Showing posts with label Bài viết gần đây. Show all posts
Showing posts with label Bài viết gần đây. Show all posts

18.9.13

BOLERO SẼ LÀ MỘT ÂM QUYỂN (*) DÂN CA KHÔNG KHUYẾT DANH.


Cho dù mọi đánh giá về bolero Việt có khác nhau hay trái ngược nhau của mọi tầng lớp xã hội VN thế nào thì chắc chắn bolero vẫn luôn có một chỗ đứng quan trọng và không thể thiếu của âm nhạc Việt từ xa xưa, bây giờ và sau này. Nó đã , đang và sẽ tạo nên một âm quyển bolero trong không gian sống của người Việt. Đó là điều ai cũng thống nhất.

Nền âm nhạc VN là nền âm nhạc của ca khúc làm chủ đạo, dù từ lâu chúng ta đã dày công xây dựng một nền âm nhạc bác học song hành với nó. Nhưng do yếu tố lịch sử, thói quen văn hóa và nhất là thông lệ giáo dục ở VN chưa bao giờ đưa được nhạc bác học vào nếp nghe nhạc của người Việt hoặc tạo nên một âm quyển cao cấp.  Nó chỉ tồn tại trong một nhóm rất thiểu số mà nhóm đó trong chỉ số cảm thụ loại nhạc này cũng cho thấy chưa rộng và sâu như các nước phát triển khác.

17.9.13

ĐỪNG ĐU DÂY VỚI BOLERO


             Không phải ai cũng hát bolero Việt ra bolero Việt như Chế Linh được

Tiếp mạch bài về bolero, chúng ta thử xem xét hiện tượng dựa vào tính chất bình dân, dễ cảm và tính quảng đại quần chúng của nó để một số ca , nhạc sĩ lạm dụng hoặc ngộ nhận khiến bức tranh ca nhạc đương đại Việt méo mó rất tội nghiệp trong thời điểm hiện nay.

1/Không phải ai hát bolero cũng được.

Đừng tưởng bolero dễ hát, dễ nghe mà ai cũng có thể hát đạt. Sai lầm!

Sự đơn giản đôi khi lại khó thực hiện cho nó thật… giản đơn. Nhiều người vẫn nói đùa rằng hát cho ra sến, tức sến khiến gạch đá chảy nước luôn như Chế Linh từng đóng dấu thương hiệu là điều không phải dễ. Ta có thể nói ca sĩ bolero còn lâu mới hát như ca sĩ opera được thì cũng có một thực tế là ca sĩ opera cũng bất khả thi để hát cho ra chất bolero!

Mỗi loại hình âm nhạc có đặc trưng riêng vì thế cũng sẽ có những yêu cầu kỹ thuật cũng như diễn đạt riêng. Không hiểu, không phù hợp, không nắm bắt được thần thái biểu cảm điển hình thì không thể nào thể hiện đúng chất nhạc riêng được.

BOLERO: NHẠC TÂY THUẦN VIỆT NHẤT


Nhạc Bolero xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, như vậy nó đã có tuổi đời khoảng hơn 60 năm, nghĩa là ra đời sau Tân nhạc Việt (1938) hơn 2 thập niên. Gọi là nhạc bolero vì nó được viết theo tiết điệu bolero của Mỹ latin. Gốc rễ của nó chính là từ Tây Ban Nha đã lan tỏa sang các nước nam Mỹ rồi sau đó thâm nhập toàn thế giới. Điều đặc biệt là khi du nhập vào VN và tuôn chảy khi ào ạt lúc thâm trầm thì dòng nhạc này không bao giờ…lạc hậu trong thú nghe nhạc của người Việt! và điều thú vị hơn hết nó chứng minh được một điều vô địch của nó so với tất cả các thể loại nhạc phương tây khi đặt chân vào VN: Việt hóa thành công để có dân tộc tính cao nhất.
         
                                                Soạn giả Viễn Châu, người sáng tạo ra phong cách tân cổ giao duyên 

Vì sao như vậy?

Hãy bắt đầu từ bản chất của bolero. Nó đơn giản thế này: tiết điệu êm đềm dễ chịu như sự mơn trớn. Giai điệu dễ nhớ dễ nghe theo dòng chảy thính giác của cảm xúc từ man mác đến thật buồn. Nó là sự lãng mạn đơn sơ cho nên gần gũi với tất cả mọi người.

16.9.13

LÂU ĐÀI TRÊN CÁT

Khoảng 15 năm trước khi tôi viết bài cho báo âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam về sự giống nhau giữa ca khúc “Tình thôi xót xa” của nhạc sĩ Bảo Chấn và ca khúc I’ve been to me của Charlene người Mỹ (viết năm 1982). Sau khi phân tích tôi đã kết luận Bảo Chấn đã “đạo” ca khúc này.

