31.12.13

HAPPY NEW YEAR - Những tin mừng hi vọng

Vì sao  Happy New Year của ABBA là ca khúc nổi tiếng và bất hủ nhất trong các bài hát về năm mới?

Vì sao không có nước nào trên thế giới đón chào năm mới mà không hát Happy New Year?[ Có lẽ ngoại trừ Bắc Triều Tiên]

Một bài nhạc đón năm mới buồn trong cái vui dịu nhẹ, lạc quan hi vọng trong một tự sự của tàn phai. Ước muốn tự nhiên trong tầm với mà cũng ngoài tầm tay.

Đơn giản mà lắng sâu. Sâu lắng mà cũng bật lên không khí rộn ràng,náo nức.

Một hồi tưởng về những gì đã qua và hi vọng những tin mừng sẽ đến.

Thế giới đang vỡ nát và tang thương nhưng cũng đang hồi sinh và gắn kết.

Hơn 3 thập niên đã qua từ khi Happy New Year vang lên trên toàn thế giới

Bức thông điệp của nó vẫn còn vang lên và vẫn còn những dở dang trong những tin mừng hi vọng.

Cho nên người ta vẫn còn hát và chúc nhau những tin mừng hi vọng : HAPPY NEW YEAR!

Nhưng chim đã gãy cánh.

Tôi định không viết gì về anh, mặc dù những ca từ Chút Quà Cho Quê Hương, Lời Kinh Đêm hay Mời Em Về của anh đọng sâu sắc trong tôi lúc tôi chỉ mười mấy tuổi. Lúc tôi không ý thức nhiều về chính trị, nhưng thân phận con người trong lời ca của những nhạc phẩm mà anh sáng tác thật khủng khiếp. Có lẽ tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào vẽ những nét vẽ về thân phận con người mà sự ám ảnh ghê gớm như Lời Kinh Đêm. Nhất là câu hỏi da diết với trời xanh, biển cả đang làm giống tố quăng quật những con thuyền mong manh giữa trùng khơi.

Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.

30.12.13

Thư hiếm tiết lộ giai đoạn cuối đời của thiên tài Bach

Một bức thư mới được tìm thấy cho biết trong những năm cuối đời, nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach (1685-1750) đã cực kỳ sao lãng công việc. Phát hiện này khiến các học giả đang tự hỏi, Bach như vậy là do bị đào thải hay đây là quyết định của chính ông?

Ngay trước Giáng sinh năm nay, tại trung tâm tư liệu thành phố ở Dobeln, Đức, nhà nghiên cứu âm nhạc Michael Maul đã tìm thấy một bức thư thỉnh cầu được viết vào năm 1751, khoảng 1 năm sau khi Bach qua đời.

28.12.13

Nhóm nhạc sexy duy nhất trong lịch sử Bắc Triều Tiên

The Moranbong Girls - Được coi là nhóm nhạc nữ "hiện đại" nhất trong lịch sử Triều Tiên.

Ban nhạc nữ do chính Kim Jong un thành lập

Ra đời cách đây một năm, nhóm nhạc nữ có tên là The Moranbong Girls gồm 5 cô gái xinh đẹp được coi là một trong những nỗ lực "tiến bộ" vượt bậc về văn hóa và chính trị của Triều Tiên.

Lần đầu tiên ra mắt dân chúng vào năm 2012, ban nhạc The Moranbong Girls khiến nhiều người choáng váng về độ hiện đại, quyến rũ từ trong trang phục đến cách biểu diễn.

Quanh bản phục dựng “Vũ khúc Đông Dương”: Lại thêm một nghi án đạo văn

“Vũ khúc Đông Dương” (bản nhạc đờn ca tài tử VN được học giả người Pháp Julien Tiersot ký âm) đang gây tranh cãi trong dư luận. Nghệ sĩ guitar Việt kiều Nguyễn Lê Tuyên công bố đó là bản nhạc “cổ nhất”(?) do ông tìm thấy ở Thư viện quốc gia Pháp tháng 3.2013 và nghiễm nhiên đưa vào cuốn sách của mình cả phần phục dựng quan trọng được cho là do nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền (trái, ảnh) thực hiện mà không cần xin phép. PV Lao Động đã trao đổi với ông Bùi Trọng Hiền về vấn đề này.

Buddy Rich đến Sài Gòn năm 1961


Buddy Rich đến Sài Gòn tháng 11 năm 1961 với đoàn của hề / MC Joey Adams tổ chức. Hồi ký của Adams trích bài báo này của Times of Vietnam (3 tháng 11 1961) viết về buổi biểu diễn ở rạp Hưng Đạo:

Buddy Rich, world famous drummer, dominated the show with skill, the equal of which has never been seen here before...

Buddy Rich, một tay đánh trống danh tiếng nhất toàn cầu, vượt cao hơn cả chương trình, chưa thấy ai tài giỏi hơn ông ở đây bao giờ... [On The Road for Uncle Sam (Bernard Geis Associations, 1963]

Ảnh này chụp tại sân bay Tân Sơn Nhứt. Người thứ 4 từ phía trai là Trần Văn Trạch, tiếp theo là Joey Adams và Thanh Nga. Có lẽ Huỳnh Anh là người thứ ba. Hai người da đen chắc là thành viên của Four Step Brothers (nhóm nhảy claquette) đến với đoàn này. Nguồn ảnh: Joey Adams, On the Road for Uncle Sam. Buddy Rich không có mặt ở đây, chắc bởi vì có mâu thuẫn với chủ nhóm Joey Adams.

26.12.13

Số phận hẩm hiu của các ca khúc Giáng sinh bất hủ

Đều là những giai điệu đã quá đỗi thân thuộc với mọi người vào mỗi dịp Noel, thế nhưng những ca khúc này lại chưa từng một lần đứng top ở bất cứ BXH nào.

"Last Christmas" – Wham!

