhàng, phiêu linh. Trần Tiến luôn sử dụng những hợp âm thuộc một giọng khác, hoặc đặt hợp âm bậc 5 (hợp âm hút về hợp âm chủ) vào những chỗ không ngờ nhất, khiến cho bài hát bỗng trở nên chơi vơi phiêu lãng.

14.9.14

Thực thi quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: 20 năm cho một cách tiếp cận cũ

(TBKTSG) - Mới đây khi nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), cũng là tác giả của ca khúc nổi tiếng “Trên đỉnh Phù Vân” thân chinh đến hai địa điểm tổ chức chương trình biễu diễn “Liveshow Đêm nhạc Khánh Ly” để làm “trắng đen” tiền tác quyền một số ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được sử dụng ở chương trình này, mới thấy dường như 20 năm qua, kể từ thời điểm luật hóa về quyền tác giả vào Bộ luật Dân sự (1995), đạo luật cơ bản của Việt Nam, việc thực thi quyền tác giả cũng như quy tắc hành xử trong lĩnh vực này vẫn còn sơ khai.

Vấn đề gây tranh cãi có lẽ không phải là Công ty Đồng Dao, đơn vị tổ chức chương trình không đồng ý trả tác quyền khi sử dụng tác phẩm của Trịnh Công Sơn, mà vấn đề là phải trả bao nhiêu và trả khi nào. Sự việc tranh chấp dường như trở nên rắc rối hơn khi Khánh Ly công bố bút tích có sự đồng thuận với chính tác giả, nhạc sĩ này.

5.9.14

Vai trò của Âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em

Lê Nam

Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là trẻ em. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do bộ giáo dục Mỹ thực hiện trong 10 năm với khoảng 25000 trẻ em. Các môn nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc đã giúp các em tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý... Tạo điều kiện để cho bé tiếp xúc với âm nhạc, học chơi đàn nghĩa là bạn đã cho con cơ hội để có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, về cái đẹp. Tâm hồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc.

Đâu dám tự cho mình hơn người xưa để mà thay đổi một “kiệt tác”

Trần Văn Khê

Từ 10 năm nay Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, là một danh hiệu rất lớn so với những danh hiệu sau này (Unesco đã bỏ chữ “kiệt tác” và thay thế chữ “của” bằng chữ “đại diện”), vì những lẽ đó mà việc bảo tồn và phát triển nhã nhạc Huế có phần khó khăn.

30.8.14

Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt



Du Tử Lê

Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.

Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10... Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới!

27.7.14

Nhạc dân tộc ta ơi!

Mình thì đi học nhạc Tây. Tây lại dạy và phổ biến nhạc dân tộc dùm mình. Nghe như tấu hài mà sự thật cười ra nước mắt. Mất gốc là mất nước không phải cứ là mất đất đai hay biển cả.
TMP
@@@

- Lâu dần thành quen những chuyện như Tây sang ta nhặt rác, giữ trật tự giao thông… Thậm chí có người còn nghĩ đó là việc của Tây, “nghĩa vụ quốc tế” của họ. Thế mới chán cho người mình, bác ơi!

- Chuyện rác còn nhỏ như cọng rác. Chuyện mới là ở Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội gần đây có nhiều bạn trẻ, đa số đang là sinh viên đến “nhà người Mỹ” nghe giảng về nhạc dân tộc Việt Nam. Có nhiều người đến Lãnh sự quan Mỹ mới phân biệt được thế nào là đàn bầu, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn đáy…

Nhớ Phạm Duy với... “Chỉ ngần ấy thôi”!


Không thấy ông quan nhạc hay nhạc sĩ chức sắc tầm trung ương lên đọc diễn văn như mấy đêm nhạc của hội viên lão thành của hội nhạc sĩ. Vậy mà thấy dễ chịu có văn hóa hơn
TMP
@@@
Hội trường nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) không còn một chỗ trống với những tràng vỗ tay cứ nối nhau từ 8g tối 26/7 đến hơn 11g đêm trong đêm nhạc “Chỉ ngần ấy thôi” tưởng nhớ cố nhạc sĩ Phạm Duy...

