28.9.13

TRÀO LƯU “PHỐI NGẪU DỊ CHỦNG” TRONG NHẠC VIỆT HIỆN NAY


Gần đây, có trào lưu kết hợp các loại hình âm nhạc với nhau trong nhạc Việt để tạo nên một loại hình mới. Dễ thấy nhất là sự phối ngẫu giữa cổ điển với âm nhạc đương đại như nhạc cổ điển với nhạc pop hay dance, technic, rock… hoặc “bác học hóa” nhạc nhẹ dưới hình thức trình diễn ca khúc với dàn nhạc giao hưởng, hay là sự hợp hôn giữa dân gian với phương tây như cho chèo đứng chung với jazz…

      Hãy chơi jazz cho đạt...

  ...Rồi hãy nghĩ đến kết hợp với chèo!

 Những sự kết hợp này thật ra chẳng phải là avant garde - tiên phong  gì ghê gớm đâu vì trên thế giới những sự phối màu âm nhạc này đã được thực hiện từ lâu, từ Âu sang Á; nó là một sự mở đường cũng như là mở rộng thêm không gian sáng tạo từ ít nhất là  4,5 thập niên rồi và hình như đã gợi ý cho thể loại worldmusic ra đời trong thập niên tám mươi của thế kỷ trước thì phải: Kết hợp tất cả phần còn lại của âm nhạc thế giới - ngoài trừ nhạc pop Âu-Mỹ, nhạc cổ điển - với nhạc dân gian bản địa.

25.9.13

SỰ PHÁ CÁCH HAY PHÁ NÁT DÂN CA?


Thật ngạc nhiên khi nghe thí sinh Hà Linh hát dân ca quan họ Bắc Ninh trong The Voice : Người ơi, người ở đừng về. Và càng kinh ngạc hơn khi nghe được những lời tụng ca của báo giới và cả những vị giám khảo.

HLV The Voice nói bằng lương tâm nghề nghiệp hay vì cái gì khác ngoài lương tâm trong trường hợp Hà Linh đã phá nát dân ca Quan họ Bắc Ninh?!

Đó là những lời ca như : Nghe nổi da gà, đẳng cấp Diva, một sự phá cách sáng tạo…nói chung đó là những lời khen mà có lẽ những Diva hàng đầu thế giới mới xứng đáng nhưng lại được dành cho một thí sinh chưa có khẳng định bề dày và cống hiến nghệ thuật nào nổi trội ngoài sự phát hiện bình thường trong một cuộc thi. Nhưng thật sự cô ấy đã hát như thế nào?

NHẠC TỬ TẾ: CÓ TÂM NGHỆ THUẬT NHƯNG CHƯA ĐỦ TẦM SÁNG TẠO


Nhạc tử tế không có nghĩa là nhạc hay về chất lượng nghệ thuật. Nó tử tế là vì được đánh giá cao về cách làm , cách sẻ chia, cách thể hiện vì một mục đích tốt đẹp nào đó của nghệ thuật thôi. Cho nên, đừng nghĩ mình làm một tác phẩm hay một chương trình tử tế là tất nhiên mình đạt được một tầm sáng tạo nghệ thuật cao. Đừng ngây thơ ngộ nhận hay đánh đồng hai khái niệm đó như vậy. Nghĩa là ta có cái tâm nhưng có khi chưa đủ tầm. Tử tế chỉ là yếu tố”cần” chứ không phải là yếu tố "đủ" để tạo nên phẩm chất nghệ thuật.

Trên nguyên lý đó, những chương trình âm nhạc nghiêm túc và tử tế gần đây được thực hiện mới được ghi nhận ở cái tâm chứ không được đánh giá cao về cái tầm nghệ thuật mà người nghe sành điệu mong muốn.

Mong cửa sổ 3 sẽ được mở ra với chất lượng nghệ thuật đáng ghi nhận hơn ngoài cái tâm tử tế

20.9.13

ĐỐI THOẠI GIỮA MỘT NGƯỜI NGHE VÀ MỘT NHẠC SĨ.

                           Âm nhạc bản chất là một nghệ thuật trừu tượng

Người nghe(NN): Với tư cách là người nghe tôi không muốn các nhạc sĩ bảo rằng tôi phải nâng cấp dân trí hay thị hiếu của mình để nghe các tác phẩm âm nhạc có trí tuệ hay những ca khúc nghệ thuật có sáng tạo cao. Tôi chỉ cần bài hát làm tôi cảm xúc là được rồi, chẳng cần lý tính gì ở đây cả!

Nhạc sĩ(NS): Cái đầu tiên chúng ta có nên khoanh vùng âm nhạc lại không?

NN: Nghĩa là sao?

NS: Thì âm nhạc là một khái niệm mênh mông lắm, như đại dương vậy. Tôi tin rằng khi anh nói đến chuyện nghe nhạc thì dường như anh chỉ nghĩ đến việc nghe những ca sĩ hát những ca khúc trên băng đĩa, trên internet hay trên trên các đài truyền thông phải không?

NN: Đúng vậy!

NS: Thế điều gì làm anh thích ở một bài hát?

NHẠC THƯƠNG MẠI VÀ NHẠC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐỀU LÀ NHẠC CỦA VÙNG TRŨNG


    Tuy là nhạc thương mại nhưng K-pop vẫn có đẳng cấp thương trường của nó chứ                                                                                                              
                                          không phải là cái chợ trời hay chồm hổm  

Hiện nay trên thế giới, một nền âm nhạc luôn có 2 bộ mặt song hành với nhau, đó là nhạc thương mại(hay còn gọi là nhạc Pop thị trường) và nhạc nghệ thuật (bao gồm nhạc Pop cao cấp và nhạc cổ điển đương đại).
Có thể hình dung chúng như một kim tự tháp, với cái đáy là nhạc thương mại và phần đỉnh là nhạc nghệ thuật. Nhạc thương mại(NTM) mang tính đại trà và có phân khúc khán giả cực lớn, gần như hầu hết các khán giả trẻ lẫn một phần trung niên. Trong khi nhạc nghệ thuật(NNT) có phân khúc hẹp hơn, nó chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giới trẻ có học thức cao và lớn hơn trong tầng lớp trung niên và có tuổi.

18.9.13

BOLERO SẼ LÀ MỘT ÂM QUYỂN (*) DÂN CA KHÔNG KHUYẾT DANH.


Cho dù mọi đánh giá về bolero Việt có khác nhau hay trái ngược nhau của mọi tầng lớp xã hội VN thế nào thì chắc chắn bolero vẫn luôn có một chỗ đứng quan trọng và không thể thiếu của âm nhạc Việt từ xa xưa, bây giờ và sau này. Nó đã , đang và sẽ tạo nên một âm quyển bolero trong không gian sống của người Việt. Đó là điều ai cũng thống nhất.

Nền âm nhạc VN là nền âm nhạc của ca khúc làm chủ đạo, dù từ lâu chúng ta đã dày công xây dựng một nền âm nhạc bác học song hành với nó. Nhưng do yếu tố lịch sử, thói quen văn hóa và nhất là thông lệ giáo dục ở VN chưa bao giờ đưa được nhạc bác học vào nếp nghe nhạc của người Việt hoặc tạo nên một âm quyển cao cấp.  Nó chỉ tồn tại trong một nhóm rất thiểu số mà nhóm đó trong chỉ số cảm thụ loại nhạc này cũng cho thấy chưa rộng và sâu như các nước phát triển khác.

17.9.13

ĐỪNG ĐU DÂY VỚI BOLERO


             Không phải ai cũng hát bolero Việt ra bolero Việt như Chế Linh được

Tiếp mạch bài về bolero, chúng ta thử xem xét hiện tượng dựa vào tính chất bình dân, dễ cảm và tính quảng đại quần chúng của nó để một số ca , nhạc sĩ lạm dụng hoặc ngộ nhận khiến bức tranh ca nhạc đương đại Việt méo mó rất tội nghiệp trong thời điểm hiện nay.

1/Không phải ai hát bolero cũng được.

Đừng tưởng bolero dễ hát, dễ nghe mà ai cũng có thể hát đạt. Sai lầm!

Sự đơn giản đôi khi lại khó thực hiện cho nó thật… giản đơn. Nhiều người vẫn nói đùa rằng hát cho ra sến, tức sến khiến gạch đá chảy nước luôn như Chế Linh từng đóng dấu thương hiệu là điều không phải dễ. Ta có thể nói ca sĩ bolero còn lâu mới hát như ca sĩ opera được thì cũng có một thực tế là ca sĩ opera cũng bất khả thi để hát cho ra chất bolero!

Mỗi loại hình âm nhạc có đặc trưng riêng vì thế cũng sẽ có những yêu cầu kỹ thuật cũng như diễn đạt riêng. Không hiểu, không phù hợp, không nắm bắt được thần thái biểu cảm điển hình thì không thể nào thể hiện đúng chất nhạc riêng được.

BOLERO: NHẠC TÂY THUẦN VIỆT NHẤT


Nhạc Bolero xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, như vậy nó đã có tuổi đời khoảng hơn 60 năm, nghĩa là ra đời sau Tân nhạc Việt (1938) hơn 2 thập niên. Gọi là nhạc bolero vì nó được viết theo tiết điệu bolero của Mỹ latin. Gốc rễ của nó chính là từ Tây Ban Nha đã lan tỏa sang các nước nam Mỹ rồi sau đó thâm nhập toàn thế giới. Điều đặc biệt là khi du nhập vào VN và tuôn chảy khi ào ạt lúc thâm trầm thì dòng nhạc này không bao giờ…lạc hậu trong thú nghe nhạc của người Việt! và điều thú vị hơn hết nó chứng minh được một điều vô địch của nó so với tất cả các thể loại nhạc phương tây khi đặt chân vào VN: Việt hóa thành công để có dân tộc tính cao nhất.
         
                                                Soạn giả Viễn Châu, người sáng tạo ra phong cách tân cổ giao duyên 

Vì sao như vậy?

Hãy bắt đầu từ bản chất của bolero. Nó đơn giản thế này: tiết điệu êm đềm dễ chịu như sự mơn trớn. Giai điệu dễ nhớ dễ nghe theo dòng chảy thính giác của cảm xúc từ man mác đến thật buồn. Nó là sự lãng mạn đơn sơ cho nên gần gũi với tất cả mọi người.

16.9.13

LÂU ĐÀI TRÊN CÁT

Khoảng 15 năm trước khi tôi viết bài cho báo âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam về sự giống nhau giữa ca khúc “Tình thôi xót xa” của nhạc sĩ Bảo Chấn và ca khúc I’ve been to me của Charlene người Mỹ (viết năm 1982). Sau khi phân tích tôi đã kết luận Bảo Chấn đã “đạo” ca khúc này.

Điều làm tôi kinh ngạc là cách làm báo rừng rú của họ lúc đó! Chuyện gì đã xảy ra?