Ra đời vào năm 1984 nhưng đến giờ, Last Christmas của Wham! vẫn là một trong những ca khúc được chơi nhiều nhất mỗi khi Giáng sinh đến. Giai điệu của ca khúc được sử dụng trong không ít bộ phim. Bài hát này cũng được rất nhiều nghệ sĩ cover: Billie Piper, Cascada, Hilary Duff, Ashley Tisdale…

Bình thường và phi thường

Con người nói chung có thể không làm được việc phi thường, song không thể không làm những việc bình thường, như ăn, ngủ, thở, đi lại… Vì, hễ chúng ta ngừng làm những việc bình thường này ngay lập tức sẽ dẫn tới chuyện phi thường (nhằm chỉ tình trạng nguy kịch về thể trạng, sức khỏe, như không ngủ vài ngày, nhịn ăn một ngày, ngừng thở vài phút, thậm chí tim chỉ cần ngừng đập vài giây đã có thể dẫn tới tử vong). Nói thế thấy rằng, con người dù là bậc phi phàm chuyên làm việc phi thường cũng vẫn là một hữu thể tại thế chịu sự chi phối bởi quy luật của tự nhiên. Luật này quy hành vi của muôn loài, không riêng gì loài người về trật tự của vũ trụ. Ai đi ngược lại trật tự đó sẽ bị trả giá, thậm chí phải trả cái giá vô cùng đắt đỏ là chính mạng sống có một không hai của bản thân.
Sức mạnh hùng lực của vũ trụ rõ ràng tiềm ẩn đằng sau và vượt lên trên giới hạn của sự sống muôn loài. Nó vừa thể hiện sự toàn vẹn của vạn vật, vừa mang sức mạnh hủy diệt ghê gớm.
Theo quy luật tự nhiên, một kết cấu hoàn chỉnh thường mang giá trị tạm thời, còn năng lực hướng tới tình trạng hỗn độn, mất trật tự mang tính hủy diệt mới là luật thường. Phật giáo khái quát quy luật trên bằng quan niệm Vô thường, hiểu là cái thường của sự biến đổi. Kinh dịch với hàm nghĩa Biến dịch, Giao dịch và Bất dịch cũng nhằm chỉ tình trạng thường biến trong vũ trụ.

25.12.13

Những ca khúc Taylor Swift viết trên nỗi đau thất tình

Những cảm xúc, nỗi đau khi những cuộc tình không đi tới đâu đã được Taylor Swift viết thành giai điệu âm nhạc khiến người nghe không thể nào quên.

1. Forever & Always

Mối tình sớm tuổi 18 của Công chúa nhạc đồng quê kết thúc không mấy gì tốt đẹp như mong muốn. Đang ở giai đoạn thắm thiết, mặn nồng Taylor nhận được cú điện thoại đau lòng từ Joe Jonas. Anh chàng chỉ mất 23 giây để nói lời chia tay mãi mãi người yêu khiến trái tim còn non nớt của Taylor tan vỡ đến mức đặt bút viết lên ca khúc "Forever & Always". Bài hát như một lời an ủi, chôn vùi những kỷ niệm đẹp của thứ tình yêu trẻ con mà đau đớn.

Toàn cảnh Kpop 2013 qua 10 điểm nhấn thú vị

2013 là một năm vươn lên mạnh mẽ của những ngôi sao mạnh và sáng giá nhất Kpop. Các album được bán trên toàn cầu, các buổi biểu diễn nước ngoài luôn cháy vé, sự hợp tác với những tên tuổi lớn của làng nhạc thế giới… đây là những bằng chứng dễ nhận thấy cho sự phủ sóng rộng khắp của Kpop trên toàn thế giới.

Em ơi! Chờ gió giao mùa...[*]

Anh đi rừng chưa thay lá
Since I've left the forest hasn't shed its leaves
Em về, rừng lá thay chưa?
Since you've returned, has the forest shed its leaves?
Phố cũ bây chừ xa lạ
The old streets are presently strange
Hắt hiu đợi gió giao muà!
Zephyrs await the changing season's wind!

Xuân xưa mình chung đôi bóng
Springs long ago we shared the same shadow
Xuân này mình ngóng trông nhau
This spring we await each other
Hun hút phương trời vô vọng
As far the eye can see the skies are hopeless
Nhớ thương bạc trắng mái đầu!
Longing dusts silver in our hair!

Nhạc Việt mùa này lắm những liveshow!

Xin được cải biên câu thơ của Bùi Thanh Tuấn do nhạc sĩ Trương Qúy Hải phổ nhạc để nói về một hiện trạng đang xảy ra trong làng nhạc Việt. Cuối năm, hàng loạt liveshow từ hoành tráng đến nhỏ lẻ thi nhau diễn ra. Mặc dù bị lỗ vốn, bão hòa vì "show trùng show" nhưng nhiều nghệ sĩ vẫn "cắn răng" bỏ tiền tỷ thực hiện đêm diễn cho riêng mình. Nên mừng hay lo trước cơn sốt này khi trong suốt năm qua, nền nhạc Việt ảm đạm, thiếu vắng những sản phẩm đỉnh cao?

Recycled Orchestra: Câu chuyện thần tiên từ bãi rác Cateura

Cả thế giới đã chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu trong cuộc đời những đứa trẻ sống ở các khu ổ chuột của Venezuela và những khu kém phát triển nhất ở Anh khi được âm nhạc truyền cảm hứng thông qua các dự án El Sistema. Và giờ đây, một lần nữa, người ta lại được thấy điều kỳ diệu ấy ở Cateura, Paraguay, nơi đón nhận 1.500 tấn rác mỗi ngày.

Một dàn nhạc trẻ em có tên gọi Recycled Orchestra (Dàn nhạc Tái chế) đã được thành lập bên đống rác thải khổng lồ đó, nhưng khác với những dự án El Sistema thực thụ, vốn đều nhận được sự ủng hộ của chính phủ về nhiều mặt, El Sistema kiểu Cateura chỉ là nỗ lực tự thân của một chuyên viên sinh thái học, Favio Chávez.