Điều làm tôi kinh ngạc là cách làm báo rừng rú của họ lúc đó! Chuyện gì đã xảy ra?

Họ đã đưa bài viết của tôi (chưa đăng báo-đang còn viết trên tờ giấy A4 của tôi) cho Bảo Chấn xem rồi bảo: Ông viết bài đánh lại đi!

Thế là một chuyên cực kỳ cục và cực hi hữu đã xảy ra là số báo sau đó đã đăng cùng lúc cả 2 bài của tôi và Bảo Chấn, mà lẽ ra nó phải đăng ở 2 số báo khác nhau.

Điều đó nói lên văn hóa làm báo và tiếp nhận phê bình rất thấp qua 2 sự việc:

1 - Đưa bài phê bình của tôi cho người bị phê khi chưa đăng rồi kích động đánh lại.

2 - Bảo Chấn phản biện lại bằng cách đánh giá tôi là : ngu dốt không biết gì về âm nhạc! Ngựa non háu đá!


(Và cũng trong số báo đó có đăng thêm một bài có vẻ như bênh vực cho B.C với nội dung là phân tích một vài sự giống nhau giữa 2 bài hát không phải là “đạo” nhạc. Như vậy, là bài của tôi khi chưa đăng có thể đã đến tay một người khác nữa!)

Khoảng 3 năm sau thì xảy ra vụ kiện của tác giả Keiko Matsui về việc Bảo Chấn đạo bài “Frontier” của họ. Sự kiện này đã thực sự gây chấn động làng nhạc. Mặc dù, tiếp theo đó lại nổi lên một vấn đề là cả 3 bài “TTXX”, “I’ve been to me” (Tác giả Charlene) và “Frontier” lại giống nhau đến 90%! Việc này dẫn đến vấn đề thực sự là ai ăn cắp của ai?

Sau khi phân tích và tìm kiếm chứng cứ cũng như tư liệu về bản thảo thì hội đồng thẩm định của Hội NSVN chứng minh được Bảo Chấn viết ca khúc này sau rất nhiều năm khi 2 bài hát trên được phổ biến.

Chưa cần phải chứng minh được ai là người thật sự sáng tác chứ không bắt chước giữa Charlene và Matsui, nhưng người ta đã kết luận được Bảo Chấn đã đạo một trong hai bài hát kia.

Kết luận đó là của Hội nhạc sĩ Việt Nam vào tháng 5/2004, và Bảo chấn đã thừa nhận và phát biểu: “thực sự lấy làm tiếc và xin lỗi bạn nghe nhạc”.

Một lời xin lỗi muộn màng sau khi đã bị vạch rõ sự thật bằng cứ liệu. Nhưng không thấy B.C xin lỗi người mà mình phê là :” ngu dốt, ngựa non háu đá” cũng như BBT báo âm nhạc lúc đó của Hội nhạc sĩ VN không biết có thấy áy náy đã hành xử với người phê bình bài hát trên khoảng 2,3 năm về trước rất thô thiển và thiếu văn hóa. Hình như động cơ của họ lúc đó là mượn người phê bình để tạo nên sự kiện để PR cho tờ báo ( lúc đó bắt đầu có chủ trương kinh doanh lấy lãi chứ không chỉ lưu hành nội bộ như xưa).Tiếc hơn nữa đó là một hội chuyên ngành!

Tưởng đã xong thì khoảng năm 2011, trên báo Thể thao-Văn hóa lại bất ngờ đăng bài báo bênh vực lại B.C như một nhạc sĩ tài hoa bị oan và người phê bình ông này đạo nhạc là sai và có lẽ xuất phát từ sự ngộ nhận thấp kém nào đó hoặc là động cơ cá nhân. Và cho rằng B.C là một tượng đài âm nhạc đã bị bôi đen và đánh sập vì một sự ấu trĩ hay đố kỵ nào đó! Đặc biệt, bài này nằm trong loạt bài xét lại một giai đoạn âm nhạc VN từ lúc lên ngôi và đánh giá những thành quả cũng như tôn vinh một số gương mặt. Dĩ nhiên, trong đó B.C là bài được tô đậm nhất! Có thể nói B.C có đạo nhạc mấy bài đi chăng nữa thì vẫn có những bài chắc là sáng tác thuần của ông và vẫn được công bằng nhìn nhận nếu nó có giá trị. Tuy nhiên, vấn đề đã dược đẩy lệch sang việc nhấn mạnh ông bị hàm oan bất chấp những minh chứng rành rành ra đó. Họ chỉ dựa trên cơ sở duy linh: chắc một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong lịch sử âm nhạc!

