Showing posts with label Góc nhìn của tôi. Show all posts
Showing posts with label Góc nhìn của tôi. Show all posts

15.12.13

Mới!!! Nghe album Giáng Sinh "Wrapped in Red" của Kelly Clarkson

Wrapped in Red [ Ngập tràn sắc đỏ] thời điểm hiện tại đang xếp hạng 3 của Billboard. Kelly nổi lên từ vị trí quán quân American Idol lần thứ nhất năm 2002, sau đó là 2 giải Grammy cho album nhạc pop và nữ nghệ sĩ trình diễn nhạc pop xuất sắc. Ngoài ra Kelly còn đoạt bốn giải của "Teen Choice Awards" và hai giải tại "MTV Video Music Awards 2006".

Trong album này ngoài những bài noel quen thuộc và kinh điển, được làm thành những phiên bản mới, lạ và hiện đại nhưng vẫn lưu dấu những sắc màu truyền thống của nó, là một sáng tác mới của cô dành cho mùa lễ lớn trong năm này: " Underneath The Tree".[Bên dưới cây]. Một bài Pop rộn rã và vui tươi như không khí bài "Jingle bell" vậy.

14.12.13

Những album quốc tế đáng nghe của năm 2013 - phần 2


Trong năm 2013 không phải là năm có nhiều âm nhạc chất lượng cao đáng nghe để xuýt xoa như một kiệt tác, nhưng cũng có nhiều bài và nghệ sĩ đáng nghe để mà say sưa với những âm điệu và âm sắc dị biệt , thú vị và tràn đày cảm hứng cho đôi tai khát nhạc. Chứ không thì với cái chổng mông lịch sử của cô nàng nổi loạn Miley Cirus và với những thể loại nhạc tương tự như thế [Lady Gaga, Rihanna...] thì âm nhạc còn gì để mà nghe năm qua, ngoài việc vuốt ve chiều chuộng đôi mắt trần trụi thôi.

Một chút đề cử riêng tư:


-Cut 4 Me của Kelela. Đa thể loại hỗn hợp: hipster/indie/twisted R&B và một chút pop. Mixtape này phát hành vào khoảng tháng 9 vừa qua. Cô gái U30 này là một gương mặt tương đối mới. Những ám ảnh về tình vỡ và nhuốm một ít tính dục nhẹ trong những âm thanh giận dữ, hoang tưởng nhưng sâu sắc.

Nghe toàn album:

13.12.13

Cú chổng mông lịch sử và thời kỳ hoàng kim của âm nhạc sắc dục hay âm nhạc nữ quyền?


Không phải từ “cô gái le lưỡi”Miley Cirus, phải tính từ “cô gái vật chất”Madonna từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước thì sắc dục đã bắt đầu mặc nhiên đồng hành cùng với âm nhạc đại chúng. Nhưng thật sự đến hậu bối Miley thì nó càng ngày càng cởi mở, tự nhiên và khiêu khích đến tới hạn cuối cùng của sex nhân tính và sex phi nhân. Đến nỗi nhiều người danh tiếng trong giới âm nhạc thế giới phải cáu gắt hay gay gắt mà phán rằng:  chó chết, dịch vật…Nhưng có thật hoàn toàn là tục tĩu thế không?

12.12.13

Những album quốc tế đáng nghe của năm 2013- Phần 1

Trong năm 2013 không phải là năm có nhiều âm nhạc chất lượng cao đáng nghe để xuýt xoa như một kiệt tác, nhưng cũng có nhiều bài và nghệ sĩ đáng nghe để mà say sưa với những âm điệu và âm sắc dị biệt , thú vị và tràn đày cảm hứng cho đôi tai khát nhạc. Chứ không thì với cái chổng mông lịch sử của cô nàng nổi loạn Miley Cirus và với những thể loại nhạc tương tự như thế [Lady Gaga, Rihanna...] thì âm nhạc còn gì để mà nghe năm qua, ngoài việc vuốt ve chiều chuộng đôi mắt trần trụi thôi.

Một chút đề cử riêng tư:

- Tek lek Schrempf của John Wizards. Thể loại Word music với những âm sắc Nam Phi đương đại là chủ đạo.



Nghe toàn album

11.12.13

NÓNG!!! Trao giải thưởng “AMBIA” 2013 Lần đầu tiên ở VN


AMBIA  – Viết tắt của AMBINH Award, nghĩa là giải thưởng Âm Binh cho những gương mặt được tôn vinh lộn ngược trong âm nhạc đại chúng VN một năm qua do Blog TMP bình chọn.

