Nhân 30 năm ngày mất Karen Carpenterr, mời các bạn đọc lại một bài viết công phu trên internet cách đây cách đây gần một năm
The Carpenters là tên của một
nhóm nhạc của thập niên 70, với hai thành viên chính là nữ ca sĩ và trống sĩ
Karen Carpenter, và người anh là Richard Carpenter phụ trách phần hòa âm phối
khí và chơi keyboards. Ban nhạc nổi tiếng từ năm 1969, kết thúc năm 1983, khi
Karen Carpenter đột ngột qua đời, một phần vì bịnh biếng ăn (anorexia nervosa.)
Ban nhạc cho ra đời trên 100 nhạc phẩm, riêng Richard Carpenter đúc kết lại được
một danh sách 40 bài và phát hành năm 2009 nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập
ban nhạc, với tựa đề 40/40. Ban đầu thì nhóm không được nhiều nhà phê bình âm
nhạc đánh giá cao về tài năng, nhưng những đĩa nhạc, singles của họ bán hàng
triệu đĩa, ngoài Hoa Kỳ thì Anh quốc và Nhật Bản là hai quốc gia say mê nhạc của
họ nhất. Khi ban nhạc tan rã, dần dần quan niệm của giới phê bình và công chúng
Hoa Kỳ đã thay đổi. Nay thì họ được coi là một trong những ban nhạc huyền thoại
nhất của thế giới, riêng có người còn đánh giá Karen có giọng ca hay nhất nhì
thế kỷ 20, đứng ngang hàng với Ella Fitzgerard hay Barbra Streisand.
Người ta thường bảo:
Rome không thể xây xong chỉ trong một ngày (Rome wasn't built in a day) Trong
âm nhạc cũng vậy, người này xây lâu đài trên nền cát của người đi trước. Cũng
như ABBA, một trong các thần tượng của nhóm Carpenters là nhóm The Beatles, và
cả 3 nhóm đều có chung 1 câu nói bất hủ: chúng tôi sáng tác trong đầu, không viết
xuống thành nốt. Nếu bài nhạc có giá trị, sáng hôm sau khi thức dậy tôi vẫn sẽ
còn nhớ nó, còn nếu như quên rồi thì nó cũng đáng được quên. Cả ba ban nhạc mà
cả thế giới ưa thích, trong đó có tôi và bạn, đều có những mắt xích vô hình hay
có hình làm nhạc người đi trước ảnh hưởng sâu đậm tới người đi sau. Ngồi nghĩ lại
mới thấy, không phải tình cờ mà tôi thích nhạc của cả ba nhóm. Đó là vì ABBA chịu
ảnh hưởng của The Beatles lẫn Carpenters, rồi Carpenters chịu ảnh hưởng của The
Beatles và các nhóm nhạc Oldies thời 50', 60' khác, rồi tới lượt Beatles lại học
từ các sư tổ Hoa Kỳ như Elvis Presley, Buddy Holly, Ray Charles, v.v. Đọc trong
quyển viết về sự nghiệp của nhóm The Carpenters, ta thấy Richard Carpenter rất
độc quyền và tự tin trong việc hòa âm phối khí cho ban nhạc của mình, thế mà rất
cảm động khi được Paul McCartney mời lại phòng thu âm chơi (1974), lặng lẽ
"chiêm bái" sư phụ chỉnh trang các track nhạc trong phòng ghi âm.
Tương tự, Benny Andersson của ABBA cũng khoái trá khi kể về việc mình được gặp
Brian Wilson của nhóm nhạc lừng danh The Beach Boys, người mà ông đã chịu ảnh
hưởng nhiều ở cách sáng tác nhạc cũng như cách thu âm nhiều lớp (multi-layered
sound) trong dĩa Pet Sounds
Ở Việt Nam, những anh chị thanh niên trên dưới 20 tuổi trước
năm 1975, hầu hết đều rành nhạc của nhóm The Carpenters, vì năm 1969 họ đã nổi
tiếng bởi bài Ticket To Ride, hòa âm lại từ The Beatles, rồi sau đó là #1 Hit
They Long to Be (Close to You) năm 1970. Đến năm 1975,76 thì họ đã bắt đầu đi
xuống, ngược chiều với sự đi lên của hai nhóm ABBA và Bee Gees của phong trào
nhạc disco. Còn với lớp thiếu nhi 9, 10 tuổi như tôi năm 1975, Beatles hay
Carpenters là những cái tên lạ hoắc. Xì trum, Lữ Hân, Phi Lục, Vượn đốm, Phan
Tân, Sĩ Phú là những tên tuổi sáng giá hơn nhiều, tuy chỉ lẫy lừng trên các kệ
sách của nhà Khai Trí 62 Nguyễn Huệ, cũng như các nhà sách lớn nhỏ khác của
toàn cõi Nam Việt.
Như đã bàn đi bàn lại, nhạc ngoại quốc lứa chúng tôi chỉ biết
ăn theo từ những bản nhạc in roneo lời Pháp, Mỹ và Việt còn sót lại, bị những
chủ nhân ông mới gọi là "tàn dư", "phản động", "đồi trụy",
càn quét sạch sau những đợt đốt sách, nên có để mà hát là sướng rên người rồi, có
cách nào đâu mà biết bài hát ra đời lúc nào, do nhóm nào hát?! Nhạc Phạm Duy
hay Trịnh Công Sơn thì lại càng bị cấm, suốt một thời niên thiếu của tôi từ
1975 đến 1990. Tôi còn nhớ có bài "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" của
TCS, nghe lén đài VOA do Khánh Ly hát, nghe nó "vàng vọt" và đã đã gì
đâu á. Còn "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui", hay là "Em ở nông
trường, em ra biên giới" tuy cũng cùng người sáng tác nhưng nghe cũng chả
khác gì mấy bài như kiểu "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" :-)))) (nhưng
phải công nhận bài Bom bo này có tiết tấu hay lắm, tuy là nhạc đỏ)
Nói dài dòng, chẳng qua là để biện minh cho việc tôi không
mê Tân Nhạc Việt Nam lắm, thời Tiền chiến, cũng như thời trước 75 ở miền Nam -
nếu so sánh với nhạc Pháp Mỹ. Như bạn thấy đó, nhạc "vàng vọt" bị cấm
lưu hành, phải đốt hết, hoặc nghe thì dấu dấu diếm diếm, còn chỗ nào nữa đâu của
tuổi mới lớn để mà yêu với chả thích. Cũng may sau này tàu viễn dương ra vào, mở
cửa he hé chút để có băng nhạc mua từ Thái Lan, Hong Kong thì mới có cơ hội
nghe ké The Carpenters hay ABBA.
Còn về cái chuyện "Rome không thể xây xong chỉ trong một
ngày" vừa bàn tới ở trên, nó cũng là một lý do tại sao nhạc ở Việt Nam bây
giờ bị người ta chê là dở. Đó là vì cả nước bị đứt phim, một nền tân nhạc còn
non trẻ đã bị khai tử, nay có hồi phục lại cũng hơi muộn và lỡ nhịp rồi. Thôi
thì chịu vậy chứ biết làm sao?!?
Như đã kể trong một post trước, khi còn ở Việt Nam tôi có một
người thầy dạy đàn piano, ảnh rất khoái The Carpenters. Ảnh tâm sự với tôi, mỗi
sáng dậy ảnh phải nghe "điểm tâm" bài This Masquerade để thưởng thức
mấy câu intro cũng như counter melodies của piano và flute, rồi ảnh mới chịu đi
dạy nhạc!!!
This Masquerade: http://www.youtube.com/watch?v=ljWyIKyua8c
Ảnh có đánh cho tôi nghe, hay hết biết. Ảnh đánh hay thiệt,
sao mà ảnh chỉ nghe bằng tai mà đánh lại y chang, nhất là đoạn Richard solo
piano (khoảng 2 phút vào bài). Ảnh có viết cho tôi vài bài để học, đó là các
bài Yesterday Once More, và Goodbye To Love.
