Hiện nay,trên cả nước ta có 3 hội
chuyên ngành lớn về âm nhạc:Hội nhạc sĩ Việt Nam,Hội âm nhạc Hà Nội và Hội âm
nhạc TpHCM.Ngoài ra, ở các tỉnh thành khác thì có các chi hội âm nhạc nằm trong
Hội văn nghệ của các tỉnh thành(bao gồm nhiều chi hội nghệ thuật khác).Trong 3
Hội chuyên ngành lớn kể trên đều có tiểu ban phê bình lý luận(TBPBLL),cho thấy
các hội đều thấy rõ tầm quan trọng của PBLLAN trong việc thúc đẩy và kích thích
sáng tác phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên đó cũng chỉ là trên mặt
văn bản trong việc đề ra chức trách và phân công cụ thể cho tiểu ban này.Trên
thực tế,khi nhìn vào dòng chảy sôi nổi và những biến động của sáng tác ca khúc đương
đại thì vai trò của các TBPBLL này hết sức mờ phai,nặng tính hình thức và đầy sức
ì thụ động.Thậm chí có khi làm kẻ ngoại cuộc.(Trong đó vị trí của TBLLPB của Hội
âm nhạc TpHCM quan trọng nhất vì nó nằm ở trung tâm âm nhạc lớn nhất nước.)
Biên độ đời sống và thời sự âm nhạc
của TBPBLL thường quẩn quanh trong các báo cáo nội bộ hằng năm.Mạnh hơn một chút
là các bài PBLL trên các tờ báo chuyên ngành nhưng cũng chỉ chung chung đầy tính
lý thuyết của nhà trường hơn là thực tiễn sinh động,lại không có không khí
tranh luận(bởi vì những vấn đề đưa ra không có gì mới mẻ hay đột phá,lại tránh
né và đầy tính giao đãi.Tất cả cái”phê”mạnh nhất chỉ đổ vào đầu nhạc trẻ với những
lý luận quá phổ quát như:”Phải bảo đảm tính hiện đại-dân tộc,sáng tác trẻ lai căng,ca
từ rẻ tiền,bệnh hình thức,tính tự nhiên chủ nghĩa…”mà không có những phân tích
cụ thể và mang tính cập nhật về những cái “tại sao,như thế nào…”Kể lể thực trạng
và thường chỉ đưa ra các giải pháp hành chính và tuyên bố chung chung chứ ít có
những giải pháp về lý luận và học thuật sát sườn.
Hơn nữa các tờ báo của Hội thường
chỉ lưu hành như một bản tin nội bộ(tặng cho các hội viên như báo Âm nhạc của Hội
nhạc sĩ Việt Nam)hoặc quá èo uột,”chết lên chết xuống”,bán không ai mua do kỹ năng
làm báo hiện đại kém(Như tờ Sóng Nhạc của Hội âm nhạc TpHCM đã bốn năm bận đình
bản rối tái bản nhưng chất lượng vẫn xuống đều)Như vậy,sự tác động và ảnh hưởng
của các tờ báo nảy trước đây và hiện tại không đáng kể trong sinh hoạt âm nhạc
của cả nước.
Những hạn chế trên không hẳn do năng
lực của các TBLLPB yếu mà quan trong hơn là do tính lãnh cảm và nhiệt tình âm độ
của họ trước các vấn đề thời sự của sáng tác ca khúc cần nắm bắt hoặc mổ xẻ,giải
phẫu một cách căn cơ.
Các TBLLPB không làm được
điều đó nên phê bình chỉ chạy sau lưng sự kiện,mang tính chữa cháy và nhiều khi
bị gạt ra ngoài lề thời sự.
Như vậy,có thể thấy các TBLLPBAN
giống như những cái bánh vẽ và những vị khả kính trong tiểu ban đó khá tương đồng
với các ông nghị gíây.Nói thế có thể hơi”đau”nhưng đúng sự thật.
Tôi có lần nghe một vị nào đó nói
rằng không có “thời gian” và đã “có tuổi” nên bất khả thi(?!)
Vậy có những “người trẻ” hơn,có “thời
gian” hơn sao không được giao chức trách tổ chức,thực hiện công việc đó?
Câu trả lời:Còn trẻ chưa tin cậy
lắm,nên bất khả giao!
Cái vòng lẩn quẩn quay đều trong
quỹ đạo bất khả thi. Hay thực chất là bất tài vô dụng?
T.M.P