Showing posts with label Góc nhìn của tôi. Show all posts
Showing posts with label Góc nhìn của tôi. Show all posts

15.9.14

Tản mạn chuyện tình và tiền của âm nhạc

Giữa thời đại thị trường thì nghệ thuật khó thoát được số phận của hàng hóa. Hoặc ít ra nó cũng phải thỏa mãn cái tiêu chí tìm đi tìm được đồng tiền để tái sản xuất ra nghệ thuật. Vậy tìm được sự bắt tay này có khả thi không và biên độ giao thoa của cái bắt tay đó có thể tối đa hóa đến tỷ lệ là bao nhiêu hạn mức? Âm nhạc là nghệ thuật nên cũng phải đối diện với bài toán khó đó.

Bản chất của nghệ thuật và thương mại rõ ràng từ khởi thủy đã không ăn nhập gì nhau nên tìm cho nó một sự đồng điệu quả là nan giải mà có người còn cho rằng bất khả thi.

Nghệ thuật là thế giới của cái Tôi lẻ loi,nó có hướng đến xã hội thì cũng thông qua lăng kính chủ quan và không hề bị áp lực bởi đám đông. Còn thương mại thì ngược lại, mục tiêu tối thượng là đám đông nhu cầu khách quan sau đó mới tính đến cái nội tại tự nó.

Cho nên thuở xa xưa, nghệ sĩ không phải quan tâm đến chuyện tác phẩm hay sản phẩm có bán được không vì họ đã được bổng lộc của vua chúa để tồn tại. Hoặc sau này là nhà nước đóng vai trò là bầu vú sữa của nghệ thuật. Cho nên họ yên tâm bay nhảy và hát ca trong lăng kính của mình.

29.8.14

Những nghi vấn quanh việc cs Khánh Ly công bố bản viết tay của ns Trịnh Công Sơn

Vì bao biện cho mình mà ca sĩ Khánh Ly vô tình đã xúc phạm đến vong linh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như làm tổn thương đến tình cảm của những người yêu mến ông

Việc ca sĩ Khánh Ly vừa công bố bản viết tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (có chữ ký và được công chứng tại Mỹ) cho bà sử dụng các bài hát của Trịnh Công Sơn với số tiền tác quyền cụ thể là 5.000 USD đã đặt ra những nghi vấn trong dư luận. Không ai tin được với tính cách không màng đến tiền bạc như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại có thể chấp nhận một cuộc mua bán như vậy, nhất là đối với người tri âm tri kỷ trong âm nhạc của mình.

5.8.14

Đêm thiêng liêng đã thành đêm "sâu-bít"

Live show Khánh Ly nếu chỉ diễn ra một đêm trong tháng 5 vừa rồi có lẽ sẽ là một kỷ niệm đẹp cuối cùng của bà trong đời ca hát nhạc Trịnh. Nó cũng đẹp với ý nghĩa là một ánh hồi quang của hồi niệm của người hát lẫn người nghe. Nó cũng đẹp với tư cách là một đền đài nghệ thuật thiêng liêng chắp cánh cho tâm hồn chúng ta thờ phụng cái đẹp hiếm hoi giữa thời buổi nghệ thuật ám màu thương mại.

Trên thế giới những gương mặt hay ban nhạc huyền thoại khi quay lại với khán giả buổi xế chiều thường được tấu lên trên thông điệp đó nên chỉ diễn ra trong một suất diễn, để vừa đủ gợi nhớ- hồi tưởng vừa đủ có một chút luyến tiếc- vấn vương tạo nên những những đường bay nhung nhớ như những vệt màu ám ảnh.

24.7.14

Bứng gốc tai họa

Như" Đến hẹn lại lên", sau một số thảm họa của nhạc Việt thì chúng ta lại lên dây cót tinh thần, lại rộn ràng những phương án giải cứu nhạc Việt. Điều này cũng cho thấy cái tâm của những người thực hiện nhưng cái tầm thì quá nông cạn, cũng chỉ quanh quẩn phần ngọn của vấn đề còn cái gốc tai họa thì trơ lỳ và ăn sâu bén rể cùng năm tháng.

Chúng ta hẳn còn nhớ sau đại án đạo nhạc năm 2004, nhiều kế hoạch âm nhạc cũng "xốc lại đội hình" như thế với tham vọng đưa nhạc Việt lên "tầm cao mới" mà tiêu biểu là sự ra đời của "Bài Hát Việt" một năm sau đó và một số dự án tiếp theo nữa được hi vọng như những vị cứu tinh cho nhạc Việt.

