Sân ga Union ở Los Angeles chiều cuối tuần, ai nấy đều hối hả vội vã bắt những chuyến tàu xuôi ngược trở về nhà sau một tuần làm việc đầy căng thẳng. Thế nhưng tất cả những vội vã hối hả đó đều chậm lại trước một sự kiện chưa từng diễn ra tại nơi đông đúc bận rộn vào bậc nhất này: Một buổi trình diễn giữa sảnh lớn của nhà ga, với các vũ công, ca sĩ, nhạc công và khán giả đều đeo tai nghe.
Một đám đông tại khu vực sảnh chính của nhà ga với tai nghe chụp kín tai, hết sức tôn trọng hành khách qua lại và những người vô gia cư lấy sân ga làm nơi cư trú. 15 ca sĩ, vũ công và dàn nhạc 11 thành viên trình diễn vở “Thành phố vô hình” giữa sân ga, chung quanh là khán giả thưởng thức qua tai nghe.
Đây là lần đầu tiên một vở opera tầm cỡ như vậy được trình diễn ở một ga tàu cho khán giả thưởng thức qua tai nghe. Một buổi diễn như thế này có thể được thực hiện ở bất kỳ ga xe lửa lớn nào trên thế giới. Các nghệ sĩ và kỹ thuật viên công nghệ cho biết, những thành phố khác, chẳng hạn như Bordeaux ở Pháp rất quan tâm đến loại hình biểu diễn không dây này và muốn trình diễn tại các ga xe lửa của họ tại đó.
Vở opera “Thành phố vô hình” được dàn dựng dựa trên bộ tiểu thuyết năm 1972 của nhà văn Italia Italo Calvino, phần nhạc và lời do nhà soạn nhạc 29 tuổi người New York Christopher Cerrone. Anh và đạo diễn 34 tuổi Yuval Sharon bắt đầu ý tưởng về một buổi diễn như thế này vào năm 2008. Đến năm 2012, format của buổi diễn được quyết định là sẽ diễn ra tại một trung tâm giao thông công cộng và sử dụng thiết bị không dây.
Trong “Thành phố vô hình”, nhà thám hiểm Marco Polo “mở mắt” cho hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt bằng câu chuyện về những chuyến đi đến các thành phố lớn, khi ông này luôn cho rằng triều đại của mình là vĩ đại, rộng lớn và không thể bị phá hủy.
Sharon, cũng là giám đốc nghệ thuật của dự án này cho biết: “Chúng tôi quyết định rằng trường đoạn này, với tính chất thân tình, ấm áp và mong manh, sẽ phù hợp nhất khi được chuyển tải tới người nghe qua tai nghe, giống như những lời thủ thỉ tâm tình”.
Ba năm trước đây, Yuval Sharon chuyển tới Los Angeles và lập tức bị hấp dẫn bởi Nhà ga Union, nhà ga lớn nhất nước Mỹ được xây dựng từ năm 1939. Anh cho rằng nếu tổ chức được một buổi biểu diễn ở đây, với những công cụ cho phép khán giả được đi lại thoải mái, không một tòa nhà nào có thể tốt hơn ở đây trong việc thể hiện bộ mặt cuộc sống muôn màu của thành phố, từ vẻ đẹp huy hoàng cho tới những điểm yếu.
Sharon nói: “Trong vở diễn có một câu nói của Marco Polo mà tôi rất thích: “Tôi sẽ tạo ra một thành phố hoàn hảo làm nên từ tất cả những mảnh ghép của những thành phố mà tôi từng đi qua”.
Martin Gimenez, nhà thiết kế âm thanh của dự án, đã lấy cảm hứng từ những buổi tham quan tại các bảo tàng, nghe hướng dẫn viên giảng giải qua tai nghe, và từ những buổi hòa nhạc “im lặng”, khi khán giả tập trung một chỗ và nhún nhảy theo nhạc cũng qua tai nghe.
