Showing posts with label Góc nhìn của người khác. Show all posts
Showing posts with label Góc nhìn của người khác. Show all posts

31.10.13

Sao trên bầu trời đêm

1. Quá trình tích tụ của bóng đêm

Theo quy luật, nền âm nhạc của một quốc gia chuyển biến từ tình trạng cách ly sang xu hướng lựa chọn, sau đó hướng tới tính chất tổng hợp, cộng tồn, đan xen giữa yếu tố ngoại lai và duy trì, phát triển những đặc điểm truyền thống. Bước vào nền kinh tế thị trường với đặc điểm nhiều rủi ro, đời sống văn hóa, xã hội đất nước không tránh khỏi tổn thất về mặt tinh thần. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa đã thoát khỏi tình trạng bình quân chủ nghĩa, kéo theo tính chất phân tầng ngày một rõ rệt. Ðồng tiền nhanh chóng ngự trị, đóng một tiếng nói nhất định trong nhiều hoạt động văn hóa.

Khi đời sống kinh tế chuyển biến mạnh mẽ kéo theo một bộ phận diễn viên, ca sĩ hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. Các đoàn nghệ thuật không còn là nơi duy nhất cung ứng sản phẩm. Thay vào đó, nhiều ca sĩ tự khẳng định vị trí hay đẳng cấp của mình qua các danh hiệu giống như “thương hiệu” trong hoạt động thương mại, như ca sĩ triển vọng, tài năng trẻ, ngôi sao, Nữ hoàng nhạc Pop, siêu sao, Diva, Idol… Những từ ngữ này trôi nổi ngoài thị trường, len lỏi vào thói quen hưởng thụ nghệ thuật của tầng lớp đại chúng. Họ ngày càng quan tâm nhiều tới những chương trình có sự xuất hiện của các ca sĩ mà bản thân ngưỡng mộ, tôn sùng thành Sao.

Không được “làm giàu trên lưng” trẻ em (!)



                                   
Bước ra từ những cuộc thi tìm kiếm tài năng nhí các em đã rơi vào tầm ngắm của những ông bầu, chạy sô kiếm tiền dù đang tuổi ăn, tuổi học. Nhưng suy cho cùng thì đáng trách là người lớn, cụ thể là các phương tiện truyền thông đã tung hô các em quá đà, các công ty tổ chức sự kiện đang “làm giàu trên lưng” các em!

Vài năm gần đây, các cuộc thi tìm kiếm tài năng nhí đang nở rộ theo cùng với trào lưu của các chương trình truyền hình thực tế khác. Có thể điểm qua các sân chơi dành cho các em nhỏ đang được chú ý nhất hiện nay như: “Tìm kiếm tài năng Việt Nam - Vietnams got talent”, “Giọng hát Việt nhí - The Voice Kids”, “Đồ-rê-mí”… Từ các cuộc thi này, ngày càng nhiều “ngôi sao” nhí xuất hiện mỗi năm, với rất nhiều ồn ào, thị phi.

30.10.13

Nhạc sĩ Đức Huy “bắt bệnh” nhạc Việt: Bơ trộn mắm tôm không thể là… món mới!


                                                            Nhạc sỹ Đức Huy. Ảnh: TL

"Nhạc trẻ thực sự là thảm họa bởi vì các bạn trẻ cứ nhắm mắt học theo người ta, pha trộn đủ màu, đủ mùi, đủ vị, kiểu như trộn bơ với mắm tôm, rồi hồn nhiên giới thiệu với công chúng rằng đó là món mới...", nhạc sỹ Đức Huy nói.

Phải truyền cảm hứng  tới người nghe
Thưa nhạc sĩ Đức Huy, vì sao hiện nay nhạc xưa lại "lấn át" nhạc trẻ?

- Thời bây giờ, nếp sống vội vã trôi đi quá nhanh. Sau những cuốn trôi đó, đến một lúc tách được khỏi tâm xoáy, tâm hồn con người ta sẽ lắng lại như một chu kỳ cần thiết. Có phải vì thế mà người ta thích sự trữ tình và chiều sâu của các nhạc phẩm bất hủ chăng?

27.10.13

Việt-Nam - Trung-Hoa (Vietnam-China) - Đỗ Nhuận (1964?)


