8.5.15

Tự Họa (1999): Nghệ Thuật vô ngã

Trong Album Tự Họa - Chuyện Phố Bên Sông (1999), tất cả sáng tác đều của Trần Tiến. Nhưng Trần Tiến và Trần Thu Hà (Hà Trần) mỗi người hát một bài. Và mỗi bài dường như chỉ riêng của một người

Trên bìa đĩa, Trần Tiến có khuôn mặt đầy đặn, nhưng lại nhiều nét gãy. Vì Trần Tiến là “gã du ca” nên phải thấy Trần Tiến hát, chứ không phải là nghe Trần Tiến hát. Trần Tiến hát bằng tay và đôi mắt, bằng điệu cười. Bản chất các ca khúc của ông cũng đều nằm trong cái điệu cười, cái điệu nhắm mắt, nghiêng đầu và phẩy tay ấy. Đó là sự nhẹ nhàng, phiêu linh. Trần Tiến luôn sử dụng những hợp âm thuộc một giọng khác, hoặc đặt hợp âm bậc 5 (hợp âm hút về hợp âm chủ) vào những chỗ không ngờ nhất, khiến cho bài hát bỗng trở nên chơi vơi phiêu lãng.

29.3.15

Tân nhạc xưa, Tân nhạc nay và Tâm hồn nghệ sĩ

Tại sao lại phân biệt xưa và nay cũng chỉ một danh từ tân nhạc?
Việt nam bắt đầu có nền tân nhạc kể từ cột mốc năm 1938 với bài “Một kiếp hoa” của Nguyễn Văn Tuyên. Tân nhạc là khái niệm chỉ một loại âm nhạc cải cách từ một nền âm nhạc truyền thống và truyền khẩu trước đây của VN nay đã được làm theo hệ thống nhạc học phương Tây. Từ đó lịch sử âm nhạc VN chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đó là nền tân nhạc xưa, nay cũng gần 80 năm. Từ cái nôi này đã trưởng thành nên và để lại rất nhiều những danh tài và tác phẩm về âm nhạc cho nước ta [ Dĩ nhiên chủ yếu là ca khúc mà thôi]. Được xem như những đóng góp to lớn và thật sự là một gia tài vĩ đại của nhạc Việt sau này.

27.3.15

Báo Tử



Sau hội hè chém lợn, đập đầu trâu cầu vận may trong máu đỏ tanh nồng

Đất nước này mài dao chém nát hàng cây xanh cổ thụ tìm hy vọng

Rồi hùng hổ chôn sống cả dòng sông mong chờ khát vọng

Giày xéo thiên nhiên, bóp cổ môi trường

Thách thức tạo hoá, hằn học với môi sinh
Họ như những con chim điên đang cắn phá cái ổ rơm của mình
Vì ảo ảnh sân si khiến họ đui mù trong trí tưởng
Và bên dưới bầy sói thời gian đang tru lên hồi báo tử của tai ương...


TMP

Đối Thoại Với Lá



Làm sao để không mòn mõi và thất vọng?

Không mong chờ, không hy vọng!

Làm sao sống mà không hy vọng?

Bằng lòng với những gì mình có thì đâu cần hy vọng!

Những gì mình đang có là đầy tuyệt vọng thì sao?

Cứ nghĩ rằng tuyệt vọng này là hy vọng của người khác!

Sống như vậy là an phận phải không?

Chết mới là an phận. Còn sống phận còn thay đổi!

Ồ, như thế lại là hy vọng?

Vâng, sợ mòn mõi và thất vọng thì đâu phải là sống! Và hãy yên tâm trong thất vọng luôn có mầm hy vọng. Cái lá đang xanh có thể thất vọng vì không thể xanh hơn. Nhưng khi cái lá rụng đi thì cái lá mới đâm chồi là hy vọng luôn thành.

Đó là lẽ tự nhiên

Trừ cái chết!




TMP

Sắc Màu Muôn Thưở



Như câu chuyện đồng vọng của đêm còn ngấm sâu trong lòng tôi


Sau khi cảm ơn giây phút tĩnh mịch bao la đã gợi nhớ cho tôi những men nồng kỷ niệm tuyệt vời


Và lời khuyên nhủ mênh mông đã thôi thúc tôi tỉnh ngộ


Như hạt mầm nẩy mạnh lớn lên đã lan tràn trên mặt đất nâu sồng bình dị


Trên những gốc cây đã bật rễ bởi bão giông


Trên những hòn đá trơ lì năm tháng


Ở đó nhạc thời gian đã làm nên những sắc màu muôn thuở


Và đó, cuộc đời ở đấy tự bao giờ


Chỉ cho tôi thấy ở đàng kia mặt trời rực lửa


Trong lồng ngực nghèn nghẹn tình yêu


Bởi uất hận những giam cầm trí tưởng


Bởi những mùa thơ xưa đã quỵ gối mộng mơ


Tôi chợt hiểu cuộc sống vì tình yêu chứ không vì bổn phận


Và sớm mai này nếu không còn ai đến


Thì sự hối hận của tôi không còn để cho quá khứ thêm một lần phán định






Tình yêu đã làm tái hiện lại con người


Và ngôn ngữ nằm ngoài suy tưởng


Khi máu đã cạn, nước mắt đã vơi


Cái giá hạnh phúc ấy vẫn nhẹ nhàng quá đỗi






Và tôi sẽ đi


Như đứa trẻ trong đô thị vây hãm


Lần đầu được chạy trên đồng ruộng mát xanh bằng đôi chân trần không giày dép phủ bao