Lắng đọng từng "giọt" nhạc

Khi về già, ông tự thấy mình chẳng khác gì đứa trẻ. Dễ giận dỗi, chạnh lòng, tủi thân. Dễ mau nước mắt, chỉ một câu nói bâng quơ cũng vận vào mình, xót xa như thanh nứa cứa vào da thịt, rớm máu. Trẻ con thì rớm lệ, nước mắt giàn giụa. Người già, nước mắt khô kiệt, chảy vào trong. Niềm vui đến với người già cũng giản dị như một đứa trẻ được người ta cho món quà yêu thích. Chẳng to tát, đắt tiền, nhưng nâng niu, giữ gìn. Bởi, càng già, thú vui càng ít đi, ngày vui ngắn dần. Có ai tri kỷ, tri âm để chia sẻ niềm vui độc nhất của ông: nghe nhạc cổ điển? Vậy mà, con bé cháu nội lại là người bạn duy nhất, ngồi cùng ông trong Nhà hát Lớn, đêm nhạc ba-lê cổ điển hiếm hoi...

23.12.13

Chỉ còn chân dài nhún nhảy?

Đậm nét nhất trên bức tranh showbiz vẫn là hình ảnh những cô gái chân dài nhún nhảy giữa lộng lẫy phấn son.

Giá cả trên thị trường đã có dấu hiệu bình ổn, nhưng giá vé ở sân khấu dù không tăng vẫn chưa thể kích cầu khán giả. Đó là một thực trạng khiến đời sống âm nhạc năm 2013 chia thành hai thái cực: chương trình ca nhạc tại các tụ điểm ngày càng thu hẹp mà các cuộc thi ca hát lên sóng truyền hình ngày càng phô trương...

Giáng Sinh an lành cùng âm nhạc!

Chúc tất cả mọi người đã từng ghé qua trang blog này một mùa Giáng sinh và một đêm Noel an lành và gặp nhiều hạnh phúc đáng nhớ. Gửi tặng tất cả những bài hát, những album, playlist Giáng Sinh mới nhất lẫn những cái cũ nhưng bất hủ của thế giới.

Truyền thống cây đàn dương cầm Steinway

Từ 160 năm, những cây đàn dương cầm của Steinway & Sons đã được coi là tinh tế nhất thế giới, vì nghệ thuật và phẩm chất siêu việt của chúng. Thông tín viên VOA Jeff Lunden tường thuật rằng mặc dầu công ty này vừa có một sở hữu chủ mới, truyền thống dầy công phu là làm ra các nhạc cụ bằng tay dự trù sẽ vẫn tiếp tục.

Các đại dương cầm thủ cần phải có những cây dương cầm tuyệt hảo. Vladimir Horowitz, nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng của Nga thường đem theo cây đàn Steinway của chính mình khi đi lưu diễn trong các buổi hòa nhạc khắp thế giới.

21.12.13

“Đạo nhạc” trong vô thức

Những ngày cuối năm se lạnh lại thấy nóng lên chút ít khi tình cờ đọc tin rằng Midnight Memories của One Direction đạo Pour Some Sugar của Def Leppard, và nhóm này đòi kiện ra tòa. Ngoài ra, trước đây nổi lên còn có bài Best Song Ever của One D giống với bài Baba O’Riley của The Who nữa. Nhưng ngược lại The Who không làm ầm ĩ và cho qua với suy nghĩ: ảnh hưởng nặng thôi mà!

Chuyện này trong lịch sử âm nhạc thế giới thỉnh thoảng lại nghe lại thấy và riêng trong nhạc Việt thì thường xuyên hơn trong hơn một thập niên trước kia trở lại đây. Ban đầu nó còn nóng, còn sốt với dư luận, sau thành quen, chuyện đó thấy…bình thường và…nguội ngắt! Đến nỗi người ta có nhận ra sự giống nhau kỳ lạ của 2 bài hát thì họ bây giờ chỉ cười mỉa rồi nghĩ thầm : nhạc Việt mình nó thế! Rồi lại cho qua luôn vì có lên tiếng thì càng rách việc và thêm kẻ thù.

Giải thưởng âm nhạc: Trao để làm gì?

Phải chăng đã đến lúc, những giải thưởng âm nhạc nên quan tâm đến vấn đề “đầu ra” cho tác phẩm hơn là trao giải một cách ồ ạt.

Trong khi công chúng đang mệt mỏi để tìm được những tác phẩm âm nhạc đích thực vì có quá nhiều bài hát ngô nghê, nhạt nhẽo chế ngự sân khấu và các chương trình âm nhạc, thì trong kho âm nhạc Việt Nam, vẫn còn nhiều ca khúc chất lượng và cả những ca khúc mới sáng tác không được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, có nhiều bài hát xuất hiện qua các cuộc thi, vận động sáng tác hay giành giải cao trong các hội nghề nghiệp chưa được sử dụng.

Nhạc sĩ Venezuela Jose Antonio Abreu: Người cứu rỗi hàng triệu đứa trẻ bằng âm nhạc

Trong bất kỳ đất nước nào, việc một quan chức có thể làm việc liên tục qua 9 chính quyền, trước khi nghỉ hưu không tì vết là điều rất khó tin. Và càng khó tin hơn nữa khi ông để lại di sản là một lực lượng thanh thiếu niên khổng lồ được đào tạo âm nhạc.

Nhưng Jose Antonio Abreu lại là một người như thế. Và hiển nhiên ông không phải một quan chức bình thường.

Dùng âm nhạc gieo hy vọng

19.12.13

Album nhạc Việt nào đáng nghe trong năm 2013?

Tôi tự đặt câu hỏi và tự trả lời luôn: Nếu đừng nghe các album hàng đầu của Anh và Mỹ về thể loại word music thì có lẽ "Độc đạo" của Nguyên Lê - Tùng Dương là nghe được thôi. Và chỉ có một. Có lẽ tôi khó tính hay là tôi vọng ngoại?

Khó tính thì có thể đúng còn vọng ngoại thì không.

Ở thời buổi của thế giới phẳng này và trên mặt bằng thưởng thức nghệ thuật toàn cầu thì cái khái niệm tự hào dân tộc hão hay vọng ngoại thiển cận gì đó nên xếp vào kho lưu trữ.

