31.10.13

Tân nhạc xưa, tân nhạc nay và tâm hồn nghệ sĩ


Tại sao lại phân biệt xưa và nay cũng chỉ một danh từ tân nhạc?


Việt nam bắt đầu có nền tân nhạc kể từ cột mốc năm 1938 với bài “Một kiếp hoa” của Nguyễn Văn Tuyên. Tân nhạc là khái niệm chỉ một loại âm nhạc cải cách từ một nền âm nhạc truyền thống và truyền khẩu trước đây của VN nay đã được làm theo hệ thống nhạc học phương Tây. Từ đó lịch sử âm nhạc VN chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đó là nền tân nhạc xưa, nay cũng gần 80 năm. Từ cái nôi này đã trưởng thành nên và để lại rất nhiều những danh tài và tác phẩm về âm nhạc cho nước ta [ Dĩ nhiên chủ yếu là ca khúc mà thôi]. Được xem như những đóng góp to lớn và thật sự là một gia tài vĩ đại của nhạc Việt sau này.

Sao trên bầu trời đêm

1. Quá trình tích tụ của bóng đêm

Theo quy luật, nền âm nhạc của một quốc gia chuyển biến từ tình trạng cách ly sang xu hướng lựa chọn, sau đó hướng tới tính chất tổng hợp, cộng tồn, đan xen giữa yếu tố ngoại lai và duy trì, phát triển những đặc điểm truyền thống. Bước vào nền kinh tế thị trường với đặc điểm nhiều rủi ro, đời sống văn hóa, xã hội đất nước không tránh khỏi tổn thất về mặt tinh thần. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa đã thoát khỏi tình trạng bình quân chủ nghĩa, kéo theo tính chất phân tầng ngày một rõ rệt. Ðồng tiền nhanh chóng ngự trị, đóng một tiếng nói nhất định trong nhiều hoạt động văn hóa.

Khi đời sống kinh tế chuyển biến mạnh mẽ kéo theo một bộ phận diễn viên, ca sĩ hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. Các đoàn nghệ thuật không còn là nơi duy nhất cung ứng sản phẩm. Thay vào đó, nhiều ca sĩ tự khẳng định vị trí hay đẳng cấp của mình qua các danh hiệu giống như “thương hiệu” trong hoạt động thương mại, như ca sĩ triển vọng, tài năng trẻ, ngôi sao, Nữ hoàng nhạc Pop, siêu sao, Diva, Idol… Những từ ngữ này trôi nổi ngoài thị trường, len lỏi vào thói quen hưởng thụ nghệ thuật của tầng lớp đại chúng. Họ ngày càng quan tâm nhiều tới những chương trình có sự xuất hiện của các ca sĩ mà bản thân ngưỡng mộ, tôn sùng thành Sao.

Không được “làm giàu trên lưng” trẻ em (!)



                                   
Bước ra từ những cuộc thi tìm kiếm tài năng nhí các em đã rơi vào tầm ngắm của những ông bầu, chạy sô kiếm tiền dù đang tuổi ăn, tuổi học. Nhưng suy cho cùng thì đáng trách là người lớn, cụ thể là các phương tiện truyền thông đã tung hô các em quá đà, các công ty tổ chức sự kiện đang “làm giàu trên lưng” các em!

Vài năm gần đây, các cuộc thi tìm kiếm tài năng nhí đang nở rộ theo cùng với trào lưu của các chương trình truyền hình thực tế khác. Có thể điểm qua các sân chơi dành cho các em nhỏ đang được chú ý nhất hiện nay như: “Tìm kiếm tài năng Việt Nam - Vietnams got talent”, “Giọng hát Việt nhí - The Voice Kids”, “Đồ-rê-mí”… Từ các cuộc thi này, ngày càng nhiều “ngôi sao” nhí xuất hiện mỗi năm, với rất nhiều ồn ào, thị phi.

30.10.13

Những “cái chết” được báo trước của nhạc Việt


-Thằn lằn ăn đuôi

Một đất nước mê ca hát như VN nên chi nhiều game show về ca sĩ rầm rộ cập bến nước ta là điều phải chăng là dễ hiểu? Đến thời điểm này chính thức có thể nói trên thế giới có bao nhiêu cuộc thi hát thì VN hầu như đã có đủ. Điều này đáng mừng hay nên lo?

Mê ca hát không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với hát hay. Và với VN có khi là tỷ lệ nghịch! Thực tế nước ta đâu phải là một cường quốc về âm nhạc và càng là một tiểu quốc về nhạc Pop. Những Tiếng hát truyền hình rồi Sao Mai của nội địa cho đến Idol, The Voice…của nước ngoài chỉ được mấy mùa đầu rùm beng  thiên hạ rồi từ từ nhạt dần như nước ốc vì càng ngày các quán quân và á quân của nó càng hát kém, càng nhân bản và cho nên càng nhàm. Người ta cải thiện tình hình bằng cách mua thêm chương trình mới như The X-Factor mới đây cũng chỉ là chữa cháy tạm thời vì bản chất vấn đề nó nằm ở chỗ khác: bột nghèo nàn thì làm gì đủ hồ chất lượng để trét cho đầy các gameshow kia! 

Nhạc sĩ Đức Huy “bắt bệnh” nhạc Việt: Bơ trộn mắm tôm không thể là… món mới!


                                                            Nhạc sỹ Đức Huy. Ảnh: TL

"Nhạc trẻ thực sự là thảm họa bởi vì các bạn trẻ cứ nhắm mắt học theo người ta, pha trộn đủ màu, đủ mùi, đủ vị, kiểu như trộn bơ với mắm tôm, rồi hồn nhiên giới thiệu với công chúng rằng đó là món mới...", nhạc sỹ Đức Huy nói.

Phải truyền cảm hứng  tới người nghe
Thưa nhạc sĩ Đức Huy, vì sao hiện nay nhạc xưa lại "lấn át" nhạc trẻ?

- Thời bây giờ, nếp sống vội vã trôi đi quá nhanh. Sau những cuốn trôi đó, đến một lúc tách được khỏi tâm xoáy, tâm hồn con người ta sẽ lắng lại như một chu kỳ cần thiết. Có phải vì thế mà người ta thích sự trữ tình và chiều sâu của các nhạc phẩm bất hủ chăng?

29.10.13

Hư danh và tự sướng


Chuộng hư danh là triệu chứng của bệnh thành tích. Và hư danh lại đẻ ra  cái tật tự sướng. Căn bệnh và tật này là đặc trưng của người Việt .Vì là đặc trưng nên nó mặt khắp mọi nơi. Trong nhạc Việt nó càng sống khỏe.