Thấp thoáng vài con trâu trong những bài tập đọc thuộc lòng mà vô cảm trước đây


Nhàn nhạt cơn mưa phùn tháng năm


Ngai ngái mùi rạ và phấn bụi li ti hiền dịu


Những mái tranh ngọt nồng thiên nhiên


Những đôi mắt cỏ cây mượt mà


Ôi tình yêu gần quá trong không gian xa tắp…






Em vẫn hỏi tôi vì sao hạnh phúc không thể kết hoa để quàng lên vai lên cổ như vòng hoa chiến thắng


Không thể viết lên như ngoa ngôn


Không thể trưng ra như thành tích như thành quả tự hào


Chỉ có chúng ta- trí tuệ trong đầu và tình yêu trong trái tim


Bước đi chân thật đến với hạnh phúc con người






Và thế tôi sẽ đi


Tôi sẽ đi trên mảnh đất phù sa tình yêu ngấn lệ


Và trong mỗi phút giây sẽ mỉm cười âu yếm


Với nước mắt sôi bỏng lẫn giữa tình yêu con người






TRẦN MINH PHI

Nếu...



Nếu xây một bệnh viện lớn nhất thế giới thay vì một tháp truyền hình cao nhất thế giới


Nếu xây một làng mẹ việt nam anh hùng như một khu dân cư hiện đại nhất Đông Nam Á thay cho bức tượng đài bằng đá của mẹ


Nếu thay đổi khẩn cấp những quan chức kém cõi thay vì vội vã chặt cây xanh


Nếu thay cho kỷ lục của những cái bánh to nhất là kỷ lục đóng góp cho những trại mồ côi


Nếu thay vì đổ hàng nghìn tỷ để giải vây bất động sản mà cứu lấy đầu ra cho nông sản của nông dân.


Nếu nhà quan không lớn hơn nhà dân đenNếu uỷ ban không hoành tráng hơn trường học


Nếu đày tớ thay vì nói huyên thuyên mà biết lắng nghe chủ nhân nói


Nếu quán nhậu không nhiều hơn thư viện


Nếu việc làm thay vì khẩu hiệu


Nếu thay tờ lý lịch bằng năng lực thực tế


Nếu Hiến pháp không bị bức tử bởi những chỉ thị và nghị quyết


Nếu Quốc hội không bù nhìn hình rơm


Nếu miếng cơm không hơn tiếng thơm


Nếu tự trọng thay vì tự sướng


Nếu tổ quốc đặt trên lợi ích nhóm


Nếu hàng ngàn năm không bị bán rẻ bởi trăm năm...


Nếu...


Những cái "NẾU" mà trở thành sự thật thì tôi không phải cúi mặt khi nghe đến hai chữ Việt Nam!



Trần Minh Phi

7.12.14

Hậu Sơn Tùng M-TP


Người nghệ sĩ có lòng tự trọng thì không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy bài hát của người khác về gia công thành bài hát của mình

“Chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về nhịp điệu (6/8), tiến trình giai điệu và hòa âm nhưng không hoàn toàn giống về giai điệu. Chúng tôi không xem đây là đạo nhạc”. Phía tác giả Hàn Quốc của bài hát Because I miss you đã tỏ ra hết sức “khoan dung” khi kết luận ca khúc Chắc ai đó sẽ về do Sơn Tùng sáng tác có đạo nhạc của họ hay không.

Kết luận này là một trong những yếu tố quan trọng để Cục Nghệ thuật Biểu diễn đưa ra kết luận của mình như trên. Kết luận này của phía Hàn Quốc làm người ta đôi chút ngạc nhiên vì trước đó, khá nhiều trường hợp phía Hàn Quốc đã tỏ ra gay gắt và bất bình về vấn nạn xài chùa beat của họ trong một số bài hát ăn khách của các tác giả V-pop gần đây.

6.11.14

Chuyện về tài năng và đạo đức của sáng tác âm nhạc

Xung quanh những dư luận và tranh cãi gần đây về vấn đề đạo beat, đạo nhạc có thể thấy nổi lên một bộ phận công chúng chưa hiểu biết thấu đáo hoặc ngộ nhận về thế nào là đạo nhạc, sao chép, vay mượn, bắt chước, ảnh hưởng cũng như là lẫn lộn giữa đạo đức và tài năng của nghệ sĩ.
Thứ nhất về chuyện sáng tác trên beat nhạc có sẵn nhiều người vẫn hoang mang không biết có được hay không và có người lại còn cho rằng nó có liên quan đến hiểu biết về công nghệ hiện đại, người tiên tiến thì chấp nhận, người lạc hậu thì không(?!)