Đôi điều suy nghĩ về những bài hát chống tiêu cực xã hội

Bất cứ ở đâu, vào thời đại nào và thể chế quân chủ hay dân chủ thì trong đời sống của xã hội vẫn cứ tồn tại hai mặt đối lập nhau đó là cái thiện và cái ác.

Chức năng của văn học nghệ thuật đều bằng ngôn ngữ đặc trưng của mình để ca ngợi tôn vinh các thiện và phê phán, đấu tranh với các ác nhằm góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Dòng âm nhạc dân gian cũng như âm nhạc nhà nghề ở nước ta, bên cạnh kho tàng những bài ca điệu nhạc ca ngợi cái đẹp cũng đã có không ít những câu hò điệu hát phê phán đấu tranh với mặt trái xã hội nghệ thuật những bài ca đó từ bóng gió xa xôi đến phê phán bộc trực. Từ nỉ non đơn lẻ đến ca vang nơi hội hè, đình đám.

Âm nhạc có thể giúp chữa lành những tổn thương não

Theo một nghiên cứu mới đây, âm nhạc còn giúp những người bị tổn thương não nhớ lại ký ức đã bị lãng quên.

Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên nó còn có những tác dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết. Theo một nghiên cứu mới đây, âm nhạc còn giúp những người bị tổn thương não nhớ lại ký ức đã bị lãng quên.

17.12.13

Những album quốc tế đáng nghe của năm 2013 - phần cuối

Trong năm 2013 không phải là năm có nhiều âm nhạc chất lượng cao đáng nghe để xuýt xoa như một kiệt tác, nhưng cũng có nhiều bài và nghệ sĩ đáng nghe để mà say sưa với những âm điệu và âm sắc dị biệt , thú vị và tràn đày cảm hứng cho đôi tai khát nhạc. Chứ không thì với cái chổng mông lịch sử của cô nàng nổi loạn Miley Cirus và với những thể loại nhạc tương tự như thế [Lady Gaga, Rihanna...] thì âm nhạc còn gì để mà nghe năm qua, ngoài việc vuốt ve chiều chuộng đôi mắt trần trụi thôi.
Một chút đề cử riêng tư:

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Qùy: Tài năng và những chuyện nghịch lý

Đọc bài này mới thấy ngậm ngùi cho những viên ngọc thật lấp lánh trong âm thầm giữa bao nhiêu hào quang sặc sỡ của vô vàn viên kim cương giả trên bề nổi của âm nhạc Việt. Một phần đâu đó là sự đố kỵ, thiên kiến, bè phái, quan - dân và một phần đâu phải ai cũng đủ sức phân biệt sự lóng lánh long lanh nào là phản quang của thật - giả.
==========================
Dân tộc mình không hiếm tài năng, không hiếm người kiệt xuất. Vấn đề là ta có biết khơi đúng mạch, biết nâng niu, bảo vệ hay không mà thôi.

Nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Quỳ là một trường hợp thật đặc biệt. Ông sinh năm 1925, nguyên là giảng viên khoa Âm nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, là hội viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Thật hiếm có một nhạc sĩ nào vừa thành công trong lĩnh vực sáng tác ca khúc, lại vừa thành công trong sự nghiệp sáng tác Sonate - một thể loại âm nhạc cổ điển, rất khó, ngay cả đối với người sáng tác chuyên nghiệp.

Nghe một ít tác phẩm của Ns Nguyễn Văn Qùy


Nghe chương 2 bản sonate số 8 của Nguyễn Văn Qùy. Đây là trích đoạn trong chương trình :" Điều còn mãi" năm 2010.



Nghe ca sĩ Thái Thanh hát Dạ Khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Qùy

16.12.13

Kỉ niệm 243 năm ngày sinh Beethoven[16/12]

Tôi muốn chứng mình rằng bất cứ ai hành động đúng đắn và cao thượng đều có thể tự mình đương đầu với bất hạnh. (BEETHOVEN gửi hội đồng thị chính Vienna, ngày 1 tháng 2 năm 1819)

Không khí quanh chúng ta thật nặng nề. Châu Âu già cỗi đờ đẫn trong một bầu không khí ngột ngạt và ô nhiễm. Một thứ chủ nghĩa vật chất tầm thường đè nặng lên tâm trí và ngăn trở hành động của các chính quyền cũng như các cá nhân. Nhiều người chết ngạt trong thứ chủ nghĩa vị kỉ và đê hèn của mình. Nhiều người nghẹt thở. Chúng ta hãy mở tung các cửa sổ. Hãy để cho không khí tự do tràn vào. Hãy hít thở khí thế của các bậc anh hùng.

15.12.13

Mới!!! Nghe album Giáng Sinh "Wrapped in Red" của Kelly Clarkson

Wrapped in Red [ Ngập tràn sắc đỏ] thời điểm hiện tại đang xếp hạng 3 của Billboard. Kelly nổi lên từ vị trí quán quân American Idol lần thứ nhất năm 2002, sau đó là 2 giải Grammy cho album nhạc pop và nữ nghệ sĩ trình diễn nhạc pop xuất sắc. Ngoài ra Kelly còn đoạt bốn giải của "Teen Choice Awards" và hai giải tại "MTV Video Music Awards 2006".

Trong album này ngoài những bài noel quen thuộc và kinh điển, được làm thành những phiên bản mới, lạ và hiện đại nhưng vẫn lưu dấu những sắc màu truyền thống của nó, là một sáng tác mới của cô dành cho mùa lễ lớn trong năm này: " Underneath The Tree".[Bên dưới cây]. Một bài Pop rộn rã và vui tươi như không khí bài "Jingle bell" vậy.

14.12.13

Những album quốc tế đáng nghe của năm 2013 - phần 2


Trong năm 2013 không phải là năm có nhiều âm nhạc chất lượng cao đáng nghe để xuýt xoa như một kiệt tác, nhưng cũng có nhiều bài và nghệ sĩ đáng nghe để mà say sưa với những âm điệu và âm sắc dị biệt , thú vị và tràn đày cảm hứng cho đôi tai khát nhạc. Chứ không thì với cái chổng mông lịch sử của cô nàng nổi loạn Miley Cirus và với những thể loại nhạc tương tự như thế [Lady Gaga, Rihanna...] thì âm nhạc còn gì để mà nghe năm qua, ngoài việc vuốt ve chiều chuộng đôi mắt trần trụi thôi.