Yesterday Once More:
http://www.youtube.com/watch?v=YTaWayUE5XA
Goodbye To Love: http://www.youtube.com/watch?v=jixeE8gkT-s
Cái mà tôi thích nhất từ nhóm Carpenters, ngoài những điểm
thông thường mà ai cũng biết - giọng hát (timbre) của Karen, cách hòa âm của
Richard, các bài nhạc tình tuy buồn nhưng không ủy mị, hay các bài nhạc Giáng
Sinh - còn là cách để hợp âm cho bản nhạc. Khi còn ở VN, tôi từng tìm sách báo,
sách dịch để học cách viết hợp âm sao cho nó "đã", cho giống cách thầy
tôi viết xuống: nào là Am/G, rồi Esus4, rồi Bm7-5, Adim, rồi còn C9 hay F13 nữa.
Cứ như các loại sinh tố A,B1, B6 vậy! (Chỉ thiếu có B52 là đủ bộ :-)))) Nhờ trời,
khi qua Mỹ tôi đã để ý và mua từ từ được một vài quyển sách dạy viết nhạc rất
hay, cũng như là sách Carpenters - Greatest Hits với nhiều cách để hợp âm thật
hay, làm sáng tỏ rất nhiều băn khoăn khi trước.
Bàn về nhạc của Carpenters, hay tiểu sử cùng các thành công
của nhóm thì nhàm rồi, chỉ loay hoay một hồi trên YouTube là ra nhiều clips rất
hay. Tôi thì lại muốn để phần viết về The Carpenters này là nói về những thu lượm
riêng tôi về cách đặt hòa âm của họ, từ dễ đến khó. Tôi nghĩ đây là một đề tài
ít ai bàn đến. Nhưng trước tiên, với các bạn trẻ chưa quen nhiều nhạc
Carpenters, tôi sàng lọc ra được 26 bài ( mà theo tôi là) hay nhất của họ (chưa
kể thêm vài bài nữa về nhạc Giáng Sinh, không nằm trong danh sách này.)
http://www.youtube.com/watch?v=bw_1iUh72hY&list=PLuJflFW5gytMZUldoyPR72n6PFuVnnCI_
Tóm tắt sơ lược về
cách đặt hợp âm
Hy vọng bạn đọc của bài viết này đã từng "thử lửa",
mò mẫm cách đặt hợp âm cho một bản, cũng như người viết đã và đang loay hoay
không biết bao nhiêu lần mỗi khi muốn đệm trên guitare hay piano. Cách dễ nhất
là ta chuyển tông về tông đơ, ý quên tông Đô, tức là tông có các nốt Do Re Mi
Fa Sol La Si ở cung trưởng, hay là các nốt La Si Do Re Mi Fa Sol thăng (Sol #) ở
cung thứ liên hệ. Rồi ta cũng nên học rành rọt Đô là C, Re là D, hay Dm nghĩa
là Re minor tức Re thứ) v.v. Từ hai thang âm trên, ta có thể viết ra tất cả các
hợp âm cần thiết bằng cách lấy thêm quãng 3 và quãng 5 của mỗi nốt trên nó:
Đô trưởng: C (Do
Mi Sol), Dm (Re Fa La), Em (Mi Sol Si), F (Fa La Do), G (Sol Si Re), Am (La Do
Mi).
Riêng hợp âm cho nốt Si thì rất ít dùng trong cung trưởng,
đó là hợp âm của các nốt Si Re và Fa. Nếu nốt Fa mà là thăng thì ta có hợp âm
Bm rồi, nhưng vì là Fa thường nên sẽ là Bm-5, nốt thứ 5 bị giảm xuống nửa cung,
có vậy thôi. Hợp âm này trái lại được dùng nhiều hơn ở cung thứ, làm nền để đi
về hợp âm E, tức là Mi Sol# và Si.
La thứ: Am (La Do
Mi), Bm-5 (Si Re Fa), C (Do Mi Sol), Dm (Re Fa La), E (Mi Sol# Si), F (Fa La
Do), và G (Sol Si Re)
Để cho các hợp âm có nhiều màu sắc hơn, người ta thêm vào nốt
thứ 7 nữa, để các hợp âm trên trở thành:
Đô trưởng: CM7
(Do Mi Sol Si), Dm7 (Re Fa La Do), Em7 (Mi Sol Si Re), FM7 (Fa La Do Mi), G7
(Sol Si Re Fa), Am7 (La Do Mi Sol), và Bm7-5 (Si Re Fa La).
La thứ: Am7 (La
Do Mi Sol), Bm7-5 (Si Re Fa La), CM7 (Do Mi Sol Si), Dm7 (Re Fa La Do), E7 (Mi
Sol# Si Re), FM7 (Fa La Do Mi), và G7 (Sol Si Re Fa)
Xem thêm ở đây: http://www.tonalityguide.com/thchordvoiceleading.php
Các luật viết về hòa âm để tạo ra các bè hay phù hợp với bài
nhạc một cách rốt ráo, tiếc thay lại khó hiểu và nghiêng nhiều về lý luận, dẫn
chứng nhiều thí dụ từ nhạc cổ điển. Tôi có vài cuốn sách về hòa âm, có dạo ngồi
xuống tự học, rồi bỏ cuộc. Tuy nhiên bạn không cần phải biết các luật hòa âm để
tạo ra những hợp âm hay, bạn chỉ cần biết cách đọc và sử dụng ngay trên đàn, rồi
nghe và tập nhiều cho quen tai là đủ. Cách hay nhất mà tôi đã và đang áp dụng
là cách mua sách nhạc có hợp âm đi kèm, rồi về nhà tập đánh theo, riết rồi sẽ
quen. Nhờ ông Thầy khi xưa dạy tôi cách đánh tay trái trên piano, rồi khi đưa một
bài nhạc ông chỉ đưa tôi có tay phải và các hợp âm thôi, nay tôi có thể nhìn một
bài nhạc có chords rồi đánh theo cả hai tay. Khi quen thuộc lắm rồi thì mò luôn
chord cả tay trái lẫn giai điệu ở tay phải, rất thích thú.
Có một cách học đàn "free" cho các bậc phụ huynh nữa,
là đi theo kèm cho con nhỏ khi học đàn piano, lúc nó khoảng 4 tuổi là ghi danh
theo học ở trường đàn Yamaha là vừa. Con trai tôi 6 tuổi, cháu phải tập mỗi
ngày các hợp âm chính của 5 thang âm: Do, Fa và Sol trưởng, La và Re thứ, gọi
là "roll call". Thí dụ như Do trưởng thì phải đánh các nốt Fa Fa Mi
Mi Re Re Do trong khi tay trái chơi các hợp âm F (với thể đảo Do Fa La), G7 (với
thể đảo Si Fa Sol), và C (Do Mi Sol).
Riêng tôi nhờ kèm riết cho hai con, do phải bắt chúng đọc nốt
ngay theo sách mà tôi cũng tăng nhiều kỹ năng đọc, không chậm chạp như khi xưa
nữa, có thể nhìn theo nhạc và đánh theo từng nốt, thay vì đọc lướt và đoán như
hồi xưa.
Trở lại với các hợp âm, bạn có thể lên đàn rồi mò ra các nốt
của bài Sing chẳng hạn, cũng như lắp
vô các hợp âm của bài đó. Bảo đảm bài này rất dễ, chỉ nằm trong mấy cái hợp âm
của tông Đô trưởng mà tôi vừa bàn ở trên.
