9.12.13

Chương trình giá trị nghệ thuật: Ba nhạc sĩ trẻ danh tiếng Vân Anh và Hoài Phương và nhạc sĩ Lê Xuân Trường



Ảnh Poster : đêm nhạc của Nhạc Sĩ Vân Anh,
có sự góp mặt của ca sĩ Bích Vân và NS Hoài Phương


Lễ Tạ Ơn năm nay chắc chắn lại là mùa Lễ đáng nhớ của những người bay xuyên lục địa để gặp lại nhau như Vân Anh, Hoài Phương, Lê Xuân Trường trong đêm nhạc “thật thính phòng qua tiếng đàn quốc tế Vân Anh” tại Quận Cam-Cali…

Vào ngày 29-11-2013, mừng Lễ Tạ Ơn, trong chương trình Vân Anh Live Show. Trước đó trong đêm nhạc 50 năm Lê Văn Khoa, Vân Anh cũng độc tấu một vài ca khúc dương cầm. Sau ngày Lễ là đêm Célébrate Vân Anh có thêm sự góp mặt đặc biệt của ca nhạc sĩ Hoài Phương tại Lạc Cầm- quận Cam.

Đây là một chương trình được xem như một sự kiện – qua những giá trị nghệ thuật của các tài năng trẻ Hoài Phương, Bích Vân cùng sự xuất hiện bên cạnh nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng quốc tế: Vân Anh Nguyễn (Úc).




Những trang báo và truyền hình khắp nơi đã mang lại một hình ảnh hiền hòa duyên dáng và thu hút của Vân Anh, đại diện cho tài năng trẻ nổi bật gốc Việt tại hải ngoại.

Một đoạn clip của Vân Anh dành cho Truyền Hình SBTN-TV trong dịp trình tấu tại Seattle, tại đây cô đã chiếm được trọn vẹn cảm tình của một số người yêu nhạc gốc Á, cũng như một số thành viên của Célébrate Asia- Benaroya, bày tỏ niềm hãnh diện của thiếu nữ gốc Á: Vân Anh Nguyễn.




Nhạc Sĩ trẻ đa tài và sáng tạo: Hoài Phương tại Mỹ

Riêng ca nhạc sĩ Hoài Phương đã nổi bật trên báo chí qua CD nhạc độc tấu saxophone đầu tiên của mìnhcũng như trong các buổi diễn…
“Tiếng kèn của Hoài Phương với giai điệu tha thiết sâu lắng, đưa vào cõi mộng của những bài tình ca, nói bao nhiêu cũng không cùng, quyến rũ bởi vẻ đẹp dịu dàng của giai điệu, trong album “The Sounds Of Love” của nhạc sĩ Hoài Phương.” – theo lời của Nhạc sỹ Lê Xuân Trường, LXT Media, Inc. (Vân Anh’s Live Tours Manager)

Một điểm mạnh nổi bật của Hoài Phương khi có dịp diễn như một “khách mời” là cách trình bày những ca khúc nổi tiếng bằng Anh Ngữ một cách tự nhiên và điêu luyện với phong cách độc đáo riêng. Gần đây nhất Hoài Phương đã cho ra một đĩa single với bản nhạc Amazing Grace, My Chains Are Gone, một bản nhạc ca ngợi Đức Chúa Trời. Bản nhạc này đã được Hoài Phương trình diễn live trước hàng chục ngàn khán giả tại Đại Hội Thánh Mẫu tại Cathage, Missouri vào tháng 8 năm 2013.



Ảnh bìa một album mới của ca nhạc sĩ trẻ đa tài: Hoài Phương

Hoài Phương được sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình âm nhạc tại VN. Việc cha là ca sĩ và mẹ là nghệ sĩ hát chèo đã sớm hướng anh vào sự nghiệp âm nhạc. Phương bắt đầu học nhạc khi mới lên 6 tuổi. Năm 11 tuổi Phương bắt đầu học kèn Clarinet. Năm 1989, Phương tốt nghiệp hệ Trung cấp và đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển vào hệ Đại học chuyên ngành kèn clarinet. Trong những năm đại học, Phương đã cùng một số bạn bè thành lập một ban nhạc trẻ trong nhóm nhạc trẻ này, Hoài Phương giữ vai trò ca sĩ và nhạc sĩ kèn saxophone. Anh đã cùng nhóm nhạc của mình tham gia trong những hoạt động âm nhạc, mới đầu là cho sinh viên và sau đó trở thành chuyên nghiệp