Trái Cà Chua loại rẻ tiền nhất vì đã ôi[3399 Vnđ/Kg] được chọn làm cúp lưu niệm.

“Đúng qui trình” xét quá trình ăn nói và hành động cùng thành tích đạt được, các nghệ sĩ sau được vinh dự “bêu danh”:

10.12.13

Kỷ niệm 210 năm ngày sinh Hector Berlioz [11/12/1803-11/12/2013] nghe lại tuyệt phẩm "symphonie fantastique"

Tôi thích nghe  "symphonie fantastique" [Giao hưởng tưởng tượng- Có người dịch là : ảo tưởng] của Berlioz không chỉ nó mang ý nghĩa là kiệt tác cách tân về dàn nhạc và dàn hợp xướng, tạo nên cây cầu nối giữa trường phái cổ điển Vienna với những trường phái sau đó mà vì nó còn thể hiện rõ nhất một con người "Sinh ra để yêu", cho nên không lạ gì khi ông được xếp vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa lãng mạn.

Với ý muốn trở thành nhà phê bình âm nhạc nhưng sau đó ông lại thành công trong vai trò một nhà soạn nhạc, Berlioz lại tạo nên một ngoại lệ đặc biệt là một nhạc sĩ không biết chơi đàn...piano. Trong khi đó ai cũng biết rằng một nhà soạn nhạc thì phải biết sử dụng thành thạo nhạc cụ gần như bắt buộc này để soạn nhạc. Thật không biết ông làm thế nào để viết nên những tác phẩm xuất sắc như: Lénor ou Les Francs Juges, La mort d’Orphée, Huit scénes de Faust, Lélio ou Le rétour à la vie, Le carnaval romain, L’enfance du Christ...Nhưng nổi bật nhất có lẽ là "symphonie fantastique" , còn được gọi là :  Episode de la vie d'un Artiste.. .en cinq parties (Quãng đời của một nghệ sĩ... 5 phần) mà chúng ta sẽ thưởng thức sau đây:

9.12.13

Âm nhạc “đỉnh cao” mà như âm nhạc sinh viên!


Hội Nhạc sĩ Việt Nam[HNSVN] được xem như hội tụ tinh hoa sáng tác âm nhạc của cả nước và đó cũng là nơi tập trung của những nhạc sĩ chuyên nghiệp. Nhưng nơi này chưa bao giờ đưa ra nhiều những tác phẩm đi vào đời sống của cả nước cũng như trong tâm trí của ít nhiều người nghe nhạc cả bề rộng lẫn chiều sâu của cảm xúc và nghệ thuật và ngay cả…kỹ thuật nữa !. Hằng năm với giải thưởng thường niên của mình, Hội đã tôn vinh không biết bao nhiêu sáng tác từ ca khúc cho đến khí nhạc nhưng sức sống của chúng rất èo uột và chỉ nằm trong phạm vi của Hội và trên sóng truyền thông của những chương trình “cúng cụ” mà thôi.

Hãy thử đọc qua một vài trích đoạn bản báo cáo của Hội đồng nghệ thuật HNSVN về chất lượng của các tác phẩm âm nhạc năm nay mà không khỏi sững sờ cho cái Hội tập trung hầu hết những nhạc sĩ chuyên nghiệp có bằng cấp chuyên môn cao:

8.12.13

Xã hội vô cảm thì âm nhạc vô hồn


Viện Gallup thống kê về chỉ số vô cảm[ ít cảm xúc, thờ ơ, bàng quan ]cho người dân ở 150 vùng, quốc gia và lãnh thổ trên thế giới vào năm ngoái đã xếp Việt Nam vào thứ hạng 13. Một chỉ số tương đối cao về sự vô cảm của người Việt. Mà không chỉ con số, những hiện tượng, những vấn nạn xã hội, những đối nhân xử thế hàng ngày đã cho mọi người thấy ngày nay người ta càng lúc càng sống ít tình cảm đi, thay vào đó là sự thực dụng, ích kỷ và vô tâm. Nó chứng minh ngược thống kê trên không phải là tào lao.

Âm nhạc Việt Nam thì không thấy có thống kê cho thấy nó vô hồn ở thứ hạng mấy. Nhưng điều đó không cần con số thống kê vì ai cũng biết nghệ thuật trong đó có âm nhạc trước hết là một thông điệp và là tiếng vọng của tâm hồn. Một thứ âm nhạc không hoặc ít cảm xúc thì cho dù có được điểm trang bằng “dao kéo” kỹ thuật hay kỹ xảo bao nhiêu thì thông điệp hay tiếng vọng đó sẽ câm nín hay thều thào lạnh nhạt. Kết cục là thứ âm nhạc đó trở nên nghèo nàn, rẻ tiền hay xa lạ, trơ trẽn, tạm bợ.