Một chút đề cử riêng tư:


-Cut 4 Me của Kelela. Đa thể loại hỗn hợp: hipster/indie/twisted R&B và một chút pop. Mixtape này phát hành vào khoảng tháng 9 vừa qua. Cô gái U30 này là một gương mặt tương đối mới. Những ám ảnh về tình vỡ và nhuốm một ít tính dục nhẹ trong những âm thanh giận dữ, hoang tưởng nhưng sâu sắc.

Nghe toàn album:

13.12.13

Cú chổng mông lịch sử và thời kỳ hoàng kim của âm nhạc sắc dục hay âm nhạc nữ quyền?


Không phải từ “cô gái le lưỡi”Miley Cirus, phải tính từ “cô gái vật chất”Madonna từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước thì sắc dục đã bắt đầu mặc nhiên đồng hành cùng với âm nhạc đại chúng. Nhưng thật sự đến hậu bối Miley thì nó càng ngày càng cởi mở, tự nhiên và khiêu khích đến tới hạn cuối cùng của sex nhân tính và sex phi nhân. Đến nỗi nhiều người danh tiếng trong giới âm nhạc thế giới phải cáu gắt hay gay gắt mà phán rằng:  chó chết, dịch vật…Nhưng có thật hoàn toàn là tục tĩu thế không?

Sứ mạng âm nhạc và những câu chuyện đầy cảm xúc [*]


Những câu chuyện về sức mạnh của âm nhạc khi được kể ra dưới đây, có thể bạn không tin, có thể bạn chê "sến", nhưng bạn sẽ xúc động...

Bức ảnh trên được chụp vào ngày 10/10/2011, trong cuộc nội chiến ở Libya, nhiếp ảnh gia Aris Messinis của hãng tin AFP đã chụp lại được hình ảnh một người chơi ghita vô danh trên đường phố thành phố Sirte.

Giữa cuộc đấu súng căng thẳng, người đàn ông này bất chấp sự an toàn của mạng sống vẫn đứng say sưa biểu diễn. Nhiếp ảnh gia Messinis đã không thể đến tận nơi phỏng vấn hay hỏi tên anh nhưng đã kịp chụp lại khoảnh khắc ấn tượng về anh:

7 nhóm nhạc huyền thoại của 8x hát mừng Giáng sinh


Những cái tên lừng lẫy thập niên 90 là Blue, Liberty X, Atomic Kitten, 5ive, B*Witched, Honeyz 911 cùng tụ họp trong single mới.

Chương trình The Big Reunion của kênh ITV2 đã khiến hàng triệu người hâm mộ trên thế giới sướng rơn khi quy tụ được 7 boyband, girlband đình đám của thập niên 1990 cùng thu âm bản cover ca khúc I Wish It Could Be Christmas Everyday.

Đây là loạt chương trình tài liệu - thực tế ăn khách nhất trên kênh ITV2 của nước Anh, ra mắt vào năm 2013. The Big Reunion mời các nhóm nhạc vang bóng một thời tái hợp trong chương trình, theo chân họ suốt hai tuần tập luyện trước khi chính thức trở lại sân khấu. 7 nhóm nhạc lừng lẫy Blue, Liberty X, Atomic Kitten, 5ive, B*Witched, Honeyz và 911 đã lần lượt tái hợp trong The Big Reunion.

12.12.13

Những album quốc tế đáng nghe của năm 2013- Phần 1

Trong năm 2013 không phải là năm có nhiều âm nhạc chất lượng cao đáng nghe để xuýt xoa như một kiệt tác, nhưng cũng có nhiều bài và nghệ sĩ đáng nghe để mà say sưa với những âm điệu và âm sắc dị biệt , thú vị và tràn đày cảm hứng cho đôi tai khát nhạc. Chứ không thì với cái chổng mông lịch sử của cô nàng nổi loạn Miley Cirus và với những thể loại nhạc tương tự như thế [Lady Gaga, Rihanna...] thì âm nhạc còn gì để mà nghe năm qua, ngoài việc vuốt ve chiều chuộng đôi mắt trần trụi thôi.

Một chút đề cử riêng tư:

- Tek lek Schrempf của John Wizards. Thể loại Word music với những âm sắc Nam Phi đương đại là chủ đạo.



Nghe toàn album

11.12.13

NÓNG!!! Trao giải thưởng “AMBIA” 2013 Lần đầu tiên ở VN


AMBIA  – Viết tắt của AMBINH Award, nghĩa là giải thưởng Âm Binh cho những gương mặt được tôn vinh lộn ngược trong âm nhạc đại chúng VN một năm qua do Blog TMP bình chọn.

Trái Cà Chua loại rẻ tiền nhất vì đã ôi[3399 Vnđ/Kg] được chọn làm cúp lưu niệm.

“Đúng qui trình” xét quá trình ăn nói và hành động cùng thành tích đạt được, các nghệ sĩ sau được vinh dự “bêu danh”:

10.12.13

Kỷ niệm 210 năm ngày sinh Hector Berlioz [11/12/1803-11/12/2013] nghe lại tuyệt phẩm "symphonie fantastique"

Tôi thích nghe  "symphonie fantastique" [Giao hưởng tưởng tượng- Có người dịch là : ảo tưởng] của Berlioz không chỉ nó mang ý nghĩa là kiệt tác cách tân về dàn nhạc và dàn hợp xướng, tạo nên cây cầu nối giữa trường phái cổ điển Vienna với những trường phái sau đó mà vì nó còn thể hiện rõ nhất một con người "Sinh ra để yêu", cho nên không lạ gì khi ông được xếp vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa lãng mạn.