4.11.14

Sơn Tùng có đạo nhạc hay không?

Về việc có sự sao chép giữa ca khúc “Chắc ai đó sẽ về” của Sơn Tùng và “Because I miss you” của K-pop hay không, tôi - với tư cách là một người viết nhạc độc lập, một người nghe có chút chuyên môn, một người làm nghề đặt lương tâm ở vị trí cao nhất và loại trừ vấn đề cảm tính về cá nhân Sơn Tùng lẫn K-pop(Không quen biết, không ân oán, không phải fan của của cậu ấy hay cuồng K-pop, có thể nói là không ưa và không đánh giá cao K-pop) cũng như không đặt nó vào vấn đề tự ti hay tự hào dân tộc mà chỉ dựa trên duy nhất một tiêu chí:  Chuyên môn về sáng tác âm nhạc nói chung và ca khúc nói riêng.
Và tôi, hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những nhận xét chính thức của mình dưới đây:

21.9.14

Nhạc 12 âm: Trật tự mới của sự bình đẳng

Âm nhạc phi điệu thức bắt đầu nhen nhóm từ đầu thế kỷ 20 với những cách tân táo bạo trong hòa âm của trường phái Biểu hiện. Sự rũ bỏ dần dần những quy luật về điệu thức kế thừa từ hàng thế kỷ trước của âm nhạc phi điệu thức đã gây sốc lớn cho thính giả thời bấy giờ.

Họ coi đây là một sự nổi loạn trong lịch sử âm nhạc, nhưng không ngờ rằng nó lại dẫn đến một trật tự chưa từng có trong lịch sử sáng tác âm nhạc.

Về Quốc ca Mỹ

Nước Mỹ vừa kỷ niệm 200 năm ngày ra đời một bài thơ về sau đã trở thành bài quốc ca Star Spangled Banner (Cờ sao lấp lánh) nổi tiếng. Điều thú vị là bài thơ mang nặng nội dung yêu nước này lại được làm ra trên một cái nền âm nhạc hết sức thiếu nghiêm túc.

Có thể nói các bài quốc ca luôn là những sản phẩm kỳ lạ, giống như một cái cây với gốc rễ cắm sâu vào quá khứ, vươn mạnh thân mình xuyên qua các yếu tố chính trị, văn hóa hiện đại.

Lời Mỹ, nhạc Anh, sinh ra trong chiến tranh Anh - Mỹ

Ví dụ ở Đức, phần nhạc trong quốc ca nước này được Joseph Haydn soạn vào năm 1797 để mừng ngày sinh nhật Hoàng đế Francis II của Đế quốc La Mã thần thánh. Bản nhạc về sau đã trở thành quốc ca của chính quyền Đức quốc xã và vẫn được sử dụng trong nước Đức hiện đại, dù phần lời đã có nhiều thay đổi.

18.9.14

Thư Gửi Mình

Sự thật xấu xa vẫn tốt hơn là cái đẹp giả dối. Một người ác vỗ ngực nhận mình ác thì vẫn hơn một người xấu mà khoác áo đạo đức. Một kẻ thù lộ mặt vẫn không đáng sợ bằng một người bạn xấu. Một hành động sai trái do dốt nát không nguy hiểm bằng một việc làm xằng bậy do mưu đồ tính toán. Dốt nát có thể cải tạo dễ hơn là ác tâm.

Người thiện mà hèn nhiều khi cũng a dua theo kẻ ác để mình được yên thân. A dua không cứ phải theo đuôi mà im lặng trước cái ác cũng có nghĩa là a tòng cái ác. Hóa ra thiện mà hèn thì cũng là một giuộc với ác.

15.9.14

Tản mạn chuyện tình và tiền của âm nhạc

Giữa thời đại thị trường thì nghệ thuật khó thoát được số phận của hàng hóa. Hoặc ít ra nó cũng phải thỏa mãn cái tiêu chí tìm đi tìm được đồng tiền để tái sản xuất ra nghệ thuật. Vậy tìm được sự bắt tay này có khả thi không và biên độ giao thoa của cái bắt tay đó có thể tối đa hóa đến tỷ lệ là bao nhiêu hạn mức? Âm nhạc là nghệ thuật nên cũng phải đối diện với bài toán khó đó.

Bản chất của nghệ thuật và thương mại rõ ràng từ khởi thủy đã không ăn nhập gì nhau nên tìm cho nó một sự đồng điệu quả là nan giải mà có người còn cho rằng bất khả thi.

Nghệ thuật là thế giới của cái Tôi lẻ loi,nó có hướng đến xã hội thì cũng thông qua lăng kính chủ quan và không hề bị áp lực bởi đám đông. Còn thương mại thì ngược lại, mục tiêu tối thượng là đám đông nhu cầu khách quan sau đó mới tính đến cái nội tại tự nó.

