Showing posts with label Góc nhìn của người khác. Show all posts
Showing posts with label Góc nhìn của người khác. Show all posts

21.12.13

Giải thưởng âm nhạc: Trao để làm gì?

Phải chăng đã đến lúc, những giải thưởng âm nhạc nên quan tâm đến vấn đề “đầu ra” cho tác phẩm hơn là trao giải một cách ồ ạt.

Trong khi công chúng đang mệt mỏi để tìm được những tác phẩm âm nhạc đích thực vì có quá nhiều bài hát ngô nghê, nhạt nhẽo chế ngự sân khấu và các chương trình âm nhạc, thì trong kho âm nhạc Việt Nam, vẫn còn nhiều ca khúc chất lượng và cả những ca khúc mới sáng tác không được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, có nhiều bài hát xuất hiện qua các cuộc thi, vận động sáng tác hay giành giải cao trong các hội nghề nghiệp chưa được sử dụng.

19.12.13

Đôi điều suy nghĩ về những bài hát chống tiêu cực xã hội

Bất cứ ở đâu, vào thời đại nào và thể chế quân chủ hay dân chủ thì trong đời sống của xã hội vẫn cứ tồn tại hai mặt đối lập nhau đó là cái thiện và cái ác.

Chức năng của văn học nghệ thuật đều bằng ngôn ngữ đặc trưng của mình để ca ngợi tôn vinh các thiện và phê phán, đấu tranh với các ác nhằm góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Dòng âm nhạc dân gian cũng như âm nhạc nhà nghề ở nước ta, bên cạnh kho tàng những bài ca điệu nhạc ca ngợi cái đẹp cũng đã có không ít những câu hò điệu hát phê phán đấu tranh với mặt trái xã hội nghệ thuật những bài ca đó từ bóng gió xa xôi đến phê phán bộc trực. Từ nỉ non đơn lẻ đến ca vang nơi hội hè, đình đám.

17.12.13

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Qùy: Tài năng và những chuyện nghịch lý

Đọc bài này mới thấy ngậm ngùi cho những viên ngọc thật lấp lánh trong âm thầm giữa bao nhiêu hào quang sặc sỡ của vô vàn viên kim cương giả trên bề nổi của âm nhạc Việt. Một phần đâu đó là sự đố kỵ, thiên kiến, bè phái, quan - dân và một phần đâu phải ai cũng đủ sức phân biệt sự lóng lánh long lanh nào là phản quang của thật - giả.
==========================
Dân tộc mình không hiếm tài năng, không hiếm người kiệt xuất. Vấn đề là ta có biết khơi đúng mạch, biết nâng niu, bảo vệ hay không mà thôi.

Nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Quỳ là một trường hợp thật đặc biệt. Ông sinh năm 1925, nguyên là giảng viên khoa Âm nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, là hội viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Thật hiếm có một nhạc sĩ nào vừa thành công trong lĩnh vực sáng tác ca khúc, lại vừa thành công trong sự nghiệp sáng tác Sonate - một thể loại âm nhạc cổ điển, rất khó, ngay cả đối với người sáng tác chuyên nghiệp.

10.12.13

Tay guitar vĩ đại của Oasis nói về âm nhạc đại chúng 2013: Hãy hát cho hay, đừng gây sốc. Gây sốc thì ai chẳng làm được?!

Lời dẫn:
Tai tiếng và gây sốc hình như đã trở thành gia vị quan trọng của showbiz phương tây. V-pop quả nhiên học hỏi và tiếp thu điều này rất nhanh và...thông minh để biến nó thành ...món ăn chính! Một số nhận định  thẳng thắn về mặt trái âm nhạc đại chúng phương tây của Noel Gallaghe rất gần đúng với mặt bằng V-pop năm nay. Tiếc là V-pop của chúng ta chỉ hấp thu tốt cái...mặt trái tồi tàn là "chó chết"[Noel Gallaghe] của họ mà thôi! Đây cũng xem như tổng kết mà tôi mượn về mặt ý nghĩa của Noel Gallaghe để tặng cho V-pop năm 2013 và chúc năm mới bớt học mặt trái mà học tốt hơn mặt phải âm nhạc đại chúng của người ta. [TMP]

Tay guitar vĩ đại Noel Gallagher kết thúc năm 2013 bằng một cách hoành tráng: trả lời phỏng vấn tạp chí lớn về âm nhạc Rolling Stone và không ngại ngần nhận định mạnh miệng về mọi ngôi sao ca nhạc nổi bật trong năm.