Họ đã đưa bài viết của tôi (chưa đăng báo-đang còn viết trên tờ giấy A4 của tôi) cho Bảo Chấn xem rồi bảo: Ông viết bài đánh lại đi!

Thế là một chuyên cực kỳ cục và cực hi hữu đã xảy ra là số báo sau đó đã đăng cùng lúc cả 2 bài của tôi và Bảo Chấn, mà lẽ ra nó phải đăng ở 2 số báo khác nhau.

Điều đó nói lên văn hóa làm báo và tiếp nhận phê bình rất thấp qua 2 sự việc:

1 - Đưa bài phê bình của tôi cho người bị phê khi chưa đăng rồi kích động đánh lại.

2 - Bảo Chấn phản biện lại bằng cách đánh giá tôi là : ngu dốt không biết gì về âm nhạc! Ngựa non háu đá!


(Và cũng trong số báo đó có đăng thêm một bài có vẻ như bênh vực cho B.C với nội dung là phân tích một vài sự giống nhau giữa 2 bài hát không phải là “đạo” nhạc. Như vậy, là bài của tôi khi chưa đăng có thể đã đến tay một người khác nữa!)

Khoảng 3 năm sau thì xảy ra vụ kiện của tác giả Keiko Matsui về việc Bảo Chấn đạo bài “Frontier” của họ. Sự kiện này đã thực sự gây chấn động làng nhạc. Mặc dù, tiếp theo đó lại nổi lên một vấn đề là cả 3 bài “TTXX”, “I’ve been to me” (Tác giả Charlene) và “Frontier” lại giống nhau đến 90%! Việc này dẫn đến vấn đề thực sự là ai ăn cắp của ai?

Sau khi phân tích và tìm kiếm chứng cứ cũng như tư liệu về bản thảo thì hội đồng thẩm định của Hội NSVN chứng minh được Bảo Chấn viết ca khúc này sau rất nhiều năm khi 2 bài hát trên được phổ biến.

Chưa cần phải chứng minh được ai là người thật sự sáng tác chứ không bắt chước giữa Charlene và Matsui, nhưng người ta đã kết luận được Bảo Chấn đã đạo một trong hai bài hát kia.

Kết luận đó là của Hội nhạc sĩ Việt Nam vào tháng 5/2004, và Bảo chấn đã thừa nhận và phát biểu: “thực sự lấy làm tiếc và xin lỗi bạn nghe nhạc”.

Một lời xin lỗi muộn màng sau khi đã bị vạch rõ sự thật bằng cứ liệu. Nhưng không thấy B.C xin lỗi người mà mình phê là :” ngu dốt, ngựa non háu đá” cũng như BBT báo âm nhạc lúc đó của Hội nhạc sĩ VN không biết có thấy áy náy đã hành xử với người phê bình bài hát trên khoảng 2,3 năm về trước rất thô thiển và thiếu văn hóa. Hình như động cơ của họ lúc đó là mượn người phê bình để tạo nên sự kiện để PR cho tờ báo ( lúc đó bắt đầu có chủ trương kinh doanh lấy lãi chứ không chỉ lưu hành nội bộ như xưa).Tiếc hơn nữa đó là một hội chuyên ngành!

Tưởng đã xong thì khoảng năm 2011, trên báo Thể thao-Văn hóa lại bất ngờ đăng bài báo bênh vực lại B.C như một nhạc sĩ tài hoa bị oan và người phê bình ông này đạo nhạc là sai và có lẽ xuất phát từ sự ngộ nhận thấp kém nào đó hoặc là động cơ cá nhân. Và cho rằng B.C là một tượng đài âm nhạc đã bị bôi đen và đánh sập vì một sự ấu trĩ hay đố kỵ nào đó! Đặc biệt, bài này nằm trong loạt bài xét lại một giai đoạn âm nhạc VN từ lúc lên ngôi và đánh giá những thành quả cũng như tôn vinh một số gương mặt. Dĩ nhiên, trong đó B.C là bài được tô đậm nhất! Có thể nói B.C có đạo nhạc mấy bài đi chăng nữa thì vẫn có những bài chắc là sáng tác thuần của ông và vẫn được công bằng nhìn nhận nếu nó có giá trị. Tuy nhiên, vấn đề đã dược đẩy lệch sang việc nhấn mạnh ông bị hàm oan bất chấp những minh chứng rành rành ra đó. Họ chỉ dựa trên cơ sở duy linh: chắc một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong lịch sử âm nhạc!

Có lẽ loạt bài này dựa vào sự kiện Trịnh Công Sơn bị quy kết bài “Con mắt còn lại” của ông đạo bài "The Syncopated Clock" của Leroy Anderson để lật lại sự kiện B.C nhưng lại thiếu ý thức với hành động duy linh đó đã vô tình bênh vực luôn cho các trường hợp đạo nhạc khác đã phát hiện hoặc chưa phát hiện.

Có thể nói sự kiện này như cái phao cứu sinh cho trào lưu đạo nhạc ở VN. Người ta lý luận rằng T.C.S mà còn bị quy là đạo nhạc thì còn ai mà không bị!

Thế là sự ngẫu nhiên vô hình trung đã được xem là kết luận khả dĩ cho vấn đề đạo nhạc. Nhưng, sự ngẫu nhiên nếu có thì đó chỉ là sự việc rất hiếm và không thể xảy ra thường xuyên. Còn ở VN và ở bản thân một số tác giả thì sự ngẫu nhiên đó là phổ biến và lặp lại như một bản chất thì có còn là ngẫu nhiên?!

Nhưng xét thật kỹ về ca khúc “Con mắt còn lại” thì dễ dàng nhận thấy cái tội thuộc về người làm hòa âm chứ không phải chỉ riêng bản thân bài hát. Nhưng có lẽ đó sẽ là một bài phân tích chi tiết khác sẽ đề cập đến trong bài viết sau.

Những hồi ức nhỏ này cho thấy, ở Việt Nam người ta thường nhìn nhận vấn đề không phải trên khoa học và logic mà là dựa vào cảm tính cũng như sự thân sơ. Nó cũng hàm chứa sự cuồng tín, nghĩa là ai mà đã được thần tượng thì không thể phạm lỗi lầm. Đó là biểu hiện của văn minh phê bình kém cũng như quán tính nô lệ trong tư duy và cả sự duy tâm mù quáng theo kiểu nước cứ chảy theo khe.
Phê bình cũng như là Luật pháp : bất vị thân. Không ai có ngoại lệ cho dù đó là một tượng đài vĩ đại. Cho dù đó là...Thánh!

Một nền phê bình nếu có trên cơ sở đó thì chẳng khác nào xây lâu đài trên cát!

T.M.P

13.9.13

CHÉN ĐẮNG PHÊ BÌNH AI DÁM UỐNG?


Nhà phê bình phải chấp nhận mình là một người cô đơn và ít ai ưa, và càng chân chính họ càng không được ưa.

                                   Nhà phê bình chân chính là một chiến binh đơn độc

Có ai trên đời này lại thích chê, hoặc bị chê mà thấy vui trong lòng? Không thấy buồn là đã một người bản lĩnh và đáng nể rồi,mà đó là với lời chê đúng! Dù người ta nói: Ai chê đúng là thầy của ta.

Cho nên người bản lĩnh và có văn hóa thì tuy buồn nhưng họ lại cho đó là dịp may để nhận ra gót chân Achilles của mình, và nếu lời phê không chính xác thì họ sẽ phản biện trong tinh thần tranh luận lành mạnh có khoa học và logic của sự việc. Nhất là tôn trọng con người của nhau.

12.9.13

ĐI TÌM SỰ BẮT TAY GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI


Giữa thời đại thị trường thì nghệ thuật khó thoát được số phận của hàng hóa. Hoặc ít ra nó cũng phải thỏa mãn cái tiêu chí tìm đi tìm được đồng tiền để tái sản xuất ra nghệ thuật. Vậy tìm được sự bắt tay này có khả thi không và biên độ giao thoa của cái bắt tay đó có thể tối đa hóa đến tỷ lệ là bao nhiêu hạn mức? Âm nhạc là nghệ thuật nên cũng phải đối diện với bài toán khó đó.


                                     Cưa đổ kim tiền hay cuốn theo dòng nuớc tiền bạc?

Bản chất của nghệ thuật và thương mại rõ ràng từ khởi thủy đã không ăn nhập gì nhau nên tìm cho nó một sự đồng điệu quả là nan giải mà có người còn cho rằng bất khả thi.

Nghệ thuật là thế giới của cái Tôi lẻ loi,nó có hướng đến xã hội thì cũng thông qua lăng kính chủ quan và không hề bị áp lực bởi đám đông. Còn thương mại thì ngược lại, mục tiêu tối thượng là đám đông nhu cầu khách quan sau đó mới tính đến cái nội tại tự nó.

7.9.13

Thực trạng Phê bình âm nhạc Việt: Góc nhìn từ sự kiện Ns. Nguyễn Ánh 9 & C.s Đàm Vĩnh Hưng

                                      Phê bình âm nhạc thấy gì sau ánh hào quang sân khấu?

Nếu không có ngòi nổ từ sự kiện trên thì PBAN Việt vẫn ngậm tăm và ngậm bồ hòn.
Bắt đầu(hay tái hồi thì đúng hơn)những kêu gọi và cổ xúy của báo chí và dư luận để vực dậy phê bình.
Nhưng hậu sự kiện trên là gì?
Sẽ trở lại như xưa!
Bởi vì bản chất của nó khó thay đổi.
Hãy thử phân tích.

1/ 4 "có" và 3 "không".

Khoa học và nghệ thuật phê bình VN còn kém nhận thức về bản chất tự do. Đó là tự do của cánh diều chứ không phải là tự do của cánh chim trời. Nó còn quán tính của tập quán Nho và Khổng giáo cho nên dẫn đến sự ràng buộc của những vấn đề sau:

-4 “Có”:

Xã hội và cộng đồng thường chỉ tin tưởng và công nhận 4 tiêu chuẩn: trọng quyền, trọng thế, trọng bằng và trọng niên.

Người ta chỉ muốn nghe lời phê của người đang có quyền lực hay ít ra là đã từng có quyền. Sau đó là họ tin vào những người có thân có thế (địa vị xã hội và mối quan hệ tốt). Rồi đến người có bằng cấp hay hàm học vị. Cuối cùng là lão niên(Vì người già nói đúng sai gì cũng như cha như bác mình nói mà thôi!)
Còn ngược lại, họ dành sự khả nghi và kỳ thị với sự chụp mũ trên quan điểm đánh giá: “trục trặc tư tưởng hoặc động cơ cá nhân”. Cho nên hệ quả vô tình dẫn đến:

6.9.13

NHẠC ĐỂ NGHE: NGHE BẰNG GÌ?


                                 Trình diễn ca nhạc thế này thì xem chứ không thể nghe được

Câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn phải không?
Nghe bằng tai chứ nghe bằng gì!

