Cùng với
xu hướng hội nhập, giao thoa văn hóa khu vực và thế giới, âm nhạc nước ngoài đã được Việt Nam đón nhận và học hỏi. Nhưng ở chiều ngược lại, liệu âm nhạc Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường ngoại quốc hay không thì vẫn đang là câu hỏi mà chính giới nghệ sĩ đang ấp ủ,
hoài bão và cố
gắng tìm kiếm đường đi cho riêng mình.
Gia nhập
thị
trường
thế
giới
không phải dễ
Không thể
phủ nhận nhiều giọng
ca Việt có chất lượng không hề
thua kém so với những ca sĩ nổi tiếng trong khu vực
như Trung Quốc, Philippines hay Hàn Quốc… thế nhưng,
sau những bước đi thử nghiệm, con đường
tiếp cận thị trường
âm nhạc quốc tế của
các ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam vẫn còn khá xa vời.
Quay lại
cách đây đúng một thập kỷ, hồi
đó, ca sĩ Hồng Hạnh được xem là người
tiên phong cho xu hướng hướng ngoại khi cô có album Hồng
Hạnh – First Memorial
Concert với nhiều tình khúc bất hủ gốc
Nhật, thể hiện bằng
Tiếng Việt được cô giới
thiệu đến người yêu nhạc
xứ sở Phù Tang. Mặc dù, không thành công, nhưng đó được xem là một
lần thử sức đầu
tiên đối với giọng hát Việt
ở một thị trường
đầy khó tính.
Sau đó, nhiều
dự án âm nhạc của những
nghệ sĩ tên tuổi khác như Mỹ Linh, Mỹ
Tâm, Hà Trần, Hồ Quỳnh Hương, Đức Tuấn,
Mỹ Tâm cũng liên tục được đầu
tư khá chất lượng với
mục đích chinh phục thị trường
ngoại quốc. Mỹ Linh nỗ
lực với 3 album Made In Vietnam, Chat
với Mozart, Coming to
America; Hà Trần với Đối Thoại
06; hay Đức Tuấn với album nhạc
kịch Music of the Night được phát hành ở Hong Kong và Canada…còn Mỹ Tâm là Vút Bay được phát hành tại Hàn Quốc.
Tuy những
sản phẩm âm nhạc của
các nghệ sĩ không tạo được tiếng
vang nào đáng kể trên các
thị trường được nhắm
tới, song ít nhất, nó cũng cho thấy sự mạnh
dạn, sáng tạo và một lối
mở cho những nghệ sĩ muốn
mang bản sắc của Việt
Nam đến với thế giới
Bên cạnh
đó, nhiều nhà sản xuất âm nhạc
cũng đã từng bước giới thiệu
và rao bán các album nhạc
Việt trên các trang bán
hàng qua mạng như Quốc Bảo
với album The Tales trên
Amazon hay nghệ sĩ
saxophone Trần Mạnh Tuấn với
Ru Rừng, Hạ Trắng, Body and Soul trên Amazon và Ebay.
Tuy những
sản phẩm âm nhạc của
các nghệ sĩ không tạo được tiếng
vang nào đáng kể trên các
thị trường được nhắm
tới, song ít nhất, nó cũng cho thấy sự mạnh
dạn, sáng tạo và một lối
mở cho những nghệ sĩ muốn
mang bản sắc của Việt
Nam đến với thế giới.
Để nhạc Việt có một
chỗ đứng trên thị trường thế
giới quả vẫn là vấn
đề nan giải. Câu hỏi quan trọng là âm nhạc Việt Nam nên chọn
gì để “xuất khẩu,” thị
trường nào là đầu ra cho các sản phẩm âm nhạc
Việt Nam? Rõ ràng, để được dù chỉ
là khu vực chấp nhận, âm nhạc
Việt tối thiểu phải
tìm được sự tương đồng
với thị trường điểm
đến, các chuẩn mực về
âm thanh, hình ảnh và
phong cách biểu diễn phải đạt
đến trình độ giải trí quốc
tế.
Ngoài một
chất giọng, các ca sĩ Việt Nam cần một
chiến lược từ khâu lựa
chọn sản phẩm, kỹ
thuật cho đến chiến dịch
quảng bá, mà điều này thì Việt Nam còn thua kém thế giới cả
một khoảng cách dài
Bên cạnh
đó, yếu tố khiến nhạc
Việt chưa được chú ý ở
thị trường nước ngoài là công tác quảng bá. Hiện
tại, nhiều nghệ sĩ Việt
Nam thâm nhập thị trường nước
ngoài mới chỉ thông qua các mối quan hệ cá nhân có được, mà chưa đủ năng lực
tài chính thực sự để đầu
tư đồng bộ và lâu dài. Chính ca sĩ Mỹ Linh từng
chia sẻ với báo chí trong nước không dễ để thâm nhập
thị trường nước ngoài nếu
như chỉ bắt đầu
bằng khát vọng và bản năng hát của
mình. Cô biết rằng, ngoài một chất giọng,
các ca sĩ Việt Nam cần một chiến
lược từ khâu lựa chọn
sản phẩm, kỹ thuật
cho đến chiến dịch quảng
bá, mà điều này thì Việt Nam còn thua kém thế giới cả
một khoảng cách dài. Ở nước ngoài, trong một
môi trường chuyên nghiệp, mỗi một
ca sĩ nổi tiếng đều có những
e kip phụ trợ xuất sắc,
họ có người quản lý chuyên nghiệp
và hoạch định đường hướng
phát triển lâu dài.