Mới đây cơn sốt hư danh lại có dịp tự sướng khi Mỹ Tâm được chọn  đại diện cho Đông Nam Á tham dự MTV EMA, rồi tiếp đó là đề cử  Nữ ca sĩ xuất sắc nhất thế giới. Những thành tích thoáng nghe qua tưởng là đẳng cấp, là đỉnh cao chuyên môn mà nhạc Việt đang cận kề. Nhưng nếu nắm được bản chất của hai sự kiện trên thì người hiểu biết sẽ thấy nó chưa phải là một thực chất hay thực tài nào để mà ảo tưởng rằng nhạc Việt đang tiếp cận một đẳng cấp cao.

27.10.13

Việt-Nam - Trung-Hoa (Vietnam-China) - Đỗ Nhuận (1964?)


Việt Nam Trung-Hoa,

Vietnam China,

Núi liền núi, sông liền sông,

Joined by mountains, joined by rivers,

Chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sớm như rạng đông.

Sharing an Eastern sea, a friendship, early like the dawn.

26.10.13

YouTube chuẩn bị 'bán' nhạc: Tham vọng lớn vẫn còn che giấu


Thông tin này nếu xảy ra thì sẽ tạo nên sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới.

Lĩnh vực nhạc số đầy cạnh tranh sẽ trở nên thách thức hơn với sự góp mặt của một trong những thế lực internet mạnh nhất: YouTube.

Hơn 200.000 đồng cho dịch vụ nghe nhạc cao cấp

Billboard cho biết cuối năm nay, YouTube sẽ ra mắt dịch vụ âm nhạc trực tuyến trả tiền để cạnh tranh với Spotify và các kênh khác. Dịch vụ chủ yếu được cung cấp qua điện thoại di động, phí vào khoảng 10 USD (hơn 200.000 đồng) một tháng.

Lại thi hát…


Nghe có vẻ uể oải, mà sao không oải cho được khi nhìn hàng nghìn bạn trẻ háo hức giữa trời nắng tìm kiếm cơ hội trở thành thần tượng trong khi một show truyền hình thực tế thi hát đình đám khác đang bị chê là ngày một nhạt, mà cũng không phải ở lỗi của chính nó, rồi một cuộc thi có thâm niên hơn hai chục năm đang khởi động cùng lúc với một format mới bắt đầu được triển khai…

Chuyện có đủ tài năng cho các cuộc thi hay không giờ không còn là vấn đề ưu tiên đặt ra nữa vì kể từ ngày có cuộc xâm lăng của truyền hình thực tế vào lãnh địa trước nay vốn tưởng chỉ đặc quyền dành cho các tài năng thi thố, để biến mỗi buổi thi thành một tập phim truyền hình đủ mọi tình tiết lâm ly.

25.10.13

Tôi thích nhạc vàng hơn nhạc K- pop hiện nay



Nhiều người gọi Philippe Bouler là “ông festival” bởi ông từng làm đạo diễn, giám đốc nghệ thuật, cố vấn, tham gia tổ chức... hơn 50 festival trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là vai trò giám đốc nghệ thuật Festival Huế từ năm 2000 đến năm 2012.
Philippe đến Việt Nam từ đầu những năm 1980 và đã tham gia đóng góp cho Việt Nam bằng rất nhiều chương trình văn hóa, trong đó nổi bật nhất là vai trò giám đốc nghệ thuật Festival Huế từ năm 2000 đến năm 2012.


 Kỷ niệm với Trịnh Công Sơn

- Là người gắn bó nhiều năm với văn hóa và âm nhạc Việt Nam, vậy điều gì gây ấn tượng nhất cho ông, thể loại nào là gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất? Ông có thể gọi tên cảm xúc ấy?

Mitsuko Uchida: Chậm mới tốt


                                           

Nữ nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng thế giới Mitsuko Uchida cho rằng các nghệ sỹ trẻ cần có thời gian để phát triển, bởi mọi việc trong đời, theo bà, đều nên diễn tiến chậm rãi.

Mitsuko Uchida dường như không dễ dàng bằng lòng. Những tiêu chuẩn khắt khe của bà được áp dụng với mọi thứ từ lối chơi đàn, vốn đã được kính trọng trên toàn thế giới. Bà cũng dành một gam màu tối trong ngôn ngữ khi nói về những nghệ sỹ trẻ đang phải xoay xở để xây dựng sự nghiệp trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, và theo cái nhìn của bà, họ đang tập trung thái quá vào những cái lợi trước mắt hơn là hoàn thiện phẩm chất nghệ thuật lâu bền.

24.10.13

Xu hướng "Hướng Ngoại" của nhạc Việt



Cùng vi xu hướng hi nhp, giao thoa văn hóa khu vc và thế gii, âm nhc nước ngoài đã được Vit Nam đón nhn và hc hi. Nhưng chiu ngược li, liu âm nhc Vit Nam có th thâm nhp vào th trường ngoi quc hay không thì vn đang là câu hi mà chính gii ngh sĩ đang p , hoài bão và c gng tìm kiếm đường đi cho riêng mình.


Gia nhp th trường thế gii không phi d

Không th ph nhn nhiu ging ca Vit có cht lượng không h thua kém so vi nhng ca sĩ ni tiếng trong khu vc như Trung Quc, Philippines hay Hàn Quc… thế nhưng, sau nhng bước đi th nghim, con đường tiếp cn th trường âm nhc quc tế ca các ca sĩ, nhc sĩ Vit Nam vn còn khá xa vi.

Quay li cách đây đúng mt thp k, hi đó, ca sĩ Hng Hnh được xem là người tiên phong cho xu hướng hướng ngoi khi cô có album Hng Hnh – First Memorial Concert vi nhiu tình khúc bt h gc Nht, th hin bng Tiếng Vit được cô gii thiu đến người yêu nhc x s Phù Tang. Mc dù, không thành công, nhưng đó được xem là mt ln th sc đu tiên đi vi ging hát Vit mt th trường đy khó tính.

Về ca khúc Dòng Đời (My Way)



Đây là mt trong nhng ca khúc ni tiếng nht ca âm nhc M do ca s lng danh Frank Sinatra ph biến năm 1969.

Nguyên bài hát này là do ca s Pháp Claude François sáng tác năm 1967 vi tên gi : «Comme d’habitude». Cũng năm y trong mt chuyến đi ngh hè ti min nam nước Pháp, ca s người Canada Paul Anka đã ngthe được bài này và rt thích giai điu. Ông bay ngay v Paris đ mua li bn quyn. V New-York, Paul Anka sa đi chút đnh phn nhc nhưng đi hn li ca đ có phiên bn tiếng Anh rt ph biến mà chúng ta được biết ngày nay. Viết xong Paul Anka đin thoi ngay cho Frank Sinatra đang Las Vagas: “Tôi thy tôi không phi là người hp vi bài này, tôi s dành cho Frank ch không ai khác” Thế là Frank Sinatra ghi âm ngay cui năm 1968 và xut bn ngay đu năm 1969 vi album đc din tên gi tương t. Album đã được thính gi khp thế gii đón nhn rt nng nhit, và “My way” đã tr thành mt trong nhng ca khúc quc tế được ưa chung nht, đt k lc hiếm có là nm trong top 40 lâu nht trong lch s âm nhc.