16.7.14

Nhạc sĩ Trần Minh Phi: Cần cẩn thận với “bẫy văn hóa”

Trả lời phỏng vấn báo Lao Động ngày 16/7/2014

http://laodong.com.vn/van-hoa/vi-pham-ban-quyen-am-nhac-nhac-si-tran-minh-phi-can-can-than-voi-bay-van-hoa-225389.bld

1.Việc Sơn Tùng MTP bị báo chí Hàn Quốc tố đạo nhạc, đạo hình ảnh, phong cách là nỗi xấu hổ cho thị trường âm nhạc Việt. Tuy nhiên, thầy của Sơn Tùng- nhạc sĩ Huy Tuấn cũng từng bị tố sáng tác trên nền beat của nước ngoài. Theo anh, đã đến lúc báo động về tình trạng Hàn hóa nhạc Việt hiện nay?

Tôi và một số người từng lên tiếng báo động điều đó cách đây đã lâu lắm rồi, khi đó sự Hàn hóa nhạc Việt chưa lên đỉnh điểm như bây giờ nhưng đã hàm chứa nguy cơ nhân-quả, với ý thức là”Phòng bệnh hơn chữa bệnh”nhưng nó đã từng bị coi là lạc lõng và bi quan lẫn chủ quan. Bây giờ báo động là đã muộn, bệnh đã nhiễm nặng.

8.7.14

Đừng nhầm lẫn giữa Nghệ Thuật và Giải Trí

Trong thời gian gần đây xuất hiện hai hiện tượng gây xôn xao và tạo nên hiệu ứng xã hội rất cao trong làng giải trí cả nước, đó là sức hút của hai nhân vật Hoài Lâm từ game show “Gương mặt thân quen” và Lệ Rơi từ mạng xã hội. Thông qua hai hiện tượng này cho thấy trình độ dân trí và bản lãnh của truyền thông đã dần dần tiệm cận xuống đáy của văn hóa.

Từ cái bẫy của dân trí thấp

Hoài Lâm tạo nên cơn sốt là nhờ khả năng bắt chước giống như thật và đầy biến hóa qua nhiều gương mặt nghệ sĩ khác nhau đã khiến đa số công chúng ngưỡng mộ và tôn vinh như một hiện tượng nghệ thuật mới. Trong khi đó Lệ Rơi với giọng hát “sát âm nhạc” qua hàng trăm bài cover với hình ảnh xấu xí và âm thanh hạng chót bằng sự đầu tư không chi phí đã tạo nên luợng người xem kỷ lục trong một thời điểm qua mặt các ca sĩ thị trường hàng đầu được mệnh danh là Diva, ông Hoàng ,bà Chúa bằng sự đầu tư tiền tỷ.

Phân tích thế nào từ hai hiện tượng đó? Nó có giá trị như thế nào mà đã tạo nên được hiệu ứng đồng cảm và thưởng thức của quần chúng?

20.6.14

Đôi lời về sự lùm xùm trong âm nhạc của Sơn Tùng

Về chuyện của Sơn Tùng, thời gian qua đã có 3 luồng ý kiến khác nhau:

Một- bênh vực ST, cho đó là một kiểu sáng tạo
Hai- lên án ST, kết luận là đạo nhạc
Ba- Trung tính, thông cảm cho ST vì thiếu hiểu biết và cho rằng đó là lỗi hệ thống.

Người viết sẽ lần lượt có đôi lời về 3 luồng ý kiến trên:

18.6.14

Suy nghĩ về"Gương mặt thân quen và sự tung hô tài năng ảo của báo chí"

Bạn vẽ một bông hoa y như thật. Qúa hay. Bạn vẽ một con mèo giống như đúc. Qúa khéo. Bạn vẽ một cánh đồng như ảnh chụp. Qúa tuyệt. Nhưng tuyệt nhiên đó không phải là nghệ thuật!
Bởi vì những cái công phu, kỹ xảo của bạn chỉ tạo ra thêm một bông hoa, một con mèo, một cánh đồng mà cuộc sống đã có để nhìn cho vui mắt, vui lòng và đi ngủ.
Nghệ thuật là tạo ra một cái gì mà cuộc sống chưa có. Khiến ta thức tỉnh và suy nghĩ.
Vậy đừng nông cạn, ngây ngô mà ca tụng rùm beng một nhân vật nào đó bắt chước y hệt một nghệ nhân, một ca sĩ hay một tài năng nào đã có.
Họ chỉ là những người giúp vui khéo léo và tinh xảo. Một người thợ đáng yêu tạo nên những phút giây sảng khoái, vậy thôi.
Gọi họ là tài năng nghệ thuật là đang xúc phạm nghệ thuật thông qua sự rêu rao dân trí rẻ tiền của mình.

TMP

6.6.14

Khi Nào Âm Nhạc Trở Nên Hư Hỏng?

