Showing posts with label Kính vạn hoa. Show all posts
Showing posts with label Kính vạn hoa. Show all posts

21.9.14

Nhạc 12 âm: Trật tự mới của sự bình đẳng

Âm nhạc phi điệu thức bắt đầu nhen nhóm từ đầu thế kỷ 20 với những cách tân táo bạo trong hòa âm của trường phái Biểu hiện. Sự rũ bỏ dần dần những quy luật về điệu thức kế thừa từ hàng thế kỷ trước của âm nhạc phi điệu thức đã gây sốc lớn cho thính giả thời bấy giờ.

Họ coi đây là một sự nổi loạn trong lịch sử âm nhạc, nhưng không ngờ rằng nó lại dẫn đến một trật tự chưa từng có trong lịch sử sáng tác âm nhạc.

Về Quốc ca Mỹ

Nước Mỹ vừa kỷ niệm 200 năm ngày ra đời một bài thơ về sau đã trở thành bài quốc ca Star Spangled Banner (Cờ sao lấp lánh) nổi tiếng. Điều thú vị là bài thơ mang nặng nội dung yêu nước này lại được làm ra trên một cái nền âm nhạc hết sức thiếu nghiêm túc.

Có thể nói các bài quốc ca luôn là những sản phẩm kỳ lạ, giống như một cái cây với gốc rễ cắm sâu vào quá khứ, vươn mạnh thân mình xuyên qua các yếu tố chính trị, văn hóa hiện đại.

Lời Mỹ, nhạc Anh, sinh ra trong chiến tranh Anh - Mỹ

Ví dụ ở Đức, phần nhạc trong quốc ca nước này được Joseph Haydn soạn vào năm 1797 để mừng ngày sinh nhật Hoàng đế Francis II của Đế quốc La Mã thần thánh. Bản nhạc về sau đã trở thành quốc ca của chính quyền Đức quốc xã và vẫn được sử dụng trong nước Đức hiện đại, dù phần lời đã có nhiều thay đổi.

7.9.14

Tài văn chương của huyền thoại Keith Richards

71 tuổi, Keith Richards - thành viên kỳ cựu của ban nhạc lừng danh Rolling Stones tiếp tục ra mắt cuốn sách quan trọng thứ hai của cuộc đời mình: Viết về thời thơ ấu.

Sự ra mắt của cuốn Gus and Me (Gus và tôi) lần này của tay guitar huyền thoại Keith Richards đang gây ra sự háo hức mong chờ lẫn những nghi ngại trong cộng đồng người đọc ở Mỹ rằng: liệu một kẻ nổi loạn, bản tính hoang dã như Keith có thể viết một cuốn sách phù hợp với độc giả trẻ em hay không khi mà trước đây trong cuốn Life (Cuộc sống), Keith đã từng thuật lại việc mình sử dụng ma túy suốt thời trai trẻ.

5.9.14

Sách 'Vang vọng một thời' kể hành trình âm nhạc của Phạm Duy


Lần đầu tiên trong một ấn phẩm, cố nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự về hoàn cảnh ra đời ca khúc nổi tiếng của ông như: "Bà mẹ Gio Linh", "Nắng chiều rực rỡ", "Kiếp nào có yêu nhau"...

Cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức, công ty Văn hóa Phương Nam) đăng trọn vẹn bản phổ 47 bài nhạc của Phạm Duy. Ngoài ra, độc giả còn được tiếp cận nhiều thông tin chi tiết liên quan đến từng ca khúc: bản nhạc được soạn ra trong hoàn cảnh nào, tại đâu, vào thời gian nào, cách thức tác giả phát hành ca khúc của mình ra sao và có những bài viết phê bình nào về nhạc phẩm?...

Bản thảo cuốn sách được Phạm Duy hoàn thành không lâu trước khi ông qua đời. Nhạc sĩ chọn ra 47 bài hát ông yêu thích trong gia tài âm nhạc đồ sộ của mình để giới thiệu đến độc giả. Ở mỗi bài hát, ông viết một bài tản mạn, tâm sự về cảm hứng và duyên cớ dẫn dắt mình đến việc sáng tác, hoặc cách thức phổ nhạc những bài thơ nổi tiếng.