Một gameshow vĩ đại!?


Trò chơi thì phải có “chiêu trò”

Game show là trò chơi thực tế, sản phẩm thương mại của truyền hình.

Một định nghĩa ngắn đó đủ nói lên một điều là lâu nay chúng ta “phát bực” với nó là hơi…vô lối! Bởi vì chúng ta hay phê là nó có kịch bản, là dàn dựng, là cố tình tạo scandal để câu view…Rồi những sản phẩm của nó- là những giọng ca chẳng hạn- thì ít giá trị…

Bình tĩnh lại xem nào. Chẳng phải những người sáng lập ra những game show đã ấp ủ chỉ một điều tối thượng: làm trò mua vui và lấy tiền bỏ túi. Còn những chuyện khác như: tìm tài năng, nâng cao thị hiếu nghệ thuật ư? Chỉ là hình thức như những phong bì đẹp để nhét tiền vào đó cho nó lịch sự và tế nhị thôi. Nếu có xuất hiện tài năng thật thì càng tốt, càng tăng thêm uy tín và sự tử tế.Còn không thì thôi. Chờ lần khác, thế nào cũng có lần”chó ngáp phải ruồi” thôi. Quan trọng và sinh tử là có câu view nhiều không và từ đó có hút tiền quảng cáo khủng không.

Cuối năm bội thực liveshow ca nhạc


Cuối năm, càng nhiều liveshow tổ chức thì khán giả càng vắng bởi các liveshow không có gì mới mẻ. Ca sĩ thì cắn răng làm show dù biết sẽ ôm lỗ.

Cho đến thời điểm này, tháng 11 và 12 nhộp nhịp liveshow đã lên kế hoạch, công bố thực hiện từ ca sĩ hải ngoại đến ca sĩ trong nước.

Nghệ sĩ cắn răng bỏ tiền

Gần nhất là liveshow “Mùa thu của Phương “của ca sĩ Thu Phương (tối 20-10 tại TP.HCM và tối 22-10 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội). Trong tháng 11, ca sĩ hải ngoại Chế Linh mong muốn tổ chức một chương trình biểu diễn xuyên Việt với điểm diễn đầu tiên tại Nhà thi đấu TP Hải Dương (2-11) và sau đó nam ca sĩ sẽ tiếp tục chương trình tại Hà Nội và một số tỉnh, thành khác trong cả nước. Ca sĩ hải ngoại Bằng Kiều lấy chủ đề Liveshow Bằng Kiều Impression in Viet Nam 2013 cho liveshow tại Hà Nội (2-11) và tại TP Hạ Long, Quảng Ninh (5-11). Bên cạnh hai ca sĩ này là liveshow kỷ niệm 20 năm ca hát của hai chị em ca sĩ Cẩm Ly - Minh Tuyết với chủ đề quen thuộc Tự tình quê hương (diễn ra vào tối 1 và 2-11 tại Nhà hát Hòa Bình).

Tính dân tộc trong âm nhạc Phạm Duy & tình bạn Duy - Khê



Đây là tác phẩm mới nhất của GS - nhạc sĩ Trần Văn Khê do NXB Thời Đại ấn hành.

Mở đầu tập sách này tác giả cho biết: “Với Phạm Duy, tôi có một tình thương yêu đặc biệt, thắm thiết chẳng kém anh em ruột thịt. Nhưng hai anh em chúng tôi, dầu đứng trên một lãnh vực âm nhạc Việt, nhưng mỗi người theo một hướng đi đặc biệt cho riêng mình và có những sinh hoạt khác hẳn nhau. Tôi gởi cả óc tim mình cho âm nhạc truyền thống, còn Duy đắm say và thật có duyên với nền tân nhạc của Việt Nam ở mỗi thời kỳ”.



Cả hai cùng sinh năm 1921. Từ tình bạn thắm thiết, GS Trần Văn Khê đã dành nhiều tâm huyết viết tập sách này, trong đó có nhiều chi tiết thú vị. Tác giả kể, có lần Phạm Duy nói với Trần Văn Khê: “Cậu học về âm nhạc dân tộc là để trở thành chuyên gia về môn này, còn tớ chỉ học để biết trong dân gian có những cách nào làm cho thang âm ngũ cung phong phú hơn và những giai điệu sáng tác trên hệ thống ngũ cung, tiền ngũ cung có phong phú đa dạng hơn, không bị nhàm chán mà không đi theo phương pháp của Âu Tây”.

23.10.13

Lại bàn về nhạc ngoại lời Việt

               Nam Lộc- một trong những người mở đầu cho việc Việt hóa nhạc Pop nước ngoài.

Gần đây, bên cạnh trào lưu quay về dĩ vãng bằng các bài nhạc xưa là một khuynh hướng làm sống lại phương thức Việt hóa những bài hát nước ngoài, nghĩa là chuyển soạn lời Việt cho nó. Cần nhớ lại sự ra đời tân nhạc cũng bắt đầu bằng việc làm như trên.

Trước năm 75, ở miền Nam có rất nhiều bài hát nước ngoài chuyển soạn lời Việt rất thành công. Chúng đã được Việt hóa một cách trơn tru và tự nhiên mà cho đến tận bây giờ các tác phẩm đó vẫn còn sức sống mãnh liệt và không ai dám nghĩ là sẽ đặt lời lại những kiệt tác đó để có thành công tương tự.

Có thể kể đến 2 ông vua soạn lời Việt còn trong tâm trí tôi rõ nhất là Phạm Duy và Nam Lộc(Tất nhiên là còn một số tác giả thành công nữa). Ví dụ, đây là một danh sách nhạc ngoại lời Việt của Nam Lộc mà thuở đi học tôi còn chép cẩn thận trên những trang giấy tái sinh kẻ ô rẻ tiền:

Bản chính và bản"phô"

Nhạc Việt giỏi bắt chước, photocopy khá nhanh và cập nhật học hỏi, tương thích với nhạc thế giới cũng mau. Nhưng xem ra đó là những bản phó hơi...phô. Chỉ giỏi sao chép cái "Tật" mà không cóp được cái "Tài"

-Diva ngoại hát với kỹ thuật cao và chuẩn nhưng có hồn và độ chín của thông minh nghệ sĩ , những cú "phăng" kỳ quái nhưng hợp lý và sáng tạo.

22.10.13

"Còn chút gì để nhớ" được phổ nhạc và hát lần đầu tiên tại Pleiku như thế nào?


