không phải là cái chợ trời hay chồm hổm
Hiện nay trên thế giới, một nền âm nhạc luôn có 2 bộ mặt song hành với nhau, đó là nhạc thương mại(hay còn gọi là nhạc Pop thị trường) và nhạc nghệ thuật (bao gồm nhạc Pop cao cấp và nhạc cổ điển đương đại).
Có thể hình dung chúng như một
kim tự tháp, với cái đáy là nhạc thương mại và phần đỉnh là nhạc nghệ thuật.
Nhạc thương mại(NTM) mang tính đại trà và có phân khúc khán giả cực lớn, gần
như hầu hết các khán giả trẻ lẫn một phần trung niên. Trong khi nhạc nghệ
thuật(NNT) có phân khúc hẹp hơn, nó chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giới trẻ có học
thức cao và lớn hơn trong tầng lớp trung niên và có tuổi.
NTM mang tính tiêu dùng và
hưởng thụ vật chất, nó đơn thuần là giải trí và có tính hướng ngoại cho nhu cầu
giao lưu cộng đồng cũng như sự hòa nhập bầy đàn cho một phong cách sống đương
đại.
Đó là một sự đối lập mang tính
quy luật, nhưng là một sự đối lập không đối kháng nếu như xã hội tạo ra 2 bộ
mặt âm nhạc đối trọng một cách tương đồng lẫn hợp nhất như mô hình kim tự
tháp: có đáy để tạo nên đỉnh và có đỉnh để tạo nên chiều cao của đáy.
Ở nước ta cũng vậy. Tuy nhiên,
vấn đề của VN là trình chất lượng của cả 2 bộ mặt trên đều rất thấp, trũng và
quan trọng hơn sự đối trọng giữa chúng là một sự lệch cân quá mức hình dung. Có
thể thấy đó là một kim tự tháp biến dạng với phần đáy to bè trong khi phần đỉnh
thì không cao và có hình dạng góc tù. Nó giống như cái đĩa nông
úp ngược hơn là cái kim tự tháp!
Để dễ nhận biết cái kim tự tháp
của VN trũng như thế nào, chúng ta có thể so sánh với cái kim tự tháp của Hàn
Quốc.
Nói về NTM, Hàn sau gần một
thập niên sao y bản chánh nhạc Âu- Mỹ họ đã tạo ra được một phong cách K-pop
gây được ảnh hưởng tầm châu lục và thu hút cả một bộ phận khán giả các nước
ngoài Châu Á. Đây có lẽ là điều quá hiển nhiên và không cần phải kể ra thì ai
cũng biết. Cho dù đó là loại nhạc được coi như là nhạc tuần san hoặc bán nguyệt
san. Một cách gọi vừa là giễu nhưng vừa là chính thống cho phong cách nhạc của
K-pop đương đại,vì họ phải xem nhạc như những bản tin xã hội, phải mới và sốt
dẻo liên tục. Vì nhạc chỉ là cái cớ để trình diễn những phong cách hưởng thụ ,
mode và …vẻ đẹp trai, đẹp gái cùng sự hào nhoáng, ăn chơi ! Đỉnh cao chinh phục
của nó là hiện tượng Gangnam Style của Psy trong năm ngoái cho dù tại bản quốc Psy còn bị cho rằng chưa phải là đại diện đúng cho K-pop.
Trong khi đó,V-pop vẫn đang
loay hoay theo chân K-pop cách đây một thập niên, nghĩa là vẫn một thứ hàng chợ
rẻ tiền chứ chưa được là một thứ hàng chợ có thương hiệu và có tay nghề . Cũng
chỉ là phần đáy của nghệ thuật nhưng ở VN nó lại không được bằng phẳng mà lại
còn trũng một cách đáng lo, và nơi đó đọng lại khá nhiều rác rưởi không thể
quét đi đâu được.
Còn về NNT? Xứ kim chi không
chỉ có K-pop làm thế giới quan tâm mà họ còn buộc mọi người phải ngước nhìn lên
cái đỉnh của kim tự tháp hoặc gần gần quanh đó.
Vẫn ở lĩnh vực Pop, ngoài phong
cách pop đặc trưng girlsband và boysband như những búp bê nhân bản thì vẫn có
những nghệ sĩ pop độc lập và tài năng của một thang bậc có đẳng cấp hơn của
giải trí. Chẳng hạn như một Busker Busker đang theo đuổi một phong cách âm nhạc
khác hẳn một cách tài hoa và gây được tiếng vang ngoài biên giới như một thứ
K-pop có đầu óc hơn là chỉ có áo quần và nhan sắc cùng những thứ phụ kiện hướng
tiêu thụ vốn sẵn bấy lâu.
Ở lãnh vực đỉnh cao của âm nhạc
thì người Hàn cũng giới thiệu ra được toàn cầu những tinh hoa của âm nhạc cổ
điển đương đại. Ngoài những giải thưởng âm nhạc cổ điển lớn và uy tín của
thế giới gần đây, người ta còn biết đến thần đồng guitar Sungha Jung,
năm nay mới 17 tuổi nhưng đã gây bão trên youtube gần như Spy đã làm được. Và đã
được mời để trình diễn cùng các cây guitar bậc nhất thế giới. Hoặc như Kun Woo
Paik, một trong những pianist lừng danh hoàn cầu đương thời, luôn được mời trình
diễn trong các trung tâm âm nhạc lớn và hàng đầu thế giới hiện nay…
VN, ngoài một Đặng thái sơn
đoạt giải quốc tế Chopin cách đây gần 3 thập niên thì chưa lặp lại
được một thành quả âm nhạc bác học nào tương đương như vậy. Còn các nghệ sĩ
được liệt vào cái gọi là diva cũng như đang theo đuổi những phong cách pop
đương đại như world music thì cũng chỉ là hạng nhất ao làng mà thôi. Ở họ cũng
chỉ là một dạng theo chân, bắt chước, đôi chỗ còn là”cầm nhầm” của người khác.
Nhưng trên hết họ chưa có được phẩm chất mà như Kun Woo Paid nói trên đã phát
biểu: “Tài năng đó phải làm rung động được trái tim người nghe. Không gì
kéo được khán giả đến với mình ngoài việc dành cho họ những buổi trình diễn
tuyệt vời”(*)
Như vậy, Việt Nam không chỉ
phải đối phó với một mặt bằng nhạc thương mại thứ phẩm, theo đuôi và bắt chước
đã thành nếp mà còn nên xử lý cả nền nhạc cao cấp cũng đang mang căn bệnh tương
tự trước khi nghĩ đến một công chúng được trang bị một trình dân trí về âm nhạc
phổ thông (chứ chưa nói về một đẳng cấp nhạc hàn lâm). Hiện tại, thì người nghe
phải chấp nhận thứ nhạc thương mại nhiễm khuẩn và ít tử tế đồng thời phải nghe
loại nhạc cao cấp không sạch sẽ và non kém về phong cách sáng tạo.
=========================================
(*) Trích trong bài K.W.Paid trả
lời truyền thông Việt Nam.