30.11.13

Chúng ta không thể thắng được đám ngu bởi vì họ quá đông


Câu nói quá khích này là của Albert Einstein. Hơi quá khích nhưng không sai. Lịch sử cho thấy mọi phát minh, phát kiến đều thuộc về một cá nhân, và thậm chí có lúc có nơi số đông lại tìm cách khai tử cả những phát kiến của vi thiểu số ưu tú, là cản ngại cho chân lý nữa.

Ngọc thì ít, sỏi đá thì vô số. Nhưng sỏi đá có thể che lấp, chôn vùi ngọc.

Vậy mà âm nhạc đương đại đều hầu như phụng sự số đông và lấy đó làm thước đo giá trị. Bởi nó không có chọn lựa nào khác khi âm nhạc đã trở thành hàng hóa. Tính thương mại không phân biệt ngu hay khôn, sáng tạo hay không sáng tạo, ngọc hay đá miễn tạo được nhu cầu số đông. Ngọc mà không chiều lòng số đông cũng vô dụng. Đá mà được lòng số đông thì hữu dụng. Nhiều khi sự hữu dụng đó chỉ là một quả lừa. Nhưng không sao. Càng đông càng tốt, càng tiệm cận đắc thắng.

Nhạc sĩ thiên tài Giuseppe Verdi: Bi kịch gia đình và cuộc bứt phá ngoạn mục



Ngày 10/10 vừa qua, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà soạn nhạc thiên tài Giuseppe Verdi, tại Emilia Romagna (Italia) - quê hương ông đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm có ý nghĩa. Cùng thời gian đó, tại nhiều nơi trên thế giới cũng đã diễn ra những hoạt động với mục đích tương tự bởi Giuseppe Verdi không chỉ được biết đến với tư cách nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Italia thế kỷ XIX mà còn được tôn vinh là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất mọi thời đại...

Trong số 26 tác phẩm opera mà Giuseppe Verdi để lại cho đời, hiện có không ít tác phẩm vẫn thường xuyên được trình diễn và "La Traviata" - vở opera được Verdi sáng tác năm ông chẵn 40 tuổi hiện là một trong những vở opera được trình diễn nhiều nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, cách đây 2 năm, tại Nhà hát Lớn Hà Nội cũng từng diễn ra hai đêm nhạc tưởng nhớ Verdi nhân kỷ niệm 110 năm ngày mất của ông...

Chơi nhạc cổ điển để ngăn trộm

Đọc thông tin này mới thấy trình độ thưởng thức âm nhạc thấp và hời hợt mang tính xu hướng toàn cầu . Nhưng có lẽ mỗi nơi độ thấp,cạn sẽ chênh lệch nhau chứ không như nhau -TMP



Một cửa hàng đồ ăn nhanh ở Australia áp dụng chiến thuật chơi nhạc cổ điển để hạn chế sự xuất hiện của nhiều thanh niên vào ban đêm và ngăn chặn các ý định trộm cắp quanh khu vực.

Ý tưởng chơi nhạc cổ điển đã hạn chế được đáng kể số khách vãng lai xuất hiện vào ban đêm, sau vài tuần áp dụng. Ảnh minh họa: Sunwarrior.com

Các nhân viên ở một nhà hàng McDonald tại ở Australia quyết định tự khiến cửa hàng trở nên kém thu hút trong mắt các thanh niên trẻ bằng cách chơi nhạc cổ điển và nhạc opera vào ban đêm. Ý tưởng này được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng nhiều thanh niên la cà cửa hàng vào giờ quá khuya và biến nơi này thành một quán bar, đồng thời ngăn chặn các ý định trộm cắp vào thời gian này.

29.11.13

"Một người thứ hai" thì đã là hỏng rồi!


Arthur Rubinstein- pianist được cho là vĩ đại nhất thế kỷ 20- đã nói như vậy khi đề cập đến tính”chính chủ” trong nghệ thuật - Nói cho có vẻ có ngôn từ thời sự- nghĩa là ở cá tính và bản sắc của người sáng tạo. Ông cũng nói thêm: Tôi cho rằng một nghệ sĩ, bất kể đó là hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ trình diễn, nhà soạn nhạc, nhạc công, hay bất cứ người nào mang danh nghệ sĩ, phải là người có cá tính không bị trộn lẫn được, tức chỉ có một, mà không có người thứ hai. Từ đó, ta thấy rằng nếu không có cái thứ hai thì tất nhiên không có sự so sánh được. Cho nên trong nghệ thuật không nên nói cái nào hay hơn cái nào, mà chỉ có sự khác nhau. Như màu đỏ với màu xanh. Không thể nói màu nào đẹp hơn màu nào. Chỉ có thể nói màu nào được yêu thích nhiều nhất, tạo ảnh hưởng nhiều nhất.[Tất nhiên là trong một thời điểm ngắn dài khác nhau hay một không gian, môi trường xã hội cụ thể nào đó]

Hoài niệm nhạc Pháp & Cơ hội bị bỏ lỡ



Thanh Lan - ca sĩ Việt nổi tiếng với những bản nhạc Pháp

Đêm nhạc Christophe - Live Concert (23/11) với sự hiện diện của danh ca một thời Christophe vừa diễn ra tại TP.HCM chắc chắn là một dịp tốt để những hoài niệm nhạc Pháp ở Việt Nam trỗi dậy.

Ngày nay, nhạc Pháp “xưa” vẫn thu hút một số khán giả không nhỏ vừa có ký ức một thời chưa quá xa, vừa được thẩm thấu văn hóa francophone. Và từ đây, một câu chuyện khác được mở ra, câu chuyện về một ước mơ bị bỏ quên, một cơ hội bị mất…

Người ta sẽ còn nghe nhạc Pháp tới khi nào?

Ca sỹ trẻ hát nhạc 'đỏ' phá cách: Làm mới hay 'phá nát'?

Dòng nhạc “đỏ” một thời làm nên tên tuổi các ca sỹ như: Trọng Tấn, Anh Thơ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy,... giờ đây được khá nhiều ca sỹ trẻ chọn để làm mới mình. Đi liền đó, là sự phá cách trong hòa âm, phối khí, nhằm tạo ra một phong cách trẻ trung, phù hợp với khán giả trẻ hiện đại. Tuy nhiên, sự phá cách “quá tay” đôi khi đã làm mất đi vẻ đẹp của những nhạc phẩm vang bóng một thời này.