Sing: http://www.youtube.com/watch?v=iYjcNR7W-Ow
1. Nhạc phẩm (They Long To Be) Close To You - (Chúng ước ao
được) Gần Bên Em
Tháng 10 năm 1969 chứng kiến sự ra đời của album đầu tay "Offering"
của nhóm Carpenters, cùng với dĩa single đầu là bài Ticket To Ride. Tuy số lượng bán lúc đầu không cao, chỉ có 18 ngàn
bản, nhưng như Herb Alpert - một trong hai ông chủ của A&M (hãng xuất bản
dĩa của nhóm) nhấn mạnh là "cần phải
có thời gian để người nghe để ý đến nghệ sĩ mới." Một trong những người
để ý lại không ai xa lạ mà chính là Burt Bacharach, người viết nhạc nổi tiếng
thập niên 60 với các bài như This Guy's
In Love With You, Raindrops Keep Falling On My Head, và sau này như That's What's Friends Are For, On My Own,
v.v. Ông này cũng đang làm việc cho A&M, ông nghe được bài Ticket To Ride trên radio, rồi hỏi thăm
Jerry Moss, ông chủ thứ hai của A&M, Ông này cho biết "thủ phạm"
là gà của "hãng nhà", là nhóm mới The Carpenters. Bacharach bèn ngỏ ý
mời nhóm chơi mở màn một liên khúc cho một đêm ca nhạc từ thiện vào tháng 2 năm
1970. Richard sốt sắng nhận lời và bắt đầu tìm bài hát để điền đầy liên khúc
đó.
Khi chủ nhân Herb Alpert - cũng là một nghệ sĩ thổi trumpet
nổi tiếng - biết được tin trên, ông bèn "sang" lại một bản nhạc do
Burt Bacharach và Hal David viết trước đó mấy năm để Richard xem thử, rồi sau
đó nhấn mạnh rằng ông muốn thấy Carpenters ghi âm bản này theo lối hòa âm của họ.
Lúc đầu thì Richard cũng không hứng thú lắm, nhưng vì ông là một người muốn thứ
gì cũng phải hoàn hảo tuyệt đối, nên ông bỏ nhiều công sức ra để hoàn thiện bài
nhạc. Cảm thấy tên bài nhạc quá dài, Richard là người đã rút ngắn lại bằng cách
bỏ 4 chữ đầu trong dấu ngoặc, trở thành (They Long To Be) Close To You. Sau khi được
tung ra thị trường, bản single này nhảy
vọt từ hạng 56, rồi 37, 14, 7, hạng 3, rồi cuối cùng là giành hạng nhất trên
Billboard Top 100 trong suốt 4 tuần lễ, từ cuối tháng 7 tới cuối tháng 8 năm
1970, với số lượng dĩa bán ra trên 1 triệu bản!
Năm 1970, với bản nhạc này họ đã đoạt giải Grammy "Best
Contemporary Vocal Performance by a Duo, Group or Chorus" (giải thưởng
dành cho hát đôi, nhóm nhạc hay dàn đồng ca hay nhất trong năm), qua mặt các tiền
bối dược đề cử khác là nhóm The Beatles (được đề cử với bài Let It Be!), Simon
& Garfunkel (với bài Bridge Over Troubled Water!), Chicago, và The Jackson
5. Họ cũng thắng giải nghệ sĩ mới trong năm, ngoài việc được đề cử (nominated)
thêm 6 giải khác.
Sau đây là bài hát, tôi transpose từ cung Eb sang Đô trưởng,
để bạn có thể theo dõi những hợp âm lạ, có màu đỏ. Sau đó là lời Việt do bạn
Leaqua viết.
(They Long To Be) Close To You
Songwriters: Hal David & Burt Bacharach
F E7sus E7
Why do birds suddenly appear
Em7 Am7
Ev'rytime you are near
F
Just like me, they long to be
C6 CM7
Close to you...
F E7sus E7
Why do stars fall down from the sky
Em7 Am7
Ev'rytime you walk by
F
Just like me, they long to be,
C6 CM7 C6 C7
Close to you...
F
On the day that you were born The angels got together
Em A9sus A9 A7
and decided to create a dream come true
F So they sprinkled moon dust in your hair
FM7 F6 G
of gold and starlight in your eyes of blue
That is why all the boys in town
Follow you, all around
Just like me, they long to be
Close to you...
Just like me, they long to be Close to you....
Just like me, they long to be Close to you....
Aah... Close to you....
***
Gần anh mãi
Lời việt:Leaqua
1. Tại sao thế, chim
muông chợt ríu rít gần?
Ngày anh đến, lòng bỡ
ngỡ
Tựa bầy chim lòng em vẫn
mơ
Gần bên anh
2. Đường anh qua,sao
ngàn rớt xuống đời
Ngày anh đến,ngời ánh
sáng
Hệt như sao, lòng em
mãi mơ
Gần bên anh
ĐK:
Ngày bình yên cất tiếng
khóc anh chào đời
Trời ban ơn phép có -
anh đẹp như em vẫn mơ ước giống thiên thần đó
Vầng trăng tỏa ánh
sáng óng ánh chiếu xuống tóc rối
Ánh mắt biếc sáng ngàn
sao lấp lánh
3. Làm say đắm bao
nàng ngây ngất tình
Ngày anh đến,người
theo mãi
Tựa như ai lòng em vẫn
mơ
Có anh gần
ĐK:
Ngày bình yên cất tiếng
khóc anh chào đời
Trời ban ơn phép có
-anh đẹp như em vẫn mơ ước giống thiên thần đó
Vầng trăng tỏa ánh
sáng óng ánh chiếu xuống tóc rối
Ánh mắt biếc sáng ngàn
sao lấp lánh
4. Làm say đắm bao nàng ngây ngất tình
Ngày anh đến,người
theo mãi
Gần bên anh, lòng em vẫn
mơ
Có anh gần
Gần bên anh, lòng em vẫn
mơ Gần anh mãi
Wahhhhhhhhhhh - muốn
bên người
Wahhhhhhhhhhh - mãi
bên người.
Hahhhhhhhhhhh - muốn bên người.
Lahhhhhhhhhhhh - mãi
bên người.
***
Bạn thấy là những chỗ bôi đỏ, bài nhạc được đệm bởi 1.) những
hợp âm điểm trang (harmonic embellishments) như Esus7, C6, hay 2.) hợp âm nằm
ngoài thang âm như E7.
Thí dụ bạn bỏ đi hợp âm E7sus ở cuối câu đầu (Why do birds
suddenly appear) mà chỉ đánh E7 không thôi thì cũng OK. Tương tự bạn cũng có thể
bỏ đi A9sus A9 và đánh A7 cũng được. Nhưng những hợp âm sus đó (quãng 4) như
E7sus (Mi La Ti Re) có tác dụng chuyển dịch, hướng người nghe dễ dàng hơn vì phải
hóa giải từ nốt La (quãng 4) sang nốt Sol thăng (quãng 3 trưởng của hợp âm E7.)
Hợp âm E7 là một sáng tạo nhỏ về hòa âm, vì nó không nằm
trong thang âm Do trưởng, tạo nên một sự lạ tai. Ngay sau hợp âm đó lại là một
thí dụ khác về cách để hợp âm lạ, khi bài hát từ trưởng E7 chuyển nhẹ qua thứ
cùng bậc Em7, nghe lạ tai. tương tự, ở điệp khúc, chỗ câu "and decided to create a dream come
true" chữ true được tô điểm bằng một hợp âm lạ, đó là A7, không nằm
trong thang âm chính, vì A7 có quãng 3 trưởng là nốt Do thăng, mà ta đang ở
cung Do trưởng. Chữ "true" chợt bừng sáng lên, làm người nghe cảm thấy
giấc mơ đó quả là hiện thực.
Một điểm son nữa về cách viết bài hát là ở chỗ Burt
Bacharach cố ý "giấu" cung chính của bài, đến cuối mới hé lộ. Bạn thấy
bài bắt đầu bằng hợp âm F trưởng, đi vòng vo tam đảo qua E7 rồi Em7, Am7, cuối
cùng mới bật mí cho ta là bài thuộc về Do trưởng. Tại sao vậy? Tại vì lời nhạc
của bài là một câu hỏi: Tại sao bầy chim
đột nhiên xuất hiện, mỗi khi em ở gần bên anh? (nếu bắt đầu bằng chủ âm thì
tầm thường quá, đâu phải là câu hỏi, cần hóa giải?) Rồi câu dông dài tiếp: cũng như anh, chúng ước ao được gần bên Em.