Cần dẹp “loạn” giải thưởng, danh hiệu!

Đã là một “ngôi sao” trong lòng công chúng thì ngoài việc phải cống hiến những sản phẩm nghệ thuật chất lượng, các “sao” còn phải là tấm gương về văn hóa, đạo đức, lối sống.

Vừa qua, một giải thưởng âm nhạc uy tính và lâu đời trong làng nhạc Việt, giải Làng sóng xanh đã làm không ít người cảm thấy hài lòng khi ban tổ chức giải thưởng năm nay quyết định không trao danh hiệu Gương mặt của năm. Danh hiệu này vốn được xem là danh hiệu quan trọng nhất của giải thưởng Làn Sóng Xanh 15 năm qua. Và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Làn sóng xanh, không có giải Gương mặt của năm.

Lý do BTC đưa ra là: không có người xứng đáng!

Bảo những ngôi sao thời danh như: Mỹ Tâm, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà… mà không xứng đáng, với họ đó là một… gáo ước lạnh thật sự! Nhưng Làn sóng xanh đã rất hay! Bởi nếu như trước đây nhiều giải thưởng khác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đều phải cố gắng “nặn” ra một gương mặt nào đó để trao cho cho đủ bộ thì sự mạnh dạn nói “không” của Làn sóng xanh là một quyết định có phần thẳng tay, đúng đắn.

5.12.13

Đức Giáo Hoàng: Thế giới cần vẻ đẹp và Nghệ thuật có thể là một linh đạo


Thế giới cần vẻ đẹp chân chính và các nghệ sĩ có nhiệm vụ đem vẻ mỹ lệ cho con người qua con đường nghệ thuật.

Tình thân hữu của Giáo Hội đối với thế giới nghệ thuật, một tình thân hữu đã được tăng cường mạnh mẽ theo với thời gian.

Thiên Chúa giáo, ngay từ những ngày trong buổi sơ khai đã công nhận giá trị của nghệ thuật và đã khôn ngoan sử dụng ngôn ngữ khác nhau của nghệ thuật để biểu đạt thông điệp cứu độ không hề đổi thay của mình.

2.12.13

Chiều Nhạc Trần Duy Đức: Thơ Lên Tiếng Hát


Con đường nhỏ giống như một hương lộ nào đó ở quê nhà, nằm gần góc Harbor và Hazard, đi qua một đám ruộng dâu trước khi dẫn đến một lối xóm dưới tàng cây xanh. Hồi ấy nhà của Trần Duy Đức ở đó. Lần đầu tôi đến đây theo lời nhắn của anh Phạm Công Thiện. Nhà của Đức là nơi anh tạm dừng chân, cũng giống như không biết bao nhiêu nhà và ngôi chùa trước đó trong kiếp đời lang bạt của anh. Mới đó mà đã ba mươi năm có lẽ.

Gặp lại Đức lần mới đây, hai đứa nhắc lại chuyện Santa Ana ngày cũ. Lúc ấy anh vừa sang Mỹ không lâu, còn tôi từ giã con đường La Fayette ở LA, và anh Thiện rời chùa của thầy Mãn Giác ở đường Berendo về đây. Trong cái lịch sử còn khá sớm của đám người Việt lưu vong, những khuôn mặt, những hàng quán cũ trộn lẫn trong ống hình vạn hoa quá khứ.

29.11.13

Hoài niệm nhạc Pháp & Cơ hội bị bỏ lỡ



Thanh Lan - ca sĩ Việt nổi tiếng với những bản nhạc Pháp

Đêm nhạc Christophe - Live Concert (23/11) với sự hiện diện của danh ca một thời Christophe vừa diễn ra tại TP.HCM chắc chắn là một dịp tốt để những hoài niệm nhạc Pháp ở Việt Nam trỗi dậy.

Ngày nay, nhạc Pháp “xưa” vẫn thu hút một số khán giả không nhỏ vừa có ký ức một thời chưa quá xa, vừa được thẩm thấu văn hóa francophone. Và từ đây, một câu chuyện khác được mở ra, câu chuyện về một ước mơ bị bỏ quên, một cơ hội bị mất…

Người ta sẽ còn nghe nhạc Pháp tới khi nào?

27.11.13

Chỗ đứng nào cho âm nhạc 'sạch sẽ'?

Trước sự hoành hành của dòng nhạc thị trường với giai điệu, ca từ ngô nghê, chợ búa thì việc làm sao để nhạc “sạch” sống được là điều mà bất cứ người làm nghệ thuật đau đáu với nghề cũng đều trăn trở!



Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây công chúng lại dùng cụm từ nhạc “tử tế”, nhạc “sạch” dành cho một loại sản phẩm nghệ thuật. Nhưng điều này không phải không có lý bởi đúng là thị trường âm nhạc đang đứng trước tình thế hỗn loạn. Đó là sự hoành hành của những ca khúc có ca từ, giai điệu ngô nghê, chợ búa. Đó là giai đoạn những ca sĩ lên sân khấu chỉ để khoe “hàng” với những bộ đồ ngắn trước, hụt sau, uốn éo khêu gợi mà không hề chú trọng đến giọng hát hay cảm xúc. Nói chung, nền âm nhạc hiện đang chạy theo thị hiếu giải trí quá nhiều. Thêm vào đó công tác quản lý âm nhạc còn quá nhiều yếu kém để tình trạng in lậu, in ẩu, làm sai, “ăn cắp” nhạc tràn lan… đã làm giá trị âm nhạc đích thực bị đảo lộn.

26.11.13

Kỷ niệm về nhạc sĩ Từ Huy


Đêm cuối thu, trời đổi gió heo may, hơi lạnh ùa về. Đang trong trạng thái lâng lâng, tôi thoáng nghe một giọng ca được phát ra từ một gia đình nào đó:

Ngày em đến. Đôi mắt long lanh thơ ngây mơ màng
Ngày em đến đôi má hây hây hương thơm nồng nàn
Làm say mê bao gã si tình
Làm cho anh nhức nhối tâm hồn
.
Lời ca làm tôi thấy xao xuyến lạ lùng. Tôi nhớ đến nhạc sĩ Từ Huy, tác giả của bài hát với niềm thương tiếc vô hạn. Đã hơn bảy năm anh vĩnh biệt gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vĩnh biệt những bạn trẻ yêu âm nhạc của anh. Trong tâm trí tôi “hình như…” anh vẫn còn đâu đây, chưa bao giờ…mất.

25.11.13

Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70[Phần 2]


Bài này do Khôi An ghi lại từ chương trình “Câu Chuyện Âm Nhạc” của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi - Houston - do Hoàng Lan Chi phụ trách và đã được nghệ sĩ Nam Lộc hiệu đính lại. Các hình ảnh trong bài cũng do nghệ sĩ Nam Lộc cung cấp. 

LC: Xin hỏi một vài câu liên quan nhóm quý ông. Nhắc đến nhạc trẻ thập niên 60-70 là nhắc đến (Trường Kỳ- Tùng Giang và Nam Lộc). Xin ông vui lòng cho biết mối quan hệ của bộ ba quý ông, xuất phát từ đâu, thời gian nào và từ khi nào ý tuởng thành lập nhóm nhạc trẻ thành hình?

Trò chuyện với nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70 [Phần 1]



Bài này do Khôi An ghi lại từ chương trình “Câu Chuyện Âm Nhạc” của Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi (Houston) do Hoàng Lan Chi phụ trách và được hiệu đính bới nghệ sĩ Nam Lộc. Hình ảnh cũng do nghệ sĩ Nam Lộc cung cấp. Muốn nghe xin vào link của Câu Chuyện Âm Nhạc tại đây: (http://www.thegioinguoiviet.net/forumdisplay.php?f=134)

LC: Xin chào nhạc sĩ Nam Lộc. Tìm hiểu về dòng nhạc trẻ cuả Việt Nam vào thập niên 60, 70 thì nhiều người đã phỏng vấn cố nghệ sĩ Truờng Kỳ. Nhưng đuợc biềt ông, cố nhạc sĩ Tùng Giang, và cố nhạc sĩ Trường Kỳ là một bộ ba rất thân thiết với nhau, nên hôm nay chúng tôi xin mạn phép trò chuyện với ông về đề tài đó.

24.11.13

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 3)


Nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh
Files photos


Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Để anh buồn như anh chàng làm thơ


(Chuyện hẹn hò - Nhật Trường) [1]

Lời ca hòa quyện khí nhạc, dù là "tone trưởng", có phần tươi tắn, tuy thế, vẫn thể hiện trọn vẹn "thần sắc" nhạc phẩm, nhằm phản ánh tâm trạng man mác buồn nhưng không bi lụy. Khi ca sĩ cất tiếng, bài hát như trình ra trước khán giả một chàng trai hiền lành và thơm thảo như hoa như lá! Bài hát như một lời "trách" mà không "móc" của tâm hồn dạt dào từ người đàn ông đậm tính trượng phu. Một tiếng lòng bàng bạc dấu yêu cùng mong ngóng.