Khoảng năm 1970, tôi bị bắt quân dịch, rồi làm lính kiểng. Lo lót để được ở lại thị xã, công việc chủ yếu của tôi là… chơi nhạc. Pleiku hồi ấy được mệnh danh là thị xã của lính, thị xã của binh khí, xe pháo. Lính tráng có lúc nhiều gấp ba lần dân Pleiku.

Nhưng công bằng mà nói, Pleiku cũng là nơi có rất nhiều quán xá, câu lạc bộ gắn liền với âm nhạc. Tôi còn nhớ, hồi đó một số quán cà phê ở Pleiku vẫn thường tổ chức những đêm thơ, nhạc một cách khá bài bản, ví như quán Văn, Tay Trái,… Pleiku ngày ấy cũng còn là nơi lui tới khá thường xuyên của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, một số người trong đó, còn sống và sáng tác cho đến tận bây giờ.

Người thầy trong nghề nhạc


Phàm đã là con người sống trên cõi đời này ai ai cũng phải có thầy có giáo - có sư có đạo, nhỏ học chữ - lớn học nghề.


Nhỏ thời câu chữ làm đầu

Lớn thời bút mực mai sau rỡ ràng

Ví bằng không đỗ bảng vàng

Học nghề học nghiệp an nhàn tương lai

Những câu tục ngữ như “không thầy đố mầy làm nên” hay “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy)  đã ăn sâu vào máu huyết của các bậc trưởng thượng từ rất lâu rồi, bởi “muốn cho hay chữ phải yêu mến thầy” mà!  Và cứ thế, nền văn hóa tôn sư trọng đạo ấy đã sừng sững trong lòng tất cả mọi người trên mảnh đất cong hình chữ S này từ nghìn xưa đến nay. Và không ít những tấm gương sáng về tình thầy trò, nghĩa sư đệ trong các điển cố - điển tích ngày xưa.

VÀI “NHÁT MỔ” HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM (HNSVN)


HNSVN như tên gọi của nó và như điều lệ Hội đã viết: “Hội NSVN là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của những nhạc sĩ sáng tác, những nhà nhiên cứu, lý luận phê bình và những nghệ sĩ biểu diễn có uy tín cao trong giới âm nhạc chuyên nghiệp và trong cả nước”- thì có thể thấy rằng nó là nơi tập trung tinh hoa âm nhạc của cả nước, nơi hội tụ của những tài năng sáng tác của nhạc Việt, cũng như là lý luận phê bình.

Thế nhưng, trong thực tế khoảng một thập niên trở lại đây, nhiều vấn đề thị phi cũng như đánh giá thấp về Hội từ từ nảy sinh trong các hội viên rồi dần lan tỏa ra cả xã hội, và người ta đặt dấu hỏi có thật nó là nơi hội tụ tinh hoa nhạc Việt hay không, nó có liên đới gì trong sự suy thoái của nhạc Việt gần đây hay chăng?

Thử mổ xẻ ngắn gọn vài nhát về mặt tổng quan để tìm hướng cho những câu hỏi”cần lời giải thích trên”

Đánh giá một số album đã nghe của năm 2013. [phần 1]



The Haxan Cloak – Excavation [8/10] [Hay nhất trong năm] : chẳng lẽ không có cái nào đẹp hơn trong năm nay à :’(

They Might Be Giants – Nanobots [4/10] [Thất vọng lớn trong năm] : các bác đã không còn phong độ TT__TT

Primal Scream – More Light [6,5/10] : các thím đã trở lại và tiến bộ hơn :@ mà hình hơi nhại Screamadelica ở track cuối =))))

Kanye West – Yeezus [6/10] : hềnh như Kanye càng ngày càng bựa :v bùm bùm bùm bùm bùm bùm bùm gọt gọt gọt

My Bloody Valentine – mbv [5,5/10] : chật chật chật .___. tại sao lại thế này

Disclosure – Settle [6,5/10] : ngon :3 giải trí tốt :3 production cũng tốt :3

Foxygen – We Are the 21st Century Ambassadors of Peace & Magic [6/10] : giải trí tốt :3 nói chung là hàng psychedelic cổ đại hơn mới mới :v

21.10.13

'Phù thủy âm nhạc' một tay duy nhất trên thế giới


Mất một tay sau một tai nạn khủng khiếp, chàng trai này vẫn có thể biểu diễn cho hàng ngàn quán bar và câu lạc bộ trên khắp thế giới.

Cơn ác mộng tưởng chừng sẽ mãi mãi kết thúc giấc mơ đẹp của Matt nhưng ngược lại, nó chỉ làm tăng quyết tâm của anh ấy. Anh đã trở thành DJ chuyên nghiệp một tay duy nhất trên thế giới

Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp vào năm 14 tuổi, Matt Howes đã làm việc không mệt mỏi để trở thành một DJ chuyên nghiệp.

Thật không may, vào năm 2011, khi đang là DJ của một câu lạc bộ đêm ở Malia (Hy Lạp), một tai nạn xe máy đã làm anh mất đi cánh tay. Những tưởng sự nghiệp của Matt sẽ kết thúc nhưng ngược lại, nó càng khiến anh quyết tâm nhiều hơn để đi đến thành công.


Các nhân viên y tế nói rằng nếu được đưa đến trễ thêm 2 phút, Matt có thể đã tử vong. Tuy nhiên, sau cơn “thập tử nhất sinh”, anh đã dần hoàn thành giấc mơ trở thành DJ chuyên nghiệp của mình

Vin vào công chúng, nhạc Việt tuột dốc?


Để có một công chúng cao cấp trong thưởng thức âm nhạc, phải thay đổi nhiều thứ, trong đó có giáo dục (ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Vụ việc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét về các ca sĩ đương thời chưa tạm lắng, dư luận tiếp tục bùng lên cuộc cãi vã dữ dội với nhạc sĩ Quốc Trung và Huy Tuấn vì những phát ngôn không hay của họ về nhạc sến. Hai cuộc cãi vã này khiến cho nhiều người giật mình khi nó vô tình phản ánh một nền nhạc Việt đang loạn chuẩn. Vậy công chúng Việt đang thưởng thức, nói chính xác hơn là đang "nghe nhạc" như thế nào? Xu hướng chọn nhạc của họ là gì?


Công chúng Việt chọn nhạc để nghe hoàn toàn theo cảm tính. Cái gì lặp đi lặp lại nhiều lần, lải nhải bên tai cả ngày hoặc làm họ "nổi da gà" thì nghe và khen hay. NSƯT Tạ Minh Tâm cho rằng: "Chỉ cần nghe tiết tấu âm thanh, những điệu bộ thời trang thật là hào nhoáng sôi động trên sân khấu để người ta quên đi mệt nhọc thường ngày, người ta chẳng cần suy nghĩ gì hết, thế là đủ". Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi giới trẻ "như điên, như dại" nhún nhảy theo các nhóm nhạc Hàn Quốc mà đại đa số họ không hiểu các thần tượng của mình đang hát gì vì một chữ Hàn bẻ đôi cũng không biết.

