27.7.14


Đêm qua tôi mơ một giấc mơ
Những bông hoa nở không bao giờ tàn
Gió thì hát tình ca
Cỏ mọc ở trên giường và tôi có thể ăn điểm tâm
Mọi người đều có gương mặt cười
Nhưng nước mắt vẫn có thể rơi
Rơi vào nơi đâu thì những bữa tiệc mọc lên nhé
Trăng thì treo rất gần
Tôi có thể bắt tay chú cuội và hôn chị Hằng
Mùa thu lá rụng xuống đầy những lá thiệp cưới
Mùa đông những chùm kem rơi lơ lững
Trẻ con tha hồ ăn nhưng chúng chả bao giờ lớn
Người lớn có thể thành trẻ con hay ngườ già nếu họ muốn như thay cái áo thôi.
Thời gian có thể lên dây cót
Hay để yên cho người ta giữ lại phút giây mình yêu
Tôi cứ mơ như thế
Nếu như không có tiếng chuông điện thoại chết tiệt
Lôi xềnh xệch tôi ra khỏi giấc mơ
Và thấy cái giường mình chả phải là bãi cỏ mềm ngát tưởng
Tôi thề sẽ ném cái điện thoại vào giấc mơ đêm nay
May ra giấc mơ sẽ xấu đi như cuộc đời
Còn cuộc đời thì đẹp như mơ

Trần Minh Phi

Nàng

Khi con tim ngập tràn lời yêu
Ngôn từ hoá đá
Lúc trái tim trống rỗng niềm yêu
Lời nói mới tan chảy
Nàng đau khổ vì không lắng nghe lời trái tim
Mà ngây ngất với vị ngọt đầu môi chót lưỡi

Yêu - chỉ một lần tay chạm nhẹ tay
Hồn đã lên mây
Không yêu - xác thịt trên xác thịt cũng như cát trên đất
Nàng đã bỏ quên bàn tay ngây ngất ấy
Để đi cùng một thể xác vô tâm

Niềm đau
Trống lạnh
Đợi nàng cuối con đường nhung lụa êm ru ngọc ngà...

TMP

Nhạc dân tộc ta ơi!

Mình thì đi học nhạc Tây. Tây lại dạy và phổ biến nhạc dân tộc dùm mình. Nghe như tấu hài mà sự thật cười ra nước mắt. Mất gốc là mất nước không phải cứ là mất đất đai hay biển cả.
TMP
@@@

- Lâu dần thành quen những chuyện như Tây sang ta nhặt rác, giữ trật tự giao thông… Thậm chí có người còn nghĩ đó là việc của Tây, “nghĩa vụ quốc tế” của họ. Thế mới chán cho người mình, bác ơi!

- Chuyện rác còn nhỏ như cọng rác. Chuyện mới là ở Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội gần đây có nhiều bạn trẻ, đa số đang là sinh viên đến “nhà người Mỹ” nghe giảng về nhạc dân tộc Việt Nam. Có nhiều người đến Lãnh sự quan Mỹ mới phân biệt được thế nào là đàn bầu, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn đáy…

Nhớ Phạm Duy với... “Chỉ ngần ấy thôi”!


Không thấy ông quan nhạc hay nhạc sĩ chức sắc tầm trung ương lên đọc diễn văn như mấy đêm nhạc của hội viên lão thành của hội nhạc sĩ. Vậy mà thấy dễ chịu có văn hóa hơn
TMP
@@@
Hội trường nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) không còn một chỗ trống với những tràng vỗ tay cứ nối nhau từ 8g tối 26/7 đến hơn 11g đêm trong đêm nhạc “Chỉ ngần ấy thôi” tưởng nhớ cố nhạc sĩ Phạm Duy...

Phạm Duy, một trường hợp lạ lẫm và đặc biệt của âm nhạc Việt Nam. Nếu gọi ông là một cây đại thụ hình như vẫn chưa đủ, bởi lẽ âm nhạc của ông không chỉ dừng lại ở khái niệm một cây vững vàng, khổng lồ mà những cành nhánh của nó đều có khát vọng vươn tới, xuyên tới những đỉnh trời, những sáng tạo tột bậc trong âm nhạc, ngôn từ, và thăm dò mọi đáy vực cảm xúc.