Hoài Phương theo học âm nhạc tại đại học Hoa Kỳ để nâng cao trình độ âm nhạc từ năm 1995. Trong thời gian ở Đại học, Hoài Phương đã tham gia vào rất nhiều hoạt động âm nhạc của Mỹ, từ dàn nhạc giao hưởng tới jazz big band, từ blues, funk band đến Dixieland, lưu diễn khắp Hoa Kỳ và Âu Châu. Anh đã dành được nhiều phần thưởng và bằng khen cho thành tích biểu diễn suất sắc trong những cuộc Liên Hoan Nhạc Jazz do Hiệp hội Giáo dục Nhạc Jazz Quốc tế trao tặng. Ngay sau khi tốt nghiệp Cao Học, anh được mời giảng dạy tại trường đại học Snow ở tiểu bang Utah.

Mãi cho đến những năm đầu của thiên niên kỷ mới, Hoài Phương mới bắt đầu tham gia trong những hoạt động âm nhạc Việt. Kể từ đó, Phương đã liên tục xuất hiện với phần trình diễn kèn gỗ (saxophone, clarinet, flute, oboe, và sáo) trong nhiều cuốn CD và DVD do các trung tâm ca nhạc, băng dĩa lớn tại hải ngoại như Thúy Nga và Vân Sơn phát hành.

Trong cuốn “Paris By Night 79: Dreams” do Trung Tâm Thúy Nga thực hiện năm 2005, Hoài Phương lần đầu xuất hiện tại hải ngoại với tư cách là một ca sĩ trong nhạc phẩm “Chợ Đời” của ca nhạc sĩ Nhật Trung trong phần song ca cùng tác giả. Song cho đến lúc này, Hoài Phương vẫn chỉ thường được biết đến qua phong cách là một nhạc sĩ trẻ đa tài.

Cuối năm 2009, “Dáng Xưa”, album đầu tay của Hoài Phương đã đánh dấu một hướng tiến mới trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Anh đã khẳng định cho mình một hình ảnh mới – một ca sĩ chuyên nghiệp-thực thụ, nhưng khác biệt với hầu hết các ca sĩ khác, Hoài Phương luôn gửi tới khán giả cả tiếng hát và tiếng kèn saxophone của mình. Màn trình diễn độc đáo của Hoài Phương đã luôn nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả khắp mọi nơi, từ Hoa Kỳ tới Canada, hay Âu Châu tới Úc Châu.

Sau 2 năm ấp ủ, album thứ hai của Hoài Phương “Tình Xa” đã hoàn thành. Đây là một dĩa nhạc vừa có những ca khúc cũng như những bản nhạc hòa tấu mà anh đã thực hiện phần lớn theo yêu cầu của khán giả. Những tình khúc bất hủ như “Chiếc Lá Cuối Cùng”, “Diễm Xưa”, “Niệm Khúc Cuối”, “Mười Năm Tình Cũ”… đã được anh làm tươi mới hơn với lối hòa âm hiện đại trong “Tình Xa”, tuy vậy người nghe vẫn cảm nhận được sự gần gũi quen thuộc của mỗi bản nhạc mà họ đã hằng yêu mến.
Xen kẽ với những ca khúc nổi tiếng đó là một số bản nhạc do chính Hoài Phương sáng tác. Những bản nhạc hòa tấu này mang phong cách world music với sự hòa trộn tinh tế của ảnh hưởng âm nhạc bốn phương sẽ tạo cho thính giả một cảm giác thư giãn dễ chịu nhẹ nhàng bay bổng.