Việt Nam Trung-Hoa,

Vietnam China,

Núi liền núi, sông liền sông,

Joined by mountains, joined by rivers,

Chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sớm như rạng đông.

Sharing an Eastern sea, a friendship, early like the dawn.

26.10.13

Lại thi hát…


Nghe có vẻ uể oải, mà sao không oải cho được khi nhìn hàng nghìn bạn trẻ háo hức giữa trời nắng tìm kiếm cơ hội trở thành thần tượng trong khi một show truyền hình thực tế thi hát đình đám khác đang bị chê là ngày một nhạt, mà cũng không phải ở lỗi của chính nó, rồi một cuộc thi có thâm niên hơn hai chục năm đang khởi động cùng lúc với một format mới bắt đầu được triển khai…

Chuyện có đủ tài năng cho các cuộc thi hay không giờ không còn là vấn đề ưu tiên đặt ra nữa vì kể từ ngày có cuộc xâm lăng của truyền hình thực tế vào lãnh địa trước nay vốn tưởng chỉ đặc quyền dành cho các tài năng thi thố, để biến mỗi buổi thi thành một tập phim truyền hình đủ mọi tình tiết lâm ly.

24.10.13

Xu hướng "Hướng Ngoại" của nhạc Việt



Cùng vi xu hướng hi nhp, giao thoa văn hóa khu vc và thế gii, âm nhc nước ngoài đã được Vit Nam đón nhn và hc hi. Nhưng chiu ngược li, liu âm nhc Vit Nam có th thâm nhp vào th trường ngoi quc hay không thì vn đang là câu hi mà chính gii ngh sĩ đang p , hoài bão và c gng tìm kiếm đường đi cho riêng mình.


Gia nhp th trường thế gii không phi d

Không th ph nhn nhiu ging ca Vit có cht lượng không h thua kém so vi nhng ca sĩ ni tiếng trong khu vc như Trung Quc, Philippines hay Hàn Quc… thế nhưng, sau nhng bước đi th nghim, con đường tiếp cn th trường âm nhc quc tế ca các ca sĩ, nhc sĩ Vit Nam vn còn khá xa vi.

Quay li cách đây đúng mt thp k, hi đó, ca sĩ Hng Hnh được xem là người tiên phong cho xu hướng hướng ngoi khi cô có album Hng Hnh – First Memorial Concert vi nhiu tình khúc bt h gc Nht, th hin bng Tiếng Vit được cô gii thiu đến người yêu nhc x s Phù Tang. Mc dù, không thành công, nhưng đó được xem là mt ln th sc đu tiên đi vi ging hát Vit mt th trường đy khó tính.

21.10.13

Vin vào công chúng, nhạc Việt tuột dốc?


Để có một công chúng cao cấp trong thưởng thức âm nhạc, phải thay đổi nhiều thứ, trong đó có giáo dục (ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Vụ việc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét về các ca sĩ đương thời chưa tạm lắng, dư luận tiếp tục bùng lên cuộc cãi vã dữ dội với nhạc sĩ Quốc Trung và Huy Tuấn vì những phát ngôn không hay của họ về nhạc sến. Hai cuộc cãi vã này khiến cho nhiều người giật mình khi nó vô tình phản ánh một nền nhạc Việt đang loạn chuẩn. Vậy công chúng Việt đang thưởng thức, nói chính xác hơn là đang "nghe nhạc" như thế nào? Xu hướng chọn nhạc của họ là gì?


Công chúng Việt chọn nhạc để nghe hoàn toàn theo cảm tính. Cái gì lặp đi lặp lại nhiều lần, lải nhải bên tai cả ngày hoặc làm họ "nổi da gà" thì nghe và khen hay. NSƯT Tạ Minh Tâm cho rằng: "Chỉ cần nghe tiết tấu âm thanh, những điệu bộ thời trang thật là hào nhoáng sôi động trên sân khấu để người ta quên đi mệt nhọc thường ngày, người ta chẳng cần suy nghĩ gì hết, thế là đủ". Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi giới trẻ "như điên, như dại" nhún nhảy theo các nhóm nhạc Hàn Quốc mà đại đa số họ không hiểu các thần tượng của mình đang hát gì vì một chữ Hàn bẻ đôi cũng không biết.