(Chắc là Em này có bắp rang thả nhiều xuống chân nên chim chóc mới hay tụ lại,
hi hi ...)
Cách viết nốt nhạc cũng "quá đã". Bạn để ý sẽ thấy
ba nốt đầu "Why do birds" cũng chính là 3 nốt cuối "Close To
You" !!! Ba nốt giống nhau, nhưng vì để hai hợp âm khác nhau là F (quãng
4) và C (chủ âm) nên bạn thấy chúng cho màu sắc hoàn toàn khác nhau, làm ta
không biết được. Thế mới biết hòa âm quan trọng dường nào.
Một chi tiết nhỏ nhác, là khi Richard làm hòa âm, thì Alpert
khăng khăng đòi giữ hai cú rải (appergiated) cuối điệp khúc (starlight in your
eyes of blue) bằng piano, vì hai cú đó là ý đồ của Bacharach. Tôi nghe và ngẫm
nghĩ lại thì thấy rất thích hợp, vì nó diễn tả sự tụ lại, cũng như kết luận chỗ
bầy chim sẽ phải tụ là ở dưới chân em.
Cuối cùng, bạn sẽ để ý thấy bài này đẹp tuyệt đối cả về lời
lẫn nhạc, nhất là ở câu cuối Just like Me, they long to BE, close to You .
Không những tả tình cảm thông qua bầy chim, người hát còn muốn nhấn mạnh ở đầu
nhịp là ME BE YOU, giống như bài Happy Together của nhóm The Turtles, có thật
nhiều "me" và "you" để làm người đẹp loạn tâm trí, chả biết
đi đâu chỗ nào, hay quen anh nào khác :-)
Ngoài cách hòa âm tuyệt vời, Richard còn đưa vào một cái đoạn
kết "wah" dài trên 1 phút, rất đặc sắc. Sau này ông bày tỏ cảm nghĩ
là nếu không có đoạn kết đó chưa chắc bài đã đạt số 1 trên Billboard. Sau đây
là phần dịch câu hỏi của người hâm mộ và phần trả lời của Richard Carpenter.
Fan hỏi:
Dễ đến 30 năm rồi, tôi
cứ băn khoăn ông đã tính toán làm sao để ghi âm đoạn kết bài Close To You. Ông
còn nhớ lúc nào đã nảy ra ý tưởng đó hay không, cũng như kể thêm những điều gì
đã tạo hứng khởi để làm đoạn kết đó?
Richard trả lời:
Tôi được Herb Alpert
dưa cho trang lead (chỉ gồm melody và lời - ht) của bài nhạc ít ai biết tới của
hai ông Bacharach-David viết, Herb muốn tôi soạn ra một tổng phổ. Chúng tôi khi
đó làm việc trong phòng ghi âm của A&M. Tôi cầm lấy tờ nhạc, để lên
keyboard Wurlitzer, rồi tạo ra một bài nhạc với thể loại "slow
shuffle", rồi viết đoạn chuyển cung, đoạn độc tấu trumpet, v.v. Trong suốt
quá trình ấy, thú thật với bạn là tôi chưa có cảm tình với bài nhạc này lắm
(tôi thú nhận điều này cũng 36 năm rồi đó, rằng thật lâu sau đó tôi mới ưa bài
này) Tôi viết tổng phổ chỉ vì Herb muốn tôi phải viết thôi. Tôi viết tới cuối
bài, và chỉ với tờ nhạc phổ thôi, tức là chỉ rất sơ sài đối với một người soạn
hòa âm, bài kết thúc bằng câu "như anh vậy, bầy chim muốn được gần bên
em." Tôi nghĩ thầm, đoạn kết này cần thêm một thứ gì đó. Tôi không muốn nó
kết thúc đơn giản như đoạn mở đầu; nếu chỉ làm vậy thì bài không đủ đô. Tôi lúc
nào cũng muốn soạn nhạc mà kết cục đến bất ngờ (như vai trò người chơi
left-field trong baseball): khi bạn nghĩ là bản nhạc chấm dứt rồi, bỗng dòng nhạc
lạ lại lù lù hiện ra. Một thí dụ rõ nhất là của chính Bacharach, ở đoạn cuối
bài "Những giọt mưa cứ rơi hoài lên đầu tôi." chính bài đó đã tạo cảm
hứng cho phần kết của bài Close To You, tôi đã soạn chỗ hát "wah."
Nói gọn lại thì bài có
tới hai kết cục lận đó. Để kết bài tôi chơi cùng câu nhập bài, mặc dù với tông
Ab chứ không phải tông C. Khi bạn nghe lần đầu, bạn sẽ chợt nghĩ rằng "à,
sắp kết thúc rồi đây". Nhưng, chờ đó, còn nữa kia mà? Nếu chỉ với bài nhạc
cũng như phần hòa âm phối khí, cũng như những nhạc công và người hát cho tới điểm
kết đó, thử nghĩ rằng bài sẽ kết thúc mà không có đoạn "wah" kết -
tôi không nghĩ rằng Close to You có thể thành công lớn như vậy (nếu như không
có đoạn kết này.)
Nếu như bạn muốn nói
"coda" là đoạn "wah" kết, đây là tiểu sử. "Close To
You" nghe tưởng là dễ dàng khi thu âm, nhưng không phải vậy. Bài này phải
kết thật chính xác, chứ không được đánh sai nhịp, là thói quen mà tôi và Hal
Blaine hay mắc phải. Sau vài lần chơi, chúng tôi phải dùng "click
track", và cho dù vậy, cộng với vài khó khăn khác, để đạt theo ý tôi muốn,
chúng tôi đã chơi cả thảy là 47 lượt (takes) bài đó.
Còn về đoạn "fade
out" ở cuối, lúc nào ta cũng phải chơi thiệt lâu trước khi chấm dứt. chúng
tôi chơi khá lâu. Track "click" vẫn cứ đếm nhịp, chúng tôi thì mỏi mệt,
khi chúng tôi tới chỗ tôi nghĩ chằng cần chơi thêm, tôi bắt đầu chơi câu
"tick-tock" quãng tám để nhại giọng "click". Tôi biết chơi
vậy chả sao hết vì đã quá xa đoạn kết của bài. Tôi chơi từ thang âm A giáng từ
từ lên dần đến Re giáng. Tôi đang nghĩ là tôi phải hóa giải làm sao đây, khi Re
giáng thì sẽ phải chuyển cung tới Mi giáng, thì ngay chính lúc đó Hal đánh vô
cái tom-tom một phát rồi chơi một đoạn trống fill, thế là cả bọn lại trở vô
chơi đoạn kết, lần nay còn chơi to hơn, nói tóm lại là phá phách cho vui đó mà.
Trong lần ghi âm kế tiếp,
tôi và Karen thu phần hát nền. Cũng đùa vui, khi nhạc trỗi dậy trong bài chúng
tôi cũng hát theo to hơn. Bài nhạc quá dài, nhưng vì mọi người trong ban nhạc đều
thích thú, chúng tôi để nguyên xi như vậy khi phát hành. Sao, bạn đã thỏa mãn với
câu trả lời chưa? (*)
(*Aren't you glad you asked? rất khó dịch sát nghĩa. Thường
thì câu hỏi ngắn như vậy không cần phải trả lời nhiều, nhưng Richard vốn là người
tếu lâm, ông hay thòng những câu như vậy, hàm ý "anh hỏi một câu ngắn mà
được một lời giải thích dài, anh có thích vì đã hỏi câu đó không vậy?")
***
2. Nhạc phẩm Goodbye To Love - Thôi hết chuyện
yêu đương
Bài này hay cả về giai điệu lẫn lời ca, chưa kể các chỗ solo
guitare thật jazzy mà cũng rất rock. Như đã trình bày ở bài cảm nghĩ về ABBA, sự
thành công của bài solo này làm tiền đề cho các bài solo khác của ABBA và các
nhóm nhạc khác.