7.12.13

Bài hát có thể góp phần mang đến tự do cho một người và nhân quyền cho một dân tộc


Âm nhạc thật kỳ diệu. Nó khơi gợi cái đẹp và truyền cảm xúc về cái thiện của tinh thần nhân bản và ý thức về sự đấu tranh chống tiêu cực vì cộng đồng xã hội. Nghệ sĩ có trong tay mũi tên mỹ lệ đó nhưng nhiều lúc quá đắm đuối trong tháp ngà của chỉ” đôi ta” mà bỏ quên nó để làm một “nhân sĩ” tầm thường khi đứng trước những vấn đề sống còn của xã hội và dân tộc.

Nhân ngày Quốc tế nhân quyền 10/12 sắp đến đồng thời để  tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, một biểu tượng vĩ đại cho tự do và nhân quyền của thế giới, chúng ta nên nghe lại ca khúc “Free Nelson Mandela” của Jerry Dammer, sáng tác năm 1984-thủ lĩnh của nhóm nhạc The Special  AKA.

4.12.13

Về ba bài Giáng Sinh Việt Nam

Ảnh: Quốc Toản

Nhạc về mùa Giáng sinh của VN không nhiều. Nhất là mức độ nổi tiếng và yêu thích của chúng. Chỉ có thể đếm được hơn năm ngón tay là đáng nghe hoặc được mọi người hay nghe thôi. Trong đó, có ba bài thú vị dưới đây và đáng để lạm bàn trong thời điểm này.

Bài Giáng sinh thuộc hàng cổ nhất của VN

Nó ra đời cách đây… 106 năm, nghĩa là hơn 40 năm so với lịch sử ra đời bài tân nhạc Việt đầu tiên. “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” là một bài thánh ca của linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt, với nghệ danh là Phaolô Đạt. Nó cũng là một trong những bài thánh ca VN thời gian đầu tiên mà Công Giáo vừa du nhập vào nước Việt và được xem là bài Giáng sinh thuộc hàng cổ nhất VN. Gọi là thuộc hàng cổ nhất mà chưa dám khẳng định là bài đầu tiên là do thận trọng tôn trọng tính lịch sử khi chưa được chính thức xác nhận, tuy nhiên người ta cũng chưa thấy có ai tìm ra bài Giáng sinh nào có trước bài này cho đến thời điểm hiện tại.

30.11.13

Chúng ta không thể thắng được đám ngu bởi vì họ quá đông


Câu nói quá khích này là của Albert Einstein. Hơi quá khích nhưng không sai. Lịch sử cho thấy mọi phát minh, phát kiến đều thuộc về một cá nhân, và thậm chí có lúc có nơi số đông lại tìm cách khai tử cả những phát kiến của vi thiểu số ưu tú, là cản ngại cho chân lý nữa.

Ngọc thì ít, sỏi đá thì vô số. Nhưng sỏi đá có thể che lấp, chôn vùi ngọc.

Vậy mà âm nhạc đương đại đều hầu như phụng sự số đông và lấy đó làm thước đo giá trị. Bởi nó không có chọn lựa nào khác khi âm nhạc đã trở thành hàng hóa. Tính thương mại không phân biệt ngu hay khôn, sáng tạo hay không sáng tạo, ngọc hay đá miễn tạo được nhu cầu số đông. Ngọc mà không chiều lòng số đông cũng vô dụng. Đá mà được lòng số đông thì hữu dụng. Nhiều khi sự hữu dụng đó chỉ là một quả lừa. Nhưng không sao. Càng đông càng tốt, càng tiệm cận đắc thắng.

29.11.13

"Một người thứ hai" thì đã là hỏng rồi!


Arthur Rubinstein- pianist được cho là vĩ đại nhất thế kỷ 20- đã nói như vậy khi đề cập đến tính”chính chủ” trong nghệ thuật - Nói cho có vẻ có ngôn từ thời sự- nghĩa là ở cá tính và bản sắc của người sáng tạo. Ông cũng nói thêm: Tôi cho rằng một nghệ sĩ, bất kể đó là hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ trình diễn, nhà soạn nhạc, nhạc công, hay bất cứ người nào mang danh nghệ sĩ, phải là người có cá tính không bị trộn lẫn được, tức chỉ có một, mà không có người thứ hai. Từ đó, ta thấy rằng nếu không có cái thứ hai thì tất nhiên không có sự so sánh được. Cho nên trong nghệ thuật không nên nói cái nào hay hơn cái nào, mà chỉ có sự khác nhau. Như màu đỏ với màu xanh. Không thể nói màu nào đẹp hơn màu nào. Chỉ có thể nói màu nào được yêu thích nhiều nhất, tạo ảnh hưởng nhiều nhất.[Tất nhiên là trong một thời điểm ngắn dài khác nhau hay một không gian, môi trường xã hội cụ thể nào đó]