Danh ca Thái Thanh và “chuyện ba người”


Có lần, trong một cuộc phỏng vấn của giới truyền thông hải ngoại, một nhà báo đã hỏi Thái Thanh có hay không mối tình giữa bà và nhà văn Mai Thảo, Thái Thanh đã trả lời: “Có liên hệ tình cảm khi tôi còn ở với chồng và dù bỏ chồng rồi thì anh Mai Thảo vẫn quý tôi đến cái độ tôi muốn thế nào anh ấy chiều như thế. Nhưng mà tôi cổ lỗ sĩ lắm các ông ạ. Hễ không có cưới là không có ăn ở với nhau”.


Theo cách nói của Thái Thanh thì chuyện họ có một thời yêu nhau là sự thật. Và Thái Thanh sẵn sàng sống phần đời còn lại với Mai Thảo sau một đám cưới, nhưng hình như Mai Thảo đã tránh né. Ông ta chỉ muốn sống như đã từng sống với vài người phụ nữ khác.

Cả ba người – Thái Thanh, Lê Quỳnh và Mai Thảo đều là những nhân vật nổi tiếng thuộc loại hàng đầu trong lãnh vực văn học – nghệ thuật tại miền Nam trước năm 1975. Thái Thanh được mệnh danh là “tiếng hát vượt thời gian”. Giọng hát sang trọng và điêu luyện của bà được xếp trên cả Lệ Thu, Khánh Ly một bậc.

Âm nhạc từ đầu năm 2013 đến tháng 6 năm 2013


                                                         

Nhạc thì không cập nhật nhiều lắm nhưng không viết gì trên đây cũng ngứa. Năm nay nhạc mới có nhạc cũ có, nhạc hay có, nhạc dở có. Dở thì chiếm số đông theo những gì tôi đã nghe. MBV gì gì đó đó, thất bại thảm hại và bị tâng bốc quá mức đấy. 5,5/10 sẽ là số điểm tôi đưa ra, ném đá đê. Có thể là do sợ sự thất vọng tràn trề sau vài chục năm chờ album mới thì fan đã tự lừa dối mình . Cái Imagine Dragons gì gì đó nữa, nổi tiếng được cũng gọi là hay với độ cổ lộ và lặp lại trong nhạc. Bác David Bowie thì trở lại với 1 album bao gồm những bản nhạc không nhẹ cũng chả mạnh nhưng lại rất là có bản chất như dance pop nửa mùa mang tên rock.

Nhạc Việt "quên" trẻ em?


Thời gian qua, một số cuộc thi, chương trình về âm nhạc trên danh nghĩa là dành cho thiếu nhi nhưng các ca khúc được trình bày lại là của người lớn. Việc ngày một khan hiếm các ca khúc dành cho trẻ nhỏ đã cho thấy một thực trạng đáng buồn của âm nhạc Việt Nam.

Áo quá khổ người

Không phải đến lúc chương trình Giọng hát Việt nhí kết thúc, công chúng mới thảng thốt nhận ra: nhạc Việt đang thiếu trầm trọng các ca khúc dành cho thiếu nhi.

Một chương trình diễn ra trong một thời gian dài, trải qua 4 - 5 vòng thi nhưng ban tổ chức phải chấp nhận cho thí sinh "dùng tạm" các ca khúc người lớn thì quả là tình trạng đã đến lúc báo động.

Đêm chung kết chương trình Giọng hát Việt nhí, khán giả xem đài tròn mắt khi nghe Nguyễn Quang Anh thể hiện hai ca khúc Đá trông chồng, Quê nhà...

Sau Quang Anh, "chị Bảy" Phương Mỹ Chi một lần nữa gửi tới khán giả những làn điệu dân ca Nam bộ với Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang. Sau đêm chung kết hai ngày, chính tác giả của Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, đã không ngăn được ta thán.

20.10.13

Vài suy nghĩ về Trịnh Công Sơn



Tôi rất thích âm nhạc và thơ ca. Mặc dầu sanh sau đẻ muộn nhưng đối với những giòng nhạc Việt Nam thế hệ trước, tôi đã thích nhạc của nhiều người từ Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Trầm Tử Thiêng, Văn Phụng cho đến Ngô Thuỵ Miên, Từ Công Phụng, Lam Phương, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, v.v. Nhưng càng lớn và được học một ít về âm nhạc thì suy nghĩ của tôi khác đi từ từ. Tôi nhận thấy nhạc của một số người trở nên giá trị hơn, càng nghe càng thấy hay. Một số vẫn hay như cũ. Một số khác không còn được như tôi đã từng nghĩ, càng nghe càng thấy bớt hay. Nhạc của Trịnh Công Sơn tiếc thay, đối với cá nhân tôi, đã lọt vào nhóm thứ ba. Nhạc TCS hay, nhưng theo tôi cái “hay” và sự nổi tiếng của ông như được ca ngợi lâu nay là quá mức, và tôi sẽ giải thích ý kiến đó qua việc phân tích một vài khía cạnh trong âm nhạc của ông nhấn mạnh đến sự giới hạn trong ý tưởng.

Nhạc Trịnh Công Sơn có cái hay riêng. Sự phổ biến nhạc của ông và số lượng người yêu nhạc to lớn đã nói lên điều đó. Và âm nhạc của ông có ảnh hưởng không nhỏ trong văn hoá Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó tôi tin rằng cái “hay” hoặc sự phổ biến nhạc TCS một phần đạt được là vì lý do chính trị, vì người nghe có những điểm chung với ông nên dễ thông cảm và không khách quan, và quan trọng nhất là vì sự thưởng thức quá dễ dãi của chúng ta.

19.10.13

NHỮNG TUYÊN BỐ…NGỐ?!


Xin bắc cầu từ câu tuyên bố của một đạo diễn điện ảnh Việt Nam vì nó như một mẫu số chung trong âm nhạc vậy. Ông này khi bị một khán giả chê phim mình không hay thì rất tự tin bào chữa, đại ý: Rất tiếc là người khác không thấy cái hay của phim tôi. Rồi sau đó hùng hồn dẫn chứng: Rất nhiều phim hay vẫn bị chê đó thôi. Những phim đoạt giải Oscar vẫn bị chê!