Có lẽ loạt bài này dựa vào sự kiện Trịnh Công Sơn bị quy kết bài “Con mắt còn lại” của ông đạo bài "The Syncopated Clock" của Leroy Anderson để lật lại sự kiện B.C nhưng lại thiếu ý thức với hành động duy linh đó đã vô tình bênh vực luôn cho các trường hợp đạo nhạc khác đã phát hiện hoặc chưa phát hiện.

Có thể nói sự kiện này như cái phao cứu sinh cho trào lưu đạo nhạc ở VN. Người ta lý luận rằng T.C.S mà còn bị quy là đạo nhạc thì còn ai mà không bị!

Thế là sự ngẫu nhiên vô hình trung đã được xem là kết luận khả dĩ cho vấn đề đạo nhạc. Nhưng, sự ngẫu nhiên nếu có thì đó chỉ là sự việc rất hiếm và không thể xảy ra thường xuyên. Còn ở VN và ở bản thân một số tác giả thì sự ngẫu nhiên đó là phổ biến và lặp lại như một bản chất thì có còn là ngẫu nhiên?!

Nhưng xét thật kỹ về ca khúc “Con mắt còn lại” thì dễ dàng nhận thấy cái tội thuộc về người làm hòa âm chứ không phải chỉ riêng bản thân bài hát. Nhưng có lẽ đó sẽ là một bài phân tích chi tiết khác sẽ đề cập đến trong bài viết sau.

Những hồi ức nhỏ này cho thấy, ở Việt Nam người ta thường nhìn nhận vấn đề không phải trên khoa học và logic mà là dựa vào cảm tính cũng như sự thân sơ. Nó cũng hàm chứa sự cuồng tín, nghĩa là ai mà đã được thần tượng thì không thể phạm lỗi lầm. Đó là biểu hiện của văn minh phê bình kém cũng như quán tính nô lệ trong tư duy và cả sự duy tâm mù quáng theo kiểu nước cứ chảy theo khe.
Phê bình cũng như là Luật pháp : bất vị thân. Không ai có ngoại lệ cho dù đó là một tượng đài vĩ đại. Cho dù đó là...Thánh!

Một nền phê bình nếu có trên cơ sở đó thì chẳng khác nào xây lâu đài trên cát!

T.M.P

13.9.13

CHÉN ĐẮNG PHÊ BÌNH AI DÁM UỐNG?


Nhà phê bình phải chấp nhận mình là một người cô đơn và ít ai ưa, và càng chân chính họ càng không được ưa.

                                   Nhà phê bình chân chính là một chiến binh đơn độc

Có ai trên đời này lại thích chê, hoặc bị chê mà thấy vui trong lòng? Không thấy buồn là đã một người bản lĩnh và đáng nể rồi,mà đó là với lời chê đúng! Dù người ta nói: Ai chê đúng là thầy của ta.

Cho nên người bản lĩnh và có văn hóa thì tuy buồn nhưng họ lại cho đó là dịp may để nhận ra gót chân Achilles của mình, và nếu lời phê không chính xác thì họ sẽ phản biện trong tinh thần tranh luận lành mạnh có khoa học và logic của sự việc. Nhất là tôn trọng con người của nhau.

12.9.13

ĐI TÌM SỰ BẮT TAY GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI


Giữa thời đại thị trường thì nghệ thuật khó thoát được số phận của hàng hóa. Hoặc ít ra nó cũng phải thỏa mãn cái tiêu chí tìm đi tìm được đồng tiền để tái sản xuất ra nghệ thuật. Vậy tìm được sự bắt tay này có khả thi không và biên độ giao thoa của cái bắt tay đó có thể tối đa hóa đến tỷ lệ là bao nhiêu hạn mức? Âm nhạc là nghệ thuật nên cũng phải đối diện với bài toán khó đó.


                                     Cưa đổ kim tiền hay cuốn theo dòng nuớc tiền bạc?

Bản chất của nghệ thuật và thương mại rõ ràng từ khởi thủy đã không ăn nhập gì nhau nên tìm cho nó một sự đồng điệu quả là nan giải mà có người còn cho rằng bất khả thi.

Nghệ thuật là thế giới của cái Tôi lẻ loi,nó có hướng đến xã hội thì cũng thông qua lăng kính chủ quan và không hề bị áp lực bởi đám đông. Còn thương mại thì ngược lại, mục tiêu tối thượng là đám đông nhu cầu khách quan sau đó mới tính đến cái nội tại tự nó.

7.9.13

Thực trạng Phê bình âm nhạc Việt: Góc nhìn từ sự kiện Ns. Nguyễn Ánh 9 & C.s Đàm Vĩnh Hưng

                                      Phê bình âm nhạc thấy gì sau ánh hào quang sân khấu?