Cho nên thuở xa xưa, nghệ sĩ không phải quan tâm đến chuyện tác phẩm hay sản phẩm có bán được không vì họ đã được bổng lộc của vua chúa để tồn tại. Hoặc sau này là nhà nước đóng vai trò là bầu vú sữa của nghệ thuật. Cho nên họ yên tâm bay nhảy và hát ca trong lăng kính của mình.

14.9.14

Thực thi quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: 20 năm cho một cách tiếp cận cũ

(TBKTSG) - Mới đây khi nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), cũng là tác giả của ca khúc nổi tiếng “Trên đỉnh Phù Vân” thân chinh đến hai địa điểm tổ chức chương trình biễu diễn “Liveshow Đêm nhạc Khánh Ly” để làm “trắng đen” tiền tác quyền một số ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được sử dụng ở chương trình này, mới thấy dường như 20 năm qua, kể từ thời điểm luật hóa về quyền tác giả vào Bộ luật Dân sự (1995), đạo luật cơ bản của Việt Nam, việc thực thi quyền tác giả cũng như quy tắc hành xử trong lĩnh vực này vẫn còn sơ khai.

Vấn đề gây tranh cãi có lẽ không phải là Công ty Đồng Dao, đơn vị tổ chức chương trình không đồng ý trả tác quyền khi sử dụng tác phẩm của Trịnh Công Sơn, mà vấn đề là phải trả bao nhiêu và trả khi nào. Sự việc tranh chấp dường như trở nên rắc rối hơn khi Khánh Ly công bố bút tích có sự đồng thuận với chính tác giả, nhạc sĩ này.

7.9.14

Tài văn chương của huyền thoại Keith Richards

71 tuổi, Keith Richards - thành viên kỳ cựu của ban nhạc lừng danh Rolling Stones tiếp tục ra mắt cuốn sách quan trọng thứ hai của cuộc đời mình: Viết về thời thơ ấu.

Sự ra mắt của cuốn Gus and Me (Gus và tôi) lần này của tay guitar huyền thoại Keith Richards đang gây ra sự háo hức mong chờ lẫn những nghi ngại trong cộng đồng người đọc ở Mỹ rằng: liệu một kẻ nổi loạn, bản tính hoang dã như Keith có thể viết một cuốn sách phù hợp với độc giả trẻ em hay không khi mà trước đây trong cuốn Life (Cuộc sống), Keith đã từng thuật lại việc mình sử dụng ma túy suốt thời trai trẻ.

Lý do vì sao tôi xấu hổ khi là người Việt Nam hiện tại


Việt Nam là một trong những nước được nhiều khách du lịch đến chơi nhưng là nơi để đáng sống thì xếp danh sách đội sổ.
Việt Nam là nơi người ta nói đến dân chủ rất nhiều nhưng hành động và việc làm lại thiếu dân chủ hàng top.
Việt Nam là nơi người ta bàn tán về nhân dân nghèo đói và đất nước khó khăn bên bàn nhậu ê hè rượu bia và xập xình karaoke vui nhộn. Thay vì làm sao cho người nghèo được ngồi bên mâm cơm thịnh soạn và nhắc về những người giàu tốt bụng.

5.9.14

Vai trò của Âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em

Lê Nam

Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là trẻ em. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do bộ giáo dục Mỹ thực hiện trong 10 năm với khoảng 25000 trẻ em. Các môn nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc đã giúp các em tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý... Tạo điều kiện để cho bé tiếp xúc với âm nhạc, học chơi đàn nghĩa là bạn đã cho con cơ hội để có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, về cái đẹp. Tâm hồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc.

Đâu dám tự cho mình hơn người xưa để mà thay đổi một “kiệt tác”

Trần Văn Khê

Từ 10 năm nay Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, là một danh hiệu rất lớn so với những danh hiệu sau này (Unesco đã bỏ chữ “kiệt tác” và thay thế chữ “của” bằng chữ “đại diện”), vì những lẽ đó mà việc bảo tồn và phát triển nhã nhạc Huế có phần khó khăn.

Sách 'Vang vọng một thời' kể hành trình âm nhạc của Phạm Duy


Lần đầu tiên trong một ấn phẩm, cố nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự về hoàn cảnh ra đời ca khúc nổi tiếng của ông như: "Bà mẹ Gio Linh", "Nắng chiều rực rỡ", "Kiếp nào có yêu nhau"...

Cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức, công ty Văn hóa Phương Nam) đăng trọn vẹn bản phổ 47 bài nhạc của Phạm Duy. Ngoài ra, độc giả còn được tiếp cận nhiều thông tin chi tiết liên quan đến từng ca khúc: bản nhạc được soạn ra trong hoàn cảnh nào, tại đâu, vào thời gian nào, cách thức tác giả phát hành ca khúc của mình ra sao và có những bài viết phê bình nào về nhạc phẩm?...

