8.12.13

Xã hội vô cảm thì âm nhạc vô hồn


Viện Gallup thống kê về chỉ số vô cảm[ ít cảm xúc, thờ ơ, bàng quan ]cho người dân ở 150 vùng, quốc gia và lãnh thổ trên thế giới vào năm ngoái đã xếp Việt Nam vào thứ hạng 13. Một chỉ số tương đối cao về sự vô cảm của người Việt. Mà không chỉ con số, những hiện tượng, những vấn nạn xã hội, những đối nhân xử thế hàng ngày đã cho mọi người thấy ngày nay người ta càng lúc càng sống ít tình cảm đi, thay vào đó là sự thực dụng, ích kỷ và vô tâm. Nó chứng minh ngược thống kê trên không phải là tào lao.

Âm nhạc Việt Nam thì không thấy có thống kê cho thấy nó vô hồn ở thứ hạng mấy. Nhưng điều đó không cần con số thống kê vì ai cũng biết nghệ thuật trong đó có âm nhạc trước hết là một thông điệp và là tiếng vọng của tâm hồn. Một thứ âm nhạc không hoặc ít cảm xúc thì cho dù có được điểm trang bằng “dao kéo” kỹ thuật hay kỹ xảo bao nhiêu thì thông điệp hay tiếng vọng đó sẽ câm nín hay thều thào lạnh nhạt. Kết cục là thứ âm nhạc đó trở nên nghèo nàn, rẻ tiền hay xa lạ, trơ trẽn, tạm bợ.

7.12.13

Đề cử chính thức Grammy 2014- Không thấy đại diện V-Pop như đã từng...làm ồn!

                                           Lorde- ứng viên mới với 4 đề cử Grammy 2014

Thứ Sáu (ngày 6 tháng 12), những đề cử rất được chờ đợi cho danh hiệu lớn nhất của âm nhạc đã được công bố tại "Các đề cử Grammy Concert Live!!".Các ứng viên lần đầu tiên bao gồm: Lorde, người New Zealand, 16 tuổi , Macklemore & Ryan Lewis

Taylor Swift, Katy Perry, Lorde và nhiều nghệ sĩ khác đã tham gia trình diễn giúp vui.

Bài hát có thể góp phần mang đến tự do cho một người và nhân quyền cho một dân tộc


Âm nhạc thật kỳ diệu. Nó khơi gợi cái đẹp và truyền cảm xúc về cái thiện của tinh thần nhân bản và ý thức về sự đấu tranh chống tiêu cực vì cộng đồng xã hội. Nghệ sĩ có trong tay mũi tên mỹ lệ đó nhưng nhiều lúc quá đắm đuối trong tháp ngà của chỉ” đôi ta” mà bỏ quên nó để làm một “nhân sĩ” tầm thường khi đứng trước những vấn đề sống còn của xã hội và dân tộc.

Nhân ngày Quốc tế nhân quyền 10/12 sắp đến đồng thời để  tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, một biểu tượng vĩ đại cho tự do và nhân quyền của thế giới, chúng ta nên nghe lại ca khúc “Free Nelson Mandela” của Jerry Dammer, sáng tác năm 1984-thủ lĩnh của nhóm nhạc The Special  AKA.

5.12.13

Đức Giáo Hoàng: Thế giới cần vẻ đẹp và Nghệ thuật có thể là một linh đạo


Thế giới cần vẻ đẹp chân chính và các nghệ sĩ có nhiệm vụ đem vẻ mỹ lệ cho con người qua con đường nghệ thuật.

Tình thân hữu của Giáo Hội đối với thế giới nghệ thuật, một tình thân hữu đã được tăng cường mạnh mẽ theo với thời gian.

Thiên Chúa giáo, ngay từ những ngày trong buổi sơ khai đã công nhận giá trị của nghệ thuật và đã khôn ngoan sử dụng ngôn ngữ khác nhau của nghệ thuật để biểu đạt thông điệp cứu độ không hề đổi thay của mình.

Bizet vĩ đại và Carmen bất tử [*]


Có lẽ hiếm có một tác giả nào trở nên vĩ đại chỉ với một tác phẩm duy nhất. Tuy nhiên Georges Bizet là một ngoại lệ. Chỉ bằng vở opera Carmen, Bizet đã được cả châu Âu biết đến như là một tác giả viết opera tài ba, sánh ngang với những tên tuổi như Rossini, Donizetti hay Verdi. Tất nhiên điều này không có nghĩa là Bizet không sáng tác ra những tác phẩm khác hay những sáng tác khác của ông không có mấy giá trị nhưng chắc chắn rằng không một tác phẩm nào trong số này có thể sánh ngang với Carmen về mặt lôi cuốn, hấp dẫn và phổ biến. Kể từ khi ra đời cho đến nay, Carmen vẫn luôn là một trong những vở opera được yêu thích và được trình diễn nhiều nhất.

4.12.13

Về ba bài Giáng Sinh Việt Nam

Ảnh: Quốc Toản

Nhạc về mùa Giáng sinh của VN không nhiều. Nhất là mức độ nổi tiếng và yêu thích của chúng. Chỉ có thể đếm được hơn năm ngón tay là đáng nghe hoặc được mọi người hay nghe thôi. Trong đó, có ba bài thú vị dưới đây và đáng để lạm bàn trong thời điểm này.