26.8.14

10 MV hay nhất mọi thời đại

Dưới đây là 10 MV hay nhất mọi thời đại do Daily News bình chọn, một hoạt động bên lề lễ trao giải VMA danh tiếng của MTV Mỹ năm nay. Chúng ta cùng xem lại:

10/Red Hot Chili Peppers - Give It Away (1991)

   

25.8.14

Nghệ sĩ Thái Thanh - tuổi 80

Nói hay viết về tiếng hát của Thái Thanh hẳn là thừa bởi đã có rất nhiều tài liệu lên đến cả hàng trăm trang ngợi ca “tiếng hát lên trời” của giọng ca được ví von như “thơ ngân giữa nhạc” của bà. Hôm nay, qua chương trình âm nhạc, đài RFA một lần nữa muốn thực hiện chương trình về nghệ sĩ Thái Thanh để như một lời cầu chúc sức khỏe và an lành đến bà và hi vọng rằng “tiếng hát vượt thời gian” của bà mãi mãi vang vọng đến tương lai.


Giọng hát độc nhất vô nhị


Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, bà sinh năm 1934 tại Hà Nội, trong một gia đình mà hầu hết người thân đều là những tên tuổi gạo cội của làng âm nhạc Việt Nam.

13.8.14

Âm nhạc khiến thần kinh thay đổi

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com

Học hát hay học chơi nhạc cụ giúp cho trẻ em có thể vượt qua khuyết tật chậm phát triển về ngôn ngữ. Một nghiên cứu mới nhất của Bác Sĩ Nina Kraus từ trường đại học Northwestern University cho biết, học âm nhạc có thể làm cho hệ thần kinh thay đổi, giúp trẻ học hành, đọc sách mau hiểu, thâu thập dễ dàng hơn.

3.8.14

Rick James – Ông vua nhạc Funk


Vào thời đại tàn tạ của Disco và vào lúc Rock cần gì đó tinh tươm hơn thì thập niên 80 đã có kẻ trả lời. Đó là Rick James, một chàng trai da màu hoang dã đã cho ra đời một loại Rock mới được gọi bằng cái tên là Funk – Sợ hãi, kinh hoàng, run sợ. Không như cái tên,âm nhạc của funk bốc khói, hoang dã và kích động không thua gì Rock nhưng lại không quá gay gắt, gai góc và cạnh khóe.

13.7.14

Exodus: Bản nhạc hay- biểu tượng của đi tìm tự do thoát khỏi độc tài trị

Từ thuở bé khi xem bộ phim “This land is mine”(Miền đất hứa) tôi đã bị hút hồn bởi giai điệu bi tráng mà hùng hồn, hào sảng mà lãng mạn của nó. Bộ phim hay, âm nhạc cũng hay ghi đậm dấu ấn trong thuở niên thiếu đến tận bây giờ.

Bài nhạc Exodus trong bộ phim này do Ernest Gold viết năm 1960 cho phim Exodus và đoạt giải Oscar. Năm sau, Pat Boone soạn lời trên nền nhạc đó và đặt tên là This Land is Mine, dùng trong bộ phim cùng tên.

Exodus (Xuất Hạnh) kể về Moise lãnh đạo dân tộc giải phóng Do Thái khỏi sự thống trị của Ai Cập rồi đưa nhân dân của ông đi tìm miền đất mới lập nên nhà nước Israel ngày nay. Chuyện này cũng cũng ghi rõ trong Kinh Thánh.

11.7.14

Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu

Vĩ cầm thủ Stephane Grappelli, người có biệt tài ứng tấu trong khi trình diễn. (Hình: Roland Godefroy)

Chúng ta vẫn thường nghe nhiều người nói rằng chơi nhạc jazz thì có nhiều tính sáng tạo hơn chơi nhạc cổ điển (classical). Khi đi xem những buổi hòa nhạc, chúng ta cũng dễ cảm thấy như thế, vì trong những buổi nhạc jazz, các nhạc sĩ thường thay phiên nhau biểu diễn những đoạn ứng tấu hấp dẫn; còn trong những buổi nhạc cổ điển thì các nhạc sĩ thường chỉ chơi chính xác những bản nhạc được soạn sẵn và được dày công tập luyện. Thậm chí chúng ta thấy trong số những người trình tấu nhạc cổ điển lừng danh nhất của thế kỷ 20, cũng có nhiều người... không thể ứng tấu.