Phá cách hay “phá nát”?

Một tác phẩm âm nhạc đẹp, từng đi cùng năm tháng suốt những tháng ngày chiến tranh gian khổ của đất nước, luôn đòi hỏi ở người ca sỹ sự trân trọng. Với những tác phẩm đã có đời sống riêng, rất khó để làm mới chúng mà vẫn được khán giả chấp nhận, đánh giá cao. Ở một thị trường âm nhạc gần như bão hòa ở Việt Nam hiện nay, việc các ca sỹ “đào xới” những nhạc phẩm xưa, những giá trị cũ, vốn đã được khẳng định cũng là điều dễ hiểu. Thời gian qua, một số ca sỹ trẻ tìm lại với những tình khúc vượt thời gian, ít nhiều cũng được xem là thành công như ca sỹ Lệ Quyên, Quang Dũng, Đức Tuấn, Mỹ Lệ,... Bên cạnh đó, dòng nhạc “đỏ” cũng là lựa chọn đổi mới của nhiều ca sỹ trẻ.

27.11.13

Số 5 và số 95


Đó là con số phần trăm về người nghe có kiến thức âm nhạc : 5% và người nghe không có kiến thức âm nhạc: 95%. Đây là thống kê chung trên thế giới và đã được thực hiện cách đây hơn một thập niên. Thời điểm hiện nay chưa thấy có thống kê tương tự để cho thấy tỷ lệ trên có thay đổi gì không. Nhưng có lẽ con số trên nếu có đổi thay thì chắc không nhiều trong một thời gian chỉ hơn 10 năm với trong một tình hình âm nhạc càng lúc càng nghiêng về đơn thuần chỉ để giải trí và chú trọng mục tiêu thương mại trên cả toàn cầu.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc 'sạch sẽ'?

Trước sự hoành hành của dòng nhạc thị trường với giai điệu, ca từ ngô nghê, chợ búa thì việc làm sao để nhạc “sạch” sống được là điều mà bất cứ người làm nghệ thuật đau đáu với nghề cũng đều trăn trở!



Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây công chúng lại dùng cụm từ nhạc “tử tế”, nhạc “sạch” dành cho một loại sản phẩm nghệ thuật. Nhưng điều này không phải không có lý bởi đúng là thị trường âm nhạc đang đứng trước tình thế hỗn loạn. Đó là sự hoành hành của những ca khúc có ca từ, giai điệu ngô nghê, chợ búa. Đó là giai đoạn những ca sĩ lên sân khấu chỉ để khoe “hàng” với những bộ đồ ngắn trước, hụt sau, uốn éo khêu gợi mà không hề chú trọng đến giọng hát hay cảm xúc. Nói chung, nền âm nhạc hiện đang chạy theo thị hiếu giải trí quá nhiều. Thêm vào đó công tác quản lý âm nhạc còn quá nhiều yếu kém để tình trạng in lậu, in ẩu, làm sai, “ăn cắp” nhạc tràn lan… đã làm giá trị âm nhạc đích thực bị đảo lộn.

26.11.13

Tại sao trẻ em Trung Quốc cuồng Piano?




Thời Mao Trạch Đông, piano bị phá hủy với lý do là biểu tượng đáng khinh miệt của giai cấp tư sản - nhưng hiện nay có hơn 40 triệu trẻ em Trung Quốc đang theo học nhạc cụ này. Điều gì đã thay đổi?

Ông Keng Zhou - trưởng khoa Học viện Piano Quốc tế tại nhạc viện Thượng Hải - bắt đầu học piano năm 1973 không phải trên chiếc piano lớn bóng láng mà trên phần méo mó còn thừa lại của nhạc cụ này. Chân đàn bị cưa đứt làm nguyên liệu và nắp đàn tháo ra làm bàn.

Trong nhiều năm dưới thời Mao Trạch Đông, nhạc cổ điển phương Tây bị cho là công cụ của chủ nghĩa đế quốc và đàn piano là nhạc cụ đáng khinh bỉ của giai cấp tư sản.

Kỷ niệm về nhạc sĩ Từ Huy


Đêm cuối thu, trời đổi gió heo may, hơi lạnh ùa về. Đang trong trạng thái lâng lâng, tôi thoáng nghe một giọng ca được phát ra từ một gia đình nào đó:

Ngày em đến. Đôi mắt long lanh thơ ngây mơ màng
Ngày em đến đôi má hây hây hương thơm nồng nàn
Làm say mê bao gã si tình
Làm cho anh nhức nhối tâm hồn
.
Lời ca làm tôi thấy xao xuyến lạ lùng. Tôi nhớ đến nhạc sĩ Từ Huy, tác giả của bài hát với niềm thương tiếc vô hạn. Đã hơn bảy năm anh vĩnh biệt gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vĩnh biệt những bạn trẻ yêu âm nhạc của anh. Trong tâm trí tôi “hình như…” anh vẫn còn đâu đây, chưa bao giờ…mất.

"Ngôi sao ban chiều" tưởng là ca khúc Nga, hóa ra là ca khúc Việt



“Ngôi sao ban chiều” là một ca khúc mà tất cả các bạn trẻ thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc đều rất yêu quý. Tôi là một trong số đó. Tôi đã từng hát “Ngôi sao ban chiều” trong những hoàng hôn trung du Phú Thọ cho người tình đầu nghe. Nàng nghe và nhìn từ góc đồi cọ chúng tôi ngồi, nhìn lên bầu trời đã lấp lánh sao Hôm.

Nghe mãi, nàng còn đề nghị tôi phải có “Ngôi sao ban chiều” của tôi tặng nàng. Và tôi đã viết ca khúc “Chiều về” với những lời ca: “Mắt em là bầu trời – đọng ánh sao đẹp tuyệt vời – sưởi ấm trong lòng tôi – mãi khi chiều xuống lay động sáng ngời”. Khi vào Quảng Trị, mùa hè 1972, tôi đã hát “Ngôi sao ban chiều” cho những người đồng đội nghe để vơi đi những tiếng gầm rú máy bay, tiếng bom nổ, tiếng pháo bầy. Lúc ấy, tôi cứ ngỡ “Ngôi sao ban chiều” là một ca khúc Nga. Nhưng tôi đã lầm. Sau chiến tranh, nhiều người nói qua tôi rằng, “Ngôi sao ban chiều” là của một tác giả Việt Nam.