Bài Giáng sinh thuộc hàng cổ nhất của VN

Nó ra đời cách đây… 106 năm, nghĩa là hơn 40 năm so với lịch sử ra đời bài tân nhạc Việt đầu tiên. “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” là một bài thánh ca của linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt, với nghệ danh là Phaolô Đạt. Nó cũng là một trong những bài thánh ca VN thời gian đầu tiên mà Công Giáo vừa du nhập vào nước Việt và được xem là bài Giáng sinh thuộc hàng cổ nhất VN. Gọi là thuộc hàng cổ nhất mà chưa dám khẳng định là bài đầu tiên là do thận trọng tôn trọng tính lịch sử khi chưa được chính thức xác nhận, tuy nhiên người ta cũng chưa thấy có ai tìm ra bài Giáng sinh nào có trước bài này cho đến thời điểm hiện tại.

2.12.13

Những ca khúc Giáng sinh không quên


Đã bước sang mùa Noel. Đón niềm vui Gíang sinh mà không có nhạc Noel thì...

Dưới đây là bộ sưu tập 31 ca khúc về Noel hay nhất và kinh điển nhất. Thật ra, danh sách này không phải là 31 bài khác nhau vì có một số bài là phiên bản của nhau do các ca sĩ hoặc nhóm nhạc khác nhau trình bày dưới nhiều thể loại:từ Pop, Rock, Jazz cho đến semi classic.

Điều đáng nghe là chúng được xem như là những bài trình diễn tiêu biểu và hay nhất do các nhóm nhạc và ca sĩ bất hủ, nổi tiếng trình bày. Từ những gương mặt xa xưa như Boney M đến những người gần nay như công chúa Country : Taylor Swift...Nếu như phải nghe những giọng ca nhạc Việt hát nhạc Gíang sinh thì chưa bao giờ tôi thấy hứng thú cả. (TMP)

Chiều Nhạc Trần Duy Đức: Thơ Lên Tiếng Hát


Con đường nhỏ giống như một hương lộ nào đó ở quê nhà, nằm gần góc Harbor và Hazard, đi qua một đám ruộng dâu trước khi dẫn đến một lối xóm dưới tàng cây xanh. Hồi ấy nhà của Trần Duy Đức ở đó. Lần đầu tôi đến đây theo lời nhắn của anh Phạm Công Thiện. Nhà của Đức là nơi anh tạm dừng chân, cũng giống như không biết bao nhiêu nhà và ngôi chùa trước đó trong kiếp đời lang bạt của anh. Mới đó mà đã ba mươi năm có lẽ.

Gặp lại Đức lần mới đây, hai đứa nhắc lại chuyện Santa Ana ngày cũ. Lúc ấy anh vừa sang Mỹ không lâu, còn tôi từ giã con đường La Fayette ở LA, và anh Thiện rời chùa của thầy Mãn Giác ở đường Berendo về đây. Trong cái lịch sử còn khá sớm của đám người Việt lưu vong, những khuôn mặt, những hàng quán cũ trộn lẫn trong ống hình vạn hoa quá khứ.

Thưởng thức opera ngoài sân ga



Sân ga Union ở Los Angeles chiều cuối tuần, ai nấy đều hối hả vội vã bắt những chuyến tàu xuôi ngược trở về nhà sau một tuần làm việc đầy căng thẳng. Thế nhưng tất cả những vội vã hối hả đó đều chậm lại trước một sự kiện chưa từng diễn ra tại nơi đông đúc bận rộn vào bậc nhất này: Một buổi trình diễn giữa sảnh lớn của nhà ga, với các vũ công, ca sĩ, nhạc công và khán giả đều đeo tai nghe.

Một đám đông tại khu vực sảnh chính của nhà ga với tai nghe chụp kín tai, hết sức tôn trọng hành khách qua lại và những người vô gia cư lấy sân ga làm nơi cư trú. 15 ca sĩ, vũ công và dàn nhạc 11 thành viên trình diễn vở “Thành phố vô hình” giữa sân ga, chung quanh là khán giả thưởng thức qua tai nghe.

Nghe Sonate số 3 c-moll cho violon của Grieg


(Nguồn: Internet)

Tác giả: Edvard Grieg
Thời gian sáng tác: từ năm 1886 đến năm 1887
Công diễn lần đầu: ngày 10 tháng 10 năm 1887 tại Leipzig, Đức
Độ dài: khoảng 25 phút

Tác phẩm có 3 chương:
I. Allegro molto ed appasionato
II. Allegretto espressivo alla Romanza – Allegro molto _ Tempo I
III. Allegro animato

Bảo tàng Violon trên quê hương 'vua vĩ cầm'


Bảo tàng Violon mới được khai trương ở Cremona (Italia).

Giovanni Arvedi, ông trùm thép đồng thời là nhà bảo trợ nghệ thuật ở thành phố Cremona, miền Bắc Italia, vừa gây chú ý khi khai trương bảo tàng trưng bày bộ sưu tập đàn violon vô giá.

Trong khoảng 250 năm, từ giữa thế kỷ 16 đến cuối những năm 1700, thành phố nhỏ Cremona nằm trên bờ sông Po được xem là “kinh đô” làm đàn violon. Đây không chỉ là quê hương của nghệ nhân làm đàn bậc thầy Antonio Stradivari, mà còn là nơi xuất thân của nhiều nghệ nhân khác, từng làm ra những nhạc cụ đàn dây có âm thanh tuyệt hảo.