Bản thảo cuốn sách được Phạm Duy hoàn thành không lâu trước khi ông qua đời. Nhạc sĩ chọn ra 47 bài hát ông yêu thích trong gia tài âm nhạc đồ sộ của mình để giới thiệu đến độc giả. Ở mỗi bài hát, ông viết một bài tản mạn, tâm sự về cảm hứng và duyên cớ dẫn dắt mình đến việc sáng tác, hoặc cách thức phổ nhạc những bài thơ nổi tiếng.

30.8.14

Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt



Du Tử Lê

Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.

Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10... Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới!

29.8.14

Những nghi vấn quanh việc cs Khánh Ly công bố bản viết tay của ns Trịnh Công Sơn

Vì bao biện cho mình mà ca sĩ Khánh Ly vô tình đã xúc phạm đến vong linh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như làm tổn thương đến tình cảm của những người yêu mến ông

Việc ca sĩ Khánh Ly vừa công bố bản viết tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (có chữ ký và được công chứng tại Mỹ) cho bà sử dụng các bài hát của Trịnh Công Sơn với số tiền tác quyền cụ thể là 5.000 USD đã đặt ra những nghi vấn trong dư luận. Không ai tin được với tính cách không màng đến tiền bạc như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại có thể chấp nhận một cuộc mua bán như vậy, nhất là đối với người tri âm tri kỷ trong âm nhạc của mình.

26.8.14

10 MV hay nhất mọi thời đại

Dưới đây là 10 MV hay nhất mọi thời đại do Daily News bình chọn, một hoạt động bên lề lễ trao giải VMA danh tiếng của MTV Mỹ năm nay. Chúng ta cùng xem lại:

10/Red Hot Chili Peppers - Give It Away (1991)

   

25.8.14

Nghệ sĩ Thái Thanh - tuổi 80

Nói hay viết về tiếng hát của Thái Thanh hẳn là thừa bởi đã có rất nhiều tài liệu lên đến cả hàng trăm trang ngợi ca “tiếng hát lên trời” của giọng ca được ví von như “thơ ngân giữa nhạc” của bà. Hôm nay, qua chương trình âm nhạc, đài RFA một lần nữa muốn thực hiện chương trình về nghệ sĩ Thái Thanh để như một lời cầu chúc sức khỏe và an lành đến bà và hi vọng rằng “tiếng hát vượt thời gian” của bà mãi mãi vang vọng đến tương lai.


Giọng hát độc nhất vô nhị


Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, bà sinh năm 1934 tại Hà Nội, trong một gia đình mà hầu hết người thân đều là những tên tuổi gạo cội của làng âm nhạc Việt Nam.

13.8.14

Âm nhạc khiến thần kinh thay đổi

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com

Học hát hay học chơi nhạc cụ giúp cho trẻ em có thể vượt qua khuyết tật chậm phát triển về ngôn ngữ. Một nghiên cứu mới nhất của Bác Sĩ Nina Kraus từ trường đại học Northwestern University cho biết, học âm nhạc có thể làm cho hệ thần kinh thay đổi, giúp trẻ học hành, đọc sách mau hiểu, thâu thập dễ dàng hơn.

6.8.14

Buổi chiều tình yêu

Một phút lặng im tôi đã hóa kiếp quay về
Và một thiếu nữ ôm hôn tôi – một tình yêu bình dị
Tôi uống tình như sữa mẹ năm xưa
Buổi chiều đứng rất xa trên một giấc mơ
Buổi chiều của một ngày của hoàng hôn buổi chiều
Buổi chiều bắt đầu của những gì đã hết
Em đến tự nhiên và tôi yêu tình yêu nguyên vẹn
Buổi chiều như là câu tích cổ
Em cởi bỏ trần gian thoát y giữa thần tiên
Rồi nhè nhẹ tan biến trên môi
Trong tim tôi đang mùa lá rụng
Tình tôi không bắt đầu, không tận cùng
Và tôi yêu từ buổi chiều
Như những buổi chiều còn lại.

Trần Minh Phi

5.8.14

Đêm thiêng liêng đã thành đêm "sâu-bít"

Live show Khánh Ly nếu chỉ diễn ra một đêm trong tháng 5 vừa rồi có lẽ sẽ là một kỷ niệm đẹp cuối cùng của bà trong đời ca hát nhạc Trịnh. Nó cũng đẹp với ý nghĩa là một ánh hồi quang của hồi niệm của người hát lẫn người nghe. Nó cũng đẹp với tư cách là một đền đài nghệ thuật thiêng liêng chắp cánh cho tâm hồn chúng ta thờ phụng cái đẹp hiếm hoi giữa thời buổi nghệ thuật ám màu thương mại.

Trên thế giới những gương mặt hay ban nhạc huyền thoại khi quay lại với khán giả buổi xế chiều thường được tấu lên trên thông điệp đó nên chỉ diễn ra trong một suất diễn, để vừa đủ gợi nhớ- hồi tưởng vừa đủ có một chút luyến tiếc- vấn vương tạo nên những những đường bay nhung nhớ như những vệt màu ám ảnh.