Phạm Duy, một trường hợp lạ lẫm và đặc biệt của âm nhạc Việt Nam. Nếu gọi ông là một cây đại thụ hình như vẫn chưa đủ, bởi lẽ âm nhạc của ông không chỉ dừng lại ở khái niệm một cây vững vàng, khổng lồ mà những cành nhánh của nó đều có khát vọng vươn tới, xuyên tới những đỉnh trời, những sáng tạo tột bậc trong âm nhạc, ngôn từ, và thăm dò mọi đáy vực cảm xúc.

22.7.14

Ca nhạc xốc lại đội hình

Như" Đến hẹn lại lên" sau một số thảm họa của nhạc Việt thì chúng ta lại lên dây cót tinh thần, lại rộn ràng những phương án giải cứu nhạc Việt. Điều này cũng cho thấy cái tâm nhưng cái tầm thì quá nông cạn, cũng chỉ quanh quẩn phần ngọn của vấn đề còn cái gốc tai họa thì trơ lỳ và ăn sâu bén rể cùng năm tháng. Tôi nhớ sau đại án đạo nhạc năm 2004. Người ta cũng "xốc lại đội hình" như thế với tham vọng đưa nhạc Việt lên "tầm cao mới" mà tiêu biểu là sự ra đời của "Bài Hát Việt" một năm sau đó và một số dự án tiếp theo nữa. Nhưng sau gần một thập niên thì thảm họa vẫn nối tiếp thảm họa bởi vì tất cả có một tầm nhìn quá hẹp và quá chuộng hình thức. Trong khi cái gốc của vấn đề là dân trí và đạo đức lại không được quan tâm đúng. Nếu 10 năm trước, vấn đề này được mổ xẻ và giải quyết tổng lực tận gốc bằng con đường giáo dục dân trí thì hôm nay chúng ta sắp có một thế hệ mới tinh hoa hơn và ưu tú hơn trong thưởng thức và sáng tạo âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung.
Nước lên thì thuyền sẽ lên. Nước vẫn cạn kiệt mà nâng con thuyền lên thì đúng là chuyện viễn vông rồi!
Nhưng hôm nay người ta vẫn không rút ra một bài học gì cả ngoài cái bệnh kinh niên là chuộng hình thức và ăn xổi ở thì. Nếu vậy, hãy chuẩn bị đón nhận những thảm họa tiếp theo- hay phải chăng nó sẽ chai lì thành...chuyện bình thường của VN?!
TMP
@@@

21.7.14

Âm nhạc Việt ngày càng nhiều “rác”

Một cái nhìn và cách giải quyết cũng hay dù có đôi điều cần bàn về "bộ lọc"của thời gian cho một tác phẩm.Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề luôn phải xuất phát từ giáo dục. Phi giáo dục thì bất thành cho mọi thứ.
TMP
@@@

Việc đưa các nhạc phẩm vào sách giáo khoa chương trình chuẩn là một kế hoạch táo bạo của những nhà giáo dục Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó cũng là một cách ghi nhận những giá trị, thành quả từ lao động nghệ thuật đích thực. Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam với những lùm xùm gần đây, có thể thấy là chúng ta chưa thanh lọc được về cơ bản những gì được coi là chuyên môn của âm nhạc.

Ngôn ngữ âm nhạc Hiện đại

Mỗi thời đại đều có một ngôn ngữ riêng. Đi tìm ngôn ngữ đó là nhiệm vụ của sáng tạo. Không thể nói đến sáng tạo nếu không có sự riêng biệt đặc thù
TMP
@@@