1.12.13

Nhạc Pháp - Lời Việt Phạm Duy Những Năm 60-70



Nhân dịp hồi ức về nhạc Pháp xưa qua chuyến thăm Việt Nam của Christophe mới đây, cũng như những chút dư âm nhẹ nhàng của nó còn lại, chúng ta thử nghe lại 14 ca khúc Pháp bất hủ được nhạc sĩ Phạm Duy soạn lời Việt, do chính ông tuyển chọn và viết lời bạt trên trang web của mình. Trong đó, dĩ nhiên là có Aline của lão ngoan đồng Christophe vừa hát lại... -TMP-
==================================

Ðầu thập niên 70 là lúc băng cassette được phổ biến mạnh mẽ và các nhà sản xuất đua nhau phát hành những băng nhạc có chương trình nhạc trẻ. Ngoài nhạc Mỹ ra, nhạc Pháp cũng được mọi người ưa thích, nhất là trong đám ca sĩ mới lớn lên, có Thanh Lan hát tiếng Pháp rất hay. Tôi soạn lời ca tiếng Việt cho nhiều bài hát về tình yêu của nhạc Pháp và với giọng hát nhanh nhẹn của Thanh Lan, những bài hát đó đã gây được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trong giới trẻ. Bài BANG BANG rất ngộ nghĩnh và sau khi được hát qua tiếng Việt với giọng hát Thanh Lan, nó được phổ biến rất là mạnh mẽ. Một hôm tôi vào Nha Ngân Khố để đổi tiền đi Pháp, thấy các công chức nam nữ đang chơi trò bắn súng "băng băng" với nhau.

Mười Bẩy Tình Ca Bất Tử - Phạm Duy soạn Lời Việt


Tôi tình cờ ghé thăm trang Phố Xưa của các fan cô Khánh Ly, do các cựu thành viên Đặc Trưng sáng lập (các nick hộp sữa hộp bơ hshb, và Hư Vô), thì tình cờ gặp được một post của anh Vanchus, cũng là một cựu thành viên dactrung. Anh post nhạc tờ của tập nhạc 17 bài tình ca bất tử, do nhạc sĩ Phạm Duy soạn lời Việt và xuất bản trước 75. Xem kỹ lại thì tập nhạc do trang web amnhac.fm phụ trách scan thành PDF. Xin cám ơn các bạn đã bỏ thì giờ làm việc này.

Nhận thấy các bài nhạc này thật hay, với lời nhạc thật trau chuốt, được viết trước 75 - giai đoạn sung sức nhất, sáng tạo nhất của nhạc sĩ - tôi muốn đem toàn bộ các bài nhạc đó lên post này để các bạn cùng thưởng thức. Xin cảm ơn nhạc sĩ đã có ý sưu tầm và viết lời Việt để phổ cập những tác phẩm này đến người Việt chúng ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác, và mãi mãi về sau.

Vua vọng cổ


NSND Viễn Châu - Ảnh: M.Châu 

Hơn 70 năm làm nghệ thuật, NSND Viễn Châu được đồng nghiệp mệnh danh là “ông vua vọng cổ” với kho tàng tác phẩm đồ sộ đạt mức kỷ lục. Ông còn là người thầy đã dìu dắt, làm nên tên tuổi hàng loạt ngôi sao thời hoàng kim của cải lương.

Tay đàn nức tiếng

*Hơn nửa thế kỷ trôi qua, dù cải lương không còn hưng thịnh như trước, nhưng tân cổ giao duyên vẫn có sức sống mạnh mẽ trong lòng công chúng, được nhiều bạn trẻ yêu thích *

Viễn Châu còn được gọi là Bảy Bá do là con thứ sáu trong một gia đình vọng tộc ở Trà Vinh. Có thể nói gia đình chính là chiếc nôi khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật, bởi từ nhỏ ông được cho đi học quốc văn ở trường làng, lại học thêm Hán văn và cổ nhạc tại nhà. Từ sự đam mê được cha và ông nội truyền cho, ông tự mày mò tìm hiểu, học lỏm qua đĩa nhựa hay các nhóm tài tử làng quê, thông thạo cả đàn tranh, violon, guitar phím lõm. Tuy nhiên ông mê nhất là ngón đàn tranh và cũng đạt được thành tựu cao nhất.

Album tuyển hợp Now tròn 30 tuổi



Now, album tuyển hợp được thần tượng hóa, vừa tròn 30 năm ngày phát hành đầu tiên. Album đầu tiên, Now That's What I Call Music 1, được tung ra thị trường ngày 28/11/1983, gồm 30 đĩa đơn ăn khách năm đó.

Những đĩa đơn này chứa nhạc phẩm của các nghệ sĩ như Phil Collins, Culture Club, Duran Duran, UB40, Men at Work và Kajagoogoo. Ca khúc Roar của Katy Perry là đĩa đơn đầu tiên được đưa vào album Now 86, phát hành hồi tuần trước.