Thưa ông đạo diễn, đúng là phim Oscar vẫn có người chê và khi ra rạp nhiều khi lại chợ chiều hơn cả mấy phim ruồi bu. Trong nghệ thuật nó tréo ngoe thế đó. Như tranh Van Gogh hay Picasso, nhiều người ở VN vẫn chê tranh như con nít vẽ. Nhạc của Bela Bartok, Stravinsky hay John Cage có người nghe qua còn…mắng là ồn ào và hỗn tạp! Thế nhưng ai chê? Đó là những khán thính giả bình thường, ít am hiểu nghệ thuật thôi nhé. Chứ đi hỏi những nhà chuyên môn trên thế giới thì họ còn đánh giá cao hơn cả kim cương, châu báu. Thế thì ông hãy chịu khó mà lắng nghe những nhà chuyên môn cao và thực chất – tránh những nhà chuyên môn dỏm nhé - hoặc đi tìm cho phim mình một giải thưởng tương tự như Oscar- mà không, chỉ cần cái giải thưởng tầm châu Á thôi, rồi hãy tự tin phát biểu về trình độ người khác là không đủ để hiểu mình, không thì câu nói của ông chỉ thể hiện sự cuồng tưởng về mình hay nói đơn giản là… ngố về nghệ thuật- hay như ông khoe là mới đi học điện ảnh ở Mỹ về nên coi trời bằng vung và đương nhiên là mình đã đạt tầm “thiên tài” để không ai hiểu nổi mình?

Âm nhạc trong thơ Hàn Mặc Tử


Một phần hết sức quan trọng trong việc tác thành giá trị và nghệ thuật của Hàn Mặc Tử là âm nhạc trong thơ của thi sĩ.

Người ta đã biểu đồng tình về chỗ phải công nhận rằng âm nhạc là nửa phần nếu không là phần lớn nhất trong giá trị của thơ. Phái tượng trưng của Stéphane Mallarmé thì lại đi xa hơn. Theo họ, thơ không có chi hơn là nhạc, nhạc trong những âm thanh đọc lên nghe bổng trầm, réo rắt vào tai đã đành, mà nhạc cả trong lối viết, lối dàn chữ trên mặt giấy, y những dấu hiệu trong một bản đàn.

Hàn Mặc Tử là nhà thi sĩ Việt Nam có cái nghệ thuật âm nhạc tài tình nhất. Trong suốt sự nghiệp thi ca, kể cũng đã là vĩ đại đối với đời ngắn ngủi của chàng, không có bài nào, đến cả không có câu nào làm ra mà không dóng theo âm điệu.

Đã đành rằng âm điệu, khi nó nằm trong lối thơ bảy chữ, bao giờ cũng phải là cái âm điệu đã được các thi sĩ nhà Đường tìm ra. Sự ấy hầu như đã thành một điều hiển nhiên bất di bất dịch, không còn bẻ bác được nữa. Cho nên hầu hết thơ bảy chữ của Hàn Mặc Tử, không kể bài thơ dài ngắn, đều đã theo luật bằng trắc của Đường thi.

18.10.13

Rầm rộ trào lưu quay lại nhạc xưa


Nhạc trẻ không chỉ bị lên án là dung tục, thậm chí nhiều nhạc sĩ còn "tố" không ít ca khúc "hot" đều được "chế biến" theo đơn đặt hàng bằng các công thức có sẵn hoặc “copy” một cách khéo léo màu sắc âm nhạc của các ca khúc đã ăn khách trên thị trường thế giới. Thế nên, gần đây có xu hướng rầm rộ quay lại với “nhạc xưa”.

"Nhạc sến" lại lên đời?

“Nhạc xưa” vẫn tiếp tục là sự lựa chọn của nhiều ca sĩ và các nhà tổ chức chương trình. Sắp tới, trong chương trình “Thay lời muốn nói” tháng 10/2013 (20 giờ 30 ngày 13/10 tại Nhà hát Truyền hình HTV, TPHCM), khán giả yêu nhạc xưa lại được thưởng thức các ca khúc vượt thời gian như: “Đường xưa lối cũ” (Hoàng Thi Thơ), “Nửa hồn thương đau” (Phạm Đình Chương), “Con đường tình ta đi” (Phạm Duy), “Ngày xưa Hoàng Thị” (Phạm Duy - thơ Phạm Thiên Thư), “Tuổi học trò” (Minh Kỳ - Dạ Cầm), “Em đi rồi” (Lam Phương), “Bản tình cuối” (Ngô Thụy Miên)... Chương trình sẽ có sự tham gia của các ca sĩ: Thanh Thúy, Quang Dũng, Đức Tuấn, Lệ Quyên, Quỳnh Lan, Mỹ Dung...

Nhạc xưa cũng đã từng nhiều lần trở đi, trở lại trong các chương trình “Tình khúc vượt thời gian”. Các ca sĩ Mỹ Tâm, Mỹ Lệ, Quang Dũng, Nam Khánh, Quang Hà, Hồ Trung Dũng, Phương Thanh, Cẩm Ly, Đoan Trang... ít nhiều mỗi người đều thử sức với nhạc xưa. Nhiều người chọn sản xuất album nhạc xưa để tạo dấu ấn lâu dài với khán giả.

"Nhạc trẻ" và "nhạc... lạ"




Vai trò âm nhạc ngày nay thật cần để cải hóa, cảm hóa người Việt Nam biết mềm lòng hơn với đồng loại, biết thương cảm hơn, san sẻ cho nhau hơn. Đó là vai trò "nghệ thuật vị nhân sinh" kết hợp với "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà hiện trạng Việt Nam đang quá thiếu thốn và hẫng hụt.

Không có "nhạc sến" chỉ có người không thể hát Nhạc Muồi hoặc chỉ có người viết nhạc nghèo văn chương để chuyển hóa thành lời ca cho người hát đồng cảm chuyên chở các dòng nhạc đến người nghe mà thôi...

Để không mang tiếng là thổi phồng Nhạc Muồi quá đà và cũng để không bị "lạc hậu" với "nhạc trẻ", mời quý độc giả cùng thử nghe bài hát có tên "Chạy Mưa"[1] để xem "nhạc trẻ" là như thế nào.

Nhạc Phạm Duy là một mảng ký ức văn học



B môn Thơ đang lùi bước trong xã hi hin đi. Đi sng đô th nhanh bước theo nhp tiến hóa ca công nghip, đy lùi biên đ ca thơ : k thut hin đi cung cp cho qun chúng – nht là thanh niên – nhng phương tin gii trí và truyn thông hp dn và nhanh chóng hơn nhng bài bn vn vè trước đây – dù sao cũng gn lin vi nếp sng nông thôn.

Nhưng cht thơ li là mt phm cht khác ca đi sng, không ch nhm gii trí, nó tim n trong tâm linh ; nó nm dưới, nm ngoài vn điu. Và cn yếu cho con người mi sc tc và thi đi.


Cht thay thế, hay bù đp cho s tht thoát ca thi ca là ca khúc. Trong ngh thut âm nhc, theo bén gót k thut hin đi, ca khúc chuyn mình theo nhng dng thc khác nhau.

Âu cũng là điu hp lý. Thot kỳ thy nước nào cũng vy, thi ca bt đu t hát xướng, trong  tín ngưỡng, tôn giáo, gia cung đình hay nơi công trường lao đng.

