24.6.19

VÀI SUY NGHĨ VỀ “NHẠC SĨ” & “ THỢ NHẠC”


Phần lớn những người học sáng tác từ nhạc viện ra hay những trường lớp tương tự họ đều trở thành những người thợ viết nhạc vững tay nghề. Sau bao năm học “phép viết nhạc” họ đều được đóng khung trong cái khuôn vàng thước ngọc mà nhà trường đã định sẵn cho họ. Thế là họ chỉ “sáng tạo” trong cái “cá chậu chim lồng” đó mà thôi. Nghĩa là cũng giống như người thợ chăm chỉ và tinh xảo tay nghề cứ làm theo những thiết kế có sẵn rồi thêm chút “mắm muối” và gọi đó là sáng tạo.
Những “nhạc sĩ thợ” này có thể soạn khí nhạc, viết nhạc phim, sân khấu, hoà âm phối khí...và tay nghề họ thì quá chuẩn theo học thuật nhà trường. Cái này khỏi bàn rồi. Nhưng nghe qua thì chúng như sản xuất hàng loạt hoặc...khó ngửi. “Khó ngửi” này là từ mượn của J.K. Namurti, một trong những nhà hiền triết tâm linh nổi bật của Ấn Độ hiện đại. Khó ngửi tức là chúng đi từ tai này qua tai kia, hay đi vào mắt này ra mắt kia. Chả có cái nào đi tới được trái tim người nghe cả. Hay ngay cả khi chúng món men đến được trái tim, nhưng cái đầu minh mẫn của người nghe sâu sắc nào đó sẽ nhận ra sự vay mượn của loài khỉ.

BÀN QUA VỀ “NGƯỜI CHƠI” & “NGHỆ SĨ”




Một người thợ giỏi, cực giỏi, rất xuất sắc thì cũng là người thợ. Bởi anh ta chỉ làm theo bản thiết kế sáng tạo của nhà thiết kế. Ở anh ấy chỉ có sự khéo léo, tinh xảo, chăm chỉ và tập trung cao độ. Nhưng anh không có sự sáng tạo. Anh chỉ làm theo, bắt chước theo mô hình có sẵn của người khác. Nên luôn luôn anh chỉ là người thợ.
Một nhạc công cũng vậy. Tức là người chơi đàn(player). Anh chơi đàn rất tuyệt. Kỹ thuật rất điêu luyện. Nhưng anh chỉ chơi đàn theo bản nhạc của người khác đã viết sẵn. Không ai gọi anh là nhạc sĩ được. Không có khái niệm nhạc sĩ piano hay nhạc sĩ guitar, violon, kèn...Chỉ có khái niệm nghệ sĩ chơi đàn(pianist, guitarist, violonist...)
Nhưng như thế nào mới được gọi là nghệ sĩ chơi đàn? 

16.3.17

Khi Bolero Không Chỉ Là Bolero!

Bolero là một trong các thể loại âm nhạc của thế giới được du nhập và Việt hoá thành công nhất ở nước ta.
Chuyện đơn giản có vậy thôi, nhưng...Chuyện gì đã xảy ra với bolero?

Nhạc Bolero xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, như vậy nó đã có tuổi đời khoảng hơn 60 năm, nghĩa là ra đời sau Tân nhạc Việt (1938) hơn 2 thập niên. Gọi là nhạc bolero vì nó được viết theo tiết điệu bolero của Mỹ latin. Gốc rễ của nó chính là từ Tây Ban Nha đã lan tỏa sang các nước nam Mỹ rồi sau đó thâm nhập toàn thế giới. Điều đặc biệt là khi du nhập vào VN và tuôn chảy khi ào ạt lúc thâm trầm thì dòng nhạc này không bao giờ lạc hậu trong thú nghe nhạc của đa số người Việt! và điều thú vị hơn hết nó chứng minh được một điều vô địch của nó so với tất cả các thể loại nhạc phương tây khi đặt chân vào VN: Việt hóa thành công để có dân tộc tính cao nhất.

11.9.16

Ngọc Lan


Ngọc Lan hát bằng trái tim nên xét về "đẳng cấp của thanh quản" theo cái chuẩn "cơ khí" của các "thợ nhạc" có bằng cấp, cô sẽ rớt từ vòng gửi xe của các cuộc thi như "Sao Mai" hay "Tiếng hát truyền hình". Ở đó, người ta hát bằng cái cổ họng và cái đầu nhiều quá.

Nhưng với âm nhạc đích thực, cổ họng hay cái đầu chỉ là phương tiện và tạm bợ, trái tim mới là cứu cánh và dài lâu.