18.6.14

Về ca khúc 'Thuở trâm cài' của Đoàn Chuẩn

“Thuở trâm cài” là nhạc phẩm duy nhất của cố nhạc sĩ viết theo điệu Bolero, và là món quà ông dành tặng cho người học trò năm xưa có tên Bạch Liên.

Những "đứa con tinh thần" của Đoàn Chuẩn luôn là một ẩn số cho người yêu nhạc. Người nhạc sĩ tài hoa này có thói quen gửi tặng tác phẩm của mình cho bạn bè, người thân, nên các tình khúc của ông lưu lạc. Có thể nói, thỉnh thoảng chúng mới được bạn bè ông mang ra giới thiệu hay được tìm thấy nhân một cuộc hạnh ngộ nào đó. Đơn cử như đến sau này, người yêu nhạc mới biết ca khúc Ánh trăng mùa thu ra đời vào năm 1946, trước cả bài Tình nghệ sĩ (sáng tác năm 1947) vốn luôn được coi là sáng tác đầu tay.

7.6.14

Con trai cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu kể chuyện về bản 'Dạ cổ hoài lang'

Câu chuyện về Cao Văn Lầu và bản nhạc trứ danh Dạ cổ hoài lang qua lời kể của người con duy nhất còn sống khiến người ta không khỏi bất ngờ. Ở tuổi 90, ông Cao Văn Hoai, thừa nhận mình đã “nhớ ít quên nhiều” nhưng vẫn luôn rất hào hứng khi kể về người cha tài hoa và người mẹ hiền hậu của mình.

Thầy đờn của Công tử Bạc Liêu

Theo lời ông Cao Văn Hoai, gia đình ông có gốc gác ở Long An vì nghèo khó phải phiêu bạt xuống Bạc Liêu kiếm sống vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo. “Ông già (Cao Văn Lầu) từ nhỏ đã phải nương nhờ cửa chùa, đến tuổi đi học mới trở về với gia đình”. Nhưng tình yêu âm nhạc đã nảy nở trong lòng chàng trai Cao Văn Lầu (thường gọi là Sáu Lầu) khi nghe tiếng đờn trác tuyệt của Nhạc Khị - nhạc sư Lê Tài Khí lừng danh Nam Bộ, người có công san định 20 bài bản Tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử, được giới tài tử xem như hậu Tổ.

6.6.14

Showbiz Việt:Ca sĩ cát sê trăm triệu, nhạc sĩ chết không quan tài chôn

Chuyện này ở khắp nơi trên thế giới cũng không tránh khỏi, ngay cả ở Mỹ cũng không khác. Tuy nhiên, ở đó sự chênh lệch không quá xa và người viết nhạc không quá bị coi thường ở chỗ quyền lợi được nhận lại từ những cống hiến hay đóng góp của mình như ở nước ta.
TMP
@@@
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc nổi tiếng "Tình lỡ" đã có lúc bị bỏ rơi ở bến xe, phải sống với cuộc đời người ăn xin ở đó suốt 3 tuần liền.

Trong thời gian vừa qua, người yêu nhạc Việt chứng kiến sự ra đi của nhiều nhạc sỹ lão thành. Bên cạnh nỗi buồn về sự mất mát, khán giả chợt chạnh lòng khi biết cuộc sống cô độc, khó khăn của không ít nhạc sỹ nổi tiếng với những bản tình ca bất hủ. Phải chăng, chúng ta đang thiếu công bằng với những người sáng tác?

5.6.14

Giải mã bài hát khó hiểu"Bắc Kim Thang"

Rất rất nhiều người không hiểu ý nghĩa bài con nít này. Đọc rồi sẽ hiểu. Sẽ thấy thú vị và thấy bài hát ý nghĩa hơn. Đôi khi nghe nhạc mà chỉ cảm nhận không thì chỉ mới thưởng thức bề nổi của tảng băng.
TMP
@@@

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim thang” cứ thế mà lưu truyền, gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho người nghe.