Nhưng không. Nghe bằng tai chỉ mới là nghe để nhận thông tin. Mà nghe nhạc đâu chỉ nhận thông tin mà chủ yếu là nghe để cảm xúc, để phiêu linh. Nó là khoái cảm thẩm mỹ của trái tim. Vì vậy, nghe nhạc là nghe bằng trái tim!

Lâu nay chúng ta vẫn thường than thở rằng nhạc hiện đại dường như chỉ để nhìn. Người  ta quen dùng cụm từ “xem nhạc” hơn là “nghe nhạc”. Có lẽ nhạc từ vai trò là nghệ thuật của thính giác đã nhường chỗ cho những khoái cảm về thị giác. Mà buồn hơn không phải là khoái cảm thẩm mỹ gì cho cam, mà hầu hết là khoái cảm về…nhục cảm( ca sĩ ăn mặc gợi cảm, động tác mời gọi, lắc lư. Còn phụ thêm dàn vũ công cũng hết sức hấp dẫn, gần như là những đoàn thoát y vũ. Rồi ánh sáng, phông màn sặc sỡ, khói màu mê muội kèm theo những chiêu trò giật gân rất bắt mắt!). Thế là người ta tập trung cho đôi mắt thỏa mãn thị giác còn lỗ tai thì lấp đầy bằng thứ âm thanh gì cũng được, miễn là có âm thanh!

                   

Nhưng  xem nhạc hoài cũng chán. Ai đó thích nghe nhạc thuần túy bỗng thấy mình thèm được nghe. Nên họ quay sang đáp ứng nhu cầu đó bằng  thứ nhạc hoài niệm của ngày xưa. Nhạc xưa đúng là nghe mà thấm trong tim. Nghe mà nhắm mắt càng thấy hay( chứ nhạc bây giờ nghe mà nhắm mắt thì đúng là điên!)
Nhưng chả lẽ cứ nghe nhạc xưa hoài?

5.9.13

Đạo nhạc: Bất thường đã thành Bình thường



Chống đạo nhạc như Don Quixote chống cối xay gió

.
Con người ta có hàng tỷ người như nhau. Dù màu da , chủng tộc khác nhau đều có tay chân, mắt mũi như nhau . Nhưng đó là nhìn tổng thể, khi đi vào cái cụ thể , cái chi tiết thì khác nhau. Chủng tộc này khác chủng tộc kia. Dân tộc kia khác dân tộc nọ. Thậm chí anh em một nhà cũng phân biệt rõ sự khác nhau.

“Một vài nốt giống nhau, vòng hoà âm giống nhau, cảm giác (ambience, feeling) giống nhau không có nghĩa là bài hát giống nhau”.

Dựa trên lý luận này nhiều người viết nhạc thiếu lương tâm lại thừa khôn ngoan biến cái người khác thành của mình với một kỹ thuật thông thường trong âm nhạc là biến tấu (Variation). Đây là sự ăn cắp tinh vi kiểu như lấy chiếc xe người khác về sơn phết lại màu khác, thay một vài phụ tùng khác rồi nhận là của mình, người ta nhìn qua có cảm giác quen quen nhưng rõ ràng nó có màu khác từ cái vỏ xe cho đến yên xe, hoặc mấy con decal dán lên xe thì khác nhau kia mà(!?). Nếu thật thà thì nhận là mình PHÓNG TÁC. Nhưng gọi là SÁNG TÁC thì kiêu hãnh hơn nhất là khi mình là người có bằng cấp cao về âm nhạc. Thà dối trá mà được tôn vinh còn hơn thật thà mà mất giá ( giá thị trường)!

4.9.13

”CÁI BÁNH VẼ”&”ÔNG NGHỊ GIẤY”

Hiện nay,trên cả nước ta có 3 hội chuyên ngành lớn về âm nhạc:Hội nhạc sĩ Việt Nam,Hội âm nhạc Hà Nội và Hội âm nhạc TpHCM.Ngoài ra, ở các tỉnh thành khác thì có các chi hội âm nhạc nằm trong Hội văn nghệ của các tỉnh thành(bao gồm nhiều chi hội nghệ thuật khác).Trong 3 Hội chuyên ngành lớn kể trên đều có tiểu ban phê bình lý luận(TBPBLL),cho thấy các hội đều thấy rõ tầm quan trọng của PBLLAN trong việc thúc đẩy và kích thích sáng tác phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên đó cũng chỉ là trên mặt văn bản trong việc đề ra chức trách và phân công cụ thể cho tiểu ban này.Trên thực tế,khi nhìn vào dòng chảy sôi nổi và những biến động của sáng tác ca khúc đương đại thì vai trò của các TBPBLL này hết sức mờ phai,nặng tính hình thức và đầy sức ì thụ động.Thậm chí có khi làm kẻ ngoại cuộc.(Trong đó vị trí của TBLLPB của Hội âm nhạc TpHCM quan trọng nhất vì nó nằm ở trung tâm âm nhạc lớn nhất nước.)

NHÀ PHÊ BÌNH ÂM NHẠC: HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ?


Dường như thuật ngữ phê bình âm nhạc (PBAN)chỉ còn như ông đồ ngày xưa. Và bây giờ thay thế cho PBAN là những khái niệm PBAN… mới.
Chân dung của họ đây:

1/ Phê bình bầy đàn của đám đông:

Đây là sản phẩm của fan và mạng xã hội.
Các fan và mạng XH hầu như nắm quyền sinh sát việc giọng ca hoặc bài hát đó có hay không có giá trị?có được tồn tại và vinh danh trong đời sống âm nhạc đương đại này không. Vì lẽ số đông đó là nguồn tiếp thị và điều tra khả năng đầu tư và kinh doanh cho thương mại âm nhạc. Một giọng ca, bài hát mà có nhiều fan và gây hot trên mạng XH là coi như con gà đẻ trứng vàng cho các bầu sô,các sân chơi âm nhạc cùng các hình thức ăn theo: nhạc chuông, nhạc chờ…Còn không? Ca sĩ hết thời, nhạc sĩ về vườn!

Tiếc một điều đám đông đó là một đám đông ô hợp, tập trung hết 99,99% một mức dân trí và thị hiếu thấp kém. Chứ đừng nói gì một trình độ kiến thức về nghệ thuật và mỹ học nhất định. Đám đông phê bình theo kiểu bầy đàn này chưa bao giờ đứng trên cái nền học thuật mà phê bình. Chỗ đứng của nó được đặt trên sự cảm tính, chuộng xa hoa hình thức và nhất là a dua.

Chưa kể , đám đông còn bị ru ngủ bởi sự mua chuộc của của các “sao”  và trở thành một tín đồ rồi bị lợi dụng để làm bình phong và nơi bệ phóng cho các “sao” này bay đến các mỏ vàng phù hoa, nhung lụa. Nơi không có chút gì bóng dáng nghệ thuật chân chính.

“PROTEST SONG”: NHỮNG CHIẾN SĨ HOÀ BÌNH TRONG ÂM NHẠC



WPMA(World Peace Music Adward)được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 22/6/2004 có lẽ vì trong danh sách 5 nhân vật được trao giải,nước ta vinh dự có tên Trịnh Công Sơn.Đây là giải thưởng tôn vinh những nhạc sĩ-bằng tác phẩm và hoạt động nghệ thuật của mình-đã đấu tranh không mệt mõi cho hoà bình thế giới.Họ đã tạo nên một dòng nhạc nổi tiếng chống chiến tranh vào thập niên 60 thường được gọi dưới cái tên Protest Song(Nhạc phản kháng-Nó chống lại mọi hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống như bất công xã hội,phân biệt chủng tộc,phân biệt đối xử nam-nữ…trong đó phản chiến là một nội dung lớn).Ở Việt Nam,Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ tham gia mạnh mẽ nhất phong trào này trong loạt bài được đặt tên là”Ca khúc da vàng”.

Cha đẻ của trào lưu này là ca-nhạc sĩ người Mỹ Bob Dylan.Ông cũng là một nghệ sĩ chơi đản guitar và harmonica rất tuyệt vời.Bằng thể loại nhạc Folk(Nhạc dân gian),Dyland bắt đầu nổi tiếng vào năm 1963,với một giọng hát đặc biệt nhờ âm sắc đục và khàn.Ông hát những bài hát do mình sáng tác có ca từ rất bình dân nhưng không rơi vào chỗ rẻ tiền được chuyển tải bởi những dòng nhạc thường đứt đoạn trên nền guitar và harmonica với một gõ đều đặn.Album The Time They Are A-changing giúp anh trở thành người tiên phong của Protest Song.

NHỮNG VẤN ĐỀ “TOP HIT” CỦA PHÊ BÌNH ÂM NHẠC ĐƯƠNG ĐẠI



Dân tộc đóng băng hay dân tộc dịch chuyển?Tính hiện đại đang xoá mờ biên giới bản sắc dân tộc(như World music)thì cớ gì ta phải bám vào mãi dân tộc tính?Tại sao Tây viết như Ta thì khen mà Ta viết như Tây thì chê?vân vân và vân vân.Đó là ba vấn đề tạm coi là ”Hit” nhất mà tôi đã tổng hợp được từ sự trăn trở của các nhạc sĩ trẻ hiện nay cũng như từ các diễn đàn về âm nhạc của các trang web trên mạng,điển hình là từ Giai điệu xanh -một tờ báo điện tử về âm nhạc tương đối nghiêm túc và chuyên nghiệp.

Tôi xin được thay mặt họ đặt chúng lên bàn của cuộc hội thảo này.Và mong các nhà phê bình âm nhạc quan tâm đến và biện giải chúng với một tinh thần trách nhiệm và tính  chân xác khoa học của một nhà phê bình chân chính.

Dân tộc đóng băng hay dịch chuyển?

Nhạc dân tộc hình thành trong một thời điểm lịch sử nhất định trong khi sáng tác thỉ biến dịch theo thời gian.Dân tộc tính ngủ yên trong một giai đoạn nào đó thì chỉ còn  giá trị chứng nghiệm của bảo tàng do đó sẽ khộng có giá trị sáng tác theo thời đại nghệ thuật đòi hỏi.

                                                Đàn tranh cũng được cải tiến đôi phần

Chúng ta vẫn có phương châm dân tộc-hiện đại,như thế đã khẳng định dân tộc tính là yếu tố không thể đóng băng mà phải là sự dịch chuyển để bổ sung thêm những giá trị mới và đưa chúng vào đời sống ngập tràn tương lai của âm nhạc.Như vậy cũng có nghĩa những giá trị dân tộc nào không còn phù hợp nữa sẽ dần dần mất đi và chỉ còn một giá trị biên khảo như một dấu vết của lịch sử dân tộc nhạc.