20.10.13

Vài suy nghĩ về Trịnh Công Sơn



Tôi rất thích âm nhạc và thơ ca. Mặc dầu sanh sau đẻ muộn nhưng đối với những giòng nhạc Việt Nam thế hệ trước, tôi đã thích nhạc của nhiều người từ Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Trầm Tử Thiêng, Văn Phụng cho đến Ngô Thuỵ Miên, Từ Công Phụng, Lam Phương, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, v.v. Nhưng càng lớn và được học một ít về âm nhạc thì suy nghĩ của tôi khác đi từ từ. Tôi nhận thấy nhạc của một số người trở nên giá trị hơn, càng nghe càng thấy hay. Một số vẫn hay như cũ. Một số khác không còn được như tôi đã từng nghĩ, càng nghe càng thấy bớt hay. Nhạc của Trịnh Công Sơn tiếc thay, đối với cá nhân tôi, đã lọt vào nhóm thứ ba. Nhạc TCS hay, nhưng theo tôi cái “hay” và sự nổi tiếng của ông như được ca ngợi lâu nay là quá mức, và tôi sẽ giải thích ý kiến đó qua việc phân tích một vài khía cạnh trong âm nhạc của ông nhấn mạnh đến sự giới hạn trong ý tưởng.

Nhạc Trịnh Công Sơn có cái hay riêng. Sự phổ biến nhạc của ông và số lượng người yêu nhạc to lớn đã nói lên điều đó. Và âm nhạc của ông có ảnh hưởng không nhỏ trong văn hoá Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó tôi tin rằng cái “hay” hoặc sự phổ biến nhạc TCS một phần đạt được là vì lý do chính trị, vì người nghe có những điểm chung với ông nên dễ thông cảm và không khách quan, và quan trọng nhất là vì sự thưởng thức quá dễ dãi của chúng ta.

19.10.13

Âm nhạc trong thơ Hàn Mặc Tử


Một phần hết sức quan trọng trong việc tác thành giá trị và nghệ thuật của Hàn Mặc Tử là âm nhạc trong thơ của thi sĩ.

Người ta đã biểu đồng tình về chỗ phải công nhận rằng âm nhạc là nửa phần nếu không là phần lớn nhất trong giá trị của thơ. Phái tượng trưng của Stéphane Mallarmé thì lại đi xa hơn. Theo họ, thơ không có chi hơn là nhạc, nhạc trong những âm thanh đọc lên nghe bổng trầm, réo rắt vào tai đã đành, mà nhạc cả trong lối viết, lối dàn chữ trên mặt giấy, y những dấu hiệu trong một bản đàn.

Hàn Mặc Tử là nhà thi sĩ Việt Nam có cái nghệ thuật âm nhạc tài tình nhất. Trong suốt sự nghiệp thi ca, kể cũng đã là vĩ đại đối với đời ngắn ngủi của chàng, không có bài nào, đến cả không có câu nào làm ra mà không dóng theo âm điệu.

Đã đành rằng âm điệu, khi nó nằm trong lối thơ bảy chữ, bao giờ cũng phải là cái âm điệu đã được các thi sĩ nhà Đường tìm ra. Sự ấy hầu như đã thành một điều hiển nhiên bất di bất dịch, không còn bẻ bác được nữa. Cho nên hầu hết thơ bảy chữ của Hàn Mặc Tử, không kể bài thơ dài ngắn, đều đã theo luật bằng trắc của Đường thi.

18.10.13

"Nhạc trẻ" và "nhạc... lạ"




Vai trò âm nhạc ngày nay thật cần để cải hóa, cảm hóa người Việt Nam biết mềm lòng hơn với đồng loại, biết thương cảm hơn, san sẻ cho nhau hơn. Đó là vai trò "nghệ thuật vị nhân sinh" kết hợp với "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà hiện trạng Việt Nam đang quá thiếu thốn và hẫng hụt.

Không có "nhạc sến" chỉ có người không thể hát Nhạc Muồi hoặc chỉ có người viết nhạc nghèo văn chương để chuyển hóa thành lời ca cho người hát đồng cảm chuyên chở các dòng nhạc đến người nghe mà thôi...

Để không mang tiếng là thổi phồng Nhạc Muồi quá đà và cũng để không bị "lạc hậu" với "nhạc trẻ", mời quý độc giả cùng thử nghe bài hát có tên "Chạy Mưa"[1] để xem "nhạc trẻ" là như thế nào.