Trước khi tìm hiểu thế nào là “bắc kim thang, cà lang bí rợ”, tôi xin kể lại một câu chuyện cổ tích mà mình nghe được trong chuyến đi công việc tại Long Xuyên khoảng 5 năm trước. Người kể câu chuyện này là một cụ bà khoảng gần 80 tuổi, tụ tập cháu chắt lại rồi vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa kể chuyện. Chắc hẳn rằng nghe xong mọi người sẽ hiểu thêm về việc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Chuyện kể như sau:

27.5.14

Một nửa của Lê Uyên-Phương thuở nào

Lê Uyên và Phương là cặp song ca hiện tượng của âm nhạc VN xuất hiện vào nửa cuối thập niên 60 và có thể nói là mãi mãi sau này. Họ hát những tình khúc khác biệt lúc ấy do chính Phương sáng tác. Nhưng bây giờ trở lại chỉ còn có Lê Uyên. Vì Phương đã mất 15 năm rồi. Đôi cánh âm nhạc phiêu du chỉ còn một chiếc không thể còn tung bay được nữa, nhưng nó như một con đường chìm nổi đưa ta vào ký ức một âm thanh bất tuyệt qua những bài hát cũ mà ta sẽ nghe sau đây...
TMP
@@@

Lê Uyên giữ trong tay kho tàng nhạc “Solid Gold”: dấu ấn kỷ niệm một thời và những cảm nghĩ về tiếng hát.

26.5.14

Những Tình Khúc Trong Phim Không Bao Giờ Quên

Những chiều mưa xa mưa gần, có khi không nắng không mưa là lúc nghe trái tim nhẹ bay lên tầng không nhìn cuối thời gian sau lưng là hình bóng của những mối tình đẹp lung linh kim cương và nước mắt...

Ấy là lúc ta nghe lại những giai điệu đã ngủ sâu trong ký ức về những mối tình "chớp bóng" đã ám ảnh và nuôi dưỡng tình yêu ta sau này

Làm sao quên!

25.5.14

"Miss Saigon" trở lại và hiện đại hơn xưa

Trong bài “Những vở nhạc kịch bất hủ nên xem”, tôi đã giới thiệu 6 vở nhạc kịch hiện đại lẫn opera bất hủ. Nay nhân dịp một vở nhạc kịch đương đại nổi tiếng khác là “Miss Saigon”mới được tái trình diễn tại London vào ngày 21/5 vừa rồi nên xin phép giới thiệu một clíp là danh sách phát toàn bộ 29 bài nhạc trong tác phẩm này và một ít trích đoạn

24.5.14

Thiền nhạc với 10 bài đạo ca của Phạm Duy

Vào khoảng năm 1970 cơ duyên giữa ns Phạm Duy và thi sĩ Phạm Thiên Thư, lúc đó cũng là thiền sư Tuệ Không đã cho ra những ca khúc phổ thơ nổi tiếng như: Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này...rất được thanh niên thời đó ưa chuộng.Nhưng chắc chắn điều ý nghĩa nhất mà vị thiền sư kiêm thi sĩ này đã tạo nên cho Phạm Duy chính là ông đã thổi một tinh thần Phật pháp và Đạo pháp vào trong một giai đoạn sáng tạo của Phạm Duy- một nhạc sĩ lãng mạn, đa tình và hâm hấp những ám ảnh nhục thể lại có thể tạo nên những sắc màu âm nhạc thoát tục như dẫn ta vào cõi thiền của âm thanh dung dị và sâu lắng.

Nhạc sĩ 'Tình lỡ' qua đời

Người viết nhạc nhiều khi chỉ cần một ca khúc để đời là khi nằm xuống sẽ có nhiều tiếc thương và được mãi nhớ.
TMP
@@@

Nhạc sĩ Thanh Bình mất tại nhà riêng vào 4h sáng 23/5, thọ 82 tuổi. Gia cảnh nghèo lại không con cái kề bên, chuyện hậu sự của ông nhờ vào người thân và những tấm lòng hảo tâm.
Back To Top