Nhưng tại sao hầu hết các sáng tác âm nhạc của chúng ta gọi là dân tộc lại thiếu vắng tính hiện đại,có khi tính hiện đại chỉ như cái áo hình thức chứ không phải hiện đại tự thân trong nội tại của sáng tác đó?Kết cục dẫn đến các sáng tác dân tộc tính đó thiếu sức hấp dẫn với thị hiếu đương đại vì phải chăng những nhạc ngữ của chúng mãi mãi thuộc về ngày hôm qua?Như thế ngay cả những nhạc sĩ tự hào mình đang bám sát linh hồn dân tộc cũng cảm thấy hổ thẹn khi ít hoặc không mang đến cho chúng sức sống của đương đại và hơi thở của ngày mai?

Những câu hỏi đó đang dày vò chúng ta mà không tìm được sự lý giải nào ngoài hai chữ”tài năng”,hay còn những lý do nào khác?

Tính hiện đại đang xoá mờ bản sắc dân tộc?

Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đã chứng kiến sự ra đời của trào lưu âm nhạc lớn:Nhạc thế giới(World music).Chẳng phải nó tự trên trời rơi xuống hay là sự cố tình báng bổ của ai đó vào ranh giới sắc tộc trong sáng tạo.Nó là sản phẩm tất nhiên của một nền văn hoá toàn cầu mà kỹ nghệ thông tin đã bao quát lấy và tác động vào tất cả những biên giới địa lý dân tộc để trở nên một hệ thống liên thông và từ đó ảnh hưởng cả đến biên giới văn hoá.Vì thế nhạc thế giới là nhạc của đa sắc tộc,trong đó sắc tộc của thế giới thứ ba là chất liệu màu mỡ nhất để khai thác trong sự hoà trộn với các quốc gia còn lại.

Ở Việt Nam đã có một số nhạc sĩ mon men đến với trào lưu sáng tác này.Vậy thì sự đề cao dân tộc tính trong âm nhạc đóng vai trò gì trong ngôi nhà thế giới này bất chấp những luỹ tre làng và cổng đình an phận đã trở nên tiểu tiết?

                                          Nhạc cụ dân tộc kết hơp với nhạc cụ phương tây.

Hay đó cũng chỉ là sự vươn tới của dân tộc tính như một sự hoà quyện và thẩm thấu vào nhau như một sự chọn lọc tự nhiên trong sáng tạo?Và ở ta đã có một thứ Nhạc thế giới đúng nghĩa chưa?Và sự biến thái nào gọi là lai căng(Từ lai căng có ý nghĩa gì trong Nhạc thế giới?) khi mượn cái vỏ của nhạc thế giới?Chúng ta sẽ đón nhận nó như thế nào?

Nhạc Tây,nhạc ta và những hệ lụy cần chứng giải

Phương Đông trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo và chất liệu sáng tác hấp dẫn cho nghệ thuật từ thế kỷ 19.Một phần là do cái ”exotic” hương xa đã đánh vào tính hiếu kỳ,tạo thành cả một chủ nghĩa phương đông trong các loại hình nghệ thuật của phương Tây kiêu hãnh..Trong âm nhạc cũng đã có nhiều nhạc sĩ lớn của thế giới đã du hành về đông phương chói chan và huyền bí trong âm nhạc của mình như Olivier Massiaen,Claude Debussy…,các nghệ sĩ thế giới khác trong nhạc phổ thông(Pop) như Sting trong một vài tác phẩm của mình cũng thế.

Vậy thì tại sao ta không có cái quyền tìm đến một cái exotic khác để tạo thành một chủ nghĩa phương Tây trong âm nhạc?Vậy thì yêu cầu sáng tác phải mang dân tộc tính có còn là qui chuẩn bắt buộc để sáng tạo và phê bình?Từ đó cũng đã dẫn đến quan niệm:Tây hay ta gì cũng được miễn nó hay.Hay đây là về mặt cảm tính hay lý tính?Hay bao hàm cả hai?

Gía trị của nhạc học Ta và Tây như thế nào mà Tây luôn là người khai phá còn Ta thường là kẻ đi học?Chẳng hạn với một hệ thống nhạc học đơn giản và không hệ thống tìm thấy lác đác trong Vũ Trung Tuỳ Bút của Phạm Đình Hổ hoặc Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn khi so sánh với một nền nhạc học đồ sộ,có một hệ thống khoa học như các nước châu Âu phải chăng đã không cho phép ta có một thứ chủ nghĩa phương Tây máy móc như thế?

                                                   ***********

Cả một sự bừa bộn những vấn đề về lý luận mà thực tiễn sáng tác âm nhạc đương đại đang cần sự khai thông một cách thấu đáo của lý luận phê bình.Không chỉ cần đến sự tâm huyết của phê bình, những khuynh hướng sáng tác trẻ còn muốn nhận được một cái nhìn rất đương đại của lý luận phê bình chứ không phải những giáo điều đã đóng băng,những bảo thủ dân tộc tính hay sự bốc đồng của sáng tạo muốn cắt rời với quá khứ văn hoá dân tộc(Hai thái cực đối kháng cần phải dè chừng).

Khi đó phê bình âm nhạc của chúng ta sẽ đứng trên qui chuẩn nào:lịch sử,cổ điển,hàn lâm,ý thức hệ,nhân sinh hay nghệ thuật,tuyên truyền,quảng cáo hay…còn gì nữa?Đã đến lúc phê bình phải trả lời sau nhiều tháng năm ít nói và im lặng.

T,M.P

CÁI “NGU” CỦA EM BÉ HAY CÁI “KHÔN” CỦA NGƯỜI LỚN?

Chúng ta đã biết lịch sử sáng tạo của nghệ thuật luôn luôn song hành với lịch sử phê bình nghệ thuật(PBNT).Những cha đẻ của PBNT như Aristote(Hy lạp-322 trước Dương lịch) Platon(Hy lạp 348-347 trước DL)Pline Người cổ xưa(Pline I’Ancien 23-79 DL)…Đã cho thấy quan hệ hình và bóng của sáng tác và phê bình tương tác với nhau để phát triển như thế nào.Và trong lịch sử đã chứng minh rằng thời đại nào PBNT phát triển rực rỡ thì thời đại đó cũng có những thành tựu vĩ đại về sáng tạo.

TÂN NHẠC:KHỞI THỦY CHO NHẠC VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI



Nền nhạc Việt hiện đại được đánh dấu bằng việc ra đời của âm nhạc cải cách(Hay còn gọi là Tân nhạc-trong bài viết này tôi dùng thuật ngữ Tân nhạc (TN) để nói đến âm nhạc cải cách của cha ông chúng ta và chỉ đóng khung lại trong phạm vi ca khúc-một thể loại thân thuộc nhất của người Việt).Nghiên cứu và ôn lại Tân nhạc cũng là một cách tốt nhất có thể thấu hiểu và nhận diện lại một cách sâu sắc hơn nền nhạc Việt hôm nay,thấy rõ hơn con đường nào sẽ mở ra tương lai cho chúng để kế thừa và tiếp tục tiến trình hiện đại hoá nhạc Việt lên một tầm cao mới.

Tân nhạc hoài thai trên sân khấu cải lương

Ta biết rằng TN bắt đầu hình thành phôi thai với phong trào dùng nhạc Tây để soạn lời Việt.Người khởi xướng trong phong trào này là Tư Chơi(Nghệ sĩ Huỳnh Hữu Trung).Khoảng năm 1934 Tư Chơi đã dựa theo hình thức Opérrette(Một hình thức ca kịch như opéra nhưng có qui mô nhỏ hơn)để viết nên những ca kịch vui bằng cách lấy những điệu nhạc Tây để soạn lời Việt.Chúng đã được Tư Chơi cho phụ diễn trên các đoàn cải luơng thời đó như Phước Cương…Ông còn dùng những bài hát bình dân của Tây để viết những bài ca có nội dung yêu nước.Chẳng hạn như bài:”Hời hợi đồng bào tỉnh dậy mau.Tỉnh dậy mau.Nườc ta đã mất rồi!...” theo điệu bài frère Jacques của Pháp.Các ca sĩ KimThoa,Ái Liên là những người ủng hộ và hát những bài này cho Tư Chơi.
Nhưng qua năm 1938 thì những bài nhạc kiểu này không còn mấy hấp dẫn nữa.Người nghe,nhất là những người nặng tình dân tộc muốn có một loại nhạc”thuần Việt” không phải mượn nhạc Tây để đặt lời,khi hát lên nghe đầy đủ linh hồn của quê hương từ lời ca cho đến ca từ,nhất là phải 100% made in Việt Nam.Trước đòi hỏi mang tính lịch sử đó,TN bước sang một bước ngoặt mới

Tân nhạc của người Việt buổi đầu

Lịch sử ghi nhận một thanh niên Huế,có giọng hát ténor được liệt vào hàng đầu Đông dương lúc bấy giờ tên là Nguyễn Văn Tuyên,đang làm việc cho Pháp ở Sài Gòn,đã tự mình viết ra những giai điệu đầu tiên theo nhạc học của châu Âu.Thật ra,Nguyễn Văn Tuyên đã được sự cố vấn và giúp đỡ của một nhà thơ công tác tại đài phát thanh Radio Indochine là Nguyễn Văn Cổn.Thi sĩ này đã giúp NVTuyên soạn lời cho các bài hát cũng như đưa thơ của mình cho NVTuyên phổ nhạc;đi vận động các giới chức sắc ủng hộ và tổ chức các buổi diễn thuyết kết hợp trình diễn các bài hát TN tiên phong.Chính ông Cổn cũng là người đặt cho loại nhạc Việt mới này cái tên Âm nhạc cải cách.
NVTuyên đã có 2 cuộc vận động và giới thiệu TN ra miền Bắc tại Hà Nội và Hải Phòng.Lúc đó,Hai bài hát”Bông Cúc Vàng”và’Một kiếp hoa”rất được hoan nghênh nhưng cũng có đó đây những ý kiến phản bác hoặc chê bai.Tuy nhiên báo giới lại hoàn toàn ủng hộ ông và trong số ra ngày 7-8-1938(có tài liệu ghi ngày 6/7),tờ báo lớn Ngày Nay đã cho đăng các bài hát của NVTuyên và hết lời ca tụng nó.
Những bài hát của NVTuyên chưa được coi là xuất sắc về mặt nghệ thuật lắm,phải đợi đến khi một lớp tác giả TN mới ra đời ở Hà Nội,Hải Phòng,Nam Định… thì TN mới thật sự là những bản nhạc Việt có dấu ấn sáng tạo.Dương Thiệu Tước ở Hà Nội cùng với các nhạc sĩ trẻ bấy giờ như Thẩm Oánh,Lê Yên,Văn Chung… trong ban nhạc Myosotis đã cho ra đời hàng loạt bài hát lẫy lừng thời bấy giờ như:Tâm hồn anh tìm em,Thuyền mơ(Dương Thiệu Tước)Bóng ai qua thềm,Trên thuyền hoa(Văn Chung)Khúc yêu đương,Hồ xuân(Thẩm Oánh)Cô lái thuyền mơ(Dzoãn Mẫn)…Ở Nam Định thì có Đặng Thế Phong tài hoa với “Con thuyền không bến”được xem như là một tác phẩm đặc sắc nhất cho đến bây giờ nhờ kết hợp nhuần nhị ngũ cung Việt với nhạc Tây(mà người viết bài này sẽ có một phần riêng bàn về sáng tạo của ông trong một bài khác về những gương mặt TN)

Phát triển và rẽ nhánh:Tình ca và Hùng ca.