Với ý muốn trở thành nhà phê bình âm nhạc nhưng sau đó ông lại thành công trong vai trò một nhà soạn nhạc, Berlioz lại tạo nên một ngoại lệ đặc biệt là một nhạc sĩ không biết chơi đàn...piano. Trong khi đó ai cũng biết rằng một nhà soạn nhạc thì phải biết sử dụng thành thạo nhạc cụ gần như bắt buộc này để soạn nhạc. Thật không biết ông làm thế nào để viết nên những tác phẩm xuất sắc như: Lénor ou Les Francs Juges, La mort d’Orphée, Huit scénes de Faust, Lélio ou Le rétour à la vie, Le carnaval romain, L’enfance du Christ...Nhưng nổi bật nhất có lẽ là "symphonie fantastique" , còn được gọi là :  Episode de la vie d'un Artiste.. .en cinq parties (Quãng đời của một nghệ sĩ... 5 phần) mà chúng ta sẽ thưởng thức sau đây:

Tay guitar vĩ đại của Oasis nói về âm nhạc đại chúng 2013: Hãy hát cho hay, đừng gây sốc. Gây sốc thì ai chẳng làm được?!

Lời dẫn:
Tai tiếng và gây sốc hình như đã trở thành gia vị quan trọng của showbiz phương tây. V-pop quả nhiên học hỏi và tiếp thu điều này rất nhanh và...thông minh để biến nó thành ...món ăn chính! Một số nhận định  thẳng thắn về mặt trái âm nhạc đại chúng phương tây của Noel Gallaghe rất gần đúng với mặt bằng V-pop năm nay. Tiếc là V-pop của chúng ta chỉ hấp thu tốt cái...mặt trái tồi tàn là "chó chết"[Noel Gallaghe] của họ mà thôi! Đây cũng xem như tổng kết mà tôi mượn về mặt ý nghĩa của Noel Gallaghe để tặng cho V-pop năm 2013 và chúc năm mới bớt học mặt trái mà học tốt hơn mặt phải âm nhạc đại chúng của người ta. [TMP]

Tay guitar vĩ đại Noel Gallagher kết thúc năm 2013 bằng một cách hoành tráng: trả lời phỏng vấn tạp chí lớn về âm nhạc Rolling Stone và không ngại ngần nhận định mạnh miệng về mọi ngôi sao ca nhạc nổi bật trong năm.

Cần dẹp “loạn” giải thưởng, danh hiệu!

Đã là một “ngôi sao” trong lòng công chúng thì ngoài việc phải cống hiến những sản phẩm nghệ thuật chất lượng, các “sao” còn phải là tấm gương về văn hóa, đạo đức, lối sống.

Vừa qua, một giải thưởng âm nhạc uy tính và lâu đời trong làng nhạc Việt, giải Làng sóng xanh đã làm không ít người cảm thấy hài lòng khi ban tổ chức giải thưởng năm nay quyết định không trao danh hiệu Gương mặt của năm. Danh hiệu này vốn được xem là danh hiệu quan trọng nhất của giải thưởng Làn Sóng Xanh 15 năm qua. Và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Làn sóng xanh, không có giải Gương mặt của năm.

Lý do BTC đưa ra là: không có người xứng đáng!

Bảo những ngôi sao thời danh như: Mỹ Tâm, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà… mà không xứng đáng, với họ đó là một… gáo ước lạnh thật sự! Nhưng Làn sóng xanh đã rất hay! Bởi nếu như trước đây nhiều giải thưởng khác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đều phải cố gắng “nặn” ra một gương mặt nào đó để trao cho cho đủ bộ thì sự mạnh dạn nói “không” của Làn sóng xanh là một quyết định có phần thẳng tay, đúng đắn.

9.12.13

Âm nhạc “đỉnh cao” mà như âm nhạc sinh viên!


Hội Nhạc sĩ Việt Nam[HNSVN] được xem như hội tụ tinh hoa sáng tác âm nhạc của cả nước và đó cũng là nơi tập trung của những nhạc sĩ chuyên nghiệp. Nhưng nơi này chưa bao giờ đưa ra nhiều những tác phẩm đi vào đời sống của cả nước cũng như trong tâm trí của ít nhiều người nghe nhạc cả bề rộng lẫn chiều sâu của cảm xúc và nghệ thuật và ngay cả…kỹ thuật nữa !. Hằng năm với giải thưởng thường niên của mình, Hội đã tôn vinh không biết bao nhiêu sáng tác từ ca khúc cho đến khí nhạc nhưng sức sống của chúng rất èo uột và chỉ nằm trong phạm vi của Hội và trên sóng truyền thông của những chương trình “cúng cụ” mà thôi.

Hãy thử đọc qua một vài trích đoạn bản báo cáo của Hội đồng nghệ thuật HNSVN về chất lượng của các tác phẩm âm nhạc năm nay mà không khỏi sững sờ cho cái Hội tập trung hầu hết những nhạc sĩ chuyên nghiệp có bằng cấp chuyên môn cao:

Chương trình giá trị nghệ thuật: Ba nhạc sĩ trẻ danh tiếng Vân Anh và Hoài Phương và nhạc sĩ Lê Xuân Trường



Ảnh Poster : đêm nhạc của Nhạc Sĩ Vân Anh,
có sự góp mặt của ca sĩ Bích Vân và NS Hoài Phương


Lễ Tạ Ơn năm nay chắc chắn lại là mùa Lễ đáng nhớ của những người bay xuyên lục địa để gặp lại nhau như Vân Anh, Hoài Phương, Lê Xuân Trường trong đêm nhạc “thật thính phòng qua tiếng đàn quốc tế Vân Anh” tại Quận Cam-Cali…

Vào ngày 29-11-2013, mừng Lễ Tạ Ơn, trong chương trình Vân Anh Live Show. Trước đó trong đêm nhạc 50 năm Lê Văn Khoa, Vân Anh cũng độc tấu một vài ca khúc dương cầm. Sau ngày Lễ là đêm Célébrate Vân Anh có thêm sự góp mặt đặc biệt của ca nhạc sĩ Hoài Phương tại Lạc Cầm- quận Cam.

Đây là một chương trình được xem như một sự kiện – qua những giá trị nghệ thuật của các tài năng trẻ Hoài Phương, Bích Vân cùng sự xuất hiện bên cạnh nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng quốc tế: Vân Anh Nguyễn (Úc).

