Dân tộc đóng băng hay dân tộc dịch
chuyển?Tính hiện đại đang xoá mờ biên giới bản sắc dân tộc(như World music)thì
cớ gì ta phải bám vào mãi dân tộc tính?Tại sao Tây viết như Ta thì khen mà Ta
viết như Tây thì chê?vân vân và vân vân.Đó là ba vấn đề tạm coi là ”Hit” nhất mà
tôi đã tổng hợp được từ sự trăn trở của các nhạc sĩ trẻ hiện nay cũng như từ các
diễn đàn về âm nhạc của các trang web trên mạng,điển hình là từ Giai điệu xanh
-một tờ báo điện tử về âm nhạc tương đối nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Tôi xin được thay mặt họ đặt chúng
lên bàn của cuộc hội thảo này.Và mong các nhà phê bình âm nhạc quan tâm đến và
biện giải chúng với một tinh thần trách nhiệm và tính chân xác khoa học của một nhà phê bình chân
chính.
Dân tộc đóng băng hay dịch chuyển?
Nhạc dân tộc hình thành trong một
thời điểm lịch sử nhất định trong khi sáng tác thỉ biến dịch theo thời gian.Dân
tộc tính ngủ yên trong một giai đoạn nào đó thì chỉ còn giá trị chứng nghiệm của bảo tàng do đó sẽ khộng
có giá trị sáng tác theo thời đại nghệ thuật đòi hỏi.
Đàn tranh cũng được cải tiến đôi phần
Đàn tranh cũng được cải tiến đôi phần
Chúng ta vẫn có phương châm dân tộc-hiện
đại,như thế đã khẳng định dân tộc tính là yếu tố không thể đóng băng mà phải là
sự dịch chuyển để bổ sung thêm những giá trị mới và đưa chúng vào đời sống ngập
tràn tương lai của âm nhạc.Như vậy cũng có nghĩa những giá trị dân tộc nào không
còn phù hợp nữa sẽ dần dần mất đi và chỉ còn một giá trị biên khảo như một dấu
vết của lịch sử dân tộc nhạc.
Nhưng tại sao hầu hết các sáng tác
âm nhạc của chúng ta gọi là dân tộc lại thiếu vắng tính hiện đại,có khi tính hiện
đại chỉ như cái áo hình thức chứ không phải hiện đại tự thân trong nội tại của
sáng tác đó?Kết cục dẫn đến các sáng tác dân tộc tính đó thiếu sức hấp dẫn với
thị hiếu đương đại vì phải chăng những nhạc ngữ của chúng mãi mãi thuộc về ngày
hôm qua?Như thế ngay cả những nhạc sĩ tự hào mình đang bám sát linh hồn dân tộc
cũng cảm thấy hổ thẹn khi ít hoặc không mang đến cho chúng sức sống của đương đại
và hơi thở của ngày mai?
Những câu hỏi đó đang dày vò chúng
ta mà không tìm được sự lý giải nào ngoài hai chữ”tài năng”,hay còn những lý do
nào khác?
Tính hiện đại đang xoá mờ bản sắc dân tộc?
Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước
đã chứng kiến sự ra đời của trào lưu âm nhạc lớn:Nhạc thế giới(World music).Chẳng
phải nó tự trên trời rơi xuống hay là sự cố tình báng bổ của ai đó vào ranh giới
sắc tộc trong sáng tạo.Nó là sản phẩm tất nhiên của một nền văn hoá toàn cầu mà
kỹ nghệ thông tin đã bao quát lấy và tác động vào tất cả những biên giới địa lý
dân tộc để trở nên một hệ thống liên thông và từ đó ảnh hưởng cả đến biên giới
văn hoá.Vì thế nhạc thế giới là nhạc của đa sắc tộc,trong đó sắc tộc của thế giới
thứ ba là chất liệu màu mỡ nhất để khai thác trong sự hoà trộn với các quốc gia
còn lại.