Sau này, Carpenters không những chỉ đi tiên phong trong phần
solo guitare, mà còn solo flute nữa, như trong bài This Masquerade.
Goodbye To Love
Songwriters: Richard Carpenters & John Bettis
C I'll say goodbye to
love
F/C G/C C G/C
No one ever cared if I
should live or die
Csus4 G/C Esus4/B E/G#
Am
Time and time again
the chance for love has passed me by
F#m7-5 C/G Dm7/G Em7/G
And all I know of love is how to live without
it
E/G# Am F#m7-5
I just can't seem to
find it
C/G Dm7/G
So I've made my mind
up
C/G Dm7/G
I must live my life
alone
C/G Dm7/G
And tho' it's not the
easy way
CM7/G Dm7/G
I guess I've always
known
C I'd say goodbye to
love
F/C G/C C G/C
There are no tomorrows
for this heart of mine
Csus4 G/C Esus4/B E/G#
Surely time will lose
these bitter memories
Am F#m7-5 C/G Dm7/G
And I'll find that
there is someone to believe in
Em7/G E/G# Am F#m7-5
And to live for
something I could live for
C/G Dm7/G
All the years of
useless search
C/G Dm7/G
Have finally reached
an end
C/G Dm7/G CM7/G Dm7/G
Loneliness and empty days will be my only
friend
Am A7
From this day love is
forgotten
Dm7-5 Gsus4
G
I'll go on as best I
can
Solo.
C/G Dm7/G C/G Dm7/G
What lies in the
future is a mystery to us all
C/G Dm7/G CM7/G Dm7/G
No one can predict the
wheel of fortune as it falls
DM7/A Em7/A DM7/A Em7/A
There may come a time
when I will see that I've been wrong
DM7/A Em7/A
But for now this is my
song
A D Asus4
And it's goodbye to
love
A D Asus4 A
I'll say goodbye to
love
"Wah" bit,
solo & CODA
***
tôi dịch sát nghĩa:
Tôi xin từ giã chuyện
yêu đương
Chẳng ai dòm ngó tôi
còn sống hay đã chết mất rồi
Hết lần này tới lần
khác, những dịp tìm kiếm tình yêu cứ thế trôi qua trước mặt
Những gì tôi biết và
tình yêu là làm sao sống mà không cần tới nó
Tôi không cách nào tìm
được tình yêu hết.
Tôi đã quyết tâm rồi,
tôi phải sống một mình thôi vậy,
Và mặc dù không phải dễ
sống như vậy nhưng tôi cũng đã linh cảm từ lâu rồi
Tôi xin từ giã chuyện
yêu đương, con tim này thật không có tương lai
Thời gian sẽ hàn gắn vết
thương lòng
Rồi tôi sẽ tìm thấy ai
đó để tin theo và sống với,
một chút gì đó giúp
tôi hiện hữu ...
solo :
Tương lai thật là bí
hiểm với mỗi chúng ta
Không ai có thể đoán
trước vận may sẽ rơi vào tay ai
Rồi sẽ có lúc tôi sẽ
thấy tôi đã quá bi quan,
nhưng hiện tại thì bài
hát này là niềm tâm sự của tôi - từ giã chuyện yêu đương.
***
Sau đây là bài soạn lời Việt để hát theo của bạn
Leaqua:
Tình yêu vẫn mãi nơi
đâu?
Soạn lời Việt: Leaqua
1/ Tình yêu vẫn mãi
nơi đâu?
Rồi ngày tháng qua mau
Tìm đâu thấy người hỡi?
Như em luôn vẫn mơ đến
anh
Có anh cùng nắm tay
nhau đến tận cuối đời
Người ơi tình này em
luôn mãi mong chờ
Bao nỗi ưu tư theo
hoài
Đâu ai hay biết ân
tình đó em đang cần đến người
Thôi quên đi chua xót
chỉ còn mỗi ta qua ngày tháng dài
2/ Một mình ta đếm cô đơn
Một mình với riêng
ta
Từng năm tháng lặng lẽ
Nghe trong đêm rất
sâu
Nỗi đau tái tê tận đáy
con tim khô cằn lâu rồi
Giờ đây mình còn niềm
tin chỉ riêng mình
Không có ai đi chung
đường
Ai cho hơi ấm,môi kề ấp
yêu qua ngày tháng dài?
Quên đi ta quên nhé
cho nhẹ nỗi đau cho vơi nỗi buồn!
Đời cô đơn rồi mình
cũng quen Tình yêu sẽ chìm vào lãng quên ---
Cho bao nhiêu gian dối
vô tình cuốn đi ta nào biết gì?
Đâu ai hay ai biết mai
này có ra sao thì cũng đành!
(chuyển tông)
Con tim em đi đến nơi
miền đất hoang vu lời hát buồn
Bài ca ngân trong ta
lúc này
Từ biệt mơ ước xa
xôi!
Tình yêu vẫn mãi nơi đâu?
***
Theo như sách tiểu sử của The Carpenters, thì bài hát được nảy
sinh trong đầu Richard khi ông xem một cuốn phim tên là Rhythm on the River (Nhịp điệu
trên sông). Nội dung phim kể về một người viết nhạc lận đận mãi mới thành
công, nhưng sau đó lại mất đi "nàng Thơ" (muse) của mình. Trong phim,
bài nhạc nổi tiếng nhất của người nhạc sĩ ấy có tựa đề là "Goodbye To Love" (giã biệt tình yêu) - tuy vậy chỉ nghe
bàn tới thôi chứ không thấy ai đánh bài đó trong phim hết. Richard thích thú với
câu chuyện trên và bắt đầu viết một giai điệu thật day dứt trong khi đang lưu
diễn bên Luân Đôn, rồi khi về đến Cali thì gọi ngay anh bạn thân là John Bettis
để cùng soạn tiếp bài nhạc. Richard chính là người đã viết câu đầu:
Tôi xin từ giã chuyện
yêu đương
Chẳng ai dòm ngó tôi
còn sống hay đã chết mất rồi
Khi Bettis khai triển ý lời của Richard, anh vô tình viết một
bài nhạc mà sau này trở thành một tiểu sử tự thuật của Karen Carpenter. Ông
nghĩ là cả ba người: ông ta, Richard và Karen chẳng có một mối quan hệ yêu đương
nào khác, ngoài công việc viết nhạc và lưu diễn thật bận rộn. Karen khi ấy có
quen một anh bạn nhưng anh ở Las Vegas cách 400 dặm, nên chỉ liên lạc với nhau
qua điện thoại. Chính Karen cũng không coi đây là một quan hệ bồ bịch, chỉ coi
anh ta như bạn thôi.
Karen thích bản nhạc ngay sau khi xem lời và hát thử, nàng đắm
mình vào giai điệu cũng như về một lời nhạc
có nội tâm sâu sắc.Bài rất khó hát vì gồm những câu dài, không có nhiều
chỗ nghỉ giữa các câu nhạc. Richard quyết định không xóa đi những chỗ Karen phải
hít thở nhanh giữa mỗi câu, cộng với cách hát nhẹ và ngay sát micro, đã tạo cho
bài có một chiều sâu nội tâm hiếm thấy, nghe như cô đang hát bên tai mình vậy.
Bài hát là một bài nhạc mà chính Karen rất ưa chuộng sau này. Mặc dù năm 1972
quá mới mẻ trong cuộc đời nghệ thuật của nàng, chưa lé lộ những thăng trầm sau
này, nhưng những lời nhạc mô tả về những kinh nghiệm sống rất thật của riêng
nàng - buồn bã nhìn thấy tình yêu vượt khỏi tầm tay, cùng quyết định sống đời
tư lập. Nàng hát về một thế giới mà chỉ có cô đơn và những ngày rỗng tuếch là bạn
đồng hành.