Hầu hết các công nghệ trong buổi diễn đều do công ty Sennheiser cung cấp, không chỉ tai nghe mà còn các thiết bị không dây khác lắp đặt xung quanh khu vực sân ga, để khán giả được hoàn toàn trải nghiệm âm nhạc với độ thuần khiết và chân thực nhất.
Hệ thống thiết bị không dây này cực kỳ hiệu quả đối với cả những người biểu diễn. Dàn nhạc và nhạc trưởng ngồi bên trong một khu nhà hàng không còn sử dụng nữa. Ca sĩ đóng vai Marco Polo ngồi trên một chiếc bàn trong nhà hàng, cất tiếng hát, trong khi ba người khác trong vai nhà buôn ngồi trên chiếc bàn kế bên hát đáp lời. Phần lời được chiếu trên màn hình treo tường của nhà ga.
Các nhạc công biểu diễn tại khu vực sảnh của nhà ga trong suốt 70 phút, không hề liếc đến nhạc trưởng dù chỉ một giây. Khu vực này đầy ắp hành khách qua lại, những người tranh thủ chợp mắt bên đống hành lý của mình trong khi chờ tàu, những người vô gia cư co mình bên vách tường. Nhiều khán giả còn chia sẻ tai nghe của mình với những người không mua vé.
Và khi kết thúc buổi biểu diễn, khán giả được mời nán lại, thưởng thức một món đồ uống tại quầy bar của nhà ga và chia sẻ cảm xúc của mình.
Nhà phê bình âm nhạc Mark Swed của nhật báo Los Angeles đã nhận xét “Thành phố vô hình là một dự án đầy khát vọng đang được bắt đầu, và có thể được trình diễn ở bất kỳ nơi nào”.
Nhà soạn nhạc Christopher Cerrone: “Tôi tin rằng vở opera này sẽ là những việc hàng đầu chúng tôi sẽ làm với tư cách là nghệ sĩ. Chúng tôi sẽ tiếp theo đuổi, thêm vào đó những ý tưởng sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ mới. Chúng tôi luôn thích ứng dụng những điều mới mẻ vào công việc của mình”.
Nguồn: Mi Lan - báo Nhân Dân
Một đám đông tại khu vực sảnh chính của nhà ga với tai nghe chụp kín tai, hết sức tôn trọng hành khách qua lại và những người vô gia cư lấy sân ga làm nơi cư trú. 15 ca sĩ, vũ công và dàn nhạc 11 thành viên trình diễn vở “Thành phố vô hình” giữa sân ga, chung quanh là khán giả thưởng thức qua tai nghe.
Đây là lần đầu tiên một vở opera tầm cỡ như vậy được trình diễn ở một ga tàu cho khán giả thưởng thức qua tai nghe. Một buổi diễn như thế này có thể được thực hiện ở bất kỳ ga xe lửa lớn nào trên thế giới. Các nghệ sĩ và kỹ thuật viên công nghệ cho biết, những thành phố khác, chẳng hạn như Bordeaux ở Pháp rất quan tâm đến loại hình biểu diễn không dây này và muốn trình diễn tại các ga xe lửa của họ tại đó.
Vở opera “Thành phố vô hình” được dàn dựng dựa trên bộ tiểu thuyết năm 1972 của nhà văn Italia Italo Calvino, phần nhạc và lời do nhà soạn nhạc 29 tuổi người New York Christopher Cerrone. Anh và đạo diễn 34 tuổi Yuval Sharon bắt đầu ý tưởng về một buổi diễn như thế này vào năm 2008. Đến năm 2012, format của buổi diễn được quyết định là sẽ diễn ra tại một trung tâm giao thông công cộng và sử dụng thiết bị không dây.