Hơn nữa, một điểm
cũng thật khó để nhạc Việt
chinh phục khán thính giả nước ngoài là vấn
đề ngôn ngữ. Bởi lẽ
dĩ nhiên, những người thưởng thức
vẫn còn xa lạ văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam, vậy
nên, những tour biểu diễn của
các ca sĩ Việt Nam ở nước ngoài vẫn
chỉ phục vụ cho cộng
đồng Việt Nam mà chưa thể vươn
ra tầm cỡ quốc tế.
Với những gì mà các ca sĩ Việt Nam đang nỗ lực “đem chuông đi đánh xứ người”
chẳng lẽ không thể đạt được
gì? Chắc chắn là có, nhưng câu hỏi chỉ là nên như
thế nào mà thôi.
Những
tín hiệu
đầu
tiên
Theo nhiều
nhà phân tích âm nhạc thì
điều mà Việt Nam nên tập trung đến là nhân rộng âm hưởng dân gian Việt
Nam – là những gì mang đậm bản sắc
dân tộc, riêng có chỉ của Việt
Nam, rồi kết hợp những
trào lưu âm nhạc quốc tế
với âm hưởng dân gian, để hiện đại
hóa dòng nhạc Việt, tạo nên một
sức sống mới khi chuyển
ngữ cho dòng nhạc tân thời.
Hơn thế nữa, sự
hợp tác giữa ca sĩ Việt với ca sĩ bản
địa, lấn sân làm vừa lòng thị hiếu người
nghe trong nước như cách làm của Thanh Bùi với ca sĩ Tata Young của Thái Lan qua đĩa hát Tình Về Nơi Đâu cũng được
đánh giá là đầy triển vọng.
Ngoài ra, những
nỗ lực liên kết với các trang mạng
xã hội, đưa tên tuổi mình tiếp cận nhanh hơn
đến khán thính giả nước bạn
như cách làm của Mỹ Tâm khi trở
thành đối tác chính thức của Youtube cũng được
giới phê bình nhìn nhận rất tích cực.
Gần
đây nhất, nhạc sĩ Hồng Thuận
đã được một công ty kinh doanh âm nhạc lớn của
Hàn Quốc đề nghị hợp
tác chung để sáng tác các
nhạc phẩm cho phía Hàn Quốc, đây có thể coi là một tín hiệu mừng vì nhạc
Việt đã được bạn bè khu vực
quan tâm. Chia sẻ suy
nghĩ về xu hướng xuất khẩu
nhạc Việt, nhạc sĩ Hồng
Thuận cho biết quan điểm của anh:
Xu hướng
này là tất yếu và đây là điều sớm muộn
sẽ xảy ra, chúng ta không thể chỉ mãi hoạt
động trong môi trường Việt Nam được,
một ngày nào đó chúng ta
phải phát triển, phải đưa
âm nhạc của chúng ta ra khỏi phạm vi Việt
Nam và hướng tới quốc tế.
Thuận là một trong những người đầu
tiên đưa âm nhạc của mình đến
thị trường Hàn Quốc, trước đây ở
Việt Nam đã có rất nhiều cách để
ca sĩ mở rộng thị trường
qua Mỹ hay qua các nước Châu Âu, hoặc là những nước
láng giềng Việt Nam như Thái Lan, Campuchia.
Tuy nhiên, xu hướng
này, Thuận cảm thấy rất
hay và đó là điều cần thiết cho những
người trẻ như Thuận
với những khát khao, hoài bão của mình muốn làm một điều
gì đó lớn hơn nữa và hi vọng
Thuận là một trong những người tiên phong cùng với các anh em nghệ
sĩ trẻ sẽ làm được một
điều gì đó. Để khi người ta nghe đến
2 chữ Việt Nam, người ta thấy tự hào và thán phục,
người ta biết đến một
nền âm nhạc mới là âm nhạc
Việt Nam.
Công bằng
đánh giá, mơ ước của những
ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam chạm tay đến công chúng nước
ngoài còn quá xa vời, nhưng dù sao, với những cố
gắng của hàng loạt những ca sĩ trong thời
gian gần đây cũng là những tín hiệu đáng mừng, qua những cọ sát, thua thiệt
để nhạc trẻ Việt
trưởng thành và tiến xa hơn nữa.
Cũng hi vọng cho mơ ước của
nhạc sĩ Hồng Thuận là người
thưởng ngoạn của thế
giới và khu vực sẽ tự
hào và thán phục, biết đến một
nền âm nhạc của Việt
Nam trong tương lai không
xa.
Theo rfa.org