30.11.13

Chúng ta không thể thắng được đám ngu bởi vì họ quá đông


Câu nói quá khích này là của Albert Einstein. Hơi quá khích nhưng không sai. Lịch sử cho thấy mọi phát minh, phát kiến đều thuộc về một cá nhân, và thậm chí có lúc có nơi số đông lại tìm cách khai tử cả những phát kiến của vi thiểu số ưu tú, là cản ngại cho chân lý nữa.

Ngọc thì ít, sỏi đá thì vô số. Nhưng sỏi đá có thể che lấp, chôn vùi ngọc.

Vậy mà âm nhạc đương đại đều hầu như phụng sự số đông và lấy đó làm thước đo giá trị. Bởi nó không có chọn lựa nào khác khi âm nhạc đã trở thành hàng hóa. Tính thương mại không phân biệt ngu hay khôn, sáng tạo hay không sáng tạo, ngọc hay đá miễn tạo được nhu cầu số đông. Ngọc mà không chiều lòng số đông cũng vô dụng. Đá mà được lòng số đông thì hữu dụng. Nhiều khi sự hữu dụng đó chỉ là một quả lừa. Nhưng không sao. Càng đông càng tốt, càng tiệm cận đắc thắng.

Nhạc sĩ thiên tài Giuseppe Verdi: Bi kịch gia đình và cuộc bứt phá ngoạn mục



Ngày 10/10 vừa qua, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà soạn nhạc thiên tài Giuseppe Verdi, tại Emilia Romagna (Italia) - quê hương ông đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm có ý nghĩa. Cùng thời gian đó, tại nhiều nơi trên thế giới cũng đã diễn ra những hoạt động với mục đích tương tự bởi Giuseppe Verdi không chỉ được biết đến với tư cách nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Italia thế kỷ XIX mà còn được tôn vinh là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất mọi thời đại...

Trong số 26 tác phẩm opera mà Giuseppe Verdi để lại cho đời, hiện có không ít tác phẩm vẫn thường xuyên được trình diễn và "La Traviata" - vở opera được Verdi sáng tác năm ông chẵn 40 tuổi hiện là một trong những vở opera được trình diễn nhiều nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, cách đây 2 năm, tại Nhà hát Lớn Hà Nội cũng từng diễn ra hai đêm nhạc tưởng nhớ Verdi nhân kỷ niệm 110 năm ngày mất của ông...

Chơi nhạc cổ điển để ngăn trộm

Đọc thông tin này mới thấy trình độ thưởng thức âm nhạc thấp và hời hợt mang tính xu hướng toàn cầu . Nhưng có lẽ mỗi nơi độ thấp,cạn sẽ chênh lệch nhau chứ không như nhau -TMP



Một cửa hàng đồ ăn nhanh ở Australia áp dụng chiến thuật chơi nhạc cổ điển để hạn chế sự xuất hiện của nhiều thanh niên vào ban đêm và ngăn chặn các ý định trộm cắp quanh khu vực.

Ý tưởng chơi nhạc cổ điển đã hạn chế được đáng kể số khách vãng lai xuất hiện vào ban đêm, sau vài tuần áp dụng. Ảnh minh họa: Sunwarrior.com

Các nhân viên ở một nhà hàng McDonald tại ở Australia quyết định tự khiến cửa hàng trở nên kém thu hút trong mắt các thanh niên trẻ bằng cách chơi nhạc cổ điển và nhạc opera vào ban đêm. Ý tưởng này được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng nhiều thanh niên la cà cửa hàng vào giờ quá khuya và biến nơi này thành một quán bar, đồng thời ngăn chặn các ý định trộm cắp vào thời gian này.

29.11.13

"Một người thứ hai" thì đã là hỏng rồi!


Arthur Rubinstein- pianist được cho là vĩ đại nhất thế kỷ 20- đã nói như vậy khi đề cập đến tính”chính chủ” trong nghệ thuật - Nói cho có vẻ có ngôn từ thời sự- nghĩa là ở cá tính và bản sắc của người sáng tạo. Ông cũng nói thêm: Tôi cho rằng một nghệ sĩ, bất kể đó là hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ trình diễn, nhà soạn nhạc, nhạc công, hay bất cứ người nào mang danh nghệ sĩ, phải là người có cá tính không bị trộn lẫn được, tức chỉ có một, mà không có người thứ hai. Từ đó, ta thấy rằng nếu không có cái thứ hai thì tất nhiên không có sự so sánh được. Cho nên trong nghệ thuật không nên nói cái nào hay hơn cái nào, mà chỉ có sự khác nhau. Như màu đỏ với màu xanh. Không thể nói màu nào đẹp hơn màu nào. Chỉ có thể nói màu nào được yêu thích nhiều nhất, tạo ảnh hưởng nhiều nhất.[Tất nhiên là trong một thời điểm ngắn dài khác nhau hay một không gian, môi trường xã hội cụ thể nào đó]

Hoài niệm nhạc Pháp & Cơ hội bị bỏ lỡ



Thanh Lan - ca sĩ Việt nổi tiếng với những bản nhạc Pháp

Đêm nhạc Christophe - Live Concert (23/11) với sự hiện diện của danh ca một thời Christophe vừa diễn ra tại TP.HCM chắc chắn là một dịp tốt để những hoài niệm nhạc Pháp ở Việt Nam trỗi dậy.