3.8.14

Mưa, trăng và em: Tôi muốn chậm!

Tôi muốn nhìn mưa rơi chậm lại
Chầm chậm rơi
Chầm chậm thấm vào tôi
Tôi muốn nhìn trăng trôi chậm lại
Chầm chậm trôi
Chầm chậm mơ giấc mơ
Tôi muốn em hôn tôi chậm lại
Chầm chậm hôn
Chầm chậm tan vào tôi
Tôi muốn
Vâng, tôi muốn và tôi muốn
Tôi muốn bao nhiêu tôi muốn thật nhiều
Một cuốn phim chiếu chậm đẹp biết bao nhiêu
Tôi sợ lắm cái gì nhanh quá
Chưa kịp thấm, chưa kịp mơ, chưa kịp tan đã thoáng qua mất rồi
Đến rất nhiều nhưng chẳng có gì đâu…

TMP

RANH NGÔN THỜI @

1/Không đường cong thì khó thành công
Đường thẳng túi thường nhẵn

2/Nói thật thường hay dập mật

3/Lãng mạn hay gặp nạn
Thực dụng thì no bụng

4/Chân dài nhiều người xài
Chân ngắn người thưa vắng

5/Có chí khí sự nghiệp thường hay bị bí

Rick James – Ông vua nhạc Funk


Vào thời đại tàn tạ của Disco và vào lúc Rock cần gì đó tinh tươm hơn thì thập niên 80 đã có kẻ trả lời. Đó là Rick James, một chàng trai da màu hoang dã đã cho ra đời một loại Rock mới được gọi bằng cái tên là Funk – Sợ hãi, kinh hoàng, run sợ. Không như cái tên,âm nhạc của funk bốc khói, hoang dã và kích động không thua gì Rock nhưng lại không quá gay gắt, gai góc và cạnh khóe.

27.7.14


Đêm qua tôi mơ một giấc mơ
Những bông hoa nở không bao giờ tàn
Gió thì hát tình ca
Cỏ mọc ở trên giường và tôi có thể ăn điểm tâm
Mọi người đều có gương mặt cười
Nhưng nước mắt vẫn có thể rơi
Rơi vào nơi đâu thì những bữa tiệc mọc lên nhé
Trăng thì treo rất gần
Tôi có thể bắt tay chú cuội và hôn chị Hằng
Mùa thu lá rụng xuống đầy những lá thiệp cưới
Mùa đông những chùm kem rơi lơ lững
Trẻ con tha hồ ăn nhưng chúng chả bao giờ lớn
Người lớn có thể thành trẻ con hay ngườ già nếu họ muốn như thay cái áo thôi.
Thời gian có thể lên dây cót
Hay để yên cho người ta giữ lại phút giây mình yêu
Tôi cứ mơ như thế
Nếu như không có tiếng chuông điện thoại chết tiệt
Lôi xềnh xệch tôi ra khỏi giấc mơ
Và thấy cái giường mình chả phải là bãi cỏ mềm ngát tưởng
Tôi thề sẽ ném cái điện thoại vào giấc mơ đêm nay
May ra giấc mơ sẽ xấu đi như cuộc đời
Còn cuộc đời thì đẹp như mơ

Trần Minh Phi

Nàng

Khi con tim ngập tràn lời yêu
Ngôn từ hoá đá
Lúc trái tim trống rỗng niềm yêu
Lời nói mới tan chảy
Nàng đau khổ vì không lắng nghe lời trái tim
Mà ngây ngất với vị ngọt đầu môi chót lưỡi

Yêu - chỉ một lần tay chạm nhẹ tay
Hồn đã lên mây
Không yêu - xác thịt trên xác thịt cũng như cát trên đất
Nàng đã bỏ quên bàn tay ngây ngất ấy
Để đi cùng một thể xác vô tâm

Niềm đau
Trống lạnh
Đợi nàng cuối con đường nhung lụa êm ru ngọc ngà...

TMP

Nhạc dân tộc ta ơi!

Mình thì đi học nhạc Tây. Tây lại dạy và phổ biến nhạc dân tộc dùm mình. Nghe như tấu hài mà sự thật cười ra nước mắt. Mất gốc là mất nước không phải cứ là mất đất đai hay biển cả.
TMP
@@@

- Lâu dần thành quen những chuyện như Tây sang ta nhặt rác, giữ trật tự giao thông… Thậm chí có người còn nghĩ đó là việc của Tây, “nghĩa vụ quốc tế” của họ. Thế mới chán cho người mình, bác ơi!

- Chuyện rác còn nhỏ như cọng rác. Chuyện mới là ở Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội gần đây có nhiều bạn trẻ, đa số đang là sinh viên đến “nhà người Mỹ” nghe giảng về nhạc dân tộc Việt Nam. Có nhiều người đến Lãnh sự quan Mỹ mới phân biệt được thế nào là đàn bầu, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn đáy…

Nhớ Phạm Duy với... “Chỉ ngần ấy thôi”!