Bước qua năm 1944,TN đã phát triển khá mạnh và nên hình nên vóc tạm đầy đủ.Nó thể hiện qua việc chia nhánh TN thành hai giòng chảy nhạc tìnhnhạc hùng.

Lưu Hữu Phước cùng Hoàng Quý là những người khởi xướng và cầm chịch thông qua hai nhóm là Tổng hội sinh viên ở Hà Nội và Đồng Vọng ở Hải Phòng với những bài ca hướng đạo và lịch sử ca:Bạch Đằng Giang,Bạn đường…(Lưu Hữu Phước)Bóng cờ lau,Nước non Lam Sơn…(Hoàng Quý).Đây có thể xem như sự khơi nguồn cho giòng nhạc truyền thống cách mạng sau này,đóng góp cho di sản ca khúc Việt một diện mạo riêng,độc đáo kể từ cuộc kháng chiến chống Pháp rồi trưởng thành mạnh mẽ ở miền Bắc và các chiến khu miền Nam trong giai đoạn thực dân mới của Mỹ quốc(Trong bài viết này xin tạm ghép luôn nhạc cách mạng vào giòng hùng ca cho đến khi có hiệp định Geneve 1954)

Nhạc tình,ngoài những nhạc sĩ trong nhóm Myosotis kể trên và Đặng Thế Phong thì ở Hải Phòng xuất hiện thêm một tài hoa nữa là Lê Thương với các ca khúc vang danh thiên hạ như:Bản đàn xuân,Nàng Hà Tiên,Thu trên đảo Kinh Châu,Bên bờ Đà Giang…Đặc biệt bài Thu trên đảo Kinh Châu được viết trên thang âm Nhật là nổi tiếng nhất vì tính phổ biến đại chúng của nó(Có tư liệu còn khẳng định dù mang âm điệu Nhật nhưng bài này đã đưa vào làm nhạc mục của hát Quan họ Bắc Ninh).Đất Hải Phòng còn cống hiến thêm cho TN một đệ nhất nhạc sĩ tình ca là Văn Cao-một nghệ sĩ đa tài(Thơ,Hoạ,Nhạc)nhưng khá lận đận-với những tình ca mùa thu thuộc vào hàng đẹp nhất và buồn nhất của nhạc Việt(Buồn tàn thu,Thu cô liêu,Suối mơ…)(Cả hai cây cây đại thụ này sẽ được nhận định chi tiết hơn trong loạt bài kế tiếp)

Đến năm 1945 và sau đó,TN Xem như đạt gần tới đỉnh điểm phát triển của nó.Đã trãi qua những thử thách và thu lượm được khá nhiều kinh nghiệm,TN còn được quãng bá rộng thêm ra nhờ những công cụ kỹ thuật hiện đại như:máy hát,đài phát thanh,in ấn(nhạc tập)…Các hình thức đại nhạc hội cũng nở rộ thêm nhiều khiến TN trở thành một trào lưu cuồn cuộn với những thành quả và hệ luỵ của nó.
Và qua thập niên 50 TN như quả chín rộ trên cành-bên cạnh hùng ca,cách mạng ca và tình ca còn có thêm một góc nhỏ,tạm goi là nhạc hài hước của Trần Văn Trạch.TN được dùng phụ diễn cho chiếu bóng(lúc đó đã du nhập và bành trướng mạnh ở thị thành)và được nhận diện dưới nhiều”đẳng cấp”khác nhau:nhạc thương phẩm,nhạc bình dân,nhạc thời trang…(Ta thấy nó cũng có gì đó tương tự với nhạc trẻ bây giờ:phát triển,chia nhánh rồi phân tán và loạn phát)

Lúc này TN không còn quanh quẩn trong phố thị nữa mà đã tràn về thôn quê một cách mạnh mẽ.


(Kỳ sau:Bài 2-“Tân Nhạc ở Sài Gòn tạm chiếm”)

TÂN NHẠC Ở SÀI GÒN

Máy hát với hai loại băng reel to reel(băng lớn) và cassette(băng nhỏ) đã theo quân đội Mỹ vào miền Nam,không những thế,đi kèm theo các khí tài chiến tranh là…một loại nhạc mới rồi đây sẽ làm mưa làm gió:nhạc Pop-Rock(mà người ta quen gọi là nhạc trẻ).




Trong khi đó hàng loạt đài phát thanh mọc lên khắp các vùng thị thành cũng như sự ra đời khá nhiều những nhà xuất bản đã tăng thêm sức sống cho TN.Chính những yếu tố này đã làm cho TN ở Sài gòn phát triển rất mạnh mẽ,và như bài trước đã nói,nó theo máy hát,đài phát thanh,nhạc tập tuôn chảy cả về nông thôn làm nên một sức sống toàn diện cho TN.Đến giữa thập niên 60 với sự xuất hiện của phòng trà ca nhạc thì TN ở Sài Gòn coi như đã trưởng thành toàn diện với những thế hệ ca sĩ,nhạc sĩ mới.

Nhạc băng,nhạc tập và đài phát thanh:đôi hia bảy dặm cho TN

Những cái tên Sony,Akai,Pionneer…đã trở nên quen thuộc với dân chơi máy hát.Những cuộn băng reel to reel hay cassette cứ quay đều những bài hát TN trên những thương hiệu toàn cầu đó.Lúc này là lúc các hãng băng phất lên như là một cộng sinh vừa là một động lực cho TN.Giai đoạn này phải kể đến 3 đại gia là Asia,Oria và Lê Văn Tài(về sau lấy tên khác là Việt Nam).Họ không chỉ thu thanh cổ nhạc như trước kia mà công việc chính của họ bây giờ là sản xuất TN.Đây là một công việc thu hoạch nhiều tiền.Một chương trình TN lúc đó(thập niên 60) bình quân có thể tiêu thụ từ một vạn đến vạn rưỡi đầu băng các loại(to hoặc nhỏ).(Tình hình tiêu thụ này cũng rất giống với nhạc Việt thuở được gọi là lên ngôi vào giữa thập niên 90 nhưng khoảng gần đây thì một chương trình bình quân chỉ còn tròm trèm…2,3 ngàn băng đĩa được có người mua!)Thấy có ăn nhiều hãng băng thay nhau ra đời:ShotGuns,Trường Sơn(của ca sĩ Duy Khánh),Nhã Ca,Sóng Nhạc(không phải của báo…Sóng Nhạc bây giờ),Hoạ Mi,Sơn Ca…làm cho thị trường băng nhạc TN thêm bùng phát và làm cho các bài hát thêm bay xa trong bầu trời đại chúng.

Ăn theo nhạc băng là nhạc tập.Đó là những tập nhạc in các bài hát đang ăn khách(bây giờ thường gọi là TopTen,Hit),đặc biệt là dạng nhạc bướm chỉ in một bài được ưa chuộng có khổ lớn như giấy A4.Ngọc Chánh lúc này là trùm sản xuất các nhạc in này.Thông thường một bài nhạc bướm ông có thể bán được một vạn bản như chơi.(Còn bây giờ?Khoảng 1,2 ngàn là hết cốt!)
Không thể không nhắc đến vai trò của các đài phát thanh trong việc góp phần bành trướng TN.Âm nhạc muốn phát hành và lăng-xê rộng rãi phải qua đài phát thanh.TN trong giai đoạn này cũng thế.Tuy nhiên nó chịu nhiều sự kiểm soát của chính phủ hơn.TN trên radio bây giờ chia làm ba bộ phận chính:Những bài hát thông tin tuyên truyền phục vụ chế độ đương quyền.Những bài hát thuộc dạng “tử tế” hơn nhưng có ít đất sống trên thị trường.Và cuối cùng-ít hơn-là các bài hát dạng thị trường,thương phẩm,nhạc yêu cầu.Tất nhiên,mạnh nhất trong các nhà đài lúc này là đài Vô Tuyến Việt Nam(Của chế độ VNCH).Biên tập TN cho các đài Phát thanh hồi đó là các tên tuổi:Nguyễn Hiền,Vũ Thành,Trần Dạ Từ…

Nhạc Trẻ (Pop-Rock)

Theo bụi trường chinh đổ bộ vào miền Nam Việt Nam của Mỹ là thứ âm nhạc đang khuynh đảo trên thế giới:Pop-Rock.Thập niên 60 đã chứng kiến Gíơi trẻ Sài Gòn cuồng nhiệt đón nhận nó và TN Sài Gòn có thêm một”thành viên”mới:Nhạc trẻ(một thuật ngữ đặc biệt ở Việt Nam mới có!).Cây đàn điện,dàn trống jazz,Amply lúc này thật là “hot”.Quần áo sặc sỡ,tóc dài làm biếng chải là sành điệu(theo phong cách của tứ quái Beatles).Ban đầu là nghe nhạc Pop-Rock Mỹ-Anh,sau đó là…a lê làm theo.Các ban nhạc trẻ ra đời ngày một nhiều:Enterprise,The Peanuts,CBC,The Uptight,The Hammers,The Dreammers…Ban đầu họ từ mày mò bắt chước từ các băng nhạc,nghe rồi đánh theo như cái máy,sau đó đi diễn chủ yếu cho lính Mỹ nghe.Chính những ban nhạc “bản sao” Âu-Mỹ này đã sản sinh ra một thế hệ ca sĩ mới rất nổi danh mà có người cho đến tận bây giờ còn là thần tượng của nhiều người:Tuấn Ngọc,Khánh Hà,Duy Quang,Elvis Phương,Paolo,Cathy Huệ,Vi Vân…Giai đoạn này người ta không thể bỏ quên Thanh Lan-một ca sĩ có giọng hát sang trọng,dễ thương trưởng thành từ lò đào tạo ca sĩ Việt Nhi với những bài nhạc Âu-Mỹ chuyển soạn lời Việt của Phạm Duy,và cô nàng Julie với giọng hát sôi nổi kiểu Rock khá độc đáo.