Ngày nay, nhạc Pháp “xưa” vẫn thu hút một số khán giả không nhỏ vừa có ký ức một thời chưa quá xa, vừa được thẩm thấu văn hóa francophone. Và từ đây, một câu chuyện khác được mở ra, câu chuyện về một ước mơ bị bỏ quên, một cơ hội bị mất…

Người ta sẽ còn nghe nhạc Pháp tới khi nào?

Ca sỹ trẻ hát nhạc 'đỏ' phá cách: Làm mới hay 'phá nát'?

Dòng nhạc “đỏ” một thời làm nên tên tuổi các ca sỹ như: Trọng Tấn, Anh Thơ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy,... giờ đây được khá nhiều ca sỹ trẻ chọn để làm mới mình. Đi liền đó, là sự phá cách trong hòa âm, phối khí, nhằm tạo ra một phong cách trẻ trung, phù hợp với khán giả trẻ hiện đại. Tuy nhiên, sự phá cách “quá tay” đôi khi đã làm mất đi vẻ đẹp của những nhạc phẩm vang bóng một thời này.

Phá cách hay “phá nát”?

Một tác phẩm âm nhạc đẹp, từng đi cùng năm tháng suốt những tháng ngày chiến tranh gian khổ của đất nước, luôn đòi hỏi ở người ca sỹ sự trân trọng. Với những tác phẩm đã có đời sống riêng, rất khó để làm mới chúng mà vẫn được khán giả chấp nhận, đánh giá cao. Ở một thị trường âm nhạc gần như bão hòa ở Việt Nam hiện nay, việc các ca sỹ “đào xới” những nhạc phẩm xưa, những giá trị cũ, vốn đã được khẳng định cũng là điều dễ hiểu. Thời gian qua, một số ca sỹ trẻ tìm lại với những tình khúc vượt thời gian, ít nhiều cũng được xem là thành công như ca sỹ Lệ Quyên, Quang Dũng, Đức Tuấn, Mỹ Lệ,... Bên cạnh đó, dòng nhạc “đỏ” cũng là lựa chọn đổi mới của nhiều ca sỹ trẻ.

27.11.13

Số 5 và số 95


Đó là con số phần trăm về người nghe có kiến thức âm nhạc : 5% và người nghe không có kiến thức âm nhạc: 95%. Đây là thống kê chung trên thế giới và đã được thực hiện cách đây hơn một thập niên. Thời điểm hiện nay chưa thấy có thống kê tương tự để cho thấy tỷ lệ trên có thay đổi gì không. Nhưng có lẽ con số trên nếu có đổi thay thì chắc không nhiều trong một thời gian chỉ hơn 10 năm với trong một tình hình âm nhạc càng lúc càng nghiêng về đơn thuần chỉ để giải trí và chú trọng mục tiêu thương mại trên cả toàn cầu.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc 'sạch sẽ'?

Trước sự hoành hành của dòng nhạc thị trường với giai điệu, ca từ ngô nghê, chợ búa thì việc làm sao để nhạc “sạch” sống được là điều mà bất cứ người làm nghệ thuật đau đáu với nghề cũng đều trăn trở!



Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây công chúng lại dùng cụm từ nhạc “tử tế”, nhạc “sạch” dành cho một loại sản phẩm nghệ thuật. Nhưng điều này không phải không có lý bởi đúng là thị trường âm nhạc đang đứng trước tình thế hỗn loạn. Đó là sự hoành hành của những ca khúc có ca từ, giai điệu ngô nghê, chợ búa. Đó là giai đoạn những ca sĩ lên sân khấu chỉ để khoe “hàng” với những bộ đồ ngắn trước, hụt sau, uốn éo khêu gợi mà không hề chú trọng đến giọng hát hay cảm xúc. Nói chung, nền âm nhạc hiện đang chạy theo thị hiếu giải trí quá nhiều. Thêm vào đó công tác quản lý âm nhạc còn quá nhiều yếu kém để tình trạng in lậu, in ẩu, làm sai, “ăn cắp” nhạc tràn lan… đã làm giá trị âm nhạc đích thực bị đảo lộn.

26.11.13

Tại sao trẻ em Trung Quốc cuồng Piano?




Thời Mao Trạch Đông, piano bị phá hủy với lý do là biểu tượng đáng khinh miệt của giai cấp tư sản - nhưng hiện nay có hơn 40 triệu trẻ em Trung Quốc đang theo học nhạc cụ này. Điều gì đã thay đổi?

Ông Keng Zhou - trưởng khoa Học viện Piano Quốc tế tại nhạc viện Thượng Hải - bắt đầu học piano năm 1973 không phải trên chiếc piano lớn bóng láng mà trên phần méo mó còn thừa lại của nhạc cụ này. Chân đàn bị cưa đứt làm nguyên liệu và nắp đàn tháo ra làm bàn.

Trong nhiều năm dưới thời Mao Trạch Đông, nhạc cổ điển phương Tây bị cho là công cụ của chủ nghĩa đế quốc và đàn piano là nhạc cụ đáng khinh bỉ của giai cấp tư sản.