24.7.14

Bứng gốc tai họa

Như" Đến hẹn lại lên", sau một số thảm họa của nhạc Việt thì chúng ta lại lên dây cót tinh thần, lại rộn ràng những phương án giải cứu nhạc Việt. Điều này cũng cho thấy cái tâm của những người thực hiện nhưng cái tầm thì quá nông cạn, cũng chỉ quanh quẩn phần ngọn của vấn đề còn cái gốc tai họa thì trơ lỳ và ăn sâu bén rể cùng năm tháng.

Chúng ta hẳn còn nhớ sau đại án đạo nhạc năm 2004, nhiều kế hoạch âm nhạc cũng "xốc lại đội hình" như thế với tham vọng đưa nhạc Việt lên "tầm cao mới" mà tiêu biểu là sự ra đời của "Bài Hát Việt" một năm sau đó và một số dự án tiếp theo nữa được hi vọng như những vị cứu tinh cho nhạc Việt.

22.7.14

Ca nhạc xốc lại đội hình

Như" Đến hẹn lại lên" sau một số thảm họa của nhạc Việt thì chúng ta lại lên dây cót tinh thần, lại rộn ràng những phương án giải cứu nhạc Việt. Điều này cũng cho thấy cái tâm nhưng cái tầm thì quá nông cạn, cũng chỉ quanh quẩn phần ngọn của vấn đề còn cái gốc tai họa thì trơ lỳ và ăn sâu bén rể cùng năm tháng. Tôi nhớ sau đại án đạo nhạc năm 2004. Người ta cũng "xốc lại đội hình" như thế với tham vọng đưa nhạc Việt lên "tầm cao mới" mà tiêu biểu là sự ra đời của "Bài Hát Việt" một năm sau đó và một số dự án tiếp theo nữa. Nhưng sau gần một thập niên thì thảm họa vẫn nối tiếp thảm họa bởi vì tất cả có một tầm nhìn quá hẹp và quá chuộng hình thức. Trong khi cái gốc của vấn đề là dân trí và đạo đức lại không được quan tâm đúng. Nếu 10 năm trước, vấn đề này được mổ xẻ và giải quyết tổng lực tận gốc bằng con đường giáo dục dân trí thì hôm nay chúng ta sắp có một thế hệ mới tinh hoa hơn và ưu tú hơn trong thưởng thức và sáng tạo âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung.
Nước lên thì thuyền sẽ lên. Nước vẫn cạn kiệt mà nâng con thuyền lên thì đúng là chuyện viễn vông rồi!
Nhưng hôm nay người ta vẫn không rút ra một bài học gì cả ngoài cái bệnh kinh niên là chuộng hình thức và ăn xổi ở thì. Nếu vậy, hãy chuẩn bị đón nhận những thảm họa tiếp theo- hay phải chăng nó sẽ chai lì thành...chuyện bình thường của VN?!
TMP
@@@

21.7.14

Âm nhạc Việt ngày càng nhiều “rác”

Một cái nhìn và cách giải quyết cũng hay dù có đôi điều cần bàn về "bộ lọc"của thời gian cho một tác phẩm.Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề luôn phải xuất phát từ giáo dục. Phi giáo dục thì bất thành cho mọi thứ.
TMP
@@@

Việc đưa các nhạc phẩm vào sách giáo khoa chương trình chuẩn là một kế hoạch táo bạo của những nhà giáo dục Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó cũng là một cách ghi nhận những giá trị, thành quả từ lao động nghệ thuật đích thực. Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam với những lùm xùm gần đây, có thể thấy là chúng ta chưa thanh lọc được về cơ bản những gì được coi là chuyên môn của âm nhạc.