Nhạc Phạm Duy là một mảng ký ức văn học



B môn Thơ đang lùi bước trong xã hi hin đi. Đi sng đô th nhanh bước theo nhp tiến hóa ca công nghip, đy lùi biên đ ca thơ : k thut hin đi cung cp cho qun chúng – nht là thanh niên – nhng phương tin gii trí và truyn thông hp dn và nhanh chóng hơn nhng bài bn vn vè trước đây – dù sao cũng gn lin vi nếp sng nông thôn.

Nhưng cht thơ li là mt phm cht khác ca đi sng, không ch nhm gii trí, nó tim n trong tâm linh ; nó nm dưới, nm ngoài vn điu. Và cn yếu cho con người mi sc tc và thi đi.


Cht thay thế, hay bù đp cho s tht thoát ca thi ca là ca khúc. Trong ngh thut âm nhc, theo bén gót k thut hin đi, ca khúc chuyn mình theo nhng dng thc khác nhau.

Âu cũng là điu hp lý. Thot kỳ thy nước nào cũng vy, thi ca bt đu t hát xướng, trong  tín ngưỡng, tôn giáo, gia cung đình hay nơi công trường lao đng.

Nhạc Trịnh Công Sơn qua góc nhìn vật lý



Một nét tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở chỗ người nghệ sĩ biết vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ tài hoa, công chúng đã thừa nhận điều đó. Chúng ta thử nhặt một cánh hoa trong gia-tài-hoa của anh và xem Trịnh đã thấu hiểu vật lí đến thế nào.

1. Ba định luật cơ học cổ điển
Nhà vật lí người Anh Isaac Newton đã đặt nền móng cho cơ học cổ điển bằng ba định luật gắn liền với tên tuổi của ông. Hãy lướt đi trên những ca từ của Trịnh để thưởng ngoạn cuộc gặp gỡ thân thiện giữa Trịnh Công Sơn và Newton.

Phòng thu âm chuyên nghiệp và phòng thu âm vi tính


Thời kỹ thuật âm thanh analog, muốn kinh doanh trong lãnh vực thu âm thì phải đầu tư rất nhiều tiền cho các "phần cứng":

- phòng ốc phải được thiết kế đúng chuẩn về âm thanh (acoustics): phòng thu (cách âm, tiêu âm “tuyệt đối” với nhiều micro, tấm ngăn âm, buồng ngăn âm...), phòng cân chỉnh âm thanh (cũng được cách âm và tiêu âm “tuyệt đối”)

- trang thiết bị "cứng" thật chuyên nghiệp để thu âm, cân chỉnh âm thanh phải đầy đủ và có chất lượng: micro, console, preamp, compressor, equalizer, các bộ sound effects, đầu ghi âm băng từ nhiều tracks, ít nhất 3 cặp loa kiểm âm với kích cở near-field, mid-field và speakers + tăng âm (amplifier) hoặc bộ công suất (power amplifier), vân vân và vân vân. Không biết sao cho đủ!

Phải đạt đủ những “qui định kỹ thuật chuyên môn” về âm thanh như trên mới được xem là phòng thu âm đủ chuẩn chuyên nghiệp.

Vì vậy, số lượng phòng thu âm...có thể đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay.

17.10.13

Đong đưa cùng Nhạc Muồi



Không thể có một áng văn hay, không thể có một lời nhạc bay bổng mà thiếu tự do trong đó... Đó là sự thật, chí ít 38 năm qua, kể từ ngày "đảng đã cho em cuộc đời mới", "đảng chỉ cho em đường đi tới" (!) Chính thể cộng sản đã bóp nát tâm hồn và tính sáng tạo của tuổi trẻ ngay từ những bài học đầu đời, trước khi họ trở thành một nhà soạn nhạc tự do đúng nghĩa của nó. Trong số các nhạc sĩ, ca sĩ hiện nay, quá khó để tìm ra một người nghệ sĩ của nhân dân, chứ không phải loại "nghệ sĩ nhân dân" của tư tưởng bố thí!...


Tôi không muốn gọi dòng nhạc mà chúng ta bàn luận ở đây với cái chữ "nhạc sến". Nó trở nên miệt thị một cách thiếu hiểu biết về âm nhạc nói riêng và nền văn hóa - nghệ thuật nói chung của Việt Nam. Do vậy, tôi xin phép gọi dòng nhạc này là: Nhạc Muồi - như nhiều người hay gọi.