Robbie Williams đi vào lịch sử bảng xếp hạng


Swings Both Ways của ca sĩ Anh Robbie Williams (39 tuổi) đã trở thành album thứ 1.000 chiếm vị trí quán quân trong bảng xếp hạng Anh. Album mới của Williams gồm các ca khúc kinh điển được Cab Calloway và Irving Berlin sáng tác cách đây hơn 80 năm.

Williams cho biết đây là sự kiện thật quan trọng với anh. Swings Both Ways là album nhạc swing thứ 2 của anh đứng đầu bảng xếp hạng, sau khi tung ra Swing When Your Winning hồi năm 2001. Swings Both Ways được phát hành 57 năm sau khi Songs For Swingin' Lovers của Frank Sinatra trở thành album đầu tiên của một ca sĩ Mỹ chiếm quán quân bảng xếp hạng Anh vào năm 1956.

25.11.13

Văn hóa xếp hàng trong âm nhạc


Đã hơn một lần tôi tình cờ nghe thấy những cuộc vừa tranh luận vừa cãi vả giữa hai nhà thơ và nhạc sĩ về một chuyện rất nhỏ nhưng rất nhạy về văn hóa, đó là: tên nhà thơ hay tên nhạc sĩ để trước trong một bài hát phổ thơ?

Thường thì lý luận thế này:

Nhà thơ: Có thơ tôi thì anh mới có cái để phổ chứ?

Nhạc sĩ: Không có tôi phổ nhạc thì lấy ai hát thơ anh!?

Có lần, nhà thơ dỗi bảo: Cấm phổ thơ tôi. Nhạc sĩ bực: Tôi cóc thèm phổ thơ ông.

Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70[Phần 2]


Bài này do Khôi An ghi lại từ chương trình “Câu Chuyện Âm Nhạc” của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi - Houston - do Hoàng Lan Chi phụ trách và đã được nghệ sĩ Nam Lộc hiệu đính lại. Các hình ảnh trong bài cũng do nghệ sĩ Nam Lộc cung cấp. 

LC: Xin hỏi một vài câu liên quan nhóm quý ông. Nhắc đến nhạc trẻ thập niên 60-70 là nhắc đến (Trường Kỳ- Tùng Giang và Nam Lộc). Xin ông vui lòng cho biết mối quan hệ của bộ ba quý ông, xuất phát từ đâu, thời gian nào và từ khi nào ý tuởng thành lập nhóm nhạc trẻ thành hình?

Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70 [Phần 1]



Bài này do Khôi An ghi lại từ chương trình “Câu Chuyện Âm Nhạc” của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi (Houston) do Hoàng Lan Chi phụ trách và được hiệu đính bới nghệ sĩ Nam Lộc. Hình ảnh cũng do nghệ sĩ Nam Lộc cung cấp. Muốn nghe xin vào link của Câu Chuyện Âm Nhạc tại đây: (http://www.thegioinguoiviet.net/forumdisplay.php?f=134)

LC: Xin chào nhạc sĩ Nam Lộc. Tìm hiểu về dòng nhạc trẻ cuả Việt Nam vào thập niên 60, 70 thì nhiều người đã phỏng vấn cố nghệ sĩ Truờng Kỳ. Nhưng đuợc biềt ông, cố nhạc sĩ Tùng Giang, và cố nhạc sĩ Trường Kỳ là một bộ ba rất thân thiết với nhau, nên hôm nay chúng tôi xin mạn phép trò chuyện với ông về đề tài đó.

Trở thành thần đồng âm nhạc sau tai nạn

Sau một tai nạn chấn thương ở đầu, một nam thiếu niên ở Mỹ đã trở thành tài năng âm nhạc và có khả năng chơi 13 loại nhạc cụ khác nhau.


Lachlan Connors trở thành tài năng âm nhạc sau tai nạn.

Nhân vật đặc biệt đó là Lachlan Connors sống ở bang Colorado, tiểu bang miền tây nước Mỹ. Khi chưa bị tai nạn, Lachlan chỉ là một người bình thường và không có đam mê âm nhạc cũng như khả năng chơi nhạc cụ. “Trước đây, Lachlan thực sự không có chút năng khiếu âm nhạc nào”, chịElsie Hamilton - mẹ của Lachlan Connors cho biết.

Đẳng cấp Erik Truffaz

Đến Việt Nam với hai buổi trình diễn tại TP.HCM (22-11) và Hà Nội (23-11), tiếng kèn đa sắc của trumpeter đẳng cấp thế giới Erik Truffaz đã níu chân người nghe đến tận phút cuối.

Nghệ sĩ kèn trumpet Erik Truffaz - linh hồn của nhóm tứ tấu - Ảnh: Y Quy

Khuôn viên và khán phòng Nhạc viện TP.HCM đêm 22-11 đông nghẹt. Khán giả đến từ rất sớm và cũng nán lại rất trễ, để bày tỏ sự háo hức về chương trình và chuyện trò cùng nghệ sĩ họ yêu thích.

Năm nay, trong số rất nhiều hoạt động âm nhạc nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia, có thể nói đêm jazz của Erik Truffaz là sự kiện được giới mộ điệu đón chờ nồng nhiệt nhất, kể từ khi thông tin ông sang Việt Nam được công bố tại buổi họp báo chương trình Năm Pháp tại Việt Nam 2013 hồi tháng 3.

24.11.13

Từ giải thưởng MAMA chạnh lòng nghĩ đến giải thưởng âm nhạc của Việt Nam


Giải thưởng tầm vóc nhất về âm nhạc của Hàn Quốc được trao thường niên là MAMA. Nội dung giải thưởng của nó và những nghệ sĩ chiến thắng đã được nhiều báo chí và trang mạng trong nước ta nhanh chóng và sôi nổi thông tin. Nhân đây, tôi chỉ muốn nêu lên một ít suy nghĩ chợt đến của mình khi nghiền ngẫm về MAMA.[Mnet Asian Music Awards viết tắt là MAMA là một trong bốn giải thưởng âm nhạc Hàn quốc hàng đầu hiện nay, ba giải thưởng còn lại là :Seoul Music Awards, Golden Disk Awards và Melon Music Awards]

Vì sao giải thưởng âm nhạc của Hàn Quốc mà dường như ta cũng quan tâm chẳng kém gì giải thưởng Grammy?