Nhạc Trịnh Công Sơn qua góc nhìn vật lý



Một nét tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở chỗ người nghệ sĩ biết vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ tài hoa, công chúng đã thừa nhận điều đó. Chúng ta thử nhặt một cánh hoa trong gia-tài-hoa của anh và xem Trịnh đã thấu hiểu vật lí đến thế nào.

1. Ba định luật cơ học cổ điển
Nhà vật lí người Anh Isaac Newton đã đặt nền móng cho cơ học cổ điển bằng ba định luật gắn liền với tên tuổi của ông. Hãy lướt đi trên những ca từ của Trịnh để thưởng ngoạn cuộc gặp gỡ thân thiện giữa Trịnh Công Sơn và Newton.

Xã hội ít tử tế thì làm sao có âm nhạc tử tế

Trả lời phỏng vấn báo Lao Động
Là một trong số ít những người dám nói thật, nói thẳng về nạn đạo nhạc, nạn thương mại hóa ca khúc, nhưng rốt cuộc, nhạc sĩ Trần Minh Phi đành rút lui vào im lặng, vì bị “bầm giập”, hoài nghi. Khá lâu rồi, anh mới đưa ra nhìn nhận về tình hình nhạc Việt hiện đại.

Anh có thể cho biết suy nghĩ của mình trước những lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về showbiz Việt và thị trường âm nhạc hiện nay?

Đó là những nhận xét trung thực và thẳng thắn cần phải có cho thị trường âm nhạc hiện có xu hướng tự ''đánh bóng'' lẫn nhau. Tôi tự hỏi tại sao mỗi lần sự thật được gọi đúng tên là lại nổi lên “sóng thần” và “bão táp” dư luận?

Sợ gắn bó với ca sĩ


Trả lời báo Thể thao-Văn hóa

"Bây giờ tốt nhất là hãy phòng ngừa từ xa: tránh nảy sinh tình cảm với ca sĩ. 99% là tôi tránh được, nếu 1% kia là tình yêu thực sự thì không thể nói trước được", nhạc sĩ Trần Minh Phi bộc bạch.

- Anh nói đang muốn tìm một giọng hát riêng biệt để thể hiện sáng tác của mình, chuyện đó đến đâu rồi?

- Không, tôi không đi tìm. Ca sĩ thời nay thực dụng lắm, họ coi đi hát là phương tiện kiếm tiền, sẵn sàng hát cái người khác thích và chỉ thích hát cái gì được khán giả hưởng ứng liền. Ca sĩ, như quan niệm của tôi phải yêu bài hát đến mức hát vì sự yêu thích đó, hát vì đó là bài hát của họ, không phải vì người khác thích hay không thích. Tôi đang chờ một ca sĩ như vậy, như chờ tình yêu, chờ duyên số của mình.

Những học trò tôi đang dạy có mơ ước thành ca sĩ, nhưng vào học, tôi đã nói luôn: tôi dạy âm nhạc, dạy để xóa mù nhạc thôi, không hứa hẹn sẽ giúp họ thành ca sĩ. Nếu trong số này, phát hiện ra giọng hát tôi cần tìm, lúc đó sẽ tính. Bài hát phải có người hát, người hát đôi khi trở thành tác phẩm của mình luôn, thậm chí người đó là cảm hứng viết cho mình. Ca sĩ vô cùng quan trọng, họ là đôi cánh của bài hát, nếu gặp được đôi cánh lý tưởng, bài hát có thể bay lên trời xanh chứ không lật đật dưới mặt đất.

Thứ lỗi cho tôi nếu ai đó buồn lòng.


Trả lời Nguyệt san Thế giới Nghệ sĩ

Sau làn sóng của thế hệ nhạc trẻ lớp trước như Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... thị trường âm nhạc Sài Gòn lắng xuống một thời gian dài. Mãi đến đầu thập niên 90, nó mới cựa quậy đứng dậy một lần nữa và lớn mạnh, chủ yếu về lượng. Trần Minh Phi là một nhạc sĩ có đủ chất và lượng cũng như phong độ để theo kịp thị trường. Thế nhưng gần đây, anh hoàn toàn im lặng.

- Vì sao anh lại im hơi lặng tiếng như thế?

- Im lặng là một điều bình thường vì người sáng tác có nhiều giai đoạn khác nhau, lúc này tôi vẫn viết nhưng không còn sung như trước. Bây giờ, tôi không thể nhắm mắt chạy theo thị hiếu mãi dù viết vẫn được. Có những đơn đặt hàng rất quái đản, tôi không nhận, vì viết như thế thì sẽ không còn bản sắc của mình. Đời người như dòng sông, lúc lên lúc xuống, đã tới lúc tôi muốn nghĩ về mình nhiều hơn.

- Anh không luyến tiếc những hào quang mà mình đã có sao?

- Làm văn nghệ ai không thích hào quang, ai không thích sự nổi tiếng. Nhưng khi đạt được nó rồi, biết được cảm giác ồn ào biết được nhiều khẽ, biết được những mặt trái, người ta lại thích sự yên lặng.

Viết được nhạc buôn bán, viết nhạc theo đặt hàng... cũng giống như người làm thuê rẻ mạt, có bài nào lóe lên một chút, thì ca sĩ hưởng chứ mình có được gì đâu. Chưa nói, có chút hư danh, đời tư mình hay bị moi móc, thổi phồng...

Đừng mất bình tĩnh trước đồng tiền


"Tôi chấp nhận lời nhận xét nhạc của mình bình dân  nhưng đó là của mình còn hơn được bình luận là sang trọng và quý phái mà đi cóp nhặt ở đâu đó. Tôi buồn nhất là khi đứa con mình lại giống ông hàng xóm, điều đó sẽ ám ảnh mãi trong tôi", anh tâm sự.
- Các ca khúc của anh đều sáng tác cho giới trẻ, anh lấy cảm hứng từ đâu?
- Tôi cũng không rõ điều đó nhưng những bài nào tôi viết tự nhiên bằng tình cảm thân thành thì thường được yêu thích hơn là một bài phải vận dụng nhiều lý trí và kỹ thuật để khoe khoang sở học.
- Vài năm trước anh đã lên án chuyện đạo nhạc, vì sao lúc đó anh lại tự tin nhận xét nhạc của người khác đến vậy?
- Tôi có chứng cứ thì tự tin thôi. Lúc đó, tôi bị một số người trong giới tẩy chay và cô lập, nhưng tôi vẫn tin vào lưới trời lồng lộng và tri thức khách quan của quần chúng. Bây giờ, những ý kiến đó đã được công chúng ủng hộ nhưng vẫn bị một số người trong giới ghét và cho rằng quần chúng a dua không đáng tin. Tôi cho rằng đây là trò nguỵ quân tử, khi được khán giả tung hô thì họ khen là đáng yêu và tuyệt vời, khi bị phê phán thì họ tỏ vẻ miệt thị khối đại quần chúng.
- Anh có sợ sau khi bị "đấu tố" liên tiếp, nhiều nhạc sĩ sẽ bị cạn kiệt nguồn sáng tạo?
- Ảnh hưởng là chuyện tất nhiên ngay cả với những thiên tài thế giới huống hồ là những tài năng cấp quốc gia. Tôi nghĩ sức sáng tạo của các nhạc sĩ đã cạn kiệt lâu rồi chứ đâu cần đến khi bị "đấu tố", bởi vậy, mới xảy ra sự vay mượn ở trình độ thấp, được che đậy bằng chiêu bài ảnh hưởng, học tập, hội nhập.
- Ngoài sáng tác, anh còn là nhạc sĩ đào tạo cho nhiều ca sĩ tiềm năng, anh nhận xét thế nào về công việc này?
- Tôi mới thử nghiệm đào tạo những ca sĩ hát không vì tiền nhưng xem ra thấy mình liều và giống như đang ở cõi trên. Đào tạo cho họ mặt lợi là mình nổi danh theo học trò và mặt hại là mình cũng lãnh đủ tai tiếng từ họ. Làm việc này đòi hỏi phải có con mắt tinh đời, trái tim nhạy cảm và đừng mất bình tĩnh trước đồng tiền. Từ trước cho đến thời điểm này tôi đã nhìn lầm một người và chưa nhìn ra được một ca sĩ tiềm năng nào vừa ý.
(Theo Người Đẹp)