Phòng trà ca nhạc

Phòng trà ca nhạc đã xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội(1946)với cái tên Quán Nghệ sĩ ở đường Bờ Hồ.Lúc này các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước,Thẩm Oánh…là cộng tác viên.Nhưng phải đợi đến sau 1954,tại Sài Gòn,phòng trà ca nhạc mới thịnh hành và đóng góp vao việc phát triển TN,như là một cái nôi làm toả sáng nhiều thế hệ ca sĩ và là một trong những mảnh đất để cho các nhạc sĩ phổ biến ca khúc của mình.Chẳng hạn,với những phòng trà ca nhạc thế hệ đầu ở Sài Gòn đã giới thiệu đến công chúng những cái tên quen thuộc:Nguyễn Hữu Thiết-Ngọc Cẩm,Tâm Vấn,Mộc Lan,Anh Ngọc,Thái Thanh…Và còn nhiều nữa những cái tên và chi tiết về các phòng trà ca nhạc Sài Gòn cũng như buổi đầu của nó ở Hà Nội,nhưng đó là nội dung của một bài viết khác mà chúng ta sẽ có dịp quay lại sau trong chuyên đề này.

Các xu hướng của TN Sài Gòn và các nhạc sĩ mới

Góp phần vẽ nên một bức tranh hấp dẫn và đa dạng này của TN là các nhạc sĩ với các tác phẩm,các xu hướng của mình.Họ là:Cung Tiến,Phạm Đình Chương,Vũ Thành,Hoàng Trọng,Văn Phụng,Ngọc Bích,Hoàng Thi Thơ,Trần Ngọc,Y Vân,Anh Bằng,Trùc Phương,Duy Khánh,Trần Thiện Thanh(Nhật Trường)Đỗ Lễ,Lam Phương,Phạm Thế Mỹ,Trầm Tử Thiêng,Anh Việt Thu,Lê Uyên Phương,Ngô Thuỵ Miên,Từ Công Phụng,Nguyễn Ánh 9,Vũ Thành An,Lê Hựu Hà,Nguyễn Trung Cang,…(Trong đó xuất sắc và nổi bật nhất là Phạm Duy và sau đó là Trịnh Công Sơn mà tôi xin hẹn sẽ dành cho ông trọn một bài viết.)
Các tác giả trên chia nhau ra đứng trên các lãnh địa âm nhạc khác nhau như:Tình ca quê hương(Hoàng Thi Thơ…phát triển các làn điệu dân ca để viết các bài hát bình dân trữ tình)Nhạc bán cổ điển hoặc Tân cổ điển (Cung Tiến,Nghiêm Phú Phi,Văn Phụng…ảnh hưởng từ các nhạc sĩ lãng mạn châu Âu như schubert,Chopin,Schuman,Lizt…)Nhạc Trẻ(Lê Hựu Hà,Nguyễn Trung Cang…học tập từ Pop-Rock Âu-Mỹ)Nhạc hài hước(Trần Văn Trạch với nhóm AVT viết mới dân ca thành các bài bình dân vui nhộn và châm biếm)Nhạc khiêu vũ cổ điển(Hoàng Trọng…viết theo các điệu nhảy Tango,Pasodoble…)Nhạc nhảy hiện đại,danh từ lúc này hay gọi là”Kích động nhạc(Khánh Băng…)Nhạc tình và thân phận(Trịnh Công Sơn…)và còn nữa…
Ngoài ra,TN Sài Gòn thời điểm này bên cạnh hiện tượng gọi là sự suy thoái của âm nhạc của các bài hát rẻ tiền với các ca sĩ diễn nhiều hơn hát(nhưng cũng chưa phải lipsync như bây giờ,chẳng qua là trình độ khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ chưa cho phép!)còn xuất hiện những phong trào ca nhạc rất tích cực như:Phong trào du ca do Nguyễn Đức Quang,Ngô Mạnh Thu làm đầu đàn,hoặc những phong trào nhạc phản chiến(Trịnh Công Sơn,Miên Đức Thắng),phong trào”Hát cho đồng bào tôi nghe”(Tôn Thất Lập…)
Giai đoạn này xuất hiện một danh từ mới ám chỉ đến những bài tình buồn đang trở nên một mốt nghe nhạc khổng lồ:Nhạc Vàng.Nhạc Vàng được hiểu theo hai nghĩa tán thưởng(Vàng son,có giá trị như vàng)hoặc chê bai(Vàng vọt,yếu đuối,uỷ mị).Rồi chia ra “Vàng sến”(Chủ yếu là các loại nhạc viết theo điệu Bolero,lời ca bình dân học vụ,được xem la Việt hoá”nhuyễn”nhất)với”Vàng sang”.Vì thế nhạc Vàng ôm hết vào mình từ các bài tình ca tiền chiến cho đến các tình khúc mới viết có nghệ thuật hoặc kém sáng tạo nhưng chỉ tội một cái là nó buồn.Buồn muốn …chết.Thế thôi.


(Kỳ tới:Bài 3-Nhìn lại Phòng trà ca nhạc Việt)

NHÌN LẠI PHÒNG TRÀ CA NHẠC VIỆT



Sau năm 1945 người Việt bắt đầu biết đến thú vui mới:nghe nhạc ở phòng trà để thay thế cho một lối nghe nhạc đã hết mốt:hát ả đào của một lớp nho sĩ đã tàn phai.Nhắc lại bài trước đã nói phòng trà ca nhạc(PTCN)đầu tiên của Việt Nam ra đời bên bờ hồ Gươm-Hà Nội, dần dần sau đó PTCN phát triển mạnh hơn ở Sài gòn sau năm 1954.Chính nơi đây,gắn liền với mỗi phòng trà,là cái nôi sản sinh ra nhiều thế hệ ca sĩ Tân nhạc Việt, mỗi người một vẻ với từng phong cách âm nhạc khác nhau.Vì vậy, nói đến sử nhạc ca khúc không thể không nói đến PTCN.


                                                Hình ảnh một phòng trà xưa ở Sài gòn

Thuở ban đầu ở Hà Nội và cố đô Huế.

Sau quán Nghệ sĩ ở Hồ Gươm,Hà nội tiếp tục có thêm những PTCN mới. Có thể kể: Thăng Long (Hàng Bông)Tuyết Sơn(Thợ Nhuộm)Thiên Thai(Hàng Gai)…Ở Tuyết Sơn có ca sĩ Kim Tiêu rất nổi tiếng với các bài hát bất hủ của Văn Cao:Thiên Thai,Trương Chi. Còn ở Thiên Thai là nơi ca sĩ Thương Huyền thành danh với tầm cữ giọng hát khá rộng và gần bằng giọng ca Thái Thanh sau này.

Theo hướng Nam tiến PTCN tiếp tục mọc lên ở đất cố đô mà quán Tam Tinh được nhắc đến nhiều nhất với giọng ca của Ngọc Cẩm. Lúc này những bài hát”Top ten”của PTCN ở xứ Huế là các bài: Con thuyền không bến, Biệt ly, Bẽ bàng,Buồn tàn thu…Rồi chiến tranh bùng nổ khi thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, PTCN mới khai sinh lác đác và là hàng độc đã biến mất, để sau đó nó”phục hưng” trở lại ở Sài gòn.

Phát triển ở Sài gòn.

Sau 1954 một số lớn ca,nhạc sĩ ở miền Bắc vào Sàigòn lập nghiệp. Họ đã gầy dựng lại các PTCN du nhập từ Pháp.
PTCN phát triển mạnh hơn trước chủ yếu là nhờ có nhiều khách tìm đến nghe hơn. Trước kia ở Hà Nội,Huế một đêm đông lắm cũng chỉ có khoảng vài chục người nghe. Nhưng nay thời thế đã mỉm cười: con số lên đến cả trăm.PTCN mở cửa khắp nơi mà vẫn có khách. Tất cả nhờ vào sự phồn vinh của Sài gòn lúc ấy và một số lớn sĩ quan, binh lính VNCH đến đó để giải sầu. Tất cả tạo nên cái mốt: dân sành điệu phải đến phòng trà. Dù là sành điệu giả hay thật. Dù là nghe nhạc thật hay chỉ tìm cõi mơ, cõi tình, cõi dục hoặc chỉ là thói hãnh tiến của một lớp nhà giàu mới gặp thời nhờ chiến tranh thì tất cả đã giúp cho PTCN phất lên và Tân Nhạc nhờ đó có thêm đất để đơm hoa kết trái.




Xin điểm qua một số PTCN: Văn Cảnh(Calmete) Đức Quỳnh(Cao Thắng) Trúc Lâm(Ngô Tùng Châu) Anh Vũ (Bùi Viện)…Sau này, khi chế độ Ngô Đình Diệm cấm khiêu vũ thì một số vũ trường gia nhập thêm vào làng PTCN như: Tự Do, Baccara…Tuy nhiên có 5 phòng trà nổi danh nhất lúc đó là QueenBee, Tự Do, Rizt, Maxim,Đêm Màu Hồng chia nhau ”thống trị”với các ban nhạc lừng danh và các ca sĩ thuộc hàng sao mà nó lăng-xê nên (Các PTCN không chỉ do các nhạc sĩ, ca sĩ mở lên mà còn do những người ngoài giới như nhà văn Mặc Thu với Trúc Lâm, Kiến trúc sư Võ Đức Diên với Anh Vũ)

Cũng xin nói thêm một dạng PTCN đặc biệt nữa là phòng trà sinh viên. Dạng phòng trà này thường do sinh viên mở ra và phục vụ cho chính đối tượng sinh viên, học sinh là chính. Trong đó tên tuổi còn lưu lại ngày nay là quán Văn cạnh trường Đại học Văn khoa (ngày nay là trường ĐH Khoa học-Xã Hội-Nhân văn). Nó được nhắc tới nhiều vì chính nới đây có góp mặt giọng ca liêu trai Khánh Ly. Người cùng với Trịnh Công Sơn sau này tạo nên một hiện tượng lớn cho Tân Nhạc Việt.

Các ngôi sao của PTCN

Đi đôi với Đêm Màu Hồng là Ban Thăng Long với tiếng hát hai bát độ(Sòl-Sól)của Thái Thanh dù không qua lớp luyện thanh nào cả. Họ là một ban nhạc gia đình đúng nghĩa với 4 anh em Phạm Đình Chương (người nổi tiếng với bài nhạc xuân bất hủ: Ly rượu mừng) Phạm Đình Viêm, Thái Hằng và Thái Thanh. Đây là ban nhạc hát bè số một lúc ấy với các nhạc phẩm: Tình Hoài hương, Tình ca (Phạm Duy), Đợi anh về (Văn Chung),Tiếng dân chài (Phạm Đình Chương)…Sau này Thái Thanh sẽ trở thành sao ở vai trò solist mà các tác phẩm ngoại quốc dịch lời Việt mà bà hát như: Trở về mái nhà xưa(Back ro Sorriento)Mối tình xa xưa(Célèbre Valse)Dòng sông xanh(Danube blue)…đã trở thành kinh điển.

Khánh Ly cũng mở phòng trà lấy tên mình sau khi thường xuất hiện ở quán Văn. Khách trí thức rất thích đến nghe bà chủ Khánh Ly hát nhạc Trịnh. Nơi đây giọng ca Khánh Ly càng ngày càng huyền hoặc bay xa.