Ngôn ngữ âm nhạc Hiện đại

Mỗi thời đại đều có một ngôn ngữ riêng. Đi tìm ngôn ngữ đó là nhiệm vụ của sáng tạo. Không thể nói đến sáng tạo nếu không có sự riêng biệt đặc thù
TMP
@@@

1. Điệu thức

Trong sự phát triển của âm nhạc, vấn đề điệu thức luôn được đặt lên hàng đầu, bởi vì từ hàng ngàn năm qua, người ta nhận thấy sự ra đời của một tác phẩm âm nhạc luôn phải dựa trên một hệ thống điệu thức nào đó. Hơn hai trăm năm trước đây, hệ thống điệu thức trưởng, thứ (hay còn gọi là âm nhạc có điệu tính) luôn giữ vai trò thống trị trong sự phát triển của âm nhạc. Đến đầu TK XX, trên thế giới bắt đầu hình thành các khuynh hướng thoát dần ra khỏi ảnh hưởng của âm nhạc có điệu tính. Việc làm này được nhiều nhà nghiên cứu lý giải: trong một vài thế kỷ trước, các nhạc sĩ đã khai thác hết khả năng của âm nhạc có điệu tính, hơn nữa nhạc sĩ phải phản ánh cuộc sống mới bằng một cách thể hiện mới, mà âm nhạc có điệu tính không đáp ứng được… Nhìn qua một số tác phẩm viết theo những khuynh h­ướng sáng tác khác nhau thì thấy rằng, sự chuyển dịch từ âm nhạc có điệu tính sang âm nhạc không có điệu tính đ­ược thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

19.7.14

Nhìn lại việc cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam

Bài viết nghiên cứu có giá trị, khá hay nhưng theo tôi lấy cột mốc để cho rằng ngày Tân Nhạc ra đời là ngày "Ca khúc Bình minh của Nguyễn Xuân Khoát, với lời của Thế Lữ, được in đầu tiên trên Ngày Nay số phát hành 31-8-1938 là không chính xác. Nhiều tài liệu đáng tin cậy đã cho rằng ngày 7/8/1938 bài Một kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên là bản Tân nhạc đầu tiên được giới thiệu trên Ngày Nay, nghĩa là trước đó 24 ngày. Cũng có tài liệu ghi thời gian sớm hơn nữa là ngày 6/7/1938!
TMP
@@@
Trong lớp thanh niên thành thị Việt Nam những năm 1930, tiếng kèn kêu gọi cải cách và canh tân có mặt trên mọi lĩnh vực đời sống. Trong số đó là những văn nghệ sĩ tiền phong và những nhà báo, họ chế giễu những thứ nhà quê, phong kiến và lỗi thời, và mặt khác kêu gọi cải tiến với mong muốn làm cho tất cả trở nên văn minh và hiện đại. Họ thúc đẩy tầng lớp trung lưu từ bỏ những tập quán và thói quen cũ kỹ, nhằm Âu hoá cả về vật chất lẫn tinh thần.

17.7.14

Xuất khẩu thành thơ trong âm nhạc


Hình chụp lại từ một trong những đĩa nhạc của vĩ cầm thủ thượng hạng Hilary Hahn. (Hình: Hãng nhạc Sony)

Sau khi bài “Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu” được đăng lên báo, người viết đã nhận được những email rất thú vị từ một số độc giả. Tựu trung những email ấy đều nêu lên một vài câu hỏi đại loại như thế này: “Sau nhiều năm chơi nhạc cổ điển chính xác theo bài bản, bây giờ muốn chơi ứng tấu thì nên bắt đầu từ đâu? Có thể học chơi ứng tấu được không?” Những câu hỏi này thật khó mà trả lời. Do đó, thay vì cố gắng trả lời một cách vụng về, người viết xin kể một vài câu chuyện về kinh nghiệm của những người chơi nhạc cổ điển chuyển sang chơi ứng tấu.

16.7.14

Nhạc sĩ Trần Minh Phi: Cần cẩn thận với “bẫy văn hóa”

Trả lời phỏng vấn báo Lao Động ngày 16/7/2014

http://laodong.com.vn/van-hoa/vi-pham-ban-quyen-am-nhac-nhac-si-tran-minh-phi-can-can-than-voi-bay-van-hoa-225389.bld

1.Việc Sơn Tùng MTP bị báo chí Hàn Quốc tố đạo nhạc, đạo hình ảnh, phong cách là nỗi xấu hổ cho thị trường âm nhạc Việt. Tuy nhiên, thầy của Sơn Tùng- nhạc sĩ Huy Tuấn cũng từng bị tố sáng tác trên nền beat của nước ngoài. Theo anh, đã đến lúc báo động về tình trạng Hàn hóa nhạc Việt hiện nay?