22.11.13

Cảm nhận về nhóm nhạc The Carpenters: Close to You, Goodbye To Love, We've Only Just Begun, và Superstar


Nhân 30 năm ngày mất Karen Carpenterr, mời các bạn đọc lại một bài viết công phu trên internet cách đây cách đây gần một năm
 ================
    The Carpenters là tên của một nhóm nhạc của thập niên 70, với hai thành viên chính là nữ ca sĩ và trống sĩ Karen Carpenter, và người anh là Richard Carpenter phụ trách phần hòa âm phối khí và chơi keyboards. Ban nhạc nổi tiếng từ năm 1969, kết thúc năm 1983, khi Karen Carpenter đột ngột qua đời, một phần vì bịnh biếng ăn (anorexia nervosa.) Ban nhạc cho ra đời trên 100 nhạc phẩm, riêng Richard Carpenter đúc kết lại được một danh sách 40 bài và phát hành năm 2009 nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập ban nhạc, với tựa đề 40/40. Ban đầu thì nhóm không được nhiều nhà phê bình âm nhạc đánh giá cao về tài năng, nhưng những đĩa nhạc, singles của họ bán hàng triệu đĩa, ngoài Hoa Kỳ thì Anh quốc và Nhật Bản là hai quốc gia say mê nhạc của họ nhất. Khi ban nhạc tan rã, dần dần quan niệm của giới phê bình và công chúng Hoa Kỳ đã thay đổi. Nay thì họ được coi là một trong những ban nhạc huyền thoại nhất của thế giới, riêng có người còn đánh giá Karen có giọng ca hay nhất nhì thế kỷ 20, đứng ngang hàng với Ella Fitzgerard hay Barbra Streisand.

20.11.13

Học nhạc để biết trân trọng những khác biệt


Tôi vốn là một người khá rụt rè trong đám đông, nhưng lại ít khi lo lắng rằng mình sẽ không có gì để bàn luận cùng người bạn mới trong một bữa tiệc. Đó là bởi ngay sau khi tôi giới thiệu rằng mình là một nghệ sĩ piano, thông thường Âm Nhạc sẽ trở thành chủ đề chính trong cuộc nói chuyện cởi mở tiếp nối mà chính họ là người chủ động dẫn dắt. Họ sẽ nói với tôi đầy hào hứng về bản nhạc mà họ ưa thích, nghệ sĩ mà họ tôn sùng, bộ đĩa mà họ mới mua, thậm chí playlist trong ipod mà họ mới lập. Âm nhạc thật thân thuộc trong cuộc sống của họ. Đôi lúc, nó trở thành một phần quan trọng của nhận diện bản thân (identity) họ đến nỗi không ít lần tôi phải bẽn lẽn xin họ giới thiệu tên tuổi và nghề nghiệp khi tiệc đã tàn. Âm nhạc lúc ấy giống thứ ngôn ngữ chung nối kết mọi tâm hồn, ngay cả khi tôi và người bạn mới đó không có bất kỳ một điểm chung nào khác.

19.11.13

Nỗi buồn nhạc Việt

       Hợp ca thí sinh Giọng hát Việt trình diễn liên khúc Bụi phấn. Ảnh: BTC
                                  
Live show 6 chương trình Giọng hát Việt đêm 17/11 vừa qua có một sự “đảo chiều”. Nếu trong loạt chương trình Giọng hát Việt nhí trước đây, công luận lên tiếng ngại ngần về việc trẻ con hát những bài hát của người lớn không phù hợp với sự phát triển của tâm sinh lý trẻ con, thì đêm 17/11 vừa qua các thí sinh “người lớn” cùng nhau hát các ca khúc của trẻ con (hay nói chính xác hơn trong liên khúc Bụi phấn có 2 ca khúc của lứa tuổi “ô mai”, 2 ca khúc của trẻ con).

Ca khúc cho thiếu nhi hiện nay được cho là “vừa yếu vừa thiếu” không đáp ứng được nhu cầu của một cuộc thi lớn như Giọng hát Việt nhí. Nhưng để kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 “người lớn” cũng không có bài để hát, đành phải lấy bài của thiếu nhi. Các anh chị thí sinh Giọng hát Việt phải thắt thêm khăn quàng đỏ (xanh, tím, vàng… đủ thứ) để “trẻ lại”, có lẽ để cho phù hợp với độ tuổi thể hiện các bài hát? Phải chăng đó là nỗi buồn quá lớn của nhạc Việt?