1. Điệu thức

Trong sự phát triển của âm nhạc, vấn đề điệu thức luôn được đặt lên hàng đầu, bởi vì từ hàng ngàn năm qua, người ta nhận thấy sự ra đời của một tác phẩm âm nhạc luôn phải dựa trên một hệ thống điệu thức nào đó. Hơn hai trăm năm trước đây, hệ thống điệu thức trưởng, thứ (hay còn gọi là âm nhạc có điệu tính) luôn giữ vai trò thống trị trong sự phát triển của âm nhạc. Đến đầu TK XX, trên thế giới bắt đầu hình thành các khuynh hướng thoát dần ra khỏi ảnh hưởng của âm nhạc có điệu tính. Việc làm này được nhiều nhà nghiên cứu lý giải: trong một vài thế kỷ trước, các nhạc sĩ đã khai thác hết khả năng của âm nhạc có điệu tính, hơn nữa nhạc sĩ phải phản ánh cuộc sống mới bằng một cách thể hiện mới, mà âm nhạc có điệu tính không đáp ứng được… Nhìn qua một số tác phẩm viết theo những khuynh h­ướng sáng tác khác nhau thì thấy rằng, sự chuyển dịch từ âm nhạc có điệu tính sang âm nhạc không có điệu tính đ­ược thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

19.7.14

Nhìn lại việc cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam

Bài viết nghiên cứu có giá trị, khá hay nhưng theo tôi lấy cột mốc để cho rằng ngày Tân Nhạc ra đời là ngày "Ca khúc Bình minh của Nguyễn Xuân Khoát, với lời của Thế Lữ, được in đầu tiên trên Ngày Nay số phát hành 31-8-1938 là không chính xác. Nhiều tài liệu đáng tin cậy đã cho rằng ngày 7/8/1938 bài Một kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên là bản Tân nhạc đầu tiên được giới thiệu trên Ngày Nay, nghĩa là trước đó 24 ngày. Cũng có tài liệu ghi thời gian sớm hơn nữa là ngày 6/7/1938!
TMP
@@@
Trong lớp thanh niên thành thị Việt Nam những năm 1930, tiếng kèn kêu gọi cải cách và canh tân có mặt trên mọi lĩnh vực đời sống. Trong số đó là những văn nghệ sĩ tiền phong và những nhà báo, họ chế giễu những thứ nhà quê, phong kiến và lỗi thời, và mặt khác kêu gọi cải tiến với mong muốn làm cho tất cả trở nên văn minh và hiện đại. Họ thúc đẩy tầng lớp trung lưu từ bỏ những tập quán và thói quen cũ kỹ, nhằm Âu hoá cả về vật chất lẫn tinh thần.

17.7.14

Xuất khẩu thành thơ trong âm nhạc


Hình chụp lại từ một trong những đĩa nhạc của vĩ cầm thủ thượng hạng Hilary Hahn. (Hình: Hãng nhạc Sony)

Sau khi bài “Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu” được đăng lên báo, người viết đã nhận được những email rất thú vị từ một số độc giả. Tựu trung những email ấy đều nêu lên một vài câu hỏi đại loại như thế này: “Sau nhiều năm chơi nhạc cổ điển chính xác theo bài bản, bây giờ muốn chơi ứng tấu thì nên bắt đầu từ đâu? Có thể học chơi ứng tấu được không?” Những câu hỏi này thật khó mà trả lời. Do đó, thay vì cố gắng trả lời một cách vụng về, người viết xin kể một vài câu chuyện về kinh nghiệm của những người chơi nhạc cổ điển chuyển sang chơi ứng tấu.