Tôi và một số người từng lên tiếng báo động điều đó cách đây đã lâu lắm rồi, khi đó sự Hàn hóa nhạc Việt chưa lên đỉnh điểm như bây giờ nhưng đã hàm chứa nguy cơ nhân-quả, với ý thức là”Phòng bệnh hơn chữa bệnh”nhưng nó đã từng bị coi là lạc lõng và bi quan lẫn chủ quan. Bây giờ báo động là đã muộn, bệnh đã nhiễm nặng.

HOA DẠI CỎ THƠM - P1

Cỏ dại trong tay người có tên tuổi thì thành cỏ thơm. Hoa quý trong tay kẻ vô danh thì thành hoa dại. 

Cái máng luôn đầy cám nhưng phải ở trong chuồng. Ngoài kia không sẵn cám nhưng là trời đất bao la. Có 2 loại người: Người trong chuồng và người ngoài chuồng.

Người mù thường an phận với bóng tối. Có khi ánh sáng lại làm họ khó chịu vì quá quen với bóng tối.

Bị trời đè đầu thì kêu la nhưng chân cứ đạp lên đất thì không thắc mắc.

Người ta rất khó chịu với những vết lọ lem trên mặt người khác nhưng trên mặt mình có vết nhơ mà người khác góp ý thì bực.

Người nào nói giống ý mình thì bảo là đúng, khác ý mình thì bảo là sai trong khi chân lý không phải là mình.

Không ai ghét thằng hề vì nó làm người ta vui nhưng tôn trọng thì không. Ai cũng ghét người giám thị nhưng trong lòng kính nể ít nhiều.

Đặt mình vào vị trí người khác hầu hết người ta chỉ mới vào phòng khách, còn phòng ngủ, nhà bếp thì không thể.

Nghệ thuật sống là phải đi trên lằn ranh siêu mõng trắng và đen.Trắng quá người ta bảo mình ngu. Đen quá người ta bảo mình ác.

Trần Minh Phi

HaiKu của tôi-1

LÁ TIM


Trưa nằm nghiêng
Lá còn đong đưa trước cửa
Chiều thức ngửa
Lá đã nằm trong tim


TMP


BỤI ĐÀN


Giai điệu chợt gõ cửa khuya tàn
Không biết khách lạ hay thân
Cố nhân hay tân nhân
Ngậm ngùi
Cây đàn xưa đã đóng bụi


TMP

13.7.14

Exodus: Bản nhạc hay- biểu tượng của đi tìm tự do thoát khỏi độc tài trị

Từ thuở bé khi xem bộ phim “This land is mine”(Miền đất hứa) tôi đã bị hút hồn bởi giai điệu bi tráng mà hùng hồn, hào sảng mà lãng mạn của nó. Bộ phim hay, âm nhạc cũng hay ghi đậm dấu ấn trong thuở niên thiếu đến tận bây giờ.

Bài nhạc Exodus trong bộ phim này do Ernest Gold viết năm 1960 cho phim Exodus và đoạt giải Oscar. Năm sau, Pat Boone soạn lời trên nền nhạc đó và đặt tên là This Land is Mine, dùng trong bộ phim cùng tên.

Exodus (Xuất Hạnh) kể về Moise lãnh đạo dân tộc giải phóng Do Thái khỏi sự thống trị của Ai Cập rồi đưa nhân dân của ông đi tìm miền đất mới lập nên nhà nước Israel ngày nay. Chuyện này cũng cũng ghi rõ trong Kinh Thánh.

11.7.14

Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu

Vĩ cầm thủ Stephane Grappelli, người có biệt tài ứng tấu trong khi trình diễn. (Hình: Roland Godefroy)

Chúng ta vẫn thường nghe nhiều người nói rằng chơi nhạc jazz thì có nhiều tính sáng tạo hơn chơi nhạc cổ điển (classical). Khi đi xem những buổi hòa nhạc, chúng ta cũng dễ cảm thấy như thế, vì trong những buổi nhạc jazz, các nhạc sĩ thường thay phiên nhau biểu diễn những đoạn ứng tấu hấp dẫn; còn trong những buổi nhạc cổ điển thì các nhạc sĩ thường chỉ chơi chính xác những bản nhạc được soạn sẵn và được dày công tập luyện. Thậm chí chúng ta thấy trong số những người trình tấu nhạc cổ điển lừng danh nhất của thế kỷ 20, cũng có nhiều người... không thể ứng tấu.