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 3)


Nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh
Files photos


Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Để anh buồn như anh chàng làm thơ


(Chuyện hẹn hò - Nhật Trường) [1]

Lời ca hòa quyện khí nhạc, dù là "tone trưởng", có phần tươi tắn, tuy thế, vẫn thể hiện trọn vẹn "thần sắc" nhạc phẩm, nhằm phản ánh tâm trạng man mác buồn nhưng không bi lụy. Khi ca sĩ cất tiếng, bài hát như trình ra trước khán giả một chàng trai hiền lành và thơm thảo như hoa như lá! Bài hát như một lời "trách" mà không "móc" của tâm hồn dạt dào từ người đàn ông đậm tính trượng phu. Một tiếng lòng bàng bạc dấu yêu cùng mong ngóng.

Tấm ảnh từ Richard E. Wood Collection





Vietnamese Band - Headquarters and Headquarters Command, 1st Signal Brigade Company Area, Long Bình

Một ban nhạc Việt Nam ở bốt Mỹ.

Nguồn: Richard E. Wood Collection, Vietnam Center and Archive.

Nghệ sĩ nổi tiếng sớm và những hệ lụy đáng tiếc


Nghệ thuật và đặc biệt là showbiz không phải là mảnh đất đầy hào quang nhưng cũng lắm cạm bẫy, khiến cho những ai không vững vàng đều dễ sa ngã. Câu chuyện về những người trẻ sớm nổi tiếng với những lùm xùm hay sai lầm đáng tiếc của họ cho thấy điều đó.

Từ Tây...

Cậu bé Justin Bieber, 14 tuổi đã ra đĩa đơn đầu tiên và nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng trên thị trường âm nhạc. Việc làm ra tiền quá nhanh và quá nhiều không mang lại cho chàng “hoàng tử nhạc Pop” cuộc sống thoải mái, trái lại cậu luôn gặp rắc rối bởi những hành động quá khích trong đời sống và tình cảm riêng tư.Những lùm xùm đó khiến Justin Bieber phải trả giá khi hàng nghìn người hâm mộ từng yêu mến đã quay lưng lại với anh chàng.

23.11.13

Som Sabadell Flashmob



Flash mob hay Flashmob (tiếng Anh - "một cuộc huy động chớp nhoáng" hay ngắn gọn "tự phát ngẫu hứng"). Flash mob thông thường chỉ để làm một trò lạ mắt, vui nhộn, ngẫu hứng vô thưởng vô phạt nhằm góp vui cho mọi người; nhưng nhiều khi nó còn được sử dụng để gây chú ý trong việc truyền một thông điệp cụ thể nào đó; hiện nay nó còn được sử dụng trong các mục đích khác nhau, ví dụ như việc tỏ tình, quảng cáo, biểu tình vì các vấn đề xã hội và chính trị... (Nguồn: Wikipedia)

Sky Music - Thế lực nhạc số mới?

Chiều qua, 22/11, tại TP.HCM đã diễn ra buổi họp báo công bố một liên minh âm nhạc mới có tênSky Music giữa các website chia sẻ nhạc số có tiếng: nhacso.net, nhac.vui.vn và nhaccuatui.com. Bên cạnh đó, các trang nhạc này sẽ cùng với YanTV, các trang web VnExpress, Ngôi sao, 24h, Xzone tạo thành một ê kíp truyền thông để có thể trở thành một cầu nối vững chắc giúp ca sĩ đến gần hơn với công chúng.


Đại diện 3 trang nhạc nói trên cho rằng, hiện họ đang có 10 triệu người nghe và thị phần độc giả của các báo và trang tin của liên minh này chiếm tới 90% thị trường Internet. Ông Trịnh Hoàng Tuấn (nhacvui.vn), hiện là Giám đốc của Sky Music, nói rằng liên minh âm nhạc này sẽ chú trọng bước đầu vào 3 phần chính: Truyền thông cho các ca sĩ; sản xuất MV, album, live show và cho ra đời bảng xếp hạng âm nhạc để bắt đầu từ 2014 sẽ thành lập Sky Music Awards.

Sự ra đời của Sky Music dường như báo hiệu một cuộc cạnh tranh giữa các ông lớn trong thị trường nhạc số.

22.11.13

Cảm nhận về nhóm nhạc The Carpenters: Close to You, Goodbye To Love, We've Only Just Begun, và Superstar


Nhân 30 năm ngày mất Karen Carpenterr, mời các bạn đọc lại một bài viết công phu trên internet cách đây cách đây gần một năm
 ================
    The Carpenters là tên của một nhóm nhạc của thập niên 70, với hai thành viên chính là nữ ca sĩ và trống sĩ Karen Carpenter, và người anh là Richard Carpenter phụ trách phần hòa âm phối khí và chơi keyboards. Ban nhạc nổi tiếng từ năm 1969, kết thúc năm 1983, khi Karen Carpenter đột ngột qua đời, một phần vì bịnh biếng ăn (anorexia nervosa.) Ban nhạc cho ra đời trên 100 nhạc phẩm, riêng Richard Carpenter đúc kết lại được một danh sách 40 bài và phát hành năm 2009 nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập ban nhạc, với tựa đề 40/40. Ban đầu thì nhóm không được nhiều nhà phê bình âm nhạc đánh giá cao về tài năng, nhưng những đĩa nhạc, singles của họ bán hàng triệu đĩa, ngoài Hoa Kỳ thì Anh quốc và Nhật Bản là hai quốc gia say mê nhạc của họ nhất. Khi ban nhạc tan rã, dần dần quan niệm của giới phê bình và công chúng Hoa Kỳ đã thay đổi. Nay thì họ được coi là một trong những ban nhạc huyền thoại nhất của thế giới, riêng có người còn đánh giá Karen có giọng ca hay nhất nhì thế kỷ 20, đứng ngang hàng với Ella Fitzgerard hay Barbra Streisand.

Có phải là ca từ của Phú Quang???!!!