Thế đó là phần rút ngắn câu chuyện về sự ra đời của bản nhạc.
Về phần đặt hợp âm, tôi xem đây là một cách đặt rất điệu nghệ. Nếu bạn chơi các
hợp âm mà không để bass như trong bài, nghe cũng được; nhưng chỉ khi bạn để các
nốt bass vào, bạn mới cảm nhận được cái lưng chừng, lừng khừng, đã quyết định
chia tay mà tâm vẫn còn lưu luyến của bài. Hãy xem kỹ để thấy các nốt bass đều
chỉ có một, là chủ âm Do.
C F/C G/C C G/C
Tôi xin từ giã chuyện
yêu đương Chẳng ai dòm ngó tôi còn sống hay đã chết mất rồi
Csus4 G/C
Hết lần này tới lần khác ...
Sau đó là 4 hợp âm khác nhau liên tiếp diễn ra chỉ trong hai
trường canh, với 4 nốt bass khác nhau là B G# A và F#. Hai yếu tố đó đã giúp tạo
nên một sự tương phản rất rõ rệt so với đoạn trước, và nhất là rất phù hợp
(prosody) với lời nhạc (tình yêu cứ thế trôi qua trước mặt)
Esus4/B E/G#
Am F#m7-5
những dịp tìm kiếm
tình yêu cứ thế trôi qua trước mặt
Sau đó, các hợp âm lại trở nên lừng khừng, không rốt ráo,
tuy đã rất căng thẳng, nhưng không sao hóa giải được. Đó là vì Richard đã để
các hợp âm khác nhau trên nền một nốt bass át âm là G:
C/G Dm7/G C/G Dm7/G
Những gì tôi biết và
tình yêu là làm sao sống mà không cần tới nó
C/G Dm7/G C/G Dm7/G
Tôi không cách nào tìm
được tình yêu hết.
Từ kỹ thuật của lối để
hợp âm này là "Pedal point" (dịch là điểm dừng, hay điểm trụ chăng?),
nó tạo nên một cảm giác căng thẳng, nhưng không thể nào hóa giải được.Bạn thấy
đó, khi hát câu Tôi không cách nào tìm được
tình yêu hết, cách dùng pedal point tạo căng thẳng ở chỗ các hợp âm thì là
tonic C (cung chính) hay sub-dominant Dm7 (bán át âm), trong khi bass thì lại
là át âm G, tạo nên các hợp âm rất nghịch nhĩ, mà nghe thì cũng xuôi tai lắm,
vì toàn là các nốt trong thang âm do trưởng (Do Re Mi Fa Sol La Si), chứ không
dùng các nốt ngoài thang âm đó. Sau này, ta sẽ thấy còn một bài soạn chung khác
của cặp soạn nhạc Richard Carpenter-John Bettis có chung một cách đặt như vậy,
đó là bài Only Yesterday.
3. Nhạc phẩm We've
Only Just Begun - Đôi ta chỉ mới bắt đầu
Một trong các sở trường của Richard Carpenter là cách ông
luôn tìm kiếm những nhạc phẩm hay và phù hợp với nhóm mình, không nhất thiết do
chính mình sáng tác ra, rồi viết tổng phổ và thu âm. Có lẽ vì lý do đó mà tôi
thích nghe lời nhạc cũng như ý nhạc của nhóm Carpenters hơn ABBA hay The
Beatles chăng, vì nhạc Carpenters đa dạng hơn? Nếu để nhạc nghe trên xe hai
nhóm kia thì chừng 5,6 bài là bắt đầu thấy nhàm, trong khi nghe một lèo 30 bài
Carpenters cũng không thấy chán.
Ta đã thấy trong hai trường hợp trước của hai bài singles đầu,
Richard đã hòa âm nhạc từ ba "đại gia" về soạn nhạc, đó là cặp
Lennon-Mc Cartney với Ticket To Ride
và Burt Bacharach với (They Long To Be)
Close To You, thì với bài We've Only
Just Begun này, ông đã làm nên tên tuổi của một cặp soạn nhạc khác, đó là
Roger Nichols và Paul Williams. Hai nhà viết nhạc này cũng khá trẻ, khi đó
(1970) chỉ mới 29 tuổi, và lạ lùng thay cũng được Herb Alpert mướn vào làm cho
hãng A&E. Nhưng trong lần đầu này thì bài nhạc của họ viết không được gửi gắm
tới tay Richard, mà do chính Richard tình cờ phát hiện trước. Số là trong một tối
xem tivi, Richard bắt gặp một quảng cáo của nhà băng Crocker Citizen với một
giai điệu thật đáng nhớ, với một cặp tình nhân vừa làm đám cưới xong cùng câu
quảng cáo "Đường đời của bạn còn dài
lắm mới tới đích, chúng tôi muốn giúp bạn tới đó." (You've got a long way
to go. We'd like to help you get there.)
Richard thích giai điệu ấy ngay,m ặc dù nhạc không có điệp
khúc, rồi đoán là Paul Williams hát bản đó. Ông cũng biết là cặp viết nhạc
Roger Nichols-Paul Williams này viết nhiều lắm, nhưng chưa nổi tiếng. Sáng hôm
sau, Richard thấy Paul trong bãi đậu xe của A&E, bèn chặn lại và nói là ông
có được xem cái "bank commercial", rồi hỏi tiếp xem ngoài hai cái
phiên khúc trong quảng cáo, họ có viết đủ bài không. Paul nói liền "có chứ,
chúng tôi có cả nguyên bài". Và bài hát này thực sự phù hợp với cái giọng
trầm buồn, đầy khát khao và mơ ước của Karen Carpenter. ( Xem thêm tiểu sử của
ba bài hát Ticket To Ride, Close To You và We've Only Just Begun ở link sau:
Close to you: Remembering The Carpenters Phần 2:
http://www.youtube.com/watch?v=YKbgDUkssag)
We've Only Just Begun
Nhạc: Roger Nichols, Lời: Paul Williams
Eb AbM7 Gm7
Cm7
1. We've only just
begun to live
Cm9 Fm9 Fm7
White lace and
promises
Cm9 Cm7 Fm7
A kiss for luck and
we're on our way
Bb7(sus) Bb7
We've only begun
2. Before the rising
sun we fly
So many roads to
choose
We start out walking
And learn to run
And yes! We've just
begun
Ebmaj7 Abmaj7
Bb
C
FM7 C FM7
Sharin' horizons that
are new to us
C FM7 C FM7
Watchin' the signs
along the way
E AM7 E AM7
Talkin' it over just
the two of us
E AM7 Bb7 Bb9(sus)
Workin' together day
to day, together
3.4 And when the
evening comes we smile
So much of life ahead
We'll find a place
where there's room to grow
And yes! We've just
begun
Sharin' horizons that
are new to us
Watchin' the signs
along the way
Talkin' it over just
the two of us
Workin' together day
to day, together,
together
And when the evening
comes
we smile So much of
life ahead
We'll find a place
where there's room to grow
And yes! We've just
begun
***
dịch sát nghĩa:
Đôi ta chỉ mới bắt đầu
một đời sống mới
Áo cưới trắng trinh và
những lời thề nguyền trăm năm hạnh phúc
Một nụ hôn trao nhau
ngày cưới để cho những may mắn sau này,
và thế là chúng ta lên
đường
Đôi ta chỉ mới bắt đầu
thôi,
Trước khi mặt trời mọc
chúng ta lên xe phóng như bay (vì đường freeway giờ đó chưa bị kẹt xe :-),
quá nhiều đường đời để
chọn lựa
Ta chập chững bước vài
bước,
và rồi học chạy
Và đôi ta chỉ mới bắt
đầu thôi đó! Hãy đợi đấy!
Cùng chia ngọt xẻ bùi
cho những chân trời mới phía trước mặt
Xem những biển quảng
cáo dọc theo bên đường
Bàn rốt ráo về đủ mọi
thứ chuyện, và chỉ giữa đôi ta mà thôi (papa hay maman đừng có xía zô:-)
Làm việc chung với
nhau ngày này qua ngày khác, đôi uyên ương chúng ta!