9.7.14

Sơn Tùng M-TP bị báo chí Hàn Quốc chỉ trích về việc đạo nhạc

Không chỉ Sơn Tùng mà cả những người bênh vực Sơn Tùng như ns Nguyễn Cường cũng bị phê phán. Đúng như tôi đã đưa ra quan điểm của mình trong bài viết trên báo Người Lao Động(http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/chuyen-lum-xum-trong-am-nhac-cua-son-tung-mtp-can-nghiem-khac-voi-lop-tre-20140622212901699.htm):Đôi lời về sự lùm xùm trong âm nhạc của Sơn Tùng. Đây là một bài học có từ hơn một thập niên trước mà Việt Nam học hoài vẫn không hiểu
TMP
@@@
Thậm chí báo chí Hàn Quốc còn lên án cả việc nhạc sĩ Nguyễn Cường và nhiều nhà sản xuất âm nhạc Việt Nam coi việc "đạo nhạc" này của Sơn Tùng M-TP là chuyện bình thường.
Sau một thời gian ầm ĩ tại Việt Nam và đang tạm thời lắng xuống, những tranh cãi xung quanh Sơn Tùngđạo nhạc, đạo beat lại bắt đầu được báo chí Hàn Quốc quan tâm. Mới đây, trang StarIn Edaily đã đăng tải 1 bài viết hành động đạo nhái Kpop khắp nơi, đặc biệt dành một phần lớn nói về Sơn Tùng M-TP và phản ứng của các nhạc sĩ, nhà sản xuất Việt Nam hiện nay.

5.7.14

Nghệ thuật là gì?

Không phải ai cũng hiểu được nghệ thuật là gì. Điều này nhiều khi dẫn đến việc kéo nghệ thuật thấp xuống ngang hàng giải trí, và tệ hại hơn là coi những cái gì thuộc về nghệ thuật chân chính là xa lạ và không đáng thưởng thức. Đó là tệ nạn phổ biến do một trình dân trí đang xuống thấp cạn đáy hiện nay.
Vì thế, tài liệu này sẽ góp một phần giúp ai muốn tìm hiểu thế nào là nghệ thuật chân chính. Tất nhiên, đó chỉ là những nét đại cương mà thôi,
TMP
@@@

Câu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì? và Họa sĩ là ai?. Tổng quan hai bài viết của Bart Rosier [1] và Joseph A. Goguen [2] được trình bày dưới đây cũng chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó. Phần Phụ lục tóm tắt quan điểm về nghệ thuật của Lev Tolstoy [3] có kèm theo lời bàn. Cả ba tác phẩm của Rosier, Goguen va Tolstoy đều có chung một nhan đề Nghệ thuật là gì?

26.6.14

Phim ca nhạc Việt Nam: Chập chững bước đi ban đầu

Âm nhạc trung bình yếu, phim yếu trung bình chỉ có dàn diễn viên thị trường hút thị hiếu tầm thường vui vẻ xuê xoa. Phim ca nhạc VN đang tập trung đếm tiền là chính và chấp nhận xuất phát từ thị trường chợ trời chứ không phải siêu thị. Kiểu chập chững thế này khi cứng xương chắc thịt tất sẽ tạo nên một hình hài khuyết tật là tất nhiên. Không tương lai chỉ ăn xổi ở thì
TMP
@@@

18.6.14

Cần bao nhiêu nốt, để chơi nhạc?

Con người có trí khôn trong việc đánh lừa chính mình một cách… thông minh, để đạt được hạnh phúc trần thế tương đối trong cuộc đời không đủ dài của mỗi người. Nhờ đó, với 12 nốt, các nhạc cụ đủ sức để đong đưa mọi âm nhạc… cho tai người!

I. Độ cao của một nốt

Một dây đàn khi rung lên, thì tùy theo độ dài, độ lớn, độ căng của nó, mà cho ra một tần số dao động nhất định, tạo ra một âm thanh có độ cao tương ứng.

6.6.14

Nhạc sĩ Nguyễn Cường khẳng định Sơn Tùng không đạo nhạc.

Nhầm lẫn của ns Nguyễn Cường:

1/Trường hợp của Gounod khi viết Ave Maria là trên một bản hoàn toàn chỉ hòa thanh mà không có giai điệu của Bach. Tôi chưa thấy có trường hợp nào được công nhận và nổi tiếng khi cố tình lột giai điệu của một bài hát nổi tiếng khác để viết lại giai điệu của mình trên beat của nó!
Nếu việc làm này được cho là vô tư thì sẽ có biết bao bài hát hay sẽ bị những nhạc sĩ lười tư duy, thích ăn theo sẽ được khích lệ để làm cái việc "cưỡng hiếp"bài hát của người khác.