27.11.13

Số 5 và số 95


Đó là con số phần trăm về người nghe có kiến thức âm nhạc : 5% và người nghe không có kiến thức âm nhạc: 95%. Đây là thống kê chung trên thế giới và đã được thực hiện cách đây hơn một thập niên. Thời điểm hiện nay chưa thấy có thống kê tương tự để cho thấy tỷ lệ trên có thay đổi gì không. Nhưng có lẽ con số trên nếu có đổi thay thì chắc không nhiều trong một thời gian chỉ hơn 10 năm với trong một tình hình âm nhạc càng lúc càng nghiêng về đơn thuần chỉ để giải trí và chú trọng mục tiêu thương mại trên cả toàn cầu.

25.11.13

Văn hóa xếp hàng trong âm nhạc


Đã hơn một lần tôi tình cờ nghe thấy những cuộc vừa tranh luận vừa cãi vả giữa hai nhà thơ và nhạc sĩ về một chuyện rất nhỏ nhưng rất nhạy về văn hóa, đó là: tên nhà thơ hay tên nhạc sĩ để trước trong một bài hát phổ thơ?

Thường thì lý luận thế này:

Nhà thơ: Có thơ tôi thì anh mới có cái để phổ chứ?

Nhạc sĩ: Không có tôi phổ nhạc thì lấy ai hát thơ anh!?

Có lần, nhà thơ dỗi bảo: Cấm phổ thơ tôi. Nhạc sĩ bực: Tôi cóc thèm phổ thơ ông.

24.11.13

Từ giải thưởng MAMA chạnh lòng nghĩ đến giải thưởng âm nhạc của Việt Nam


Giải thưởng tầm vóc nhất về âm nhạc của Hàn Quốc được trao thường niên là MAMA. Nội dung giải thưởng của nó và những nghệ sĩ chiến thắng đã được nhiều báo chí và trang mạng trong nước ta nhanh chóng và sôi nổi thông tin. Nhân đây, tôi chỉ muốn nêu lên một ít suy nghĩ chợt đến của mình khi nghiền ngẫm về MAMA.[Mnet Asian Music Awards viết tắt là MAMA là một trong bốn giải thưởng âm nhạc Hàn quốc hàng đầu hiện nay, ba giải thưởng còn lại là :Seoul Music Awards, Golden Disk Awards và Melon Music Awards]

Vì sao giải thưởng âm nhạc của Hàn Quốc mà dường như ta cũng quan tâm chẳng kém gì giải thưởng Grammy?

22.11.13

Có phải là ca từ của Phú Quang???!!!


Dưới đây là một đoạn bài báo trên tờ Sóng Nhạc, viết về đêm nhạc ”Về lại phố xưa” của nhạc sĩ Phú Quang, có lẽ đã làm một số nhà thơ bị một chút xúc phạm nếu họ đọc được. Cũng nhắc thêm nó cũng là đêm nhạc chủ đề tác giả - tác phẩm được hầu hết các báo và trang mạng đưa tin và ca ngợi gần đây:

“Đêm nhạc do MobiFone phối hợp với Đại học quốc gia TPHCM tổ chức Đêm nhạc chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam với chủ đề “Về lại phố xưa” tại Ký Túc Xá Đại học Quốc Gia TPHCM với sự tham gia của các ca sĩ: Quang Lý, Mỹ Linh, Khánh Linh, Nhật Thu...

Đêm nhạc lấy tên của một ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sỹ Phú Quang đưa thày cô cùng các bạn sinh viên Tp.HCM về với Hà Nội phố qua 19 ca khúc trữ tình “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Đâu phải bởi mùa Thu”,”Im lặng đêm Hà Nội”…. Được thể hiện qua những ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng như: Diva Thanh Lam, Tấn Minh, Khánh Linh, saxophone Trần Mạnh Tuấn, Quang Lý, Phương Anh, Nhật Thu.

Bằng các ca từ sâu lắng mang đầy tính triết lý, tự sự trong những ca khúc đi cùng năm tháng của nhạc sỹ Phú Quang….”