Theo kinh thánh, Lucifer là thiên sứ âm nhạc được Chúa tạo nên ở tầng thiên giới thứ ba. Lucifer có tuyệt đỉnh tài năng thổi sáo và đánh trống cơm. Tiếng sáo của chàng có thể làm mê đắm lòng người. Ngoài ra, chàng còn sở hữu một thứ ánh sáng diệu vợi đê mê và một mùi hương quyến rũ lòng người…
Có tất cả những ưu thế tuyệt đối đó Lucifer dần trở nên kiêu ngạo và một ngày kia trở nên mất dạy khi đòi được tôn thờ như Chúa. Dĩ nhiên Chúa không để yên cho cái thứ hư hỏng đó nên Chúa đã đày Lucifer xuống trần!
Từ đó âm nhạc của Lucifer không còn là thứ âm nhạc tốt đẹp của thiên sứ nữa. Nó trở thành âm nhạc của quỷ sa tăng!

31.5.14

Biển Nghiêng


Tôi quen Đinh Trung Cẩn đã lâu và dưới mắt tôi Cẩn là một người bạn tốt của tất cả các nhạc sĩ bởi vì chính anh là người hết mình và nhiệt tình đứng ra bảo vệ và tìm cách khai thác về mặt kinh tế cho các tác phẩm của giới viết nhạc, bởi đơn giản anh là Phó Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam-VCPMC. Dù Cẩn tốt nghiệp khoa Sáng tác của Nhạc Viện TpHCM nhưng tôi chưa hề nghĩ Cẩn là một nhạc sĩ cho đến khi tôi nghe Cẩn hát: Biển Nghiêng!

11.5.14

Đêm nhạc Khánh Ly: Hồi quang & Hồi niệm

Đêm nhạc tiếng hát Khánh Ly sau 39 năm trở về đất nước và 60 năm tại nơi ra đời đã có phần hơi lạc lõng giữa không khí sôi sục của các cuộc biểu tình xuống đường chống bành trướng đại Hán nhân vụ giàn khoan HD-981. Hầu như chỉ có khoảng 4,5 tờ báo có bài đưa tin và tường thuật. Tất nhiên, khi đọc qua thì có thể cảm nhận được đó là những bài tường thuật chất lượng không cao, nhiều cảm tính nhất thời và không sâu về cảm quan âm nhạc.

24.4.14

Một ít chia sẻ về việc tranh chấp bản quyền âm nhạc


Nhân chuyện lùm xùm về bản quyền, tôi nhớ lại trong gần 30 năm gắn bó với âm nhạc tôi đã chứng kiến cũng gần chục vụ tương tự: Một bài hát của anh A được anh B sửa rồi đứng tên chung[rất ít]hoặc đứng tên mình luôn[đa số].Trong đó thường là diễn ra giữa 2 đối tác:

-Bên sửa, hầu hết là những nhạc sĩ có tên tuổi hoặc vai vế
-Bên có bài được sửa, họ đều là những người trước đó là vô danh

Những chuyện như thế phần được đưa ra công luận thường chỉ là phần nổi của tảng băng. Nói như thế, có nghĩa là có đến 3/4 trường hợp nạn nhân đành ngậm đắng nuốt cay, chôn vùi luôn dĩ vãng. Một số nhỏ còn lại là có điều kiện và căn cứ để đưa ra ánh sáng.

[Có lẽ tôi không cần đưa ra dẫn chứng cho nó dài dòng. Bạn có thể vào google là có khối tư liệu đã qua.]

Nhưng cái phần đưa ra ánh sáng đó thường cũng chỉ có ¾ là có kết luận rõ ràng và nên ngô, nên khoai. Số còn lại: chìm xuồng!

23.4.14

Còn chút gì cho nhau?!

Hiện tại, ca khúc nào đang hot trên cộng đồng mạng?

Xin thưa, đó là bài” Bi vọng ca” hoặc có cái tên khác: “Còn chút gì cho nhau”
Nó hot vì hay xuất sắc?
Ca sĩ thể hiện là ngôi sao hát bài đúng gu thị trường?

Không!

Nó hot vì đang là scandal về tranh chấp bản quyền giữa 2 người “ngoại đạo”âm nhạc: Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh và nhà báo Nguyễn Thanh Bình

14.4.14

Chuyện phiếm về nhạc gợi cảm và nhạc gợi dục

Nhạc gì thì nhạc. Nhưng chắc chắn có 2 loại nhạc:

Nhạc gợi cảm: khơi gợi tình cảm buồn ,vui, nhớ, giận,yêu, kính…nói chung đó là loại nhạc tác động vào tinh thần con người, mang tính hướng thượng

Nhạc gợi dục: kích thích bản năng gốc của con người. Đánh thức dục tính của thể xác, do đó nó hướng…hạ (bộ)!