Dưới đây là một đoạn bài báo trên tờ Sóng Nhạc, viết về đêm nhạc ”Về lại phố xưa” của nhạc sĩ Phú Quang, có lẽ đã làm một số nhà thơ bị một chút xúc phạm nếu họ đọc được. Cũng nhắc thêm nó cũng là đêm nhạc chủ đề tác giả - tác phẩm được hầu hết các báo và trang mạng đưa tin và ca ngợi gần đây:

“Đêm nhạc do MobiFone phối hợp với Đại học quốc gia TPHCM tổ chức Đêm nhạc chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam với chủ đề “Về lại phố xưa” tại Ký Túc Xá Đại học Quốc Gia TPHCM với sự tham gia của các ca sĩ: Quang Lý, Mỹ Linh, Khánh Linh, Nhật Thu...

Đêm nhạc lấy tên của một ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sỹ Phú Quang đưa thày cô cùng các bạn sinh viên Tp.HCM về với Hà Nội phố qua 19 ca khúc trữ tình “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Đâu phải bởi mùa Thu”,”Im lặng đêm Hà Nội”…. Được thể hiện qua những ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng như: Diva Thanh Lam, Tấn Minh, Khánh Linh, saxophone Trần Mạnh Tuấn, Quang Lý, Phương Anh, Nhật Thu.

Bằng các ca từ sâu lắng mang đầy tính triết lý, tự sự trong những ca khúc đi cùng năm tháng của nhạc sỹ Phú Quang….”

21.11.13

Nhân Christophe đến Việt Nam nghĩ về nhạc Pháp xưa


Ông lão Christophe đến VN biểu diễn tuần cuối tháng này khiến tôi sống lại cảm xúc nhạc Pháp xưa trong lòng.

Nhạc Pháp xưa là khoảng thập niên 50 và 60. Ngoài Christophe với cây đinh Aline mà Phạm Duy Việt hóa rất hay với tựa đề “Gọi tên người yêu” thì hầu như nhạc Pháp giai đoạn này đều khiến tôi mê. Không ít thì nhiều. Lúc bắt đầu võ vẽ học đàn guitar thùng , mấy bài vỡ lòng của tôi tám chín phần đều là mấy bài nhạc Pháp. Thầy của tôi là thằng bạn thân. Nó bảo: nhạc Pháp hay, tình cảm mà lại rất đơn giản. Và mấy thập niên đã trôi qua chưa bao giờ tôi thấy nhận xét đó là sai mà càng ngày tôi càng chín tôi thấy nó càng nói đúng. Nó chỉ dừng lại ở đó nhưng tôi lại đi tiếp và bỏ nó lại rất xa ở con ngõ hẻm nào đó của âm nhạc. Nhưng nó thì để lại trong lòng tôi hạt nhân tâm hồn rất xanh.

Nhạc Việt cuối năm: Nhiều, nhạt, nhố nhăng


Cuối năm thường là mùa cưới ở Việt Nam. Truyền thống là thế. Mùa cổ điển là vậy. Những thiệp cưới bay bay như lá mùa thu. Nhưng bây giờ ví von đương đại hơn, cuối năm là mùa liveshow và mùa giải thưởng của nhạc Việt mới đúng. Cuối năm nào cũng như nhau- kể từ khi hội nhập chuyển sang nếp công nghệ- đi đâu cũng thấy nhà nhà live show, xóm xóm treo giải thưởng âm nhạc nhiều như mấy bảng Tân hôn với Vu quy thấp thoáng đó đây. Đếm đi đếm lại, lúc nào cũng trên dưới chục cái liveshow và giải thưởng âm nhạc rục rịch khua chiêng gõ mõ. Ai ai cũng ra vẻ anh cả chị hai. Vênh vênh váo váo…

20.11.13

Học nhạc để biết trân trọng những khác biệt


Tôi vốn là một người khá rụt rè trong đám đông, nhưng lại ít khi lo lắng rằng mình sẽ không có gì để bàn luận cùng người bạn mới trong một bữa tiệc. Đó là bởi ngay sau khi tôi giới thiệu rằng mình là một nghệ sĩ piano, thông thường Âm Nhạc sẽ trở thành chủ đề chính trong cuộc nói chuyện cởi mở tiếp nối mà chính họ là người chủ động dẫn dắt. Họ sẽ nói với tôi đầy hào hứng về bản nhạc mà họ ưa thích, nghệ sĩ mà họ tôn sùng, bộ đĩa mà họ mới mua, thậm chí playlist trong ipod mà họ mới lập. Âm nhạc thật thân thuộc trong cuộc sống của họ. Đôi lúc, nó trở thành một phần quan trọng của nhận diện bản thân (identity) họ đến nỗi không ít lần tôi phải bẽn lẽn xin họ giới thiệu tên tuổi và nghề nghiệp khi tiệc đã tàn. Âm nhạc lúc ấy giống thứ ngôn ngữ chung nối kết mọi tâm hồn, ngay cả khi tôi và người bạn mới đó không có bất kỳ một điểm chung nào khác.

19.11.13

Hélène Ségara làm sống lại giọng ca Joe Dassin

Đối với giới ngưỡng mộ, Et si tu n'existais pas (Nếu vắng anh trên đời) có lẽ là một trong những tình khúc quen thuộc nhất của Joe Dassin. Nữ ca sĩ Pháp Hélène Ségara đã chọn bài hát này làm ca khúc chủ đề cho album gần đây nhất của cô. Một tập nhạc cover, qua đó Hélène Ségara ghi âm lại 13 bài hát tủ của Joe Dassin để tưởng niệm nam danh ca quá cố. 

 Trước sự khủng hoảng của thị trường đĩa hát, ngành sản xuất âm nhạc tại Pháp đang có xu hướng chạy theo phong trào hát lại ''nhạc xưa''. Chữ xưa ở đây không có nghĩa xấu. Xấu hay chăng là ở trong cách tái tạo, thể hiện như thế nào để khoác áo mới cho những ca khúc vang bóng một thời, thịnh hành từ vài thập niên về trước. Trong trường hợp của Joe Dassin, thì các ca khúc của anh ăn khách vào giữa những năm 1970, tức cách đây hơn ba thập niên.