Nếu không có ngòi nổ từ sự kiện trên thì PBAN Việt vẫn ngậm tăm và ngậm bồ hòn.
Bắt đầu(hay tái hồi thì đúng hơn)những kêu gọi và cổ xúy của báo chí và dư luận để vực dậy phê bình.
Nhưng hậu sự kiện trên là gì?
Sẽ trở lại như xưa!
Bởi vì bản chất của nó khó thay đổi.
Hãy thử phân tích.

1/ 4 "có" và 3 "không".

Khoa học và nghệ thuật phê bình VN còn kém nhận thức về bản chất tự do. Đó là tự do của cánh diều chứ không phải là tự do của cánh chim trời. Nó còn quán tính của tập quán Nho và Khổng giáo cho nên dẫn đến sự ràng buộc của những vấn đề sau:

-4 “Có”:

Xã hội và cộng đồng thường chỉ tin tưởng và công nhận 4 tiêu chuẩn: trọng quyền, trọng thế, trọng bằng và trọng niên.

Người ta chỉ muốn nghe lời phê của người đang có quyền lực hay ít ra là đã từng có quyền. Sau đó là họ tin vào những người có thân có thế (địa vị xã hội và mối quan hệ tốt). Rồi đến người có bằng cấp hay hàm học vị. Cuối cùng là lão niên(Vì người già nói đúng sai gì cũng như cha như bác mình nói mà thôi!)
Còn ngược lại, họ dành sự khả nghi và kỳ thị với sự chụp mũ trên quan điểm đánh giá: “trục trặc tư tưởng hoặc động cơ cá nhân”. Cho nên hệ quả vô tình dẫn đến:

5.9.13

Đạo nhạc: Bất thường đã thành Bình thường



Chống đạo nhạc như Don Quixote chống cối xay gió

.
Con người ta có hàng tỷ người như nhau. Dù màu da , chủng tộc khác nhau đều có tay chân, mắt mũi như nhau . Nhưng đó là nhìn tổng thể, khi đi vào cái cụ thể , cái chi tiết thì khác nhau. Chủng tộc này khác chủng tộc kia. Dân tộc kia khác dân tộc nọ. Thậm chí anh em một nhà cũng phân biệt rõ sự khác nhau.

“Một vài nốt giống nhau, vòng hoà âm giống nhau, cảm giác (ambience, feeling) giống nhau không có nghĩa là bài hát giống nhau”.

Dựa trên lý luận này nhiều người viết nhạc thiếu lương tâm lại thừa khôn ngoan biến cái người khác thành của mình với một kỹ thuật thông thường trong âm nhạc là biến tấu (Variation). Đây là sự ăn cắp tinh vi kiểu như lấy chiếc xe người khác về sơn phết lại màu khác, thay một vài phụ tùng khác rồi nhận là của mình, người ta nhìn qua có cảm giác quen quen nhưng rõ ràng nó có màu khác từ cái vỏ xe cho đến yên xe, hoặc mấy con decal dán lên xe thì khác nhau kia mà(!?). Nếu thật thà thì nhận là mình PHÓNG TÁC. Nhưng gọi là SÁNG TÁC thì kiêu hãnh hơn nhất là khi mình là người có bằng cấp cao về âm nhạc. Thà dối trá mà được tôn vinh còn hơn thật thà mà mất giá ( giá thị trường)!

4.9.13

NHÀ PHÊ BÌNH ÂM NHẠC: HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ?


Dường như thuật ngữ phê bình âm nhạc (PBAN)chỉ còn như ông đồ ngày xưa. Và bây giờ thay thế cho PBAN là những khái niệm PBAN… mới.
Chân dung của họ đây:

1/ Phê bình bầy đàn của đám đông:

Đây là sản phẩm của fan và mạng xã hội.
Các fan và mạng XH hầu như nắm quyền sinh sát việc giọng ca hoặc bài hát đó có hay không có giá trị?có được tồn tại và vinh danh trong đời sống âm nhạc đương đại này không. Vì lẽ số đông đó là nguồn tiếp thị và điều tra khả năng đầu tư và kinh doanh cho thương mại âm nhạc. Một giọng ca, bài hát mà có nhiều fan và gây hot trên mạng XH là coi như con gà đẻ trứng vàng cho các bầu sô,các sân chơi âm nhạc cùng các hình thức ăn theo: nhạc chuông, nhạc chờ…Còn không? Ca sĩ hết thời, nhạc sĩ về vườn!

Tiếc một điều đám đông đó là một đám đông ô hợp, tập trung hết 99,99% một mức dân trí và thị hiếu thấp kém. Chứ đừng nói gì một trình độ kiến thức về nghệ thuật và mỹ học nhất định. Đám đông phê bình theo kiểu bầy đàn này chưa bao giờ đứng trên cái nền học thuật mà phê bình. Chỗ đứng của nó được đặt trên sự cảm tính, chuộng xa hoa hình thức và nhất là a dua.