9.7.14

Sơn Tùng M-TP bị báo chí Hàn Quốc chỉ trích về việc đạo nhạc

Không chỉ Sơn Tùng mà cả những người bênh vực Sơn Tùng như ns Nguyễn Cường cũng bị phê phán. Đúng như tôi đã đưa ra quan điểm của mình trong bài viết trên báo Người Lao Động(http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/chuyen-lum-xum-trong-am-nhac-cua-son-tung-mtp-can-nghiem-khac-voi-lop-tre-20140622212901699.htm):Đôi lời về sự lùm xùm trong âm nhạc của Sơn Tùng. Đây là một bài học có từ hơn một thập niên trước mà Việt Nam học hoài vẫn không hiểu
TMP
@@@
Thậm chí báo chí Hàn Quốc còn lên án cả việc nhạc sĩ Nguyễn Cường và nhiều nhà sản xuất âm nhạc Việt Nam coi việc "đạo nhạc" này của Sơn Tùng M-TP là chuyện bình thường.
Sau một thời gian ầm ĩ tại Việt Nam và đang tạm thời lắng xuống, những tranh cãi xung quanh Sơn Tùngđạo nhạc, đạo beat lại bắt đầu được báo chí Hàn Quốc quan tâm. Mới đây, trang StarIn Edaily đã đăng tải 1 bài viết hành động đạo nhái Kpop khắp nơi, đặc biệt dành một phần lớn nói về Sơn Tùng M-TP và phản ứng của các nhạc sĩ, nhà sản xuất Việt Nam hiện nay.

8.7.14

Đừng nhầm lẫn giữa Nghệ Thuật và Giải Trí

Trong thời gian gần đây xuất hiện hai hiện tượng gây xôn xao và tạo nên hiệu ứng xã hội rất cao trong làng giải trí cả nước, đó là sức hút của hai nhân vật Hoài Lâm từ game show “Gương mặt thân quen” và Lệ Rơi từ mạng xã hội. Thông qua hai hiện tượng này cho thấy trình độ dân trí và bản lãnh của truyền thông đã dần dần tiệm cận xuống đáy của văn hóa.

Từ cái bẫy của dân trí thấp

Hoài Lâm tạo nên cơn sốt là nhờ khả năng bắt chước giống như thật và đầy biến hóa qua nhiều gương mặt nghệ sĩ khác nhau đã khiến đa số công chúng ngưỡng mộ và tôn vinh như một hiện tượng nghệ thuật mới. Trong khi đó Lệ Rơi với giọng hát “sát âm nhạc” qua hàng trăm bài cover với hình ảnh xấu xí và âm thanh hạng chót bằng sự đầu tư không chi phí đã tạo nên luợng người xem kỷ lục trong một thời điểm qua mặt các ca sĩ thị trường hàng đầu được mệnh danh là Diva, ông Hoàng ,bà Chúa bằng sự đầu tư tiền tỷ.

Phân tích thế nào từ hai hiện tượng đó? Nó có giá trị như thế nào mà đã tạo nên được hiệu ứng đồng cảm và thưởng thức của quần chúng?

5.7.14

Nghệ thuật là gì?

Không phải ai cũng hiểu được nghệ thuật là gì. Điều này nhiều khi dẫn đến việc kéo nghệ thuật thấp xuống ngang hàng giải trí, và tệ hại hơn là coi những cái gì thuộc về nghệ thuật chân chính là xa lạ và không đáng thưởng thức. Đó là tệ nạn phổ biến do một trình dân trí đang xuống thấp cạn đáy hiện nay.
Vì thế, tài liệu này sẽ góp một phần giúp ai muốn tìm hiểu thế nào là nghệ thuật chân chính. Tất nhiên, đó chỉ là những nét đại cương mà thôi,
TMP
@@@

Câu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì? và Họa sĩ là ai?. Tổng quan hai bài viết của Bart Rosier [1] và Joseph A. Goguen [2] được trình bày dưới đây cũng chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó. Phần Phụ lục tóm tắt quan điểm về nghệ thuật của Lev Tolstoy [3] có kèm theo lời bàn. Cả ba tác phẩm của Rosier, Goguen va Tolstoy đều có chung một nhan đề Nghệ thuật là gì?
Back To Top