Những nhóm nhạc Việt Nam



Nhóm nhạc trẻ Mắt Ngọc
Source afamily.vn


Nghe bài này]

Cũng giống sự thành danh của nhiều ca sĩ solo, những nhóm nhạc trẻ của Việt Nam trong suốt hơn 15 năm qua đã có những thăng trầm theo dòng nhạc Việt. Sự hợp tan của các nhóm nhạc là điều không tránh khỏi, dù những nhóm nhạc đã tan rã hay có sự thay đổi của các thành viên, nhưng tên tuổi của họ vẫn còn được lưu dấu với thời gian.

Nhóm nhạc trong giai đoạn tiên phong

Cùng với Mắt Ngọc, trong thời kỳ hoàng kim hơn chục năm qua, những nhóm nhạc tên tuổi khác như: Quả Dưa Hấu, Tam Ca Áo Trắng, Con Gái, Mây Trắng, Ba Con Mèo, Tam Ca 3A hay Tik Tik Tak rồi 1080… đã làm mưa làm gió trên sân khấu ca nhạc cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Một điểm khá tương đồng của những nhóm nhạc này là chất lượng âm nhạc, có lẽ tại thời điểm đó, những chiêu trò câu khách, tạo scandal hay những phát ngôn gây sốc chưa xuất hiện, thế nên, những nhóm nhạc trẻ đó hát một cách thật sự, không hướng về vật chất, các thành viên đến với nhau bởi niềm đam mê ca hát và muốn được cống hiến tài năng của mình cho khán thính giả gần xa.

8.12.13

Xã hội vô cảm thì âm nhạc vô hồn


Viện Gallup thống kê về chỉ số vô cảm[ ít cảm xúc, thờ ơ, bàng quan ]cho người dân ở 150 vùng, quốc gia và lãnh thổ trên thế giới vào năm ngoái đã xếp Việt Nam vào thứ hạng 13. Một chỉ số tương đối cao về sự vô cảm của người Việt. Mà không chỉ con số, những hiện tượng, những vấn nạn xã hội, những đối nhân xử thế hàng ngày đã cho mọi người thấy ngày nay người ta càng lúc càng sống ít tình cảm đi, thay vào đó là sự thực dụng, ích kỷ và vô tâm. Nó chứng minh ngược thống kê trên không phải là tào lao.

Âm nhạc Việt Nam thì không thấy có thống kê cho thấy nó vô hồn ở thứ hạng mấy. Nhưng điều đó không cần con số thống kê vì ai cũng biết nghệ thuật trong đó có âm nhạc trước hết là một thông điệp và là tiếng vọng của tâm hồn. Một thứ âm nhạc không hoặc ít cảm xúc thì cho dù có được điểm trang bằng “dao kéo” kỹ thuật hay kỹ xảo bao nhiêu thì thông điệp hay tiếng vọng đó sẽ câm nín hay thều thào lạnh nhạt. Kết cục là thứ âm nhạc đó trở nên nghèo nàn, rẻ tiền hay xa lạ, trơ trẽn, tạm bợ.

7.12.13

Đề cử chính thức Grammy 2014- Không thấy đại diện V-Pop như đã từng...làm ồn!

                                           Lorde- ứng viên mới với 4 đề cử Grammy 2014

Thứ Sáu (ngày 6 tháng 12), những đề cử rất được chờ đợi cho danh hiệu lớn nhất của âm nhạc đã được công bố tại "Các đề cử Grammy Concert Live!!".Các ứng viên lần đầu tiên bao gồm: Lorde, người New Zealand, 16 tuổi , Macklemore & Ryan Lewis

Taylor Swift, Katy Perry, Lorde và nhiều nghệ sĩ khác đã tham gia trình diễn giúp vui.

Bài hát có thể góp phần mang đến tự do cho một người và nhân quyền cho một dân tộc


Âm nhạc thật kỳ diệu. Nó khơi gợi cái đẹp và truyền cảm xúc về cái thiện của tinh thần nhân bản và ý thức về sự đấu tranh chống tiêu cực vì cộng đồng xã hội. Nghệ sĩ có trong tay mũi tên mỹ lệ đó nhưng nhiều lúc quá đắm đuối trong tháp ngà của chỉ” đôi ta” mà bỏ quên nó để làm một “nhân sĩ” tầm thường khi đứng trước những vấn đề sống còn của xã hội và dân tộc.

Nhân ngày Quốc tế nhân quyền 10/12 sắp đến đồng thời để  tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, một biểu tượng vĩ đại cho tự do và nhân quyền của thế giới, chúng ta nên nghe lại ca khúc “Free Nelson Mandela” của Jerry Dammer, sáng tác năm 1984-thủ lĩnh của nhóm nhạc The Special  AKA.

5.12.13

Đức Giáo Hoàng: Thế giới cần vẻ đẹp và Nghệ thuật có thể là một linh đạo


Thế giới cần vẻ đẹp chân chính và các nghệ sĩ có nhiệm vụ đem vẻ mỹ lệ cho con người qua con đường nghệ thuật.

Tình thân hữu của Giáo Hội đối với thế giới nghệ thuật, một tình thân hữu đã được tăng cường mạnh mẽ theo với thời gian.

Thiên Chúa giáo, ngay từ những ngày trong buổi sơ khai đã công nhận giá trị của nghệ thuật và đã khôn ngoan sử dụng ngôn ngữ khác nhau của nghệ thuật để biểu đạt thông điệp cứu độ không hề đổi thay của mình.

Bizet vĩ đại và Carmen bất tử [*]


Có lẽ hiếm có một tác giả nào trở nên vĩ đại chỉ với một tác phẩm duy nhất. Tuy nhiên Georges Bizet là một ngoại lệ. Chỉ bằng vở opera Carmen, Bizet đã được cả châu Âu biết đến như là một tác giả viết opera tài ba, sánh ngang với những tên tuổi như Rossini, Donizetti hay Verdi. Tất nhiên điều này không có nghĩa là Bizet không sáng tác ra những tác phẩm khác hay những sáng tác khác của ông không có mấy giá trị nhưng chắc chắn rằng không một tác phẩm nào trong số này có thể sánh ngang với Carmen về mặt lôi cuốn, hấp dẫn và phổ biến. Kể từ khi ra đời cho đến nay, Carmen vẫn luôn là một trong những vở opera được yêu thích và được trình diễn nhiều nhất.