Ca sĩ Lệ Thu với giọng hát man mác buồn như thu được dân nghe nhạc mến mộ tìm đến ở phòng trà QueenBee (ngày nay vẫn còn đó là một vũ trường) của ca sĩ Ngọc Chánh. Lệ Thu nổi lên với bài”Ngậm ngùi”.

Ban nhạc The Dreams với giọng pha rock của Julie Quang là hàng hiệu của Rizt. Nơi đây ông chủ của nó cũng là một giọng ca có hạng: Jo Marcel với giọng ca rất nam tính và mùi. Tuy mang tên Tây nhưng ca sĩ này là chánh gốc Việt.


                                                                     Ca sĩ Thanh Lan

Các PTCN còn lại là những nơi cho ra lò các giọng ca Thanh Thúy,Thanh Lan, Lệ Thanh, Kim Vui…Giọng ca Thanh Thúy được coi là giọng ca…ma tuý vì cái buồn não nề của nó.Trái lại Thanh Lan thì “teen” hơn với chất nhí nhảnh, dễ thương. Chị trưởng thành nhờ sự đào tạo của lò Việt Nhi do nhạc sĩ Nguyễn Đức hướng dẫn với các bài hát quốc tế lời Việt mà đáng nhớ nhất là ”Bang bang”(Khi xưa ta bé)…và một số bài nhạc Việt nhẹ nhàng khác như Thu Vàng(Cung Tiến)…

Một nét đặc biệt của Tân nhạc Việt là các lò đào tạo ca sĩ thường tạo ra các tên tuổi của mình có chữ đầu giống nhau.Theo tư liệu người viết bài có được thì chữ Ngọc xuất hiện trước(Ngọc Thanh,Ngọc Hà…) rồi đến Minh (Minh Tần,Minh Trang,Minh Diệu…) Sau đó là Phương (Phương Hồng Hạnh,Phương Hồng Quế…)

                                                                          ***

Ngày nay PTCN ở Sài gòn vẫn còn tồn tại nhưng không nhiều nữa. Chắc chắn sự xuất hiện của các sân khấu ca nhạc tạp kỹ với giá cả bình dân và các dạng nhạc dành cho giới trẻ phong lưu trong các quán bar kèm nhảy nhót và lắc lư của các nữ vũ công gợi cảm đã kéo bớt người nghe về các hướng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ một điều là các giọng ca ngày xưa ở các phòng trà đều có cá tính riêng (chuyện đẳng cấp chưa bàn tới) và khi nổi tiếng ở PTCN thì họ cũng gần như đương nhiên nổi tiếng ở ngoài xã hội. Ngày nay, công thức đó ít đúng. Nếu bạn đi nghe ở PTCN thường xuyên sẽ không khó nhận thấy nhiều giọng hát còn hay hơn những”ngôi sao”đang tung hoành trên thị trường nhưng họ vẫn là người của bóng tối (bóng tối phóng trà và bóng tối tên tuổi). Đó là sự khác nhau của công nghệ lăng-xê và tính chất nghe nhạc bằng lỗ tai đã chuyển sang “nghe” nhạc bằng mắt(còn tai để nghe nói chuyện và nghe điện thoại di động!). Tân Nhạc thời trước có những giá trị thật,ảo rất tỏ tường nhưng bây giờ thì...

T.M.P

(Kỳ sau:Bài 4-Những gương mặt Tân Nhạc:Đặng Thế Phong)

NHỮNG GƯƠNG MẶT TÂN NHẠC: ĐẶNG THẾ PHONG-NHẠC SĨ BUỒN



Có hàng hàng lớp lớp những gương mặt TN xuất sắc đáng để lớp hậu sinh nhắc đến,nhưng trong chuyên đề này tôi chỉ xin dành riêng mỗi bài để nói đến 3 người mà thôi:Văn Cao,Lê Thương,Đặng Thế phong.Có 3 lý do chỉ nêu được con số hạn chế như vậy.Một-do khách quan,vấn đề tế nhị về chính trị mà có một vài người tạm chưa được phép đề cập đến.Hai-do hạn chế về hiểu biết và tư liệu nên không bàn rộng ra được nhiều người.Và cuối cùng-đây là 3 nhạc sĩ thế hệ đầu tiên của TN đã tạo ấn tượng và tình cảm trong tôi nhiều nhất.Rất mong các bạn sẽ đóng góp thêm cho chuyên đề này nhiểu nhạc sĩ tiêu biểu khác.

Đặng Thế Phong(sinh năm 1918)tuy chỉ mang đến cho TN Việt vỏn vẹn 3 ca khúc:Đêm thu,Con thuyền không bến,Gịot mưa thu nhưng theo tôi hai trong số ba bài đó đều xứng đáng là những kiệt tác bất hủ của tình ca Việt.Ông chỉ viết được ba bài vì ông chỉ sống với nhân gian 24 năm!Câu nói”Tài hoa yểu mệnh”ứng nghiệm vào Đặng Thế Phong không sai một ly.



Ông là người thành Nam,nơi đây cũng là quê hương của những nhạc sĩ tài hoa đầu tiên của TN:Đan Thọ,Bùi Công Kỳ(1919),Hoàng Trọng.Cùng thời với ông là các nhạc sĩ tên tuổi khác:Nguyễn Xuân Khoát(1910)Văn Chung(1914)Nguyễn Văn Thương(1919)Lê Yên(1917)Lưu Hữu Phước(1921)Đỗ Nhuận(1922)Phan Huỳnh Điểu(1924)…Chính lớp nhạc sĩ thế hệ thứ nhất này đã đặt nền tảng cho nhạc Việt qua các tác phẩm danh giá;và sự nghiệp sáng tác của họ đã bắc cầu nối dài từ thời Tân nhạc lãng mạn(Trước 1945) cho đến giai đoạn của nhạc hùng ca rồi lãng mạn cách mạng(1945-1954)đến hiện thực cách mạng(1954-1975),tạo ra một di sản âm nhạc quý báu mà nổi bật nhất là giá trị tư tưởng-lịch sử và nét văn hoá đặc thù Việt Nam.

[Khi viết bài này tôi mới nhận ra một thiếu sót khi lẫn thẩn quên không nhắc đến trong bài trước một nhạc sĩ Tân nhạc lãng mạn rất tài hoa là Đoàn Chuẩn.Xin cho phép tôi được thắp nén nhang xin lỗi ông và nói về ông đôi dòng:Đoàn Chuẩn thường đi đôi với Từ Linh ở tên tác giả(viết lời)là một cặp bài trùng sản sinh ra những xuất sắc phẩm về mùa thu đáng được truyền tụng mãi mãi:Tà áo xanh.Thu quyến rũ,Gửi gió cho mây ngàn bay…kế tục những bài tình thu tuyệt tác của Đặng Thế Phong,Văn Cao.Ông là một người rất amateur đúng điệu công tử Hà thành và rất đa tình với những nét nhạc bay bướm mang hơi huớm lã lơi của tiếng đàn Hạ uy cầm mà ông rất thích sử dụng.Ông khai thác điệu tính trưởng rất hay mang phong cách bán cổ điển Tây phương nhưng nghe man mác rất Việt nhờ những quãng đặc trưng lấy từ nhạc ả đào.Nhạc Đoàn Chuẩn thường ám ảnh tôi khi biết yêu.]

Quay lại với Đặng Thế Phong-cuộc đời của ông rất long đong,dở dang việc học,sống lang bạt kỳ hồ với nhiều nghề khác nhau:dạy nhạc,vẽ tranh cho báo,ca sĩ…Ông lang thang từ Nam Định lên Hà nội,trôi dạt vào Sài gòn rồi qua Nam Vang trước khi quay trở về Hà nội và qua đời tại đó sau khi viết xong bài hát sầu não nuột như chính cuộc đời nhạc sĩ buồn của mình:Giọt Mưa Thu.Ông mất vì bệnh lao do cuộc sống nghèo khổ,lao lực và bôn ba.

Bàn về tác phẩm của ông,mọi người đều thừa nhận rằng ông thuộc lớp các nhạc sĩ tiền phong của âm nhạc lãng mạn Việt với những bản tình ca đầu tiên trong lịch sử rồi sẽ được nhiều nhạc sĩ sau này phát triển trong các dòng chảy tình ca khác.

Nếu như ở bản nhạc đầu tay”Đêm thu”còn mang nặng những âm giaiTây-mặc dù ở phần hai của ca khúc này ông có đưa ngũ cung Việt vào như một kiểu hợp hôn-thì ở bài hát tiếp theo”Con thuyền không bến” sự kết hợp giữa thất cung và ngũ cung mới đạt đến độ chín của tài hoa.
Ngũ cung trong bài này viết theo lối hát sa mạc(Bởi thế nghe buồn xa xăm):mi mi mi mi là rề mi(đêm nay thu sang cùng heo may),la la la la mi sol la(Đêm nay sương lam mờ chân mây)…lung linh đứng bên cạnh những âm điệu Tây phương với những bán âm chênh vênh:la si la đố si la mi(Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng)…Những âm điệu này được ông lồng vào những lệch phách,đảo phách(Syncope)của lối hát ả đào thật lững lơ.
Thật ra đâu phải đợi đến bây giở mà ở Đặng Thế Phong đã có sự đông-tây giao hoà rồi,đó là điều các nhạc sĩ đương đại trên thế giới như Olivier Messiaen,Claude Debussy…đã từng làm trong cuộc hành trình âm nhạc chinh phục những âm điệu châu Á của họ.Có lẽ đây chưa hẳn là do ý thức học thuật gì cao thâm mà theo tôi chính tâm hồn và văn hoá rất Á đông,rất Việt của Đặng Thế Phong đã làm nên sự hoà quyện tự nhiên và thú vị đó!

Phong cách sáng tác này được ông tiếp tục trong ca khúc Giọt mưa thu.Vẫn là thất cung kết hợp nhuần nhị với ngũ cung nhưng trong tác phẩm này ông viết có học thuật hơn khi ứng dụng kỹ thuật métabole(chuyển hệ)làm cho âm điệu bài hát trở nên nhiều màu sắc hơn.Bài này,hồi mới lớn cứ mỗi khi mưa tôi lại hay bật máy cassette lên nghe,nhất là những đêm mưa nỉ non rơi không nhỏ không to,nghe hoài băng nhão khiến bài hát nghe càng…não nề, mưa nghe như thê thiết hơn.
Sau này trong sáng tác đầu tay”Ướt mi”(cùng ở cung mi thứ)Trịnh Công Sơn đã chịu ảnh hưởng và phát triển nó thêm hơn.Cũng là lối vận dụng điệu thức Dorien với ngũ cung [mi sol la si rê]:sì mi sì rề mi sol la mi…(Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi)với:sì mi mi mi mi,mi sol sol sol sol,mi la la si sol mi sì…(Ngoài hiên mưa rơi rơi…).