Chưa kể , đám đông còn bị ru ngủ bởi sự mua chuộc của của các “sao”  và trở thành một tín đồ rồi bị lợi dụng để làm bình phong và nơi bệ phóng cho các “sao” này bay đến các mỏ vàng phù hoa, nhung lụa. Nơi không có chút gì bóng dáng nghệ thuật chân chính.

CHIM PHƯỢNG HOÀNG BAY LÊN TỪ TRO TÀN?


                                                     Nhạc Việt xưa
       Ngày 6/7/1938 bài hát “Kiếp Hoa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên (đồng thời cũng là giọng ca ténor đầu tiên của cả Đông Dương đương thời)đã được trang trọng đăng trên tờ báo Ngày Nay.Lịch sử âm nhạc Việt Nam đã đánh dấu đây là tờ giấy ”khai sinh”ra nền ca khúc Việt Nam hiện đại mà ta vẫn quen gọi là tân nhac hay âm nhạc cải cách.Tính từ đó cho đến nay nền âm nhạc đó đã được hơn 65 tuổi.Trong suốt một chặng đường dài bằng cả đời người này,ca khúc luôn là gương mặt đại diện cho cả một nền âm nhạc(những thể loại âm nhạc bác học như nhạc thính phòng,giao hưởng…thì phát triển với qui mô hẹp hơn) của đất nước với nhiều dòng chảy khác nhau và trãi qua 3 thời kỳ phát triển chính:thời kỳ nhạc tiền chiến,thời kỳ phân chia đất nước với 2 dòng rẽ lớn(dòng ca khúc cách mạng,yêu nước rực rỡ ở miền Bắc và dòng ca khúc ở các đô thị miền Nam thuộc Mỹ)và thời kỳ sau giải phóng miền Nam.Mỗi thời kỳ đều có những đặc trưng và thành tựu riêng.Riêng nhạc trẻ tuy chỉ là một nhánh chảy của ca khúc -xuất hiện vào khoảng thập niên 60 ở SàiGòn –đã trở thành một thể loại âm nhạc chi phối phần lớn các “kênh”nghe-xem nhạc lúc đó và cho đến sau này ,bỡi một lẽ đơn giản người thưởng thức ca nhạc đông nhất vẫn là giới trẻ.

Đến khoảng giữa thập niên 90 nhạc trẻ Việt Nam đạt đến một cao trào mới được cả nước tụng ca là:”Cuộc lên ngôi của nhạc Việt”. Để hiểu cụm từ lên ngôi này phải nhìn lại thị hiếu và thị phần ca nhạc trước đó hầu như bị chi phối của nhạc ngoại và nhất là nhạc Hải ngoại(của cộng đồng người Việt ở nước ngoài)nhưng sau đó nó phải nhường”ngôi vị” của mình lại cho những ca khúc và một thế hệ nhạc sĩ,ca sĩ mới trong nước.Tuy nhiên cao trào này chỉ tồn tại khoảng hơn nửa thập niên và bắt đầu thoái trào vào những năm đầu thiên niên kỷ mới.

Khi bình tĩnh nhìn lại cao trào này là lúc người nghe nhận ra những hạn chế của nó bên cạnh những đóng góp mang tính kỹ thuật hiện đại mà nó đã mang đến cho nhạc Việt.Và cơn bùng phát dữ dội nhất mang tính bước ngoặt là sự lên án về sự “sản sinh vô tính” những bài hát và nặng nề hơn là nạn “đạo nhạc” đã chính thức tước đi”ngôi vị” của nhạc trẻ Việt trong lòng khán giả yêu nhạc.

Vậy bản chất của nền nhạc trẻ Việt vừa qua và hiện nay là gì?

Không thể phủ nhận những mặt tích cực của nó đã kéo người nghe nhạc trở lại với chính dòng nhạc trẻ “made in Việt Nam” cũng như đã tạo ra những gương mặt nhạc sĩ và ca sĩ tiêu biểu của giai đoạn này mà chắc chắn sẽ được ghi lại trong nhạc sử Việt Nam.Song,khi phân tích tận cùng bản chất của nó sẽ không ai ngạc nhiên khi thấy ánh hào quang ngắn ngủi đó chỉ như sự lung linh ngũ sắc nhưng dễ vỡ của bong bóng xà phòng.Vâng,nền nhạc trẻ đó thực ra mới phát triển được ở diện rộng nhưng còn thiếu chiều sâu ở sự thẩm thấu văn hoátài năng cũng như là lòng tự trọng sáng tạo.