Các "Diva" của chúng ta ngày nay quá thông minh và quá tỉnh táo. Họ có "điên" cũng chỉ là "Xuý Vân giả dại". Họ sắc sảo như con ma-nơ-canh đúng chuẩn nhưng vô hồn, vô cảm.

Đã bao lần tôi bẽ bàng nhìn họ "ăn bánh trả tiền" cho tình ca mà lẽ ra phải là một thăng hoa tuyệt đỉnh cả thân xác lẫn tâm hồn của một đôi tình nhân...

TMP

3.9.16

Nhà Phê Bình, Lên Cung Trăng Mà Ở!

Nhà phê bình trước tiên là một người chân thật. Họ không quan trọng người ta thích hay ghét mình. Thích thì tốt, ghét cũng không sao. Họ không quan tâm nhiều đến lợi hại. Lợi thì vui, thiệt thì chấp nhận.


Nhà phê bình chỉ chăm chăm làm sao suy nghĩ thật độc lập, không thiên vị, không cảm tính và không bầy đàn. Rồi làm sao dám nói điều mình nghĩ một cách thản nhiên và vô tư.
Do đó khó mà có nhà phê bình chân chính. Nhà phê bình giỏi là hiếm nhưng phê bình chân chính càng hiếm hơn. Bởi, có những người suy nghĩ độc lập và trung thực nhưng khi nói lại lệ thuộc và giả dối. Nghĩa là không dám nói điều mình nghĩ. Bởi họ sợ. Sợ nhiều thứ: Sợ mất lòng, bị ghét, tẩy chay, cô lập, mất quan hệ, lợi ích kinh tế và cuối cùng là cô đơn.

Một nỗi sợ bình thường của một người bình thường trong sự bình thường của cuộc sống.
Do vậy muốn phê bình chân chính phải là một người phi thường vượt lên những nỗi sợ bình thường.

Nhưng người phi thường thì có mấy ai?

29.8.16

Bi Rain vs Le Roi



Bi Rain là một ca sĩ nổi tiếng thế giới, và cuộc thi hoa hậu năm nay của Việt Nam nhờ ăn theo Bi mà tăng rating đáng kể.
Nhưng nghe Bi hát rất dở. Không phải bây giờ, hay đột xuất dở mà dở từ xưa. Từ thời hưng thịnh nhất của sao Hàn này.

Nhưng Bi là ca sĩ nổi tiếng thế giới sao dám chê dở?!

Nên nhớ 'nổi tiếng" với "hát hay" trong thời đại ngày nay nó không phải luôn luôn là đồng nghĩa.
Anh ta đẹp trai và nhảy đẹp thì có nhưng hát hay thì không. Và trên thế giới này không chỉ mình Bi là như thế!


Có người hát cực dở, xấu trai và không biết nhảy nhưng vẫn nổi tiếng thì so ra Bi còn có cái để khen.

Bi biết ai không? Lệ Rơi!

May mà Lệ Rơi không đẹp trai và nhảy đẹp bằng Bi, nếu không chỗ Bi hôm qua là dành cho Lệ Rơi rồi đó! Vừa quốc hồn quốc tuý vừa đỡ tốn ngoại tệ mà rating vẫn cao.

Tran Minh Phi

VÌ SAO ĐẠO NHẠC TRONG NHẠC VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI LUÔN ỔN ĐỊNH?

(Bài viết cho báo VNCA)

Nhạc Việt đương đại trong hơn một thập niên này có một chu kỳ rất quen thuộc và có cùng một kịch bản ...ổn định, đó là: Hàng năm, khi mà Showbiz không còn chuyện gì đáng nói thì nó lại rộ lên cái chuyện ai đó dính "nghi án đạo nhạc".
Nó mãi là nghi án vì dư luận có ồn ào thế nào, báo chí có lên tiếng ra sao thì cuối cùng như cơn bão, nó cũng tan trong êm đẹp không gợn chút hổ thẹn như trời xanh mây trắng nhởn nhơ. Và, những "bị cáo" chợt vụt lên hoặc tiếp tục là những ngôi sao sáng của showbiz! Để rồi xuân thu nhị kỳ, "điệp khúc" đạo nhạc lại nổi lên cao trào rồi trở về dấu lặng, rồi lại cao trào...

5.6.16

Candy Art!

Thực phẩm ngọt luôn là một thực phẩm hấp dẫn vị giác của con người, đầy cám dỗ và cũng đầy hấp dẫn. Nhưng nó chỉ là một dinh dưỡng rỗng và lạm dụng một chút thôi là sẽ thành chất độc.