Đặng Thế Phong có mặt trên cuộc đời này quá ngắn ngủi.Ông xuất hiện như một chớp sao băng với một sự nghiệp ít ỏi nhưng có giá trị lớn và vững bền.Ở thời kỳ của ông khi hầu hết các tình ca khác còn nói chuyện mây gió hoa lá thì nhạc của ông đã đi vào thân phận và tâm hồn một cách sâu sắc với bút pháp lãng mạn và u sầu.Tưởng như buồn chôn hết cả nỗi buồn trong đó.Nối tiếp tính lãng mạn tình ca này sẽ là một đệ-nhất-người-tình của ca khúc ở Hải Phòng:Văn Cao.

T.M.P

(Kỳ sau:Bài 5-Những gương mặt Tân Nhạc:Văn Cao-Người tình Trương Chi)

NHỮNG GƯƠNG MẶT TÂN NHẠC: VĂN CAO-NGƯỜI TÌNH TRƯƠNG CHI



Văn Cao-chào đời ngày 15/11/1923 bên bờ sông Cấm(Hải Phòng)là  một nhạc sĩ đa tài và đa dạng.Ông là người phát triển tính lãng mạn tình ca của Đặng Thế Phong lên đỉnh cao trong nhạc Việt với hai siêu phẩm:Thiên thai và Trương Chi.Ông cũng là người nối tiếp dòng hùng ca mà kiệt tác là bài Quốc ca Việt Nam(Tiến quân ca).Cha đẻ của thể loại trường ca Việt cũng chính là Văn Cao với tuyệt phẩm Trường ca Sông Lô.Nhạc của Ông có ca từ đẹp như thơ và giàu hình ảnh của một bức tranh sinh động.Không có gì ngạc nhiên bởi chính ông cũng là một thi sĩ(Tập thơ Lá)và họa sĩ đầy tài hoa.Đa tài thường đa truân.Cuộc đời ông lận đận và có gần 30 năm không màng đến sáng tác vì u uất một điều gì đó tựa hồ như nỗi buồn của chàng Trương.




Tình Ca

Đầu thập niên 40 là thời của nhạc tình lãng mạn thay nhau ra đời,Văn Cao cũng nằm trong dòng chảy đó.Ông bắt đầu viết những bài nhạc tình đầu tay mang nỗi buồn của thời đại Thu cô liêu,Buồn tàn thu nhưng với một phong thái rất Á đông chứ ít chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn Pháp trong văn học như một số nhạc sĩ khác.Trái lại,ông chịu ảnh hưởng của thơ Đường.Chính ông từng viết ở bản in bài Thiên Thai năm1944:Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên thai và Đào Nguyên.Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!(Văn Cao tự nhận mình là người…Huế qua biệt danh người sông Ngự).

NHỮNG GƯƠNG MẶT TÂN NHẠC: LÊ THƯƠNG - Người Kể Chuyện Bằng Nhạc



Lê Thương là một trong những cánh chim đầu đàn của TN(Cùng thế hệ với Dương Thiệu Tước,Văn Chung,Lê Yên,Thẩm Oánh,Nguyễn Xuân Khoát,Dzoãn Mẫn…)từng là một thầy dòng nhưng rồi lại cỡi áo thầy tu -chắc vì tâm hồn quá lãng mạn và đa tình của mình.Tuy vậy,chất”thầy”vẫn còn thấm đượm trong ông nên dù có viết nhạc”hoa bướm”cỡ nào thì ông vẫn được tiếng là nghệ sĩ có cuộc sống rất chừng mực,đơn giản và rất trí thức(sau khi cỡi áo tu ông làm nghề giáo).Lê Thương sừng sững như ngọn núi cao trong TN với bộ ba Hòn Vọng Phu(1,2 và 3)với câu chuyện thiếu phụ Nam Xương chờ chồng hoá đá.Bắt đầu bằng bài tình ca nhỏ Nàng Hà Tiên từ thập niên 40 đến Hòn Vong Phu đồ sộ,nhạc của ông tựa hồ là những câu chuyện kể…

Kể chuyện tình sử

Hồi đó Lê Thương ôm một mối tình câm,lãng mạn như bài thơ”Lòng ta ôm một mối tình/Tình trong giây phút thành tình thiên thu…”Nghe nói người trong mộng của ông sau này trở thành phu nhân một nhạc sĩ cũng rất nổi tiếng khác:Nguyễn Thiện Tơ người lưu danh hậu thế với ”Giáo đường im bóng”(bài hát này được tác giả viết lúc mới 17 tuổi-hình như đó là một kỷ lục của Tân nhạc thì phải).Tình cảm này đã giúp Lê Thương viết ra bài “Nàng Hà Tiên”.Ông mượn chuyện khác để nói chuyện lòng mình.Đây là bài hát nhiều người cho là dự báo cho Hòn Vọng Phu kiệt tác của ông sau này.Cũng mô-típ chuyện tiên và hư hư thực thực như Thiên thai(Văn Cao) nhưng ở Lê Thương nghiêng về trần thuật(kể)hơn là tính tự tình.Ông kể rằng người yêu người rồi đẻ ra tiên,tiên cũng vì yêu nên biến thành một bờ bến thơ mộng và hùng vĩ là địa danh Hà Tiên,một thắng cảnh du lịch mà ai cũng biết đến:”Từ mộng thuyền quyên/Tới giấc mơ huyền/…/Từ rày Hà Tiên/Thành một bờ bến…”(Lời bài Nàng Hà Tiên).Lúc này Lê Thương cho thấy sự nổi bật của ông là ở kỹ thuật cao tay dám viết những câu nhạc rất dài nhưng khúc chiết,linh hoạt và bay bướm(Nếu không có tài và cao tay ấn sẽ làm câu nhạc dài dòng rối rắm,khó cảm)cũng như là trí tưởng tượng phong phú,bay bổng.


Thập niên 40 ngoài những bản nhạc Tây rất thịnh hành trong thanh niên trí thức mới(thời đó bị lên án là những kẻ khai tử nho học)thì một số bài hát Nhật cũng được phổ biến rất rộng rãi qua những ca khúc Nhật chuyển lời Việt như:”Hà nhật quân tái lai”của Văn Chung…(điều này cho thấy ý kiến nhạc Nhật chưa bao giờ ảnh hưởng đến Việt Nam là thiếu cơ sở,ngược lại nó đã có từ lâu cùng với lúc nhạc Tây du nhập vào nước ta-tuy có ít hơn nhiều).Có lẽ vì yêu mến những giai điệu đẹp và man mác của các ca khúc KoHan No Yado,MoriNo,Shina No Yoru…Lê Thương đã mượn âm giai Nhật để viết nên bài “Thu trên đảo Kinh Châu”rất được mến mộ thời bấy giờ.Tuy nhiên đây là một sáng tác có chủ tâm của Lê Thương khi lấy bối cảnh và nội dung Nhật để đưa vào bài hát này rồi dùng âm điệu xứ sở mặt trời để thể hiện nó.

Giai đoạn này Lê Thương cũng được biết đến với các bài hát “Bản đàn Xuân”,”Một ngày xanh” là những tình ca buồn êm đềm nhưng tên tuổi ông chỉ thật sự chói loà khi soạn ra bộ ba bài hát dài hơi và giá trị cao là Hòn Vọng Phu.Đây là sáng tác đánh dấu sự  phát triển đến mức cao nhất  những thủ pháp viết ca khúc theo dạng liên khúc và phát triển ngũ cung cũng như bút pháp lời ca của “thương hiệu”Lê Thương:sử dụng ca từ như một câu chuyện kể.Kể những câu chuyện tình không phải bình thường mà mang dáng dấp sử thi,tình sử.

Tính châm biếm và tâm hồn trẻ thơ

Là một nhạc sĩ-nhà giáo nên Lê Thương rất quan tâm đến thời thế,xã hội cũng như là thiếu nhi,-một đối tượng chính của giáo dục.Vì thế trong sự nghiệp âm nhạc của ông còn hai mảng đề tài khác rất thành công là nhạc châm biếm chính trị-xã hội và nhạc thiếu nhi.

Như chuyên đề này đã đề cập,cuối thập niên 40 trong làng TN xuất hiện một xu hướng viết nhạc mới khá độc đáo,không tình ca mà cũng không hùng ca đó là nhạc hài hước của Trần Văn Trạch.(Nghệ sĩ này là ngưởi đầu tiên của Việt Nam để tóc dài như phong trào hippy sẽ xuất hiện và tạo thành cơn sốt vào tận thập niên…60 sau này).Ông lập nhóm ATV,viết mới dân ca thành những bài ca hài hước phê phán,đả kích rất duyên dáng hóm hỉnh những vấn đề thời sự về chính trị-xã hội.Trong danh mục của Trần Văn Trạch luôn có mặt các bài hát theo phong cách này của Lê Thương.Ông được xem như người tiên phong trong các sáng tác này với các bài:Hoà bình 48(Phê phán sự mỵ dân đội lốt hoà bình),Làng báo Sài Thành(Đả kích báo giới bồi bút,bất tài và ham tiền),Đốt hay không đốt(Châm biếm máu Hoạn thư)…Những bài hát này sử dụng ngôn ngữ rất bình dân và cách dùng phong ngữ rất địa phương tính.(Tuy vậy nó vẫn đảm bảo được tính nghệ thuật chứ không phải như những ca từ bây giờ của một số tác giả trẻ”học đòi”bình dân mà rất rẻ tiền,phản nghệ thuật)

Nhạc thiếu nhi của Lê Thương thì càng tuyệt hơn nữa.Nói không ngoa ông cùng với Nguyễn Xuân Khoát là một trong những bậc sư tổ của nhạc thiếu nhi Việt Nam(sau này sẽ ra đời nhiều cây bút như thế bay lên từ nền tảng này:Phong Nhã,Hoàng Long-Hoàng Lân,Phạm Tuyên,Trương Quang Lục…)Cũng như tôi,mọi người ai ai mà không nhớ về những đêm Trung Thu tuổi thơ của mình với lung linh bài hát Thằng Cuội.Cũng là một kiểu kể chuyện duyên dáng gần với Đồng dao và giai điệu đẹp rất Việt đã làm cho tuổi thơ chúng ta bao thi vị về Cuội,Hằng Nga,cây đa.Rồi lớn lên một chút chúng ta lại hát vang:”Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…”(Bài Học sinh hành khúc).

Một tâm hồn mẫn cảm,hiệp sĩ và trẻ thơ đã hoà tan vào tài hoa Lê Thương giúp tạo nên các tác phẩm trứ danh nhiều tình tự quê hương mà vẫn mở lòng ra với bốn phương,chắc chắn là điều để những kẻ hậu thế chúng ta khi tiếp cận và thâu thái âm nhạc đương đại thế giới phải ngẫm nghĩ giữa biên giới “học đòi và học hỏi-bắt chước và sáng tạo”.

T.M.P

(Kỳ sau:Bài 7-Hùng ca và Cách mạng ca)


Back To Top