2/Ns Nguyễn Cường cho là có nhiều tác phẩm nổi tiếng như trường hợp của Gounod với Ave Maria. Xin ông thử đưa ra thêm khoảng dăm ba bài nổi tiếng như thế dùm tôi. Được biết trường hợp của  Gounod là thiểu số, và hầu như chỉ có Ave Maria là nổi tiếng mà thôi.

Việc viết trên beat của người khác là việc làm mà các nhạc sĩ tự trọng không thích làm ngoài trường hợp bất đắc dĩ. Ngoài việc cho thấy tư duy hòa âm trong giai điệu của mình mang tính lệ thuộc cái có sẵn thì việc viết như thế dễ đưa đến sự giống nhau hoặc gần giống nhau nếu như có hai ba người cùng viết trên một beat.

Nói tóm lại, trường hợp của Sơn Tùng không hẳn là "đạo" nhưng rõ ràng là  một việc làm tiêu cực cần phê phán.
TMP
@@@

Sự việc ca sĩ trẻ- tác giả mới nổi, Sơn Tùng MTP bị tố đạo nhạc đang gây xôn xao cư dân mạng. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã có buổi trò chuyện cùng nhạc sĩ Nguyễn Cường xoay quanh vấn đề này:

Được biết nhạc sĩ đã đề cử ca khúc “Cơn mưa ngang qua” do ca sĩ Sơn Tùng thể hiện trong chương trình Bài hát yêu thích. Lý do gì nhạc sĩ đã đề cử bài hát này?

4.6.14

Thế nào là sáng tạo có văn hóa?

Dàn dựng hay cover một tác phẩm âm nhạc với phần sáng tạo của mình để nó mới lạ hơn, hiện đại hơn là điều bình thường trong đời sống nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm cũng chỉ có tính tương đối. Có người thích vô cùng thì cũng có ai đó không ưa. Tuy nhiên, quan niệm đề cao tính sáng tạo mù quáng và "chuyên nghiệp nửa nạc nửa mỡ" của một số người dưới đây cho thấy họ cũng còn nông cạn và phiến diện trong một số cách tiếp cận với sáng tạo có văn hóa, thành ra nó trở thành một kiểu sáng tạo vô văn hóa.

Vd như: Ca sĩ không có nghĩa vụ hát đúng văn bản và cho phép đến cả 50% tác phẩm???!!! 

Hoặc chẳng hạn như: anh sáng tạo bay nhảy, tung tăng thế nào cũng được nhưng phải trên căn bản tôn trọng cá tính và phong cách của tác giả. 
Vd: Không thể biến âm nhạc Chopin thành Beethoven. Phạm Duy thành Văn Cao!!!

TMP


@@@


Khi Quốc Trung bị các khách mời bình luận chê không tiếc lời, bị khán giả phản ứng gay gắt về phần dàn dựng ca khúc thiếu nhi nổi tiếng “Đi học” thì nhiều nghệ sĩ như nhạc sĩ Anh Quân, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận, ca sĩ Khánh Linh…lại lên tiếng bênh vực.

1.6.14

Nguy cơ hỏng cả thế hệ khán giả tương lai

Ước muốn Truyền hình thực tế sẽ hồn nhiên và chất lượng, góp phần vào sự phát triển của âm nhạc là quá ngây thơ và không hiểu biết gì về bản chất của THTT! Hãy nhìn các chương trình THTT ở các nước đi trước mà ta nhập khẩu: Nó cũng phải chiêu trò và không bao giờ được tin tưởng là bàn đạp cho âm nhạc chuyên nghiệp cả. Mỗi thứ mỗi việc. Không thích thứ giải trí lôm côm thì tắt hay chuyển kênh truyền hình đi! Đừng bắt quạ làm đại bàng! Hãy là người xem thông minh để bảo vệ mình trước hơn là kêu xin người khác bảo vệ mình!
TMP
@@@
Back To Top