17.11.13

Gía ông Cục trưởng gửi"tâm thư"cho Đàm Vĩnh Hưng



Hình như Đàm Vĩnh Hưng (từ đây xin viết tắt là ĐVH) đã tạo ra được một hiệu ứng, khiến xung quanh anh ca sỹ này luôn xuất hiện một bầu không khí quá khích. Sự việc ĐVH mặc áo blouse trắng với biển tên “bác sĩ Cát Tường” trong một cuộc vui đêm Halloween cũng không ngoại lệ.Sự việc lẽ ra cũng chỉ ồn ào lên trên mạng vài ngày, chỉ là một việc riêng của anh này với những người quan tâm (hâm mộ hoặc chán ghét), nhưng với việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (Cục NTBD – Bộ VHTT&DL) ra một văn bản do Cục trưởng ký ngày 6/11, sự việc đã đi sang một hướng khác.
Văn bản số 918/ NTBD-PQL nói trên được gửi tới ĐVH, có tiêu đề nêu “về việc nghiêm khắc rút kinh nghiệm và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hình ảnh của người nghệ sĩ”.

Đổ xô làm album nhạc Phật: Nghe nhạc để ‘hóa giải tai ương’?


Nếu chỉ hát nhạc Phật như một trào lưu, nhằm đáp ứng thị hiếu của khán giả và kiếm tiền, thì chỉ khiến cho thị trường âm nhạc Việt thêm hỗn loạn mà thôi.

Nhạc Phật dành cho thiếu nhi cũng bắt đầu được chú trọng.
Nhạc Phật dành cho thiếu nhi cũng bắt đầu được chú trọng.

Thời gian gần đây, dòng nhạc mang âm hưởng Phật giáo là thể loại được khá nhiều nhạc sĩ, ca sĩ chọn để làm album cho mình. Dù còn mới mẻ, nhưng đây là thể loại nhạc ước đoán rằng sẽ trở thành "lãnh địa" an toàn, và cũng không kém phần thu hút khán giả nghe nhạc. Tuy nhiên, người hát nhạc Phật luôn cần phải có cho mình cái tâm trong sáng. Còn nếu chỉ hát nhạc Phật như một trào lưu, nhằm đáp ứng thị hiếu của khán giả và kiếm tiền, thì chỉ khiến cho thị trường âm nhạc Việt thêm hỗn loạn mà thôi.

14.11.13

Khi sống thì chẳng cho ăn

'Phản hồi cho bài về "lễ sinh nhật Văn Cao 90 tuổi của Hội nhạc sỹ VN

Tôi có nhiều kỷ niệm gắn bó với nhạc sĩ Văn Cao, tôi gọi ông bằng bác.

Chính tôi là người đã đứng ra tổ chức buổi sinh nhật khi ông 60 tuổi, cách đây đã 30 năm (1983). Khi ấy phải làm “chui” vì bác Văn Cao thuộc diện theo dõi của bên An ninh, các bài hát thời tiền chiến lúc đó bị cấm không ai hát.

6.11.13

Không quen Trịnh Công Sơn, viết về Trịnh Công Sơn

                                                      Dao Ánh và Trịnh Công Sơn

Tôi với Trịnh Công Sơn không có quen biết. Người khác viết về họ Trịnh, người ta kể ra được biết bao nhiêu kỷ niệm với nhạc sĩ. Cái này có phần lợi, mà cũng có phần thiệt: Đã mang tiếng là quen, người ta dường như tự thấy có nhu cầu phải nói ra quan điểm của mình về những điều "Quốc"/"Cộng" đang tranh cãi về người nhạc sĩ này.

Tôi không có quá khứ ấy, nên tôi không cần phải nhảy vào cuộc tranh cãi chắc không bao giờ chấm dứt này. Tôi là một đứa nhóc thích nhạc, con nhà "ngụy," sống tại Việt Nam sau 75, đủ lớn để quan sát và suy nghĩ, nhưng chưa đủ lớn để ra đường làm quen với những người nổi tiếng.

Ở đây, tôi chỉ viết về hai bài hát tôi thích, do Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng 1979 hay 80, khi phong trào vượt biên "bán chính thức" lên cao độ, và đất nước Việt Nam đang xuống dốc thảm hại. Tôi viết về những lý do cá nhân vì sao tôi thích hai bài này.

Oái oăm thay, hai bài tôi thích đều bị lên án tại hải ngoại.
Back To Top