6.4.14

Công nghệ "bán thân" của âm nhạc

Bên cạnh một nền âm nhạc chợ búa và ba xu trong showbiz Việt đương đại, được xem là đại lộ thênh thang , một “phố đèn đỏ vĩ đại” của âm nhạc giải trí là một cái lề âm nhạc song hành đại lộ đó, ít ồn ào hơn, thầm lặng hơn nhưng lại…chính qui hơn. Đó là hoạt động sáng tác của những nhạc sĩ đa phần là có học, có bằng cấp, có chân trong biên chế cơ quan nhà nước và họ sáng tác nhạc với mục đích duy nhất: Thực dụng viết theo đơn đặt hàng mà không cần đám quần chúng ít học có thích hay không, người sành nghệ thuật có ngửi nổi hay không, mà quan trọng là các quan chức, các Ban tổ chức “đặt hàng” có hài lòng hay không?

5.4.14

Cẩm nang đào tạo ca sĩ và nhạc sĩ cho showbiz

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Nếu bạn xinh trai xinh gái, body đẹp (và càng sexy càng hay) mà bất tài vô dụng nhưng muốn ăn ngon mặc đẹp, ít lao động mà lắm tiền, không tài năng mà nhanh nổi tiếng bạn có sẵn một chọn lựa tối ưu của thời đại là đi làm …ca sĩ!
Nhưng cái gì cũng phải có điều kiện nha. Rất đơn giản: Phải cực nóng và cực lạnh.

Giải thích:

14.1.14

Chút phiếm luận về “âm” và “nhạc”

Âm thanh và âm nhạc vừa giống nhau không cơ bản vừa khác nhau rất cơ bản. Để tiện, trong bài viết này, chúng ta qui ước “âm” là âm thanh và “nhạc” là âm nhạc.

“Âm” là những tiếng động phát ra do những sóng âm thanh truyền đi trong không gian một tần số mà sinh lý đôi tai con người có thể “bắt sóng alô” và truyền lên võ não. Tần số đó theo khoa vật lý học là từ 16Hz đến 20Hz. Nếu sóng âm nằm ngoài biên độ đó thì âm thanh được gọi là siêu âm và tai người hoàn toàn vô dụng với nó. Vậy có thể hiểu:”âm” là tiếng động hay tiếng ồn bất kỳ nào đó mà tai chúng ta nghe được trong tự nhiên.

7.1.14

Nghe album bán chạy nhất năm 2013


The 20/20 Experience là album mới của Justin Timberlake. Tiêu thụ được gần 2,5 triệu nó đã dẫn đầu doanh thu album nhạc thế giới năm qua, bỏ xa á quân Eminem hơn nửa triệu bản. Nó có vài bài đáng nghe nhưng tổng thể không phải là album hay nhất thế giới. Có gì đâu, bán chạy nhất đâu phải lúc nào cũng đồng nghĩa với giá trị cao nhất - tuy cũng có khi là đồng nghĩa. Hãy thư thả và trầm tĩnh nghe sẽ nhận ra điều đó.






31.12.13

HAPPY NEW YEAR - Những tin mừng hi vọng

Vì sao  Happy New Year của ABBA là ca khúc nổi tiếng và bất hủ nhất trong các bài hát về năm mới?

Vì sao không có nước nào trên thế giới đón chào năm mới mà không hát Happy New Year?[ Có lẽ ngoại trừ Bắc Triều Tiên]

Một bài nhạc đón năm mới buồn trong cái vui dịu nhẹ, lạc quan hi vọng trong một tự sự của tàn phai. Ước muốn tự nhiên trong tầm với mà cũng ngoài tầm tay.

Đơn giản mà lắng sâu. Sâu lắng mà cũng bật lên không khí rộn ràng,náo nức.

Một hồi tưởng về những gì đã qua và hi vọng những tin mừng sẽ đến.

Thế giới đang vỡ nát và tang thương nhưng cũng đang hồi sinh và gắn kết.

Hơn 3 thập niên đã qua từ khi Happy New Year vang lên trên toàn thế giới

Bức thông điệp của nó vẫn còn vang lên và vẫn còn những dở dang trong những tin mừng hi vọng.

Cho nên người ta vẫn còn hát và chúc nhau những tin mừng hi vọng : HAPPY NEW YEAR!

23.12.13

Giáng Sinh an lành cùng âm nhạc!

Chúc tất cả mọi người đã từng ghé qua trang blog này một mùa Giáng sinh và một đêm Noel an lành và gặp nhiều hạnh phúc đáng nhớ. Gửi tặng tất cả những bài hát, những album, playlist Giáng Sinh mới nhất lẫn những cái cũ nhưng bất hủ của thế giới.

Back To Top