Trong “Thành phố vô hình”, nhà thám hiểm Marco Polo “mở mắt” cho hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt bằng câu chuyện về những chuyến đi đến các thành phố lớn, khi ông này luôn cho rằng triều đại của mình là vĩ đại, rộng lớn và không thể bị phá hủy.
Sharon, cũng là giám đốc nghệ thuật của dự án này cho biết: “Chúng tôi quyết định rằng trường đoạn này, với tính chất thân tình, ấm áp và mong manh, sẽ phù hợp nhất khi được chuyển tải tới người nghe qua tai nghe, giống như những lời thủ thỉ tâm tình”.
Ba năm trước đây, Yuval Sharon chuyển tới Los Angeles và lập tức bị hấp dẫn bởi Nhà ga Union, nhà ga lớn nhất nước Mỹ được xây dựng từ năm 1939. Anh cho rằng nếu tổ chức được một buổi biểu diễn ở đây, với những công cụ cho phép khán giả được đi lại thoải mái, không một tòa nhà nào có thể tốt hơn ở đây trong việc thể hiện bộ mặt cuộc sống muôn màu của thành phố, từ vẻ đẹp huy hoàng cho tới những điểm yếu.
Sharon nói: “Trong vở diễn có một câu nói của Marco Polo mà tôi rất thích: “Tôi sẽ tạo ra một thành phố hoàn hảo làm nên từ tất cả những mảnh ghép của những thành phố mà tôi từng đi qua”.
Martin Gimenez, nhà thiết kế âm thanh của dự án, đã lấy cảm hứng từ những buổi tham quan tại các bảo tàng, nghe hướng dẫn viên giảng giải qua tai nghe, và từ những buổi hòa nhạc “im lặng”, khi khán giả tập trung một chỗ và nhún nhảy theo nhạc cũng qua tai nghe.
Hầu hết các công nghệ trong buổi diễn đều do công ty Sennheiser cung cấp, không chỉ tai nghe mà còn các thiết bị không dây khác lắp đặt xung quanh khu vực sân ga, để khán giả được hoàn toàn trải nghiệm âm nhạc với độ thuần khiết và chân thực nhất.
Hệ thống thiết bị không dây này cực kỳ hiệu quả đối với cả những người biểu diễn. Dàn nhạc và nhạc trưởng ngồi bên trong một khu nhà hàng không còn sử dụng nữa. Ca sĩ đóng vai Marco Polo ngồi trên một chiếc bàn trong nhà hàng, cất tiếng hát, trong khi ba người khác trong vai nhà buôn ngồi trên chiếc bàn kế bên hát đáp lời. Phần lời được chiếu trên màn hình treo tường của nhà ga.
Các nhạc công biểu diễn tại khu vực sảnh của nhà ga trong suốt 70 phút, không hề liếc đến nhạc trưởng dù chỉ một giây. Khu vực này đầy ắp hành khách qua lại, những người tranh thủ chợp mắt bên đống hành lý của mình trong khi chờ tàu, những người vô gia cư co mình bên vách tường. Nhiều khán giả còn chia sẻ tai nghe của mình với những người không mua vé.
Và khi kết thúc buổi biểu diễn, khán giả được mời nán lại, thưởng thức một món đồ uống tại quầy bar của nhà ga và chia sẻ cảm xúc của mình.
Nhà phê bình âm nhạc Mark Swed của nhật báo Los Angeles đã nhận xét “Thành phố vô hình là một dự án đầy khát vọng đang được bắt đầu, và có thể được trình diễn ở bất kỳ nơi nào”.
Nhà soạn nhạc Christopher Cerrone: “Tôi tin rằng vở opera này sẽ là những việc hàng đầu chúng tôi sẽ làm với tư cách là nghệ sĩ. Chúng tôi sẽ tiếp theo đuổi, thêm vào đó những ý tưởng sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ mới. Chúng tôi luôn thích ứng dụng những điều mới mẻ vào công việc của mình”.
Nguồn: Mi Lan - báo Nhân Dân