Ngoài những ca khúc và nhạc phẩm hòa tấu do chính anh sáng tác trong hai album “Dáng Xưa” và “Tình Xa” của mình, những sáng tác của Hoài Phương cũng được những ca sĩ hàng đầu của hải ngoại chọn để thu thanh, trong đó có Trần Thu Hà, Minh Tuyết, Quỳnh Vi, và Bằng Kiều. Về hòa âm phối khí, Hoài Phương có một phong cách rất riêng. Với ưu thế là khả năng chơi được rất nhiều nhạc cụ và bề dày kinh nghiệm với nhiều thể loại nhạc và dòng nhạc khác nhau, Phương luôn tìm được một sự phối hợp hài hòa giữa âm nhạc Đông phương và Tây phương, giữa funk với dàn nhạc giao hưởng, giữa jazz với điện tử, v.v… Gần như tất cả những phần nhạc cụ trong Dáng Xưa và Tình Xa đều do Hoài Phương đảm trách. Anh cũng chơi hầu hết những nhạc cụ cho những phần hòa âm mà anh đã làm cho Trung Tâm Thúy Nga, Trung Tâm Vân Sơn cùng với nhiều ca sĩ khác.

Sự kiện đáng kể, là gần đây Hoài Phương đã được mời làm giám đốc chương trình âm nhạc cho chương trình “Paris By Night 102″: Nhạc yêu cầu Tình ca Lam Phương của Trung Tâm Thúy Nga. Trách nhiệm của Hoài Phương là hòa âm phối khí cho đa số những bản nhạc cho chương trình và chỉ huy dàn nhạc gồm 16 nhạc công. Đây là một chương trình được thu trực tiếp cả hình lẫn tiếng nên trọng trách của nhạc trưởng Hoài Phương thêm quan trọng. Và Hoài Phương đã đón nhận được rất nhiều lời khen ngợi của khán giả và đồng nghiệp từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Sau khi nhận được rất nhiều ủng hộ yêu cầu của khán giả, Hoài Phương cho ra đời tiếp CD nhạc độc tấu đầu tiên của mình: “The Sounds of Love” (Giai Điệu Tình Yêu).
Trong CD này Hoài Phương đã cống hiến những bảnhạc Việt được yêu thích nhất do Hoài Phương chọn từ những yêu cầu của khán thính giả, bao gồm những nhạc phẩm kinh điển như: “Tuổi Đá Buồn”, “Lệ Đá”, hay những tình khúc trẻ trung như: “Ước Gì”, “Trái Tim Bên Lề”, bên cạnh “Đêm Lao Xao” và “Tiếng Mưa Đêm”.

Đặc biệt trong CD này Hoài Phương đã dành cho người nghe sự bất ngờ bằng một liên khúc bao gồm 8 nhạc phẩm để đời: ” Mùa Thu Chết”, Nói Với Tôi Một Lời”, Yêu Người Yêu Đời”, “Tình Khúc Chiều Mưa”, Nỗi Lòng Người Đi”, “Đón Xuân”, “Thành Phố Buồn”, “Chiều Một Mình Qua Phố”, Liên Khúc “The Sounds of Love”, như một cuốn phim nhỏ dẫn dắt người nghe đi qua một bức tranh âm nhạc mà từng bản nhạc trong đó có lẽ “đã là người Việt Nam thì không mấy ai… không yêu thích”

Tiêu Biểu cho đóng góp của nghệ sĩ người gốc Á tại Hoa Kỳ

Giọng hát và tiếng kèn của Hoài Phương càng ngày càng được giới thưởng ngoạn đánh giá cao hơn. Trong khi nhạc sĩ dương cầm Vân Anh Nguyễn đã đi trước với nuhiều chào đón rất hãnh diện cho Việt Nam và cả Á châu nữa. Hiện tượng trẻ trung và tài năng của thế hệ kế tiếp như Vân Anh Nguyễn, như Hoài Phương rất đáng mừng, vì đó là yếu tố chính mang hai người nhạc sĩ trẻ gốc Việt trong số nhiều nhân tài trẻ gốc Việt khác đã và sẽ là những đại diện cho nhân tài âm nhạc của cộng đồng gốc Á.

Vài năm qua, cả Hoài Phương cũng như Vân Anhtrong các buổi trình diễn hẳn nhiên đã để lại ấn tượng tốt đẹp tại nhiều thành phố lớn Âu, Á và dĩ nhiên cả Seattle qua chương trình nhạc Quốc Tế Celebrate Asia- Đại Hý Viện Benaroya hàng năm .

Tổng hợp tin
www.nvnorthwest.com
Back To Top