Nỗi buồn nhạc Việt

       Hợp ca thí sinh Giọng hát Việt trình diễn liên khúc Bụi phấn. Ảnh: BTC
                                  
Live show 6 chương trình Giọng hát Việt đêm 17/11 vừa qua có một sự “đảo chiều”. Nếu trong loạt chương trình Giọng hát Việt nhí trước đây, công luận lên tiếng ngại ngần về việc trẻ con hát những bài hát của người lớn không phù hợp với sự phát triển của tâm sinh lý trẻ con, thì đêm 17/11 vừa qua các thí sinh “người lớn” cùng nhau hát các ca khúc của trẻ con (hay nói chính xác hơn trong liên khúc Bụi phấn có 2 ca khúc của lứa tuổi “ô mai”, 2 ca khúc của trẻ con).

Ca khúc cho thiếu nhi hiện nay được cho là “vừa yếu vừa thiếu” không đáp ứng được nhu cầu của một cuộc thi lớn như Giọng hát Việt nhí. Nhưng để kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 “người lớn” cũng không có bài để hát, đành phải lấy bài của thiếu nhi. Các anh chị thí sinh Giọng hát Việt phải thắt thêm khăn quàng đỏ (xanh, tím, vàng… đủ thứ) để “trẻ lại”, có lẽ để cho phù hợp với độ tuổi thể hiện các bài hát? Phải chăng đó là nỗi buồn quá lớn của nhạc Việt?

18.11.13

Đôi nét về nhạc Rap và Rap Việt


Có thể nói, rap bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn một thập kỷ trước. Điểm đặc biệt của rap khi du nhập vào Việt Nam là trực tiếp từ Hoa Kỳ chứ không đi đường vòng thông qua các quốc gia Châu Á láng giềng như một số thể loại nhạc khác mà giới trẻ Việt học hỏi. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều về thể loại nhạc này, nhưng khó có thể phủ nhận được sự tác động ngày càng phổ biến của rap đến những ca khúc của giới trẻ Việt Nam, nhất là trong những bài hát sôi động, lời rap tạo điểm nhấn cho bài hát thêm phần lôi cuốn, thú vị, mang sự phá cách khác thường.

17.11.13

Gía ông Cục trưởng gửi"tâm thư"cho Đàm Vĩnh Hưng



Hình như Đàm Vĩnh Hưng (từ đây xin viết tắt là ĐVH) đã tạo ra được một hiệu ứng, khiến xung quanh anh ca sỹ này luôn xuất hiện một bầu không khí quá khích. Sự việc ĐVH mặc áo blouse trắng với biển tên “bác sĩ Cát Tường” trong một cuộc vui đêm Halloween cũng không ngoại lệ.Sự việc lẽ ra cũng chỉ ồn ào lên trên mạng vài ngày, chỉ là một việc riêng của anh này với những người quan tâm (hâm mộ hoặc chán ghét), nhưng với việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (Cục NTBD – Bộ VHTT&DL) ra một văn bản do Cục trưởng ký ngày 6/11, sự việc đã đi sang một hướng khác.
Văn bản số 918/ NTBD-PQL nói trên được gửi tới ĐVH, có tiêu đề nêu “về việc nghiêm khắc rút kinh nghiệm và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hình ảnh của người nghệ sĩ”.

Đổ xô làm album nhạc Phật: Nghe nhạc để ‘hóa giải tai ương’?


Nếu chỉ hát nhạc Phật như một trào lưu, nhằm đáp ứng thị hiếu của khán giả và kiếm tiền, thì chỉ khiến cho thị trường âm nhạc Việt thêm hỗn loạn mà thôi.

Nhạc Phật dành cho thiếu nhi cũng bắt đầu được chú trọng.
Nhạc Phật dành cho thiếu nhi cũng bắt đầu được chú trọng.

Thời gian gần đây, dòng nhạc mang âm hưởng Phật giáo là thể loại được khá nhiều nhạc sĩ, ca sĩ chọn để làm album cho mình. Dù còn mới mẻ, nhưng đây là thể loại nhạc ước đoán rằng sẽ trở thành "lãnh địa" an toàn, và cũng không kém phần thu hút khán giả nghe nhạc. Tuy nhiên, người hát nhạc Phật luôn cần phải có cho mình cái tâm trong sáng. Còn nếu chỉ hát nhạc Phật như một trào lưu, nhằm đáp ứng thị hiếu của khán giả và kiếm tiền, thì chỉ khiến cho thị trường âm nhạc Việt thêm hỗn loạn mà thôi.

16.11.13

'Chế' nhạc cụ theo thiết kế của Da Vinci

Cuối thế kỷ 15, thiên tài Phục hưng Italia Leonardo da Vinci, tác giả kiệt tác Mona Lisa, đã thiết kế Viola Organista - cây đàn hòa trộn các đặc tính của đàn phím và đàn dây. Nhưng ông chưa thể biến bản thiết kế của mình thành hiện thực.

1. Trong suốt thời gian dài qua, ý tưởng của Da Vinci gần như đã bị lãng quên. Nhưng nay Viola Organista đã được tạo ra nhờ công sức của Slawomir Zubrzycki (50 tuổi), một nghệ sĩ dương cầm Ba Lan rất thích chế tác đàn. Ông vừa giới thiệu nhạc cụ này tại Viện Âm nhạc ở thành phố miền Nam lịch sử Krakow.

Nghệ sĩ Ba Lan Slawomir Zubrzycki.

“Công trình” của Zubrzycki được xem là một tác phẩm nghệ thuật về âm nhạc và cơ khí. Viola Organista có rất nhiều dây thép và guồng quay. Với những phím đàn màu đen và nâu nhạt, trông nhạc cụ này giống như một cây đàn dương cầm lớn. Song khi gõ vào phím đàn, chúng lại phát ra những âm thanh như của đàn cello.

15.11.13

Tagore nói về âm nhạc


Rabindranath Tagore được biết đến như một thi hào người Ấn, là người gốc Á đầu tiên đoạt được giải Nobel văn học cho tác phẩm Gitanjali (Thơ Dâng). Nhưng không chỉ thế, cái bóng thi ca quá lớn của ông làm người ta nhiều khi quên đi mất ông còn là một nhạc sĩ và ca sĩ với hơn hai ngàn khúc ca tài hoa do chính ông sáng tác! Tất cả đều được xem là tuyệt tác văn hóa của vùng Bengal nói riêng và Ấn độ nói chung.