4.12.13

Về ba bài Giáng Sinh Việt Nam

Ảnh: Quốc Toản

Nhạc về mùa Giáng sinh của VN không nhiều. Nhất là mức độ nổi tiếng và yêu thích của chúng. Chỉ có thể đếm được hơn năm ngón tay là đáng nghe hoặc được mọi người hay nghe thôi. Trong đó, có ba bài thú vị dưới đây và đáng để lạm bàn trong thời điểm này.

Bài Giáng sinh thuộc hàng cổ nhất của VN

Nó ra đời cách đây… 106 năm, nghĩa là hơn 40 năm so với lịch sử ra đời bài tân nhạc Việt đầu tiên. “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” là một bài thánh ca của linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt, với nghệ danh là Phaolô Đạt. Nó cũng là một trong những bài thánh ca VN thời gian đầu tiên mà Công Giáo vừa du nhập vào nước Việt và được xem là bài Giáng sinh thuộc hàng cổ nhất VN. Gọi là thuộc hàng cổ nhất mà chưa dám khẳng định là bài đầu tiên là do thận trọng tôn trọng tính lịch sử khi chưa được chính thức xác nhận, tuy nhiên người ta cũng chưa thấy có ai tìm ra bài Giáng sinh nào có trước bài này cho đến thời điểm hiện tại.

2.12.13

Những ca khúc Giáng sinh không quên


Đã bước sang mùa Noel. Đón niềm vui Gíang sinh mà không có nhạc Noel thì...

Dưới đây là bộ sưu tập 31 ca khúc về Noel hay nhất và kinh điển nhất. Thật ra, danh sách này không phải là 31 bài khác nhau vì có một số bài là phiên bản của nhau do các ca sĩ hoặc nhóm nhạc khác nhau trình bày dưới nhiều thể loại:từ Pop, Rock, Jazz cho đến semi classic.

Điều đáng nghe là chúng được xem như là những bài trình diễn tiêu biểu và hay nhất do các nhóm nhạc và ca sĩ bất hủ, nổi tiếng trình bày. Từ những gương mặt xa xưa như Boney M đến những người gần nay như công chúa Country : Taylor Swift...Nếu như phải nghe những giọng ca nhạc Việt hát nhạc Gíang sinh thì chưa bao giờ tôi thấy hứng thú cả. (TMP)

Chiều Nhạc Trần Duy Đức: Thơ Lên Tiếng Hát


Con đường nhỏ giống như một hương lộ nào đó ở quê nhà, nằm gần góc Harbor và Hazard, đi qua một đám ruộng dâu trước khi dẫn đến một lối xóm dưới tàng cây xanh. Hồi ấy nhà của Trần Duy Đức ở đó. Lần đầu tôi đến đây theo lời nhắn của anh Phạm Công Thiện. Nhà của Đức là nơi anh tạm dừng chân, cũng giống như không biết bao nhiêu nhà và ngôi chùa trước đó trong kiếp đời lang bạt của anh. Mới đó mà đã ba mươi năm có lẽ.

Gặp lại Đức lần mới đây, hai đứa nhắc lại chuyện Santa Ana ngày cũ. Lúc ấy anh vừa sang Mỹ không lâu, còn tôi từ giã con đường La Fayette ở LA, và anh Thiện rời chùa của thầy Mãn Giác ở đường Berendo về đây. Trong cái lịch sử còn khá sớm của đám người Việt lưu vong, những khuôn mặt, những hàng quán cũ trộn lẫn trong ống hình vạn hoa quá khứ.

Thưởng thức opera ngoài sân ga



Sân ga Union ở Los Angeles chiều cuối tuần, ai nấy đều hối hả vội vã bắt những chuyến tàu xuôi ngược trở về nhà sau một tuần làm việc đầy căng thẳng. Thế nhưng tất cả những vội vã hối hả đó đều chậm lại trước một sự kiện chưa từng diễn ra tại nơi đông đúc bận rộn vào bậc nhất này: Một buổi trình diễn giữa sảnh lớn của nhà ga, với các vũ công, ca sĩ, nhạc công và khán giả đều đeo tai nghe.

Một đám đông tại khu vực sảnh chính của nhà ga với tai nghe chụp kín tai, hết sức tôn trọng hành khách qua lại và những người vô gia cư lấy sân ga làm nơi cư trú. 15 ca sĩ, vũ công và dàn nhạc 11 thành viên trình diễn vở “Thành phố vô hình” giữa sân ga, chung quanh là khán giả thưởng thức qua tai nghe.

Nghe Sonate số 3 c-moll cho violon của Grieg


(Nguồn: Internet)

Tác giả: Edvard Grieg
Thời gian sáng tác: từ năm 1886 đến năm 1887
Công diễn lần đầu: ngày 10 tháng 10 năm 1887 tại Leipzig, Đức
Độ dài: khoảng 25 phút

Tác phẩm có 3 chương:
I. Allegro molto ed appasionato
II. Allegretto espressivo alla Romanza – Allegro molto _ Tempo I
III. Allegro animato

Bảo tàng Violon trên quê hương 'vua vĩ cầm'


Bảo tàng Violon mới được khai trương ở Cremona (Italia).

Giovanni Arvedi, ông trùm thép đồng thời là nhà bảo trợ nghệ thuật ở thành phố Cremona, miền Bắc Italia, vừa gây chú ý khi khai trương bảo tàng trưng bày bộ sưu tập đàn violon vô giá.

Trong khoảng 250 năm, từ giữa thế kỷ 16 đến cuối những năm 1700, thành phố nhỏ Cremona nằm trên bờ sông Po được xem là “kinh đô” làm đàn violon. Đây không chỉ là quê hương của nghệ nhân làm đàn bậc thầy Antonio Stradivari, mà còn là nơi xuất thân của nhiều nghệ nhân khác, từng làm ra những nhạc cụ đàn dây có âm thanh tuyệt hảo.
Back To Top