Tôi bị nhiều người trong giới tẩy chay


“Do những vụ lùm xùm đạo nhạc vừa qua mà tôi là người lên tiếng trước và mạnh mẽ nhất, nên tôi bị nhiều người trong giới tẩy chay...”, nhạc sĩ Trần Minh Phi tâm sự.


Thời gian vừa qua, anh "biến" đi đâu vậy?

Nói chung là ở nhà và làm những việc bình thường của một nhạc sĩ. Vẫn sáng tác, nhưng không thấy có điều kiện cũng như thời điểm thích hợp để phổ biến tác phẩm. Tôi phải đi dạy nhạc và làm những việc linh tinh khác nên không có thì giờ tụ bạn.

Vậy như thế nào mới là đủ điều kiện và thời điểm thích hợp để phổ biến tác phẩm?

Thứ nhất là thẩm mỹ của đa số người nghe bây giờ không phù hợp với cách viết nhạc của tôi. Thứ hai là do những vụ lùm xum đạo nhạc thời gian qua mà tôi là người lên tiếng trước và mạnh mẽ nhất, nên tôi bị giới showbiz hầu như tẩy chay, các nhà sản xuất cũng không muốn cộng tác với mình vì họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận cũng như sự đòi hỏi nhất thời của thị trường.

Anh vốn là một nhạc sĩ đồng thời cũng là một nhà báo, sao anh không viết báo nữa?

Với tôi làm nghề báo phải trung thực 100%, nếu vậy thì phải sống khổ sở với nó, nhưng kể cả những người thân của mình cũng không chia sẻ được, họ bảo mình dại. Có lẽ tôi cực đoan quá chăng?

Nhạc sĩ Trần Minh Phi nói về ca khúc đặt hàng



Trả lời báo Thể thao-Văn Hóa

"Nhiều người nghe thấy ca khúc vận động, ca khúc đặt hàng là dị ứng. Nhưng với người sáng tác chuyên nghiệp thì viết theo đặt hàng cũng có điều thú vị, dù nó có thể khiến bản thân bị gò bó không thể tung hoành thoải mái kỹ thuật, cảm xúc", nhạc sĩ Trần Minh Phi tâm sự.

- Anh thường viết theo đơn đặt hàng của ai?

- Đặt hàng của ban tổ chức, tức là tham gia các cuộc vận động sáng tác, tôi mới dự thi viết ca khúc cho đám cưới (báo Tuổi Trẻ), ca khúc sinh nhật (báo Mực Tím)... Còn chủ yếu là viết theo đặt hàng của ca sĩ như Thanh Thảo, Nguyễn Phi Hùng, Minh Thuận, Đan Trường, nhóm Ngẫu Nhiên và một số ca sĩ mới vào nghề khác...

Tự Bạch


"Với tôi, giọt lệ phụ nữ là một thứ acid đặc biệt ăn mòn khủng khiếp mọi thứ, nhất là trái tim đàn ông, ngoại trừ chính đôi má mịn màng của nàng. Nước mắt - đó là món trang sức trên đôi má hồng đào, nhưng lại là nhát dao khoét vào trái tim tôi", nhạc sĩ Trần Minh Phi thổ lộ.

Ba mẹ tôi là người Huế. Tôi cũng được sinh ra tại Huế, nhưng xa Huế từ khi còn ẵm ngửa, theo ba mẹ vào Nam sinh sống. Tôi hấp thụ hai tính cách Trung Nam, vừa khó tính, lo xa, vừa bộc trực, thẳng thắn. Khi còn đi học, tôi là một học trò trung bình, dốt toán và kém văn, không có gì nổi bật ngoài cái tật nhút nhát và hay mơ mộng. Cô giáo rất cưng vì cô bảo tôi dễ thương như con gái. Bạn bè khen tôi vẽ đẹp, làm thơ hay, nhưng lạ lùng vì khi lớn lại chẳng theo nghề hội họa hay thi ca. Học điện ảnh và kinh tế rồi chẳng bao giờ đụng tới nó. Đi học nhạc thì thày khuyên nên học thứ khác. Vậy mà giờ đây tôi đang sống bằng nghề bán nhạc và bán chữ. Tôi không biết cuộc đời hiểu lầm tôi, hay tôi đã nhầm lẫn quá nhiều cuộc đời này?

Mọi người ưu ái gọi tôi là nhạc sĩ, nhưng thâm tâm tôi nghĩ mình chỉ là người viết ca khúc. Tôi không đến trường lớp học nhạc mà chỉ tự mình tìm tòi học hỏi, viết ca khúc như viết nhật ký để một ngày kia bỗng thấy vài bản nhạc của mình được mọi người yêu thích. Nhưng dòng đời xô đẩy, tôi buộc lòng viết nhạc để kiếm sống.

Đôi lúc tôi buồn khi nhìn mình như một con rối, chạy theo bao ham muốn với hư danh tháng ngày. Tôi từng làm báo 10 năm, cười đau khóc hận cũng nhiều, nhưng có lúc tự dưng buông bút vì thấy sao nhiều người ghét mình dù mình chẳng ghét ai. Chẳng qua tôi chỉ dám nói thật, nói thẳng chính kiến của mình về những gì chướng tai, gai mắt mà quên không pha ít gia vị bợ đỡ ai. Tôi cứ tự hỏi lòng mình có gì hèn nhát khi làm điều đó không?
Back To Top