Rồi khi mặt trời lặn,
chúng ta vui cười với nhau,
Tương lai còn quá tươi
đẹp,
Ta sẽ tìm nơi xây tổ
uyên ương,
một "căn nhà
xinh" có dư chỗ để mua sắm đồ, nhiều phòng ngủ - single house -
và để có tiếng cười trẻ
thơ trong tương lai :-))) (cái này dịch
thoát: room to grow*:-)
And yes! We've just
begun
*Thật ra khi nói
"room to grow" thì đó là thành ngữ, có nghĩa bóng nhiều hơn là
nghĩa đen, tức là nghĩa "sẽ có chỗ để
tình yêu chúng mình thêm sâu đậm."
***
Bài này có một điệp khúc mà nghệ thuật chuyển cung phải nói
là siêu đẳng, Top of The World. Và điểm tất yếu của bài nhạc là điệp khúc phải
chuyển cung để phù hợp (prosody) với lời nhạc, nhằm diễn tả một cuộc sống mới đầy
phiêu lưu thử thách nơi chân trời của đôi uyên ương. Trong khi phiên khúc là ba
dấu giáng: Si giáng, La giáng, và Mi giáng, thì điệp khúc bắt đầu bằng Do trưởng.
Để chuyển cung như vậy, nhạc dùng một chuỗi ngắn hợp âm đi lên ba nốt La giáng,
Si giáng và Do, đó là các hợp âm AbM7, Bb và C. Sau đó bài được hát hai câu với
cặp hợp âm C FM7 được dùng 4 lần:
C FM7 C FM7
Sharin' horizons that
are new to us
C FM7 C FM7
Watchin' the signs along
the way
Khi tới chữ "way" thì câu nhạc dừng lại ở nốt Mi.
Cặp soạn nhạc tài ba lại chuyển cung lần nữa, lấy nốt Mi này làm thang âm chính
đó là Mi trưởng, sau đó tiếp tục chơi như hai câu trên để thính giác của người
nghe không thấy bỡ ngỡ.
E AM7 E AM7
Talkin' it over just
the two of us
E AM7 Bb7
Workin' together day
to day,
Đến khi hát tới chữ "day", thì nốt nhạc từ Mi đã
lên tới nốt Sol thăng. Và đây là chỗ tài tình nhất của bài nhạc: Sol thăng cũng
chính là La giáng, là một trong ba nốt của thang âm Mi giáng (Eb), thế là tác
giả cho hợp âm át âm Bb7 vào (Si Re Fa La giáng), một chuyển cung nghe lạ tai
và rất độc đáo, rồi cho thêm môt câu nhỏ nữa để khẳng định đã tới lúc phải quay
trở về phiên khúc ba.
Bb9(sus)
together
Viết nhạc mà sáng tạo nhưng vẫn rất ẩn tàng và đầy công phu,
nội lực như vậy, chẳng trách cặp soạn nhạc Nichols-Williams sau đó đã được
Richard chọn bài để cống hiến tiếp cho người ưa chuộng nhạc Carpenters một số
nhạc phẩm để đời khác, như Rainy Days and
Mondays, Let Me Be The One, I Won't Last A Day Without You. Riêng Roger
Nichols còn viết phần nhạc thêm một bài hát, mà định mệnh đã trở thành bài ghi
âm cuối của cuộc đời cũng như sự nghiệp âm nhạc của Karen, đó là bài Now.
4. Nhạc phẩm
Superstar - Siêu Sao
Nhạc phẩm kế tiếp mà tôi rất ái mộ, đó là bài Superstar. Bài
này có thể gọi là một trong những bài đóng mộc chất Carpenters rõ nhất: tiếng
sáo tiếng kèn, tiếng hát trầm buồn, một intro dẫn chuyện thật hấp dẫn. Các hợp
âm để thì cũng rất Carpenters, tuy không có những cái chuyển tông hay pedal
point như các bài vừa nói trước. Chỉ với 25 giây đầu tiên, câu intro đã tạo một
khung cảnh đầy hấp dẫn, hoài vọng về quá khứ, (và riêng tôi là về memory lane của
một thời trung học ...)
Gm Bb/F Eb
Long ago, and, oh, so
far away
Bb/D C7 Eb Dm
I fell in love with you before the second
show
Gm Bb/F Eb
Your guitar, it sounds
so sweet and clear
Bb/F C7 Eb Dm
But you're not really
here, it's just the radio
Eb Dm Cm Bb
Don't you
remember, you told me you loved me
baby?
Eb Dm Cm Bb
You said you'd be
coming back this way again maybe
Eb Dm Cm
Bb
Baby, baby, baby,
baby, oh baby
Ab EbM7 Gm
I love you, I really
do
Loneliness is such a
sad affair
And I can hardly wait
to be with you again
What to say to make
you come again?
Come back again and
play your sad guitar
Don't you remember,
you told me you loved me baby?
You said you'd be
coming back this way again baby
Baby, baby, baby,
baby, oh baby I love you,
I really do
***
dịch:
Xưa lắm rồi và ở nơi
xa tít mù,
Em đã thầm yêu anh
ngay sau buổi diễn đầu tiên
Cây ghi ta của anh,
sao mà ngọt ngào và rành mạch đến vậy
Nhưng anh đâu có ở đây
đâu, chỉ là tiếng nhạc trong radio mà thôi ...
Anh còn nhớ anh nói rằng,
(khi nào anh đến với
em, xin đừng quên chiếc áo xanh
...... oops, wrong
lyrics, wrong cut-and-paste :-)))))
Anh yêu em lắm, baby ơi?
Anh nói anh có thể sẽ
quay lại nơi này trong lần lưu diễn tới
Baby, baby, baby,
baby, ố baby ơi à
Em yêu anh, yêu anh thật
mà
Nỗi cô đơn, ôi nó thật
là ảm đạm
Em ao ước được gần bên
anh nữa
Nói gì đây, để làm anh
quay trở lại bên em
Hãy trở lại và chơi những
bản nhạc buồn ....
Anh còn nhớ anh nói rằng,
Anh yêu em lắm, baby
ơi?
Anh nói anh sẽ quay lại
nơi này trong lần lưu diễn tới
Baby, baby......Em yêu
anh, yêu anh thật mà
Tuy bài này nói về một groupie tả cảnh nhung nhớ người chơi
guitar mà cô hằng theo đuổi, nhưng với thời gian nó không còn có nghĩa đó nữa,
groupie không còn được theo đuôi các ban nhạc nữa, mà chỉ đơn thuần là tình yêu
nam nữ. Trong bài gốc, lời nhạc cũ I want
to sleep with you đã được Richard nhẹ nhàng sửa lại thành I want to be with you.
Chỉ với ba nốt đầu, Richard Carpenter đã khai triển theo nó
thành một giai điệu intro thật day dứt, và cũng không giống như giai điệu của
bài chính (do hai nhạc sĩ Leon Russell và Bonnie Bramlett sáng tác), Richard quả
thật là một nhà soạn nhạc tài ba . Đây có lẽ là tiêu biểu cho cách viết intro của
lớp đàn em sau Carpenters, lấy tí xíu motif của bài nhạc, rồi phăng ra cho đủ
intro và tạo một dẫn nhập tất yếu cho giai điệu chính.
Về phần đặt hợp âm thì do bài có tính trầm buồn sâu lắng,
nên các nốt bass được cho đi xuống từ từ trong phiên khúc,
Gm Bb/F Eb
Long ago, and, oh, so
far away
Bb/D C7 Eb Dm
I fell in love with
you before the second show
Bạn thấy các nốt bass như sau G F Eb
D C, sau đó lên tí chút là Eb, rồi lại
xuống nửa cung là D. Nếu bạn chơi nhạc mà không dùng bass làm nốt cuối này thì
sẽ thấy hòa âm nhảy loạn xạ, không mô tả được vẻ buồn man mác của nhạc phẩm. Bạn
cũng thấy là cái chỗ lên Eb rồi xuống lại Dm thì thật ăn khớp với lời, đoạn
it's just the radio, tưởng như sáng sủa một chút với C7 trước đó, nhưng rồi thất
vọng vì nhạc thì đó mà người thì đâu rồi.