Trong nghệ thuật cũng có một lối sáng tác ngọt bùi như thế. Những câu thơ, bài văn, tranh vẽ, âm nhạc, phim ảnh... theo lối duy mỹ hình thức dưới cái bóng của pop art là những thứ nghệ thuật rỗng tuếch với cái áo hình thức mượt mà , sặc sỡ, vuốt ve và vỗ về. Nó rỗng tuếch tư tưởng dù cố gắng thể hiện một tư tưởng nào đó, bởi tư tưởng nó đưa ra là thứ tư tưởng nửa vời, vụn vặt và khuôn sáo. Nó rỗng tuếch tình cảm dù đang thể hiện cảm xúc rất thời đại bởi nó là thứ tình cảm bầy đàn, tình cảm của trò diễn lan truyền như vi khuẩn ebola...

30.5.16

Không may cho Trấn Thành: Ở Mỹ Không Có Cải Lương

Danh hề Trấn Thành định cách tân và sáng tạo vở cải lương Tô Ánh Nguyệt theo phong cách cù lét của anh ấy. Thế là thảm hoạ xảy ra. Anh bị chỉ trích và cuối cùng là phải đóng tiền phạt về cái tội cách tân thành "cắt mạng" cải lương truyền thống. Không có một cái phao nào giúp Trấn Thành khỏi "chết đuối".

Trấn Thành chắc rất so bì với Mỹ Linh, khi cô cũng cách tân quốc ca và cũng bị phê phán dữ dội nhưng cô đã có cái phao từ Mỹ cứu: Ở Mỹ người ta cũng cách tân quốc ca!


Đúng vậy, những bài "phê bình lý luận" cứu Mỹ Linh và khen cô sáng tạo như...Mỹ cũng đều đưa ra một loạt các bài hát quốc ca Mỹ được biến tấu bởi nhiều ca sĩ Mỹ khác nhau để làm dẫn chứng.

Những bài này thật ra đã cũ mèm trên you tube lâu nay mà ai cũng từng nghe và xem qua một lần.
Nhưng dẫn chứng đơn sơ như vậy thì đúng là một trò đánh tráo khái niệm. Bởi vì ở đây chúng ta phải xét đến vấn đề là: Cách tân có đạt yêu cầu nghệ thuật không?

25.5.16

Opera Nửa Mùa

Obama có phát biểu một câu rất hay:

"Không ai hoàn hảo cả. Nước Mỹ và tôi cũng không ngừng bị chỉ trích, nhưng sự chỉ trích đó làm cho nước Mỹ và tôi thêm tiến bộ!"


Điều này có thể làm câu dẫn chứng cho cả vấn đề phê bình nghệ thuật. Nghệ thuật mà không có phê bình thì cũng khó mà phát triển lành mạnh. Aristoteles từ thời cổ đại cũng đã khẳng định điều đó trong triết luận về phê bình nghệ thuật của ông.

Nói riêng trong âm nhạc nước ta lâu nay người ta rất ghét và dị ứng với chỉ trích và phê bình. Họ chỉ thích ca tụng và khen ngợi. Khi bị phê phán thì hay phản ứng một cách tiêu cực như cho rằng mọi điều chê bai là...ngu dốt hoặc thiếu hiểu biết!

15.5.16

Giải Pháp Cho Phê Bình Giá trị Âm Nhạc?

Trịnh Nam Sơn

Nhân đọc được bài viết "Ai đang phê bình và định giá trị âm nhạc?" của Nhạc Sĩ Trần Minh Phi, tôi xin mạn phép đóng góp thêm ý kiến của mình về đề tài này như sau.

Bàn về tai nghe trong lý luận phê bình (LLPB) âm nhạc thì tôi xin được dựa vào quan điểm của Nhạc Sĩ Dick Grove, người nhạc sĩ chuyên nghiệp kiêm nhà giáo dục âm nhạc. Quan điểm của ông là, muốn có được một nền tảng vững trong âm nhạc chuyên nghiệp, “cơ thể” chúng ta cần có 6 cái tai để nghe! Ý của ông trong cách giải thích ví von khá hài hước này là mỗi người chúng ta đều nghe nhạc với cái tai có khả năng hoặc trình độ khác nhau:

Ai Đang Phê Bình Và Định Gía Trị Âm Nhạc?(Bài Gốc)


Việc Sơn Tùng vừa đoạt giải Cống hiến ở hạng mục“Ca sĩ của năm” làm những người chuyên môn có lòng tử tế với âm nhạc phải cay đắng mà chấp nhận rằng: Không còn nghi ngờ gì nữa giá trị nghệ thuật của âm nhạc đã chết!

Bây giờ là thời của giải trí. Giải trí là vua, là tôn chỉ duy nhất của mọi hoạt động âm nhạc. Và vì thế, cái gọi là phê bình âm nhạc, hay là những nhà phê bình âm nhạc đã hết thời và nhường chỗ cho những số đông tạp nham, những trò hề giám khảo và những lá phiếu bầy đàn. Đó mới là mốt và là thước đo khuôn vàng thước ngọc cho âm nhạc hiện nay.