Kỷ niệm về nhạc sĩ Từ Huy


Đêm cuối thu, trời đổi gió heo may, hơi lạnh ùa về. Đang trong trạng thái lâng lâng, tôi thoáng nghe một giọng ca được phát ra từ một gia đình nào đó:

Ngày em đến. Đôi mắt long lanh thơ ngây mơ màng
Ngày em đến đôi má hây hây hương thơm nồng nàn
Làm say mê bao gã si tình
Làm cho anh nhức nhối tâm hồn
.
Lời ca làm tôi thấy xao xuyến lạ lùng. Tôi nhớ đến nhạc sĩ Từ Huy, tác giả của bài hát với niềm thương tiếc vô hạn. Đã hơn bảy năm anh vĩnh biệt gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vĩnh biệt những bạn trẻ yêu âm nhạc của anh. Trong tâm trí tôi “hình như…” anh vẫn còn đâu đây, chưa bao giờ…mất.

"Ngôi sao ban chiều" tưởng là ca khúc Nga, hóa ra là ca khúc Việt



“Ngôi sao ban chiều” là một ca khúc mà tất cả các bạn trẻ thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc đều rất yêu quý. Tôi là một trong số đó. Tôi đã từng hát “Ngôi sao ban chiều” trong những hoàng hôn trung du Phú Thọ cho người tình đầu nghe. Nàng nghe và nhìn từ góc đồi cọ chúng tôi ngồi, nhìn lên bầu trời đã lấp lánh sao Hôm.

Nghe mãi, nàng còn đề nghị tôi phải có “Ngôi sao ban chiều” của tôi tặng nàng. Và tôi đã viết ca khúc “Chiều về” với những lời ca: “Mắt em là bầu trời – đọng ánh sao đẹp tuyệt vời – sưởi ấm trong lòng tôi – mãi khi chiều xuống lay động sáng ngời”. Khi vào Quảng Trị, mùa hè 1972, tôi đã hát “Ngôi sao ban chiều” cho những người đồng đội nghe để vơi đi những tiếng gầm rú máy bay, tiếng bom nổ, tiếng pháo bầy. Lúc ấy, tôi cứ ngỡ “Ngôi sao ban chiều” là một ca khúc Nga. Nhưng tôi đã lầm. Sau chiến tranh, nhiều người nói qua tôi rằng, “Ngôi sao ban chiều” là của một tác giả Việt Nam.

Robbie Williams đi vào lịch sử bảng xếp hạng


Swings Both Ways của ca sĩ Anh Robbie Williams (39 tuổi) đã trở thành album thứ 1.000 chiếm vị trí quán quân trong bảng xếp hạng Anh. Album mới của Williams gồm các ca khúc kinh điển được Cab Calloway và Irving Berlin sáng tác cách đây hơn 80 năm.

Williams cho biết đây là sự kiện thật quan trọng với anh. Swings Both Ways là album nhạc swing thứ 2 của anh đứng đầu bảng xếp hạng, sau khi tung ra Swing When Your Winning hồi năm 2001. Swings Both Ways được phát hành 57 năm sau khi Songs For Swingin' Lovers của Frank Sinatra trở thành album đầu tiên của một ca sĩ Mỹ chiếm quán quân bảng xếp hạng Anh vào năm 1956.

25.11.13

Văn hóa xếp hàng trong âm nhạc


Đã hơn một lần tôi tình cờ nghe thấy những cuộc vừa tranh luận vừa cãi vả giữa hai nhà thơ và nhạc sĩ về một chuyện rất nhỏ nhưng rất nhạy về văn hóa, đó là: tên nhà thơ hay tên nhạc sĩ để trước trong một bài hát phổ thơ?

Thường thì lý luận thế này:

Nhà thơ: Có thơ tôi thì anh mới có cái để phổ chứ?

Nhạc sĩ: Không có tôi phổ nhạc thì lấy ai hát thơ anh!?

Có lần, nhà thơ dỗi bảo: Cấm phổ thơ tôi. Nhạc sĩ bực: Tôi cóc thèm phổ thơ ông.

Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70[Phần 2]


Bài này do Khôi An ghi lại từ chương trình “Câu Chuyện Âm Nhạc” của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi - Houston - do Hoàng Lan Chi phụ trách và đã được nghệ sĩ Nam Lộc hiệu đính lại. Các hình ảnh trong bài cũng do nghệ sĩ Nam Lộc cung cấp. 

LC: Xin hỏi một vài câu liên quan nhóm quý ông. Nhắc đến nhạc trẻ thập niên 60-70 là nhắc đến (Trường Kỳ- Tùng Giang và Nam Lộc). Xin ông vui lòng cho biết mối quan hệ của bộ ba quý ông, xuất phát từ đâu, thời gian nào và từ khi nào ý tuởng thành lập nhóm nhạc trẻ thành hình?

Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70 [Phần 1]



Bài này do Khôi An ghi lại từ chương trình “Câu Chuyện Âm Nhạc” của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi (Houston) do Hoàng Lan Chi phụ trách và được hiệu đính bới nghệ sĩ Nam Lộc. Hình ảnh cũng do nghệ sĩ Nam Lộc cung cấp. Muốn nghe xin vào link của Câu Chuyện Âm Nhạc tại đây: (http://www.thegioinguoiviet.net/forumdisplay.php?f=134)

LC: Xin chào nhạc sĩ Nam Lộc. Tìm hiểu về dòng nhạc trẻ cuả Việt Nam vào thập niên 60, 70 thì nhiều người đã phỏng vấn cố nghệ sĩ Truờng Kỳ. Nhưng đuợc biềt ông, cố nhạc sĩ Tùng Giang, và cố nhạc sĩ Trường Kỳ là một bộ ba rất thân thiết với nhau, nên hôm nay chúng tôi xin mạn phép trò chuyện với ông về đề tài đó.