Âm nhạc của ông là sự hòa trộn và cải biên rất duy mỹ giữa các làn điệu dân gian Ấn độ lẫn phương Tây vô cùng tài tình và đầy sáng tạo. Đến nỗi người ta đặt cho nó cái tên Rabinrasangeet để nói đến phong cách âm nhạc riêng của Tagore. Các bài hát của ông là môt sự hài hòa máu thịt rất điển hình giữa ca từ và giai điệu, mà như ông nói nếu tách rời chúng ra thì mỗi phần lời ca và giai điệu sẽ chết hoặc vô nghĩa. Giữa ông và Trịnh Công Sơn về điểm này tôi thấy có gì đó tương đồng nhau, và ngày xưa khi còn sống nhạc sĩ họ Trịnh cũng có lần nói chuyện với tôi về Tagore. Mà rõ nhất họ đều là những người hát rong, hát thơ cho thơ hát huyền diệu và thi vị hóa ngôn từ mẹ đẻ lên một chiều cao trí tuệ và một độ sâu thiện mỹ.

Khi hai thiên tài mạn đàm về âm nhạc


Ngày 14-7-1930 Tagore đã đàm luận với nhà bác học A.Einstein ở Berlin về vật lý, triết lý và nhất là về âm nhạc. Qua cuộc đàm luận có ghi lại này, Tagore tỏ ra rất am tường âm nhạc Tây phương và là một bậc thầy của nhạc truyền thống Ấn/Bengal. Vật lý nguyên tử cho thấy vũ trụ vừa tuân theo luật nhân-quả vừa có phần tự do bất định, vừa trật tự vừa vô trật tự, từ đấy hai người bàn luận trao đổi về âm nhạc, một nghệ thuật vừa cố định vừa bất định.

Sau đây là phần phỏng dịch tóm lược theo mạng schoolofwisdom: 

Khi nào các rapper nên giải nghệ?

“Tre già măng mọc” là quy luật đương nhiên của cuộc sống, không ngoại trừ âm nhạc, đặc biệt với rap, loại nhạc liên tục đổi mới.

Jay-z

Nhưng thực tế là những ca sĩ trẻ còn quá ít đất diễn bởi cái bóng quá khổ của các “ông trùm” làng rap vẫn cứ ì ạch chiếm chỗ trong các bảng xếp hạng. Vậy, khi nào thì một nghệ sĩ rap nên giải nghệ?
2013 có lẽ là một năm khá đáng nhớ với làng rap, khi một loạt các rapper đã bước sang tuổi U40 rủ nhau phát hành album. Nào là Jay-z, Eminem, E-40, Ghostface Killah rồi đến Snoop Dogg. Trong đó, một vài album như 12 Reasons to Die của Ghostface Killah, hay MMLP2 của Eminem có vẻ như gợi cho khán giả chút vui buồn hoài cổ với những câu chuyên khá quen thuộc, và không mấy ngạc nhiên khi công chúng đón nhận rộng rãi, rồi chẳng mấy chốc thăng hạng trên bảng xếp hạng.

14.11.13

Giai thoại một bài hát

"Comme toi" - một ca khúc tiếng Pháp được khá nhiều người Việt Nam yêu thích. Giai điệu lãng mạn cùng giọng ca trầm buồn, càng lúc càng trở nên xót xa, nức nở của Jean-Jacques Goldman, khiến người nghe không biết tiếng Pháp nhầm tưởng Comme toi là một bản thất tình ca. Nhưng sự thực là "Comme toi" ẩn chứa sau nó những câu chuyện buồn, những mảnh đời bất hạnh và những tội ác đáng sợ của loài người...

Khi sống thì chẳng cho ăn

'Phản hồi cho bài về "lễ sinh nhật Văn Cao 90 tuổi của Hội nhạc sỹ VN

Tôi có nhiều kỷ niệm gắn bó với nhạc sĩ Văn Cao, tôi gọi ông bằng bác.

Chính tôi là người đã đứng ra tổ chức buổi sinh nhật khi ông 60 tuổi, cách đây đã 30 năm (1983). Khi ấy phải làm “chui” vì bác Văn Cao thuộc diện theo dõi của bên An ninh, các bài hát thời tiền chiến lúc đó bị cấm không ai hát.

13.11.13

Hãy khép lại những đôi cánh ngôn từ


Thời điểm này nhìn sơ lại một một năm nhạc Việt cũng tạm đủ có một một bức tranh chấm phá đầy đủ và trung thực về nó chưa? Chắc được, vì thấy rải rác đó đây những bài bình luận về các sản phẩm ca nhạc của báo chí và các trang mạng đã bắt đầu lên tiếng. Đọc bình luận rồi nghe lại những sản phẩm đó mà thấy…buồn cười. Hóa ra nhạc Việt và phê bình Việt là bạn vàng và bạn tốt của nhau, và cái bệnh dĩ hòa và vuốt ve bằng những lời có cánh lâng lâng không bao giờ là hết…mode!

7.11.13

Ảo ảnh sa mạc

                                                           
Sau vụ "hư danh" của Mỹ Tâm, nhạc Việt lại thêm một phen rúng động với thông tin Grammy đã để mắt đến V-pop qua việc đề cử vòng sơ loại hạng mục: ca khúc Pop xuất sắc nhất cho cái tên nửa ta nửa Nhật mang quốc tịch Việt: nhạc sĩ-ca sĩ Hà Okio.

Một giải thưởng chuyên môn uy tín lâu đời và tầm cỡ nhất thế giới, không phải là bình chọn linh tinh của quần chúng, quả nhiên phải cho thấy đây thật sự không phải là hư danh chăng?

Chưa chắc.

Hãy đọc thông tin sau do chính Hà Okio cung cấp cho báo giới[ Mà báo nào cũng đăng giống nhau cùng một văn phong và giọng điệu nhưng lại…ký tên như một tác giả thực thụ!] sẽ thấy ngay câu trả lời: Một bài hát để được có mặt trong bảng đề cử vòng loại thì phải có hai điều kiện: ca khúc đó phải được một hãng đĩa quốc tế phát hành và được một thành viên trong hội đồng Grammy đề cử. Ca khúc Your Heart của Hà Okio được đề cử bởi một người bạn của anh là nam ca sĩ Anand Bhatt, trưởng ban nhạc rock Anand Clique của Mỹ và là một thành viên có quyền bỏ phiếu của giải Grammy Latin.

Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm


CBC - một ban nhạc rock nổi tiếng ở miền nam Việt Nam từ những năm 60 và 70, vẫn tiếp tục biểu diễn ở Hoa Kỳ sau khi sang định cư tại đây.

Tên CBC là do thân mẫu của ban nhạc đặt cho, viết tắt của chữ 'Con Bà Cụ', và ban nhạc này đã bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy năm 1963 khi còn là các thiếu niên.

Ban nhạc cho biết sự đam mê trong nghề nghiệp đã gắn bó họ lại với nhau trong suốt hàng chục năm qua.

Ông Tùng Linh, một thành viên ban nhạc, nói: "Tất cả các anh chị em đều rất đam mê nghệ thuật. Tụi này cũng rất là may mắn là có cái duyên anh chị em với nhau, vẫn thương yêu nhau và gắn bó với nhau trong bao nhiêu năm qua. Tụi này cũng rất yêu mến khán thính giả của mình. Tụi này lúc nào cũng cố gắng để đoàn kết với nhau".

6.11.13

Bàn về ca từ như bàn về phụ nữ

Người ta nói: không có phụ nữ xấu….Tôi thấy ca từ cũng như thế. Ca từ nào hát lên cũng có cái đẹp, cái hay.Nó chỉ tùy thuộc vào chỗ giai điệu đó có hay không và ca từ có được đặt đúng chỗ không.

Ca từ không phải để đọc

Ca từ mà đọc thôi thì nó là… bài thơ rồi còn gì. [Bỏ đi cái chuyện thơ phổ nhạc, mà thơ lúc này phải được phổ nguyên xi, không thì đọc lên nó cũng trúc trắc chứ không được như bài thơ khi chưa phổ.] Ca từ phải được hát lên cùng giai điệu. Nếu giai điệu đó hay tự dưng ca từ cũng được thơm lây. Nếu giai điệu dở thì ca từ cũng bị vạ lây. Thử lấy mấy câu thơ tuyệt tác hoặc câu văn hay mà viết bậy một giai điệu trời ơi nào đi, hoặc ngang phè thì biết ngay. Tôi cũng thấy có những bài thơ, câu thơ rất bình thường nhưng khi được phổ nhạc với một giai điệu xuất sắc thì bài thơ như vịt hóa thiên nga . Và từ đó thơ nổi tiếng cùng với nhạc mà trước kia nó đành cam tâm làm kẻ vô danh. Ngược lại, có những tứ thơ tuyệt phẩm bỗng dưng bị “đầu bù tóc rối” khi phải hợp hôn với một giai điệu hầm bà lằng  không ngửi được.

Không quen Trịnh Công Sơn, viết về Trịnh Công Sơn

                                                      Dao Ánh và Trịnh Công Sơn

Tôi với Trịnh Công Sơn không có quen biết. Người khác viết về họ Trịnh, người ta kể ra được biết bao nhiêu kỷ niệm với nhạc sĩ. Cái này có phần lợi, mà cũng có phần thiệt: Đã mang tiếng là quen, người ta dường như tự thấy có nhu cầu phải nói ra quan điểm của mình về những điều "Quốc"/"Cộng" đang tranh cãi về người nhạc sĩ này.

Tôi không có quá khứ ấy, nên tôi không cần phải nhảy vào cuộc tranh cãi chắc không bao giờ chấm dứt này. Tôi là một đứa nhóc thích nhạc, con nhà "ngụy," sống tại Việt Nam sau 75, đủ lớn để quan sát và suy nghĩ, nhưng chưa đủ lớn để ra đường làm quen với những người nổi tiếng.

Ở đây, tôi chỉ viết về hai bài hát tôi thích, do Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng 1979 hay 80, khi phong trào vượt biên "bán chính thức" lên cao độ, và đất nước Việt Nam đang xuống dốc thảm hại. Tôi viết về những lý do cá nhân vì sao tôi thích hai bài này.

Oái oăm thay, hai bài tôi thích đều bị lên án tại hải ngoại.

2.11.13

Chỗ đứng và hướng đi.

Đúng như tôi dự đoán trong bài”Hư danh và tự sướng” đăng ngày 30/10 trên blog này:” chỉ với thước đo bình chọn cảm tính và sự đề cử của vòng sơ loại mang tính mặt trận thì có lẽ chuyến đi chinh phục thế giới của Mỹ Tâm sẽ dừng lại sớm”, ngày 1/11 vừa qua kết quả cho thấy Mỹ Tâm quả nhiên đã không vượt mặt được đại diện đến từ Trung Hoa đại lục.
Chỗ đứng còn chưa tốt làm sao có hướng đi tốt?
Nhưng như đã nói với tính chất ngoại chuyên môn thì Mỹ Tâm có thua thì cũng chẳng buồn mà trường hợp có thắng tiếp thì cũng chả có gì vui. Vì thực chất cái giải MTV EMA này chỉ thế: bình chọn bằng những lá phiếu cảm tính của quần chúng và nhất là nó còn mang một điểm mù rất lớn: tính tự tôn dân tộc. Nghĩa là ca sĩ của nước nào tất nhiên là số phiếu sẽ tập trung cho quần chúng nước đó.

Ai là tác giả bài hát "Giã từ"?



Bài hát Giã từ được trình diễn từ những năm thập niên 1970 tại Sài Gòn và được giới mộ điệu yêu thích. Gần đây đã được Bộ VH TT TT & DL cho phép sử dụng trở lại, bài hát nhanh chóng đã được mọi người đón nhận nồng nhiệt, rất ăn khách với khán thính giả và được rất nhiều giọng hát nổi tiếng trong nước và hải ngoại thể hiện như: Giao Linh, Phương Dung, Quang Lê, Trường Vũ, Đan Nguyên, Mạnh Quỳnh, Bảo Yến, Chế Thanh, Ngọc Sơn, Quốc Đại… Trong Giải Mai Vàng năm 2007 (11/1/2007) ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chiếm giải ca sĩ nhạc nhẹ cũng qua bài Giã từ nầy. Cho thấy sức hút của ca khúc nầy rất mạnh, rất lan tỏa....
Trên các website, nhật báo viết khá nhiều giai thoại về bài nầy như nhacvangonline, nhacso.net, báo Thanh Niên…

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng (tác giả bài hát) có kể về hoàn cảnh ra đời bài hát nầy như sau:
Back To Top