Giaỉ Cống hiến khi ra đời cách đây 11 năm đã tự nhận mình là giải thưởng duy nhất có giá trị nghệ thuật trong hàng chục giải thưởng thượng vàng hạ cám thường niên về âm nhạc tại Việt Nam. Căn cứ để họ tự nhận Cống hiến là một giải thưởng mang tính chuyên môn và nghệ thuật cao là vì nó được bỏ phiếu bởi các…phóng viên báo đài về mảng văn nghệ trong cả nước thay vì chỉ do người nghe bầu chọn!

11.5.16

Ai Đang Phê Bình Và Định Gía Trị Âm Nhạc Việt?

Khi vai trò phê bình và định giá trị âm nhạc không còn thuộc về những người có chuyên môn tử tế thì âm nhạc dứt khoát chỉ đơn thuần là trò giải trí

Khi ca sĩ Sơn Tùng M-TP đoạt giải Cống hiến 2015 (diễn ra tháng trước) ở hạng mục “Ca sĩ của năm”, những người làm chuyên môn có lòng tử tế với âm nhạc phải cay đắng hỏi nhau rằng: Giá trị nghệ thuật của âm nhạc đã chết rồi sao?

Những "Cái Chết" Được Báo Trước


Thằn lằn ăn đuôi

Một đất nước mê ca hát như VN nên chi nhiều game show về ca sĩ rầm rộ cập bến nước ta là điều phải chăng là dễ hiểu? Đến thời điểm này chính thức có thể nói trên thế giới có bao nhiêu cuộc thi hát thì VN hầu như đã có đủ. Điều này đáng mừng hay nên lo?

Mê ca hát không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với hát hay. Và với VN có khi là tỷ lệ nghịch! Thực tế nước ta đâu phải là một cường quốc về âm nhạc và càng là một tiểu quốc về nhạc Pop. Những Tiếng hát truyền hình rồi Sao Mai của nội địa cho đến Idol, The Voice…của nước ngoài chỉ được mấy mùa đầu rùm beng thiên hạ rồi từ từ nhạt dần như nước ốc vì càng ngày các quán quân và á quân của nó càng hát kém, càng nhân bản và cho nên càng nhàm. Người ta cải thiện tình hình bằng cách mua thêm chương trình mới như The X-Factor mới đây cũng chỉ là chữa cháy tạm thời vì bản chất vấn đề nó nằm ở chỗ khác: bột nghèo nàn thì làm gì đủ hồ chất lượng để trét cho đầy các gameshow kia! Bột ở đây không chỉ là chất lượng thí sinh ngày càng yếu mà còn ở bản thân những người ngồi ở ghế nóng- những nhận xét của họ ngày càng chung chung, vô vị và bọc lộ cái dốt dần dần.

12.12.15

Nghệ Thuật Chân Thành Và Nghệ Thuật Xã Giao

Có 2 sự tử tế: tử tế chân thành và tử tế xã giao. Trong nghệ thuật cũng thế. Có những người làm nghệ thuật tử tế, cực tử tế nhưng cứ thấy sáng tác của họ giả giả làm sao ấy. Ở đó đầy sự gồng mình, cương cứng rất là giả tạo. Như có nhiều người đối đãi với mình đúng chuẩn lịch sự, văn hoá nhưng cảm thấy khó gần gũi, thân thiện. Bởi lòng tốt đó không phải từ tâm mà từ sự huấn luyện đầy tính kỹ năng.

19.8.15

Nghệ Sĩ Đương Đại...Photoshop!


Thi thoảng tôi thường được/bị nghe người khác giới thiệu tác phẩm âm nhạc của họ. Cả trên thế giới thật và ảo. Cái làm tôi chán nhất là nghe phần tự giới thiệu về bài hát. Tôi nghĩ tự bài hát đã nói lên rất nhiều rồi. Nếu người ta có nhu cầu thêm thông tin về tác phẩm thì sau khi nghe hãy để tự họ ra câu hỏi. Có những phần giới thiệu rất văn chương hoa mỹ, kịch tính, triết lý cao siêu, cảm xúc vô bờ nhưng lên gân như lực sĩ gồng mình cứng đơ mà còn đáng nghe hơn là bài hát...nhạt nhẽo sau đó. Thành ra cái chính thành vai phụ, cái phụ thành vai chính.

 Sợ nhất là mấy ông nhà thơ viết nhạc tay trái. Thường hay lấy chữ đè nhạc mà hiếp. Âm nhạc khi nó bị bắt lẽo đẽo theo sau ca từ thì thật là chán ngắt, chưa kể đó là thứ âm nhạc vay mượn kiểu đầu Ngô mình Sở.
Back To Top