Trở thành thần đồng âm nhạc sau tai nạn

Sau một tai nạn chấn thương ở đầu, một nam thiếu niên ở Mỹ đã trở thành tài năng âm nhạc và có khả năng chơi 13 loại nhạc cụ khác nhau.


Lachlan Connors trở thành tài năng âm nhạc sau tai nạn.

Nhân vật đặc biệt đó là Lachlan Connors sống ở bang Colorado, tiểu bang miền tây nước Mỹ. Khi chưa bị tai nạn, Lachlan chỉ là một người bình thường và không có đam mê âm nhạc cũng như khả năng chơi nhạc cụ. “Trước đây, Lachlan thực sự không có chút năng khiếu âm nhạc nào”, chịElsie Hamilton - mẹ của Lachlan Connors cho biết.

Đẳng cấp Erik Truffaz

Đến Việt Nam với hai buổi trình diễn tại TP.HCM (22-11) và Hà Nội (23-11), tiếng kèn đa sắc của trumpeter đẳng cấp thế giới Erik Truffaz đã níu chân người nghe đến tận phút cuối.

Nghệ sĩ kèn trumpet Erik Truffaz - linh hồn của nhóm tứ tấu - Ảnh: Y Quy

Khuôn viên và khán phòng Nhạc viện TP.HCM đêm 22-11 đông nghẹt. Khán giả đến từ rất sớm và cũng nán lại rất trễ, để bày tỏ sự háo hức về chương trình và chuyện trò cùng nghệ sĩ họ yêu thích.

Năm nay, trong số rất nhiều hoạt động âm nhạc nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia, có thể nói đêm jazz của Erik Truffaz là sự kiện được giới mộ điệu đón chờ nồng nhiệt nhất, kể từ khi thông tin ông sang Việt Nam được công bố tại buổi họp báo chương trình Năm Pháp tại Việt Nam 2013 hồi tháng 3.

24.11.13

Từ giải thưởng MAMA chạnh lòng nghĩ đến giải thưởng âm nhạc của Việt Nam


Giải thưởng tầm vóc nhất về âm nhạc của Hàn Quốc được trao thường niên là MAMA. Nội dung giải thưởng của nó và những nghệ sĩ chiến thắng đã được nhiều báo chí và trang mạng trong nước ta nhanh chóng và sôi nổi thông tin. Nhân đây, tôi chỉ muốn nêu lên một ít suy nghĩ chợt đến của mình khi nghiền ngẫm về MAMA.[Mnet Asian Music Awards viết tắt là MAMA là một trong bốn giải thưởng âm nhạc Hàn quốc hàng đầu hiện nay, ba giải thưởng còn lại là :Seoul Music Awards, Golden Disk Awards và Melon Music Awards]

Vì sao giải thưởng âm nhạc của Hàn Quốc mà dường như ta cũng quan tâm chẳng kém gì giải thưởng Grammy?

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 3)


Nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh
Files photos


Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Để anh buồn như anh chàng làm thơ


(Chuyện hẹn hò - Nhật Trường) [1]

Lời ca hòa quyện khí nhạc, dù là "tone trưởng", có phần tươi tắn, tuy thế, vẫn thể hiện trọn vẹn "thần sắc" nhạc phẩm, nhằm phản ánh tâm trạng man mác buồn nhưng không bi lụy. Khi ca sĩ cất tiếng, bài hát như trình ra trước khán giả một chàng trai hiền lành và thơm thảo như hoa như lá! Bài hát như một lời "trách" mà không "móc" của tâm hồn dạt dào từ người đàn ông đậm tính trượng phu. Một tiếng lòng bàng bạc dấu yêu cùng mong ngóng.

Tấm ảnh từ Richard E. Wood Collection





Vietnamese Band - Headquarters and Headquarters Command, 1st Signal Brigade Company Area, Long Bình

Một ban nhạc Việt Nam ở bốt Mỹ.

Nguồn: Richard E. Wood Collection, Vietnam Center and Archive.

Nghệ sĩ nổi tiếng sớm và những hệ lụy đáng tiếc


Nghệ thuật và đặc biệt là showbiz không phải là mảnh đất đầy hào quang nhưng cũng lắm cạm bẫy, khiến cho những ai không vững vàng đều dễ sa ngã. Câu chuyện về những người trẻ sớm nổi tiếng với những lùm xùm hay sai lầm đáng tiếc của họ cho thấy điều đó.

Từ Tây...

Cậu bé Justin Bieber, 14 tuổi đã ra đĩa đơn đầu tiên và nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng trên thị trường âm nhạc. Việc làm ra tiền quá nhanh và quá nhiều không mang lại cho chàng “hoàng tử nhạc Pop” cuộc sống thoải mái, trái lại cậu luôn gặp rắc rối bởi những hành động quá khích trong đời sống và tình cảm riêng tư.Những lùm xùm đó khiến Justin Bieber phải trả giá khi hàng nghìn người hâm mộ từng yêu mến đã quay lưng lại với anh chàng.