Không thấy ông quan nhạc hay nhạc sĩ chức sắc tầm trung ương lên đọc diễn văn như mấy đêm nhạc của hội viên lão thành của hội nhạc sĩ. Vậy mà thấy dễ chịu có văn hóa hơn
TMP
@@@
Hội trường nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng) không còn một chỗ trống với những tràng vỗ tay cứ nối nhau từ 8g tối 26/7 đến hơn 11g đêm trong đêm nhạc “Chỉ ngần ấy thôi” tưởng nhớ cố nhạc sĩ Phạm Duy...

Phạm Duy, một trường hợp lạ lẫm và đặc biệt của âm nhạc Việt Nam. Nếu gọi ông là một cây đại thụ hình như vẫn chưa đủ, bởi lẽ âm nhạc của ông không chỉ dừng lại ở khái niệm một cây vững vàng, khổng lồ mà những cành nhánh của nó đều có khát vọng vươn tới, xuyên tới những đỉnh trời, những sáng tạo tột bậc trong âm nhạc, ngôn từ, và thăm dò mọi đáy vực cảm xúc.

24.7.14

Bứng gốc tai họa

Như" Đến hẹn lại lên", sau một số thảm họa của nhạc Việt thì chúng ta lại lên dây cót tinh thần, lại rộn ràng những phương án giải cứu nhạc Việt. Điều này cũng cho thấy cái tâm của những người thực hiện nhưng cái tầm thì quá nông cạn, cũng chỉ quanh quẩn phần ngọn của vấn đề còn cái gốc tai họa thì trơ lỳ và ăn sâu bén rể cùng năm tháng.

Chúng ta hẳn còn nhớ sau đại án đạo nhạc năm 2004, nhiều kế hoạch âm nhạc cũng "xốc lại đội hình" như thế với tham vọng đưa nhạc Việt lên "tầm cao mới" mà tiêu biểu là sự ra đời của "Bài Hát Việt" một năm sau đó và một số dự án tiếp theo nữa được hi vọng như những vị cứu tinh cho nhạc Việt.

22.7.14

Ca nhạc xốc lại đội hình

Như" Đến hẹn lại lên" sau một số thảm họa của nhạc Việt thì chúng ta lại lên dây cót tinh thần, lại rộn ràng những phương án giải cứu nhạc Việt. Điều này cũng cho thấy cái tâm nhưng cái tầm thì quá nông cạn, cũng chỉ quanh quẩn phần ngọn của vấn đề còn cái gốc tai họa thì trơ lỳ và ăn sâu bén rể cùng năm tháng. Tôi nhớ sau đại án đạo nhạc năm 2004. Người ta cũng "xốc lại đội hình" như thế với tham vọng đưa nhạc Việt lên "tầm cao mới" mà tiêu biểu là sự ra đời của "Bài Hát Việt" một năm sau đó và một số dự án tiếp theo nữa. Nhưng sau gần một thập niên thì thảm họa vẫn nối tiếp thảm họa bởi vì tất cả có một tầm nhìn quá hẹp và quá chuộng hình thức. Trong khi cái gốc của vấn đề là dân trí và đạo đức lại không được quan tâm đúng. Nếu 10 năm trước, vấn đề này được mổ xẻ và giải quyết tổng lực tận gốc bằng con đường giáo dục dân trí thì hôm nay chúng ta sắp có một thế hệ mới tinh hoa hơn và ưu tú hơn trong thưởng thức và sáng tạo âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung.
Nước lên thì thuyền sẽ lên. Nước vẫn cạn kiệt mà nâng con thuyền lên thì đúng là chuyện viễn vông rồi!
Nhưng hôm nay người ta vẫn không rút ra một bài học gì cả ngoài cái bệnh kinh niên là chuộng hình thức và ăn xổi ở thì. Nếu vậy, hãy chuẩn bị đón nhận những thảm họa tiếp theo- hay phải chăng nó sẽ chai lì thành...chuyện bình thường của VN?!
TMP
@@@

21.7.14

Âm nhạc Việt ngày càng nhiều “rác”

Một cái nhìn và cách giải quyết cũng hay dù có đôi điều cần bàn về "bộ lọc"của thời gian cho một tác phẩm.Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề luôn phải xuất phát từ giáo dục. Phi giáo dục thì bất thành cho mọi thứ.
TMP
@@@

Việc đưa các nhạc phẩm vào sách giáo khoa chương trình chuẩn là một kế hoạch táo bạo của những nhà giáo dục Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó cũng là một cách ghi nhận những giá trị, thành quả từ lao động nghệ thuật đích thực. Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam với những lùm xùm gần đây, có thể thấy là chúng ta chưa thanh lọc được về cơ bản những gì được coi là chuyên môn của âm nhạc.