                                              Hào quang như bong bóng của nhạc Việt

Văn hoá
Đó chính là sự thâu tóm hiệu quả “cái ta có” và “cái của người ta” và sau đó là tính giao thoa của các thành tố đó để tạo nên cái nền văn hoá mà ta vẫn thường hô hào là dân tộc-hiện đại.Một số nhạc sĩ làm tốt”cái ta có”với sự kế thừa triệt để nhưng không phát triển gì nhiều cũng như thiếu vắng hơi thở của thời đại nên không còn hấp dẫn mấy với giới trẻ.Một số khác lại quá nhiệt tình với “cái của người ta” tạo nên một diện mạo rất đương đại nhưng lại vất đi các yếu tính Việt nên các tác phẩm của họ khá lai căng dù có được biện minh là học hỏi,thâu thái các dòng nhạc tiên tiến của thế giới.Do vậy nó chỉ sinh ra một dòng chảy ca khúc mang tính chất” ốc mượn hồn” mà thôi.Nếu chỉ có vậy thì khó được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh và giá trị.

Tài năng
Thước đo đồng thời là điều kiện cơ bản để tạo ra những tác phẩm xuất sắc,tiếc thay lại rất thiếu hiện nay đã khiến cho nền nhạc trẻ Việt kém chiều sâu chinh phục.Chúng ta thiếu những nhạc sĩ phối hợp tốt việc thâu tóm dân tộc tính và các giá trị ngoài biên giới để hoà trộn lại thành những tác phẩm hiện đại mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân.Khi đã có một dấu ấn cá nhân thì tất yếu sẽ có một dấu ấn văn hoá mà chính gốc rể dân tộc của cá nhân đó mang lại trong tác phẩm của họ.Chúng ta thiếu đến độ nhiều khi sự học hỏi của chúng ta chỉ dừng lại ở cấp bậc vay mượn không qua một tầng lớp thẩm thấu nào.Chúng ta thiếu đến mức bất lực trước kho tàng âm nhạc dân gian còn đang chìm dưới tầng sâu của quên lãng và thờ ơ,mà có người còn ngộ nhận nó không còn gì để khai thác cho các ca khúc đương đại nữa(!?).Chúng ta kém đến nỗi ngây thơ chỉ biết thu phục những giá trị âm nhạc kém cõi thay vì những tinh hoa thực sự, đó là sự “ăn”những hoa trái sượng sùng của họ mà cứ ngỡ là đỉnh cao;hoặc đó là việc chạy theo trào lưu “cắt,dán” âm nhạc vô tội vạ mà chỉ biết thực hành như một anh thợ thủ công chứ không phải là một quá trình sáng tạo.

Lòng tự trọng sáng tạo.
Bài học đầu tiên của người sáng tác là gì? Đó là viết không lặp lại người khác và chính mình. Đó là tự trọng sáng tạo của mình và tôn trọng sáng tạo của người khác.Nhân tố này chúng ta cũng chưa được trang bị đầy đủ nên đã dẫn đến hệ quả tất yếu là “sự kiện long trời lỡ đất” vừa qua.Thôi không nói đến sự đạo nhạc trắng trợn làm nên những đứa con song sinh,vì đó chỉ là một số rất ít,chúng ta chỉ nói đến xu hướng cắt,dán được một số nhạc sĩ cổ xuý và bắt chước nhưng tiếc thay nó chỉ là sự nguỵ trang cho sự vay mượn,hợp pháp hoá việc đạo nhạc mà sau này bị phát hiện họ mới công khai lấy trường phái cắt dán tung ra để biện minh.

Nên lưu ý khi xảy ra trường hợp cắt,dán trong các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ trên thế giới,họ đều để tên tác giả kép(nhạc sĩ có tác phẩm bị “cắt” và ns có tác phẩm được“dán”).
Ví dụ: Bach - Gunô trong bài hát Ave Maria (Gunô chỉ lấy phần hòa âm trong Prelude cung đô trưởng của Bach rồi viết một giai điệu khác,vậy mà ông vẫn đàng hoàng để tên Bach ở phía trước).
Mozart-Lizst : trong tác phẩm Don Giovani (Phóng tác của Lizst viết cho piano trên chủ đề opera Don Giovani của Mozart.Trong bài này Lizst chỉ “dán” một ít giai điệu và hòa âm từ Don Giovani của Mozart rồi biến tấu khác đi tới 9 phần 10 nhưng vẫn trang trọng ghi tên Mozart)…
Còn các tác giả ở Việt Nam?Xin thưa hoàn toàn không mà có khi tác phẩm của họ “dán” tới 40,50% của người khác!