23.11.13

Som Sabadell Flashmob



Flash mob hay Flashmob (tiếng Anh - "một cuộc huy động chớp nhoáng" hay ngắn gọn "tự phát ngẫu hứng"). Flash mob thông thường chỉ để làm một trò lạ mắt, vui nhộn, ngẫu hứng vô thưởng vô phạt nhằm góp vui cho mọi người; nhưng nhiều khi nó còn được sử dụng để gây chú ý trong việc truyền một thông điệp cụ thể nào đó; hiện nay nó còn được sử dụng trong các mục đích khác nhau, ví dụ như việc tỏ tình, quảng cáo, biểu tình vì các vấn đề xã hội và chính trị... (Nguồn: Wikipedia)

Sky Music - Thế lực nhạc số mới?

Chiều qua, 22/11, tại TP.HCM đã diễn ra buổi họp báo công bố một liên minh âm nhạc mới có tênSky Music giữa các website chia sẻ nhạc số có tiếng: nhacso.net, nhac.vui.vn và nhaccuatui.com. Bên cạnh đó, các trang nhạc này sẽ cùng với YanTV, các trang web VnExpress, Ngôi sao, 24h, Xzone tạo thành một ê kíp truyền thông để có thể trở thành một cầu nối vững chắc giúp ca sĩ đến gần hơn với công chúng.


Đại diện 3 trang nhạc nói trên cho rằng, hiện họ đang có 10 triệu người nghe và thị phần độc giả của các báo và trang tin của liên minh này chiếm tới 90% thị trường Internet. Ông Trịnh Hoàng Tuấn (nhacvui.vn), hiện là Giám đốc của Sky Music, nói rằng liên minh âm nhạc này sẽ chú trọng bước đầu vào 3 phần chính: Truyền thông cho các ca sĩ; sản xuất MV, album, live show và cho ra đời bảng xếp hạng âm nhạc để bắt đầu từ 2014 sẽ thành lập Sky Music Awards.

Sự ra đời của Sky Music dường như báo hiệu một cuộc cạnh tranh giữa các ông lớn trong thị trường nhạc số.

22.11.13

Cảm nhận về nhóm nhạc The Carpenters: Close to You, Goodbye To Love, We've Only Just Begun, và Superstar


Nhân 30 năm ngày mất Karen Carpenterr, mời các bạn đọc lại một bài viết công phu trên internet cách đây cách đây gần một năm
 ================
    The Carpenters là tên của một nhóm nhạc của thập niên 70, với hai thành viên chính là nữ ca sĩ và trống sĩ Karen Carpenter, và người anh là Richard Carpenter phụ trách phần hòa âm phối khí và chơi keyboards. Ban nhạc nổi tiếng từ năm 1969, kết thúc năm 1983, khi Karen Carpenter đột ngột qua đời, một phần vì bịnh biếng ăn (anorexia nervosa.) Ban nhạc cho ra đời trên 100 nhạc phẩm, riêng Richard Carpenter đúc kết lại được một danh sách 40 bài và phát hành năm 2009 nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập ban nhạc, với tựa đề 40/40. Ban đầu thì nhóm không được nhiều nhà phê bình âm nhạc đánh giá cao về tài năng, nhưng những đĩa nhạc, singles của họ bán hàng triệu đĩa, ngoài Hoa Kỳ thì Anh quốc và Nhật Bản là hai quốc gia say mê nhạc của họ nhất. Khi ban nhạc tan rã, dần dần quan niệm của giới phê bình và công chúng Hoa Kỳ đã thay đổi. Nay thì họ được coi là một trong những ban nhạc huyền thoại nhất của thế giới, riêng có người còn đánh giá Karen có giọng ca hay nhất nhì thế kỷ 20, đứng ngang hàng với Ella Fitzgerard hay Barbra Streisand.

Có phải là ca từ của Phú Quang???!!!


Dưới đây là một đoạn bài báo trên tờ Sóng Nhạc, viết về đêm nhạc ”Về lại phố xưa” của nhạc sĩ Phú Quang, có lẽ đã làm một số nhà thơ bị một chút xúc phạm nếu họ đọc được. Cũng nhắc thêm nó cũng là đêm nhạc chủ đề tác giả - tác phẩm được hầu hết các báo và trang mạng đưa tin và ca ngợi gần đây:

“Đêm nhạc do MobiFone phối hợp với Đại học quốc gia TPHCM tổ chức Đêm nhạc chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam với chủ đề “Về lại phố xưa” tại Ký Túc Xá Đại học Quốc Gia TPHCM với sự tham gia của các ca sĩ: Quang Lý, Mỹ Linh, Khánh Linh, Nhật Thu...

Đêm nhạc lấy tên của một ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sỹ Phú Quang đưa thày cô cùng các bạn sinh viên Tp.HCM về với Hà Nội phố qua 19 ca khúc trữ tình “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Đâu phải bởi mùa Thu”,”Im lặng đêm Hà Nội”…. Được thể hiện qua những ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng như: Diva Thanh Lam, Tấn Minh, Khánh Linh, saxophone Trần Mạnh Tuấn, Quang Lý, Phương Anh, Nhật Thu.

Bằng các ca từ sâu lắng mang đầy tính triết lý, tự sự trong những ca khúc đi cùng năm tháng của nhạc sỹ Phú Quang….”
Back To Top