25.12.13

Em ơi! Chờ gió giao mùa...[*]

Anh đi rừng chưa thay lá
Since I've left the forest hasn't shed its leaves
Em về, rừng lá thay chưa?
Since you've returned, has the forest shed its leaves?
Phố cũ bây chừ xa lạ
The old streets are presently strange
Hắt hiu đợi gió giao muà!
Zephyrs await the changing season's wind!

Xuân xưa mình chung đôi bóng
Springs long ago we shared the same shadow
Xuân này mình ngóng trông nhau
This spring we await each other
Hun hút phương trời vô vọng
As far the eye can see the skies are hopeless
Nhớ thương bạc trắng mái đầu!
Longing dusts silver in our hair!

Em có về qua phố cũ
Have you gone back to the old street
Phố phường chừ đã đổi thay
Our neighborhood, at present is it changed
Thương em nửa đời hoang phế
I love you, half a lifetime in ruins
Thương ta chịu kiếp lưu đày!
You love me, suffering the fate of exile!

Xuân nay mình em lẻ bóng
This spring you are a solitary shadow
Có còn tiếc nhớ xuân xưa
I still regret those springs long ago
Dài ta đếm từng nhung nhớ
At length I count each longing
Em ơi! Chờ gió giao muà….
My dear! Wait for the changing season's wind....

Nhạc sĩ Huỳnh Anh qua đời ngày 13 tháng 12 vừa rồi. Sống chung một thành phố bao nhiêu năm, nhưng tôi chỉ được gặp nhạc sĩ Huỳnh Anh một lần cách đây gần 20 năm qua điện thoại, và chỉ qua vài câu nói thôi. Ở Mỹ Huỳnh Anh không kiếm sống bằng nhạc. Ông lái xe taxi, vậy một người quen lái taxi cho tôi biết số điện thoại của Huỳnh Anh. Qua cuộc đối thoại ấy tôi cảm tưởng rằng ông như muốn xóa đi quá khứ làm nhạc của ông. Tôi tỏ ý muốn gặp mặt và nói chuyện về sự nghiệp âm nhạc của ông. Ông xin lỗi nói rằng đời làm nhạc của ông không có gì đáng kể. Ông nhận xét rằng khả năng đánh trống không có gì mấy, không bằng các tay đáng trống ở Mỹ. Tôi đã cố gắng gọi điện ông vài lần nữa, nhưng ông không bắt điện thoại. Tôi vô cùng tiếc điều đó.

Nhưng thực sự ông Huỳnh Anh đã có một sự nghiệp âm nhạc rất đáng kể. Gia đình ông đã có nhiều người ranh nhạc tài tử, cải lương. Huỳnh Anh làm nghề đánh trống từ khi 11 tuổi. Chơi nhạc từ bé ông từng có tên hiệu Bé hay Bé Đánh Trống. Một người đánh trống vũ trường ở Cần Thơ trong những năm ấy thì cũng được ăn lương rất khá. Sau một thời gian Huỳnh Anh quyết định lên Sài Gòn để được học trống, nhưng không có giáo viên dạy trống. Vậy ông tiếp tự học qua sách và đĩa. Trong bài phỏng vấn năm 1963 (tạp chí Bách Khoa) ông cũng nhắc đến thời được nghe hai dàn nhạc Jack Teagarden and Buddy Rich lúc lưu diễn ở Sài Gòn.

Hương Lan ca "Rừng chưa thay lá"



Tôi không biết Huỳnh Anh đã bao giờ về quê hương. Điều chắc chăn là năm 1981 thì ông nhạc sĩ này không thể biết sẽ bao giờ có điều kiện để về nước. Ông sống nửa đời ở Việt Nam, rồi lúc 43 tuổi phải lìa xa quê - chịu "kiếp lưu đầy." Không có nhiều manh mối trong bài hát này để chứng minh rằng người kể chuyện trong ca khúc đang ở xa xứ. Chỉ có việc là các "phố cũ" đã thành "xa lạ." Từ khi nhạc sĩ Huỳnh Anh ra khỏi Việt Nam đến thời sáng tác bài hát này phố cũ đã xa lạ thật.

Một điều thú vị của bài thơ Hoàng Ngọc Ẩn là hai đoạn thơ 4 câu đều có âm điệu dấu giống nhau, vậy dễ thành 2 đoạn phiên khúc. Chọn nhịp boléro Huỳnh Anh tạo một tác phẩm kế tiếp giòng nhạc Sài Gòn thời vàng son. Nội dung và không khí "Rừng chưa thay lá" rất giống nhạc trước 1975, nhưng tác phẩm này được soạn ở "xứ người."

Vậy nhạc sĩ Huỳnh Anh rất có công vì lúc sáng tác ông giữ được không khí của miền quê đã mất, của một nền âm nhạc đang bị dập tắt ở Việt Nam. Chính sách văn hóa của thuở ấy là xóa các thành tích và vết tích của tình ca dân gian của người Việt. Dù ở một "phương trời vô vọng" nhạc tình này còn được nuôi dưỡng bởi những người như Huỳnh Anh.
===================
"Rừng chưa thay lá" của Huỳnh Anh và Hoàng Ngọc Ẩn được phép phổ biến ở Việt Nam từ 1 tháng 12/ 2010.

Theo blog tây bụi
[*]Tựa bài đã thay đổi bởi TMP
Back To Top