Ở Việt Nam đã có một số nhạc sĩ
mon men đến với trào lưu sáng tác này.Vậy thì sự đề cao dân tộc tính trong âm
nhạc đóng vai trò gì trong ngôi nhà thế giới này bất chấp những luỹ tre làng và
cổng đình an phận đã trở nên tiểu tiết?
Nhạc cụ dân tộc kết hơp với nhạc cụ phương tây.
Nhạc cụ dân tộc kết hơp với nhạc cụ phương tây.
Hay đó cũng chỉ là sự vươn tới của
dân tộc tính như một sự hoà quyện và thẩm thấu vào nhau như một sự chọn lọc tự
nhiên trong sáng tạo?Và ở ta đã có một thứ Nhạc thế giới đúng nghĩa chưa?Và sự
biến thái nào gọi là lai căng(Từ lai căng có ý nghĩa gì trong Nhạc thế giới?)
khi mượn cái vỏ của nhạc thế giới?Chúng ta sẽ đón nhận nó như thế nào?
Nhạc Tây,nhạc ta và những hệ lụy cần chứng giải
Phương Đông trở thành nguồn cảm
hứng chủ đạo và chất liệu sáng tác hấp dẫn cho nghệ thuật từ thế kỷ 19.Một phần
là do cái ”exotic” hương xa đã đánh vào tính hiếu kỳ,tạo thành cả một chủ nghĩa
phương đông trong các loại hình nghệ thuật của phương Tây kiêu hãnh..Trong âm
nhạc cũng đã có nhiều nhạc sĩ lớn của thế giới đã du hành về đông phương chói
chan và huyền bí trong âm nhạc của mình như Olivier Massiaen,Claude Debussy…,các
nghệ sĩ thế giới khác trong nhạc phổ thông(Pop) như Sting trong một vài tác phẩm
của mình cũng thế.
Vậy thì tại sao ta không có cái
quyền tìm đến một cái exotic khác để tạo thành một chủ nghĩa phương Tây trong âm
nhạc?Vậy thì yêu cầu sáng tác phải mang dân tộc tính có còn là qui chuẩn bắt buộc
để sáng tạo và phê bình?Từ đó cũng đã dẫn đến quan niệm:Tây hay ta gì cũng được
miễn nó hay.Hay đây là về mặt cảm tính hay lý tính?Hay bao hàm cả hai?
Gía trị của nhạc học Ta và Tây như
thế nào mà Tây luôn là người khai phá còn Ta thường là kẻ đi học?Chẳng hạn với một
hệ thống nhạc học đơn giản và không hệ thống tìm thấy lác đác trong Vũ Trung
Tuỳ Bút của Phạm Đình Hổ hoặc Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn khi so sánh với một
nền nhạc học đồ sộ,có một hệ thống khoa học như các nước châu Âu phải chăng đã
không cho phép ta có một thứ chủ nghĩa phương Tây máy móc như thế?
***********
Cả một sự bừa bộn những vấn đề về
lý luận mà thực tiễn sáng tác âm nhạc đương đại đang cần sự khai thông một cách
thấu đáo của lý luận phê bình.Không chỉ cần đến sự tâm huyết của phê bình, những
khuynh hướng sáng tác trẻ còn muốn nhận được một cái nhìn rất đương đại của lý
luận phê bình chứ không phải những giáo điều đã đóng băng,những bảo thủ dân tộc
tính hay sự bốc đồng của sáng tạo muốn cắt rời với quá khứ văn hoá dân tộc(Hai
thái cực đối kháng cần phải dè chừng).
Khi đó phê bình âm nhạc của chúng
ta sẽ đứng trên qui chuẩn nào:lịch sử,cổ điển,hàn lâm,ý thức hệ,nhân sinh hay
nghệ thuật,tuyên truyền,quảng cáo hay…còn gì nữa?Đã đến lúc phê bình phải trả lời
sau nhiều tháng năm ít nói và im lặng.
T,M.P