Chữ "Muồi" thường gắn liền với trái cây chín. Chín một cách ngọt ngào, thơm mát tới tận ruột gan người dùng và nó chín một cách tự nhiên theo quy luật tạo hóa, không phải là "chín ép" (trong miền Nam gọi là chín "dú") hay dùng hóa chất như ngày nay chúng ta thấy vì mục đích lợi nhuận trên hết.

Cũng nên phân biệt "chín muồi" với "chín rục".

Nhạc cổ điển có gì hỏng?




Mỗi ngày trên đường đi làm tôi đều qua ga tàu điện ngầm phố Bathurst ở Toronto. Đôi khi, vào những ngày không đi trễ, tôi dừng lại để lắng nghe nhạc cổ điển do Sở Giao Thông Công Cộng Toronto (SGTCCT) mở trong nhà ga. Tuy nhiên, trong khi được bắt đầu ngày làm việc của mình một cách nhẹ nhàng bằng một bản giao hưởng của Mozart hay một concerto Vivaldi, tôi cũng hiểu rằng SGTCCT không hẳn đã nhằm thỏa mãn thị hiếu âm nhạc đặc biệt của tôi. Họ làm như vậy vì một động cơ khác.

Ga tàu điện ngầm phố Bathurst là một ngã tư đa văn hóa tại trung tâm thành phố, và gần đó có một số trường phổ thông cấp ba. Trong số những người đi tàu điện ngầm qua ga này có hàng ngàn thanh niên nguồn gốc khác nhau — một sự pha trộn biến động liên tục, luôn có nguy cơ sôi trào lên. SGTCCT đối phó với mối đe dọa này bằng cách mở nhạc cổ điển.

Việc mở nhạc cổ điển ở những địa điểm công cộng đang ngày càng phổ biến tại các trung tâm mua sắm, bãi đậu xe, và những nơi khác, những chỗ mà đám đông và những kẻ vô công dồi nghề có thể gây chuyện. SGTCCT hoàn toàn không phải là hãng giao thông công cộng duy nhất sử dụng kỹ thuật này: Vào năm 2005, sau khi nhạc cổ điển được phát trong đường tàu điện ngầm London, số vụ cướp bóc, tấn công, và phá phách đã giảm đi đáng kể. Những kết quả tương tự cũng đã được ghi nhận từ Phần Lan tới New Zealand. Ý tưởng này có thể là một sự cách tân phát xuất từ Canada. Vào năm 1985, một cửa hàng 7-Eleven ở Vancouver đã đề xuất kỹ thuật này, và sau đó các nơi khác đã nhanh chóng áp dụng. Ngày nay, khoảng 150 cửa hiệu 7-Eleven trên khắp Bắc Mỹ mở nhạc cổ điển bên ngoài cửa hiệu của họ.

Nên bỏ chữ 'nhạc sến'



Tôi được nghe đến tên gọi “nhạc sến” lần đầu tiên năm 1995 lúc xếp hàng trước khi vào thính phòng nghe một chương trình nhạc truyền thống Việt Nam ở San Francisco. Tôi đứng cạnh một người đàn ông đứng tuổi lúc đang đợi chương trình bắt đầu. Điều thú vị cho tôi, ông là một người Hà Nội chính gốc sinh năm 1921 và đã suốt đời kiếm sống bằng nghề chơi nhạc.
Chúng tôi chuyện trò về nhạc Việt một cách rất thân mật và thoải mái. Tôi tỏ ý rằng rất thích các ca khúc bolero của miền Nam.   Ông ấy đáp - “À, nhạc sến.  Anh có biết chữ “nhạc sến” không?”,  tôi trả lời “không”.  Ông rằng: “Nhạc ấy cũng gọi là nhạc máy nước”. Ông ấy giải thích: Ngày xưa, trước khi có ống nước vào các nhà, các con sen, con ở phải xếp hàng ở máy nước công cộng để lấy nước mang về nhà. Các cô gái trẻ từ nhà quê ra tập trung chờ đợi lượt của mình thì được nghe như một đàn chim hót líu lo - này là chuyện trêu trọc, ngồi lê mách lẻo. Một nhu cầu nữa là ca hát cho vui, cho giải trí.

Back To Top