4.9.13

TỪ “NGƯỜI TÌNH” BƯỚC SANG “NGƯỜI HÙNG”

Bài 7:

Như ở bài 1 đã nói,Tân Nhạc  qua năm 1944,bên cạnh những tình khúc lãng mạn đã xuất hiện thêm những bài hùng ca,đáp ứng và sản sinh ra cho và bởi hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc đó:Cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Việc rẽ nhánh này chỉ là sự phân chia về dòng chảy tác phẩm chứ không phải là mặt bằng tác giả.Bởi vì hầu hết các nhạc sĩ TN sau khi là “người tình lãng mạn” họ đã lao vào cuộc trường chinh của dân tộc với vai trò là “người hùng của ca khúc” để làm chiến sĩ bằng những giai điệu hào hùng và sắc xảo của mình.Dòng nhạc này bắc cầu từ năm 45 qua năm 54 rồi tiếp tục phát triển ở miền Bắc XHCN bằng những bài ca cách mạng cho đến năm 75.

Trước khi bùng nổ cuộc kháng chiến Nam bộ,Lưu Hữu Phước(1921-Cần Thơ) nổi lên như một nhạc sĩ tiền phong của những bài hùng ca-tiền thân của những cách mạng ca sau này-với tác phẩm đầu tay”Giang sơn gấm vóc”(1936)nhưng đó là nhạc soạn cho đàn nguyệt.Chỉ khi ca khúc”Bạch Đằng Giang”(lời Mai Văn Bộ-Nguyễn Thành Nguyên)ra đời thì Lưu Hữu Phước mới được xem như người cầm chịch cho dòng nhạc hùng ca.Giữa khung cảnh mùa thu heo may của tình ca bỗng xuất hiện những ánh nắng rực rỡ và khoẻ khoắn của”Xếp bút nghiên”,”Lên đàng”(Lời Huỳnh Văn Tiểng)nhưng đặc biệt là”Tiếng gọi thanh niên”(1941 còn gọi là Tiếng gọi sinh viên) là hồi kèn thúc giục lên đường hoành tráng nhất đã trở thành bài hát “nhị trùng”:Nó trở thành bài quốc ca của chế độ Cộng Hoà Sài gòn sau khi bị đổi lời đi!Ngoài đề tài Lịch sử và Thanh niên,Lưu Hưu Phước còn viết những bài hát thiếu nhi rất nổi tiếng như:”Reo vang bình minh”,”Thiếu nhi thế giới liên hoan”…Ông còn là tác giả bài”Hồn tử sĩ nổi tiếng” đã trở thành bài tưởng niệm ca của Việt Nam.

Nguyễn Xuân Khoát là nhạc sĩ lớn tuổi nhất của thế hệ thứ nhất(1910-Hà Nội),ông là cha đẻ của nhạc hài hước(dùng nụ cười để chuyển tải những thông điệp của triết lý cuộc sống) mà sau này ở miền Nam Trần Văn Trạch nối tiếp rất thành công.Giữa những rừng giai điệu mượt mà lúc đó,nhạc của ông tách hẳn ra với âm điệu thô nhám nhưng vui tươi,ghồ ghề nhưng tươi tắn.Có thể kể:”Con cò mà đi ăn đêm”,”Thằng Bờm”.”Con voi”…trong đó”Con Voi”là bài hát cho thiếu nhi đầu tiên của Việt Nam.Sau này ông chỉ chuyên tâm viết khí nhạc nhiều hơn.

Sau những “Trên Sông Hương”,”Đêm đông”(Đến bây giờ vẫn được hát nhiều) rất lãng mạn và u buồn Nguyễn Văn Thương(1919-Huế)đóng góp cho nhạc cách mạng một bài hát nổi tiếng khác:”Bình Trị Thiên khói lửa”.Nhạc của ông buổi đầu bị đánh giá là ảnh hưởng phương Tây quá nặng nhưng càng về sau ông chú ý khai thác chất liệu dân tôc nhiều hơn,nhất là trong khí nhạc-một phần lớn sự nghiệp ông nằm ở đó.

Lê Yên(1917)là một nhạc sĩ lãng mạn với bài”Bẽ bàng”phổ biến vào buổi bình minh TN(1935)bắt đầu tách khỏi cái gọi là”nhạc ta lời Tây”;sau”Nghệ sĩ hành khúc”(1937)bắt đầu có hơi hướng khoẻ khoắn ông chuyển sang nhạc hùng với bài hát nổi tiếng”Ngựa phi đường xa”(còn có tên Đoàn kỵ binh Việt Nam)và tiếp đó là tầm cao khác;”Bộ đội về làng” đựơc đánh giá là một trong các bài hát phổ thơ tài hoa nhất của TN.