Cho nên cơn địa chấn trong làng nhạc trẻ vừa qua là một đường dây nhân-quả không thể tránh.Tuy nhiên như câu nói nổi tiếng của Henri de LuBac:”Thời đại nào xấu nhất thì chính đó là thời đại đẻ ra những việc lớn lao”.Qua cái nhìn lạc quan có thể thấy một vận hội mới đang đến với nhạc Việt từ những cuộc phê phán lớn vừa qua dù có người bi quan cho đó là một cuộc lật đổ các giá trị(các giá trị nào!?thật hay ảo!?) sẽ dẫn đến việc thui chột một thị trường âm nhạc trong nước(!?). Điều đó là không thể!vì chính qua biến động này,người nghe nhạc sẽ nâng dần thị hiếu mình lên với những yêu cầu cao hơn so với cuộc lên ngôi nhạc Việt trước đây.Còn giới viết nhạc,nhất là các nhạc sĩ trẻ,sẽ thấm thía cho mình một bài học về sáng tạo đắt giá cũng như những ý thức về sự thẩm thấu văn hoá,tính thâu thái,học hỏi và lòng tự trọng của nghệ sĩ để viết ra những tác phẩm và góp phần vào nền nhạc trẻ Việt thời kỳ mới mang được dấu ấn cá nhân,văn hoá dân tộc hài hoà với tính đa văn hoá trong thời đại toàn cầu hoá này.Một lực lượng người viết tài hoa và có lòng tự trọng nghề nghiệp cao sẽ được gạn lọc.Tất cả sẽ thành hiện thực khi những điều kể trên được dần dần thay đỗi và cải thiện đi để chúng ta được chứng kiến cảnh chim phượng hoàng bay lên từ tàn tro hôm nay.Tất cả nằm trong tay các nhạc sĩ hiện tại và thế hệ ngày mai cũng như trong cái nhìn của công chúng ngày một sâu sắc hơn về nền nhạc trẻ Việt đương đại.

T.M.P

(-Bài liên quan:
http://www.tin247.com/ca_nhac_den_co_the_gay_ung_thu_ve_tam_hon-8-21258797.html)

Chuyện máy hát và thợ viết nhạc

Nhạc trẻ Việt Nam sau những giai đoạn thăng trầm khác nhau đã đạt đến một giai đoạn phát triển mới có thể gọi là hoàng kim vào hậu bán thập niên 90 (khoảng năm 96,97)và chỉ kéo dài được hết năm thứ nhất của thiên niên kỷ mới.Thời kỳ này là “thời đại vàng”của các giọng ca xuất thân từ Hà Nội nhờ một kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện cộng với những làn hơi mạnh mẽ đến mức có thể “làm xiếc” với giọng hát của mình, và sau đó là sự đổi ngôi cho một thế hệ ca sĩ ở Sài Gòn muốn làm sống lại lối hát chân phương của người miền Nam cộng với lối thể hiện của cơn sốt”TeenPop”đang là thời thượng trên thế giới.Còn những nhạc sĩ của giai đoạn này có khá nhiều người  cố gắng tạo được những phong cách riêng ở những trình độ khác nhau đã góp phần tạo nên một dòng chảy tươi mới mà họ đã học hỏi,hấp thu hoặc bắt chước một cách khéo léo từ các loại ca khúc hiện đại trên thế giới(Chủ yếu là Âu-Mỹ và sau này là một phần của Bắc Á).Sự tương tác giữa “người hát” và “người viết” khá điệu nghệ đã đưa nền nhạc trẻ giai đoạn này đạt đươc một thành công nhất định với một gương mặt đa diện có thể gọi là một sang trang mới giúp đẩy lùi bớt dòng nhạc hải ngoại đã từng chiếm lĩnh những chiếc máy Cassett-CD một thời gian dài trước đó.
     Tuy nhiên,thời”trăng mật”của nhạc trẻ qua mau dưới những cơn sóng cuồn cuộn của thị trường.”Người viết” và “người hát”mới xuất hiện một hai năm trở lại đây đã không còn đủ tỉnh táo,bản lĩnh và tâm hồn để duy trì một phong độ viết và hát rất nghệ sĩ như lúc ban đầu nữa.Nhạc trẻ sinh ra từ thị trường và trở thành nạn nhân của thị trường bởi tính thụ động và sớm vội hưởng thụ của người hát và viết nhạc mà đa phần họ còn quá trẻ và vô tâm để nhận ra điều đó.



     Người hát từ vô tình đến tự nguyện biến hình tượng người ca sĩ trở thành cái máy hát đầy năng lượng gom tiền và săn lùng danh vọng tột độ bằng mọi giá.Họ bị biến thành một con rối đúng nghĩa trên sân khấu.Ban đầu là cái mini-disk nhiệm mầu phù phép một con chim sẻ thành hoạ mi và biến khán giả thật thà trở thành người nghe đĩa với phần “múa minh hoạ” của người nhép miệng.Tuyệt vời quá, lip-sync !!! Sau đó,mini-disk bị kết án”đồng phạm”với lip-sync giúp ca sĩ ”móc túi” khán già và biến mình thành ngôi sao ảo.Có hề gì người hát vẫn cứ hát và bây giờ khi buộc phải chia tay với “cái đĩa nhỏ phù thuỷ” họ tìm cách lấy lòng khán giả trẻ bằng chiêu bài ”FansClub”để huyễn hoặc người nghe trẻ(cũng rất non nớt đến quá vô tư) và tự “bơm mình”để”tăng trọng”như những con gà thịt bị bơm nước ở ngoài chợ.Trình độ âm nhạc và sự chạy show liên tục, sự tính toán quỷ quái để cạnh tranh,giành giựt fan không phải bằng giọng ca làm sao có thể giúp người hát có được trái tim xúc cảm và nhân cảm để hát không giống như một robot hoặc con rối duới sự điều khiển của cơ khí hoặc một người nào khác không phải chính họ?