21.11.13

Nhân Christophe đến Việt Nam nghĩ về nhạc Pháp xưa


Ông lão Christophe đến VN biểu diễn tuần cuối tháng này khiến tôi sống lại cảm xúc nhạc Pháp xưa trong lòng.

Nhạc Pháp xưa là khoảng thập niên 50 và 60. Ngoài Christophe với cây đinh Aline mà Phạm Duy Việt hóa rất hay với tựa đề “Gọi tên người yêu” thì hầu như nhạc Pháp giai đoạn này đều khiến tôi mê. Không ít thì nhiều. Lúc bắt đầu võ vẽ học đàn guitar thùng , mấy bài vỡ lòng của tôi tám chín phần đều là mấy bài nhạc Pháp. Thầy của tôi là thằng bạn thân. Nó bảo: nhạc Pháp hay, tình cảm mà lại rất đơn giản. Và mấy thập niên đã trôi qua chưa bao giờ tôi thấy nhận xét đó là sai mà càng ngày tôi càng chín tôi thấy nó càng nói đúng. Nó chỉ dừng lại ở đó nhưng tôi lại đi tiếp và bỏ nó lại rất xa ở con ngõ hẻm nào đó của âm nhạc. Nhưng nó thì để lại trong lòng tôi hạt nhân tâm hồn rất xanh.

Nhạc Việt cuối năm: Nhiều, nhạt, nhố nhăng


Cuối năm thường là mùa cưới ở Việt Nam. Truyền thống là thế. Mùa cổ điển là vậy. Những thiệp cưới bay bay như lá mùa thu. Nhưng bây giờ ví von đương đại hơn, cuối năm là mùa liveshow và mùa giải thưởng của nhạc Việt mới đúng. Cuối năm nào cũng như nhau- kể từ khi hội nhập chuyển sang nếp công nghệ- đi đâu cũng thấy nhà nhà live show, xóm xóm treo giải thưởng âm nhạc nhiều như mấy bảng Tân hôn với Vu quy thấp thoáng đó đây. Đếm đi đếm lại, lúc nào cũng trên dưới chục cái liveshow và giải thưởng âm nhạc rục rịch khua chiêng gõ mõ. Ai ai cũng ra vẻ anh cả chị hai. Vênh vênh váo váo…

15.11.13

Tagore nói về âm nhạc


Rabindranath Tagore được biết đến như một thi hào người Ấn, là người gốc Á đầu tiên đoạt được giải Nobel văn học cho tác phẩm Gitanjali (Thơ Dâng). Nhưng không chỉ thế, cái bóng thi ca quá lớn của ông làm người ta nhiều khi quên đi mất ông còn là một nhạc sĩ và ca sĩ với hơn hai ngàn khúc ca tài hoa do chính ông sáng tác! Tất cả đều được xem là tuyệt tác văn hóa của vùng Bengal nói riêng và Ấn độ nói chung.

Âm nhạc của ông là sự hòa trộn và cải biên rất duy mỹ giữa các làn điệu dân gian Ấn độ lẫn phương Tây vô cùng tài tình và đầy sáng tạo. Đến nỗi người ta đặt cho nó cái tên Rabinrasangeet để nói đến phong cách âm nhạc riêng của Tagore. Các bài hát của ông là môt sự hài hòa máu thịt rất điển hình giữa ca từ và giai điệu, mà như ông nói nếu tách rời chúng ra thì mỗi phần lời ca và giai điệu sẽ chết hoặc vô nghĩa. Giữa ông và Trịnh Công Sơn về điểm này tôi thấy có gì đó tương đồng nhau, và ngày xưa khi còn sống nhạc sĩ họ Trịnh cũng có lần nói chuyện với tôi về Tagore. Mà rõ nhất họ đều là những người hát rong, hát thơ cho thơ hát huyền diệu và thi vị hóa ngôn từ mẹ đẻ lên một chiều cao trí tuệ và một độ sâu thiện mỹ.

13.11.13

Hãy khép lại những đôi cánh ngôn từ


Thời điểm này nhìn sơ lại một một năm nhạc Việt cũng tạm đủ có một một bức tranh chấm phá đầy đủ và trung thực về nó chưa? Chắc được, vì thấy rải rác đó đây những bài bình luận về các sản phẩm ca nhạc của báo chí và các trang mạng đã bắt đầu lên tiếng. Đọc bình luận rồi nghe lại những sản phẩm đó mà thấy…buồn cười. Hóa ra nhạc Việt và phê bình Việt là bạn vàng và bạn tốt của nhau, và cái bệnh dĩ hòa và vuốt ve bằng những lời có cánh lâng lâng không bao giờ là hết…mode!
Back To Top