Ngôn ngữ âm nhạc Hiện đại

Mỗi thời đại đều có một ngôn ngữ riêng. Đi tìm ngôn ngữ đó là nhiệm vụ của sáng tạo. Không thể nói đến sáng tạo nếu không có sự riêng biệt đặc thù
TMP
@@@

1. Điệu thức

Trong sự phát triển của âm nhạc, vấn đề điệu thức luôn được đặt lên hàng đầu, bởi vì từ hàng ngàn năm qua, người ta nhận thấy sự ra đời của một tác phẩm âm nhạc luôn phải dựa trên một hệ thống điệu thức nào đó. Hơn hai trăm năm trước đây, hệ thống điệu thức trưởng, thứ (hay còn gọi là âm nhạc có điệu tính) luôn giữ vai trò thống trị trong sự phát triển của âm nhạc. Đến đầu TK XX, trên thế giới bắt đầu hình thành các khuynh hướng thoát dần ra khỏi ảnh hưởng của âm nhạc có điệu tính. Việc làm này được nhiều nhà nghiên cứu lý giải: trong một vài thế kỷ trước, các nhạc sĩ đã khai thác hết khả năng của âm nhạc có điệu tính, hơn nữa nhạc sĩ phải phản ánh cuộc sống mới bằng một cách thể hiện mới, mà âm nhạc có điệu tính không đáp ứng được… Nhìn qua một số tác phẩm viết theo những khuynh h­ướng sáng tác khác nhau thì thấy rằng, sự chuyển dịch từ âm nhạc có điệu tính sang âm nhạc không có điệu tính đ­ược thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

19.7.14

Nhìn lại việc cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam

Bài viết nghiên cứu có giá trị, khá hay nhưng theo tôi lấy cột mốc để cho rằng ngày Tân Nhạc ra đời là ngày "Ca khúc Bình minh của Nguyễn Xuân Khoát, với lời của Thế Lữ, được in đầu tiên trên Ngày Nay số phát hành 31-8-1938 là không chính xác. Nhiều tài liệu đáng tin cậy đã cho rằng ngày 7/8/1938 bài Một kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên là bản Tân nhạc đầu tiên được giới thiệu trên Ngày Nay, nghĩa là trước đó 24 ngày. Cũng có tài liệu ghi thời gian sớm hơn nữa là ngày 6/7/1938!
TMP
@@@
Trong lớp thanh niên thành thị Việt Nam những năm 1930, tiếng kèn kêu gọi cải cách và canh tân có mặt trên mọi lĩnh vực đời sống. Trong số đó là những văn nghệ sĩ tiền phong và những nhà báo, họ chế giễu những thứ nhà quê, phong kiến và lỗi thời, và mặt khác kêu gọi cải tiến với mong muốn làm cho tất cả trở nên văn minh và hiện đại. Họ thúc đẩy tầng lớp trung lưu từ bỏ những tập quán và thói quen cũ kỹ, nhằm Âu hoá cả về vật chất lẫn tinh thần.

17.7.14

Xuất khẩu thành thơ trong âm nhạc


Hình chụp lại từ một trong những đĩa nhạc của vĩ cầm thủ thượng hạng Hilary Hahn. (Hình: Hãng nhạc Sony)

Sau khi bài “Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu” được đăng lên báo, người viết đã nhận được những email rất thú vị từ một số độc giả. Tựu trung những email ấy đều nêu lên một vài câu hỏi đại loại như thế này: “Sau nhiều năm chơi nhạc cổ điển chính xác theo bài bản, bây giờ muốn chơi ứng tấu thì nên bắt đầu từ đâu? Có thể học chơi ứng tấu được không?” Những câu hỏi này thật khó mà trả lời. Do đó, thay vì cố gắng trả lời một cách vụng về, người viết xin kể một vài câu chuyện về kinh nghiệm của những người chơi nhạc cổ điển chuyển sang chơi ứng tấu.

16.7.14

Nhạc sĩ Trần Minh Phi: Cần cẩn thận với “bẫy văn hóa”

Trả lời phỏng vấn báo Lao Động ngày 16/7/2014

http://laodong.com.vn/van-hoa/vi-pham-ban-quyen-am-nhac-nhac-si-tran-minh-phi-can-can-than-voi-bay-van-hoa-225389.bld

1.Việc Sơn Tùng MTP bị báo chí Hàn Quốc tố đạo nhạc, đạo hình ảnh, phong cách là nỗi xấu hổ cho thị trường âm nhạc Việt. Tuy nhiên, thầy của Sơn Tùng- nhạc sĩ Huy Tuấn cũng từng bị tố sáng tác trên nền beat của nước ngoài. Theo anh, đã đến lúc báo động về tình trạng Hàn hóa nhạc Việt hiện nay?

Tôi và một số người từng lên tiếng báo động điều đó cách đây đã lâu lắm rồi, khi đó sự Hàn hóa nhạc Việt chưa lên đỉnh điểm như bây giờ nhưng đã hàm chứa nguy cơ nhân-quả, với ý thức là”Phòng bệnh hơn chữa bệnh”nhưng nó đã từng bị coi là lạc lõng và bi quan lẫn chủ quan. Bây giờ báo động là đã muộn, bệnh đã nhiễm nặng.
Back To Top