Bài nhạc này cũng đủ chất liệu để một nhà nghiên cứu về lý
thuyết âm nhạc (Kevin J. Holm-Hudson) viết một bài viết năm 2002 với tựa đề Your Guitar, It Sounds So Sweet and Clear:
Semiosis in Two Versions of "Superstar" ( (Cây guitar của anh, nó có
âm hưởng thật ngọt ngào và trong sáng: Những hình tượng trong hai phiên bản của
bài Superstar). Theo bài viết trên, Karen tuy lúc đầu không thích bài lắm
vì vài chỗ có tính cách nhục dục như đã kể ở trên. Tuy nhiên sau khi Richard sửa
lại vài chữ cũng như hòa âm phối khí lại thì Karen đồng ý hát thử, dựa trên lời
nhạc Richard viết tháu trên giấy chùi tay. Và bản phát hành lại chính là bản
ghi âm lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, vì đã tạo ấn tượng mạnh đến nỗi
Richard quyết định khỏi cần phải ghi âm lần hai.
Luận văn đó cũng đề cập đến một phát biểu của Daniel
Levitin, một nhạc sĩ sau này trở thành một khoa học gia danh tiếng, với hai cuốn
sách mà hoctro tôi có trong tủ sách: This
Is Your Brain On Music & The World In Six Songs. Sau đây là phần dịch
đoạn đó:
Theo như Daniel Levitin, một nhà sản xuất và phê bình âm nhạc,
và cũng là phụ tá giảng sư tại đại học Mc Gill, một phần của sự thành công của
giọng ca Karen là nhờ Richard hiểu rành rọt những cung bậc của chất giọng em
mình. "Ông hiểu rất rõ âm vực của em gái và đã chọn những thang âm có thể
phát huy tối đa tài năng trình bày bản nhạc của nàng." Trong một bài viết
liên quan khác trên mạng, ông Levitin còn nói rõ thêm:
" Một điểm son khác trong bài nhạc (Superstar) là ở nghệ
thuật hát của Karen. Hãy nghe cách nàng hát chữ "xa tít mù" (far away)
khoảng từ giây 34 tới 37 trong CD) - khi ngân chữ "away" nàng còn phô
bày một chất giọng man mác một chút gì đó chuyển tải những tình cảm sâu lắng lẫn
bồn chồn ... Karen cũng là bậc thầy về cách nhả chữ, tỉ dụ như trong các chữ tiếp
theo sau, Tôi đã yêu chàng rồi (I fell in love with you), nàng hát sau nhịp một
tí, như cách Frank Sinatra hay dùng - dừng một chút hay đuổi theo nhịp nhạc để
chuyển tải thêm chiều sâu giọng hát."
Theo Levitin thì "Những
hòa âm phối khí tiếp theo trong bài đã trở nên quá quen thuộc, tới nỗi khi người
ta nghe những bản ghi âm trước đó cũa những nhóm nhạc khác, người ta cảm thấy
ngay tức thì là có cái gì đó thiêu thiếu." Chính Richard Carpenter đã
thừa nhận bài Superstar là một trong những bản ghi âm đắc ý nhất của ông.
Thay lời kết
Vừa rồi là phần điểm qua bốn bài nhạc trong số những bài nổi
tiếng nhất của nhóm Carpenters. Hy vọng trong tương lai gần tôi sẽ còn có dịp đề
cập tiếp một số nhạc phẩm lừng danh khác như Yesterday Once More, Rainy Days
and Mondays, Now, For All We Know, Only Yesterday, This Masquerade, v.v và v.v.
Các bạn nhớ đón xem, phê bình và ủng hộ tinh thần nhé!
Xin chào bạn và xin cám ơn bạn đã theo dõi tới phần cuối bài
viết.
Học Trò
Tiểu Saigon, một ngày mưa tháng giêng
1/24/2013
***
Tài liệu tham khảo:
1. The Carpenters - The Untold Story, tác giả Ray Coleman.
Sách đi sâu vào toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của hai anh em Carpenters, với đồng
ý và cộng tác của Richard Carpenter.
2. Yesterday Once More - the Carpenters Reader, revised and
expanded edition, biên tập Randy Schmidt. Tuyển tập các bài viết và phỏng vấn
nhóm nhạc trên báo đài, trong và sau khi nhóm ngưng hoạt động.
3. Little Girl Blue - The Life of Karen Carpenter, tác giả
Randy Schmidt. Sách đi sâu hơn vào cuộc đời Karen Carpenter.
4. Carpenters Greatest Hits, 20 bài nhạc phổ hay nhất của
nhóm.
5. Trang nhà chính thức của The Carpenters:
http://www.richardandkarencarpenter.com/ gồm tiểu sử, sự nghiệp, discography,
trả lời người hâm mộ.
6. The Billboard Book of Number 1 Hits, tác giả Fred
Bronson. Sách viết về tiểu sử của từng nhóm nhạc, ca sĩ được lên hạng nhất #1
Top 100 Hits từ 1955 đến 2003, gồm 933 bài viết, mỗi bài một trang. The
Carpenters được 3 trang, gồm các bài (They Long To Be) Close To You, Top Of The
World, và Please Mr. Postman. ABBA được 1 bài duy nhất, đó là Dancing Queen.
Paul Mauriat cũng được 1 bài, đó là Love Is Blue. The Beatles được nhiều bài nhất,
vì họ có 20 bài #1 Hit.
7. Writing Music For Hit Songs, tác giả Jai Josefs. Dạy rất
kỹ cách soạn hợp âm cho ca khúc, cũng như cách soạn giai điệu dựa trên một hiểu
biết về từng tác dụng của hợp âm.
Xem thêm:
1. AE Biography - The Carpenters: Harmony and Heartbreak
Phần 3: http://www.youtube.com/watch?v=Y5xzKwUMwww
Phần 4: http://www.youtube.com/watch?v=CUhkCdZrkCk
Phần 5: http://www.youtube.com/watch?v=JKOFnsKcAlg
2. Close To You: The Story of The Carpenters (2002 BBC)
Phần 1: http://www.youtube.com/watch?v=wOCk-D2fOpg
Phần 2: http://www.youtube.com/watch?v=GFfZn9NqQO0
Phần 3: http://www.youtube.com/watch?v=oJSKvdc7HpE
Phần 4: http://www.youtube.com/watch?v=pash5OdEPIw
Phần 5: http://www.youtube.com/watch?v=X6RudgwA39o
3. "Living Famously - Karen Carpenter" BBC
Documentary
Phần 1: http://www.youtube.com/watch?v=Cq7MqlITUB0
Phần 2: http://www.youtube.com/watch?v=OM2GHcP_1tg
Phần 3: http://www.youtube.com/watch?v=Q2Z8Gz1gAw0
Phần 4: http://www.youtube.com/watch?v=9tTaDV6YLek
Phần 5: http://www.youtube.com/watch?v=oumnHWu2vfQ
Phần 6: http://www.youtube.com/watch?v=mMN_NCCa26U
4. Close to you: Remembering The Carpenters
Phần 1: http://www.youtube.com/watch?v=KQXslqtDo30
Phần 2: http://www.youtube.com/watch?v=YKbgDUkssag
Phần 3: http://www.youtube.com/watch?v=DjyTc8RcAq8
Phần 4: http://www.youtube.com/watch?v=jsMWlwwOfBs
Phần 5: http://www.youtube.com/watch?v=SgucajwN_-E
Phần 6: http://www.youtube.com/watch?v=D5KxrLykzLY
Theo Hiệp Dương-hoctroviet.blogspot.com