                                          Fans là lá bài lật ngửa của ca sĩ-thợ hát ngày nay

    Trong tình hình đó đáng buồn thay”những cái máy hát” lại đi tìm sự hợp tác từ những “nhạc sĩ” đang biến mình thành một “người thợ viết nhạc”.Sự kết hợp giữa hai cái “gien” này tất yếu đã tạo ra những đứa con nhợt nhạt,ốm yếu là 9/10 những”sản phẩm”đang lưu hành trên thị trường hiện nay được đánh giá là một loại hàng hoá rẻ tiền chứ không được coi như là hàng hoá cao cấp, là “hàng hiệu” như vài năm trước đây!
     Chỉ có ai cực đoan mới ngộ nhận và phê phán tính thị trường của nghệ thuật.Đó là một yếu tính của mọi thứ trong xã hội hiện đại.Trong khi nền điện ảnh đang loay hoay tìm một lối ra trong thị trường,coi đó như một cái phao cứu sinh tạo một bước nhảy vọt để lôi kéo khán giả đến xem phim Việt Nam ở các rạp hát và trước màn hình vô tuyến, thì hà cớ gì chúng ta lại tìm cách “ngáng chân” một thị trường ca nhạc đã được tạo lập ở đây?Không có sự huỷ hoại nào đáng kể ngoài chính những người trong cuộc là những người viết nhạc trẻ!Vâng,sự thật cay đắng đã chỉ ra chính những bài hát ngày càng khô cạn về cảm xúc và nghèo nàn về sự sáng tạo và cá tính của chúng ta là một trong những nguyên nhân chính đã đưa giá trị và danh dự của nhạc sĩ ca khúc đến bờ vực thẳm.
     Từ một vài bài hát xuất thần,được cưu mang và sinh thành ở trái tim đưa một số trong chúng ta lên đỉnh vinh quang rồi từ đó duới áp lực của “đơn đặt hàng”và sự mê say danh tiếng và cạnh tranh với nhau xem ai giành giựt “miếng bánh” nhiều hơn,cái chữ “sĩ ” kia đã vơi bớt hoặc không còn nữa trong tâm niệm của người viết.Sự chai sạn cảm xúc,sự lười biếng tư duy đã tăng tốc sự thoái hoá từ học hỏi,bắt chước đi dần đến việc chấp nhận “chôm chĩa âm nhạc” do vô ý thức hoặc có ý thức chẳng giúp chúng ta nổi tiếng hơn mà chỉ là tai tiếng hơn,làm cho vai trò người viết nhạc trẻ trở nên rẻ tiển như chính những bài hát sản xuất hàng loạt mang màu sắc sinh sản vô tính của mình.
     Tôi nhớ mãi hình ảnh “đau lòng” trong lần trao giải Làn Sóng Xanh gần đây nhất.Những kỳ trao giải của mấy năm trước ,lễ trao giải diễn ra tương đối trang trọng dành cho người viết với việc xướng tên và trao giải cho từng người được giải.Lần này thì không,cả “một đống”tác giả được nêu tên và xếp hàng lên nhận “huân chương”cùng một lúc.Cảnh lộn xộn đã diễn ra và các tấm giấy khen đã trao nhầm tên tác giả lung tung!Chao ôi,một giải thưởng như của LSX,được xem như chỉ là một sân chơi cục bộ,là thị hiếu nhất thời, là thị trường nay cũng không còn trân trọng mấy dành cho những người viết ca khúc thương mại như xưa nữa huống hồ gì là những giải thưởng nghề nghiệp uy tín khác.Chẳng trách được ai vì khi mình kém tự trọng thì người khác cũng bớt tôn trọng mình mà thôi.
      Có lẽ còn lại một niềm an ủi và hy vọng chăng khi nghĩ rằng thà chúng ta có những “người máy hát” nghe xuôi tai còn hơn nghe ca sĩ dở hát;và thà làm một anh thợ nhạc “khéo tay hay làm” còn hơn một chàng nhạc sĩ vụng về không biết xu thời,biết xoay sở lăng-xê?
  
T.M.P

Back To Top