Sau trường ca”Sông Lô” mang nét lãng mạn cách mạng(Văn Cao)thì ”Du kích sông Thao”của Đỗ Nhuận(1922-Hải Hưng)là một ca khúc tiếp nối được tinh thần đó tuy nó có oai nghiêm hơn.Ông là một trong những nhạc sĩ ứng dụng dân ca tài tình nhất vào trong các tác phẩm của mình mà bài”Hành quân xa”là một điển hình.Nhắc đến ông là nhắc đến hai bài hát nổi tiếng cùng thung lũng Điện Biên:”Chiến thắng Điện Biên”,”Trên đồi Him-Lam”.Sau 54 ông lại có:”Việt Nam quê hương tôi” và”Trồng cây lại nhớ đến người”…Ông là Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1956-1983.

Người cuối cùng của TN lãng mạn là Nguyễn Văn Tý(1925-Nghệ Tĩnh).Ông viết bài”Dư âm”nổi tiếng vào tận năm 1949,sau khi kháng chiến đã diễn ra được 4 năm và các nhạc sĩ TN khác đã chuyển sang viết hùng ca.Nhưng ông là một trong các tác giả có chiều dài thành công lâu nhất với các tác phẩm nổi tiếng viết sau năm 75 như”Dáng đứng Bến Tre”,”Cô đi nuôi dạy trẻ”.Trong kháng Pháp ông có”Vượt trùng Dương”.Trong kháng Mỹ ông có”Mẹ yêu con”,”Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”…Nhạc của ông sử dụng nhuầ nhuyễn rất nhiều các làn điệu dân ca như:hát ví,hát dặm,hát xoan,hát chèo,hát ghẹo…

Cũng có chiều dài thành công qua nhiều giai đoạn như Nguyễn Văn Tý là Phan Huỳnh Điểu(1924-Đà Nẵng).Nhạc của ông chỉ xuất hiện khi diễn ra cuộc cách mạng mùa thu tháng tám 45.”Đoàn Giải phóng quân”là bài ca kháng chiến rất được yêu thích đã tạo nên tên tuổi của ông.Sau 54 ông toả sáng với hàng loạt bài:Tình trong lá thiếp,Những ánh sao đêm,Bóng cây Kơ-nia(thơ Ngọc Anh)…và sau năm 75 là:Anh ở đầu sông em cuối sông(thơ Hoài Vũ),Sợi nhớ sợi thương(thơ Thuý Bắc),Thuyền và Biển(thơ Xuân Quỳnh)…Nhạc của ông trữ tình và thường gián tiếp nói về tình yêu.

Những nhạc sĩ nêu trên thuộc thế hệ thứ nhất của TN(Trong phạm vi bài này chỉ nêu được một số gương mặt mà thôi)Thế hệ này chủ yếu thành danh trước 45 và sau đó là 9 năm kháng chiến chống Pháp.Thế hệ thứ hai trưởng thành và gây dựng sự nghiệp âm nhạc trong cuộc lên đường chống Mỹ và giải phóng miền Nam:

                                                                  Ns Hoàng Việt

Hoàng Việt nổi tiếng với Tình ca(Có một bản Tình ca khác nhưng là của Phạm Duy)Nhạc rừng,Lá xanh,Lên ngàn.Ông còn mang cái tên khác là Lê Trực trước 54 với bài hát lãng mạn:Tiếng còi trong sương đêm.Đó là Trần Hoàn xuất hiện vào năm 46 với bài”Hồn nước”.Ông được nhắc đến với các ca khúc:Tình ca mùa xuân,Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh.Rồi Hoàng Hiệp(Câu hò bên bờ Hiền Lương,Cô gái vót chông,Trường sơn đông-Trường sơn tây…),Xuân Hồng(Bài ca may áo,Xuân chiến khu,Tiếng chày trên sóc Bom bo,Người mẹ của tôi…).Văn Ký(Bài ca hy vọng…)Nguyễn Đức Toàn(Biết ơn Võ Thị Sáu,Chiều trên bến cảng)Hoàng Vân(Người chiến sĩ ấy,Hát về cây lúa hôm nay…)…

Và còn nhiều nhạc sĩ tên tuổi nữa mà trong phạm vi bài này không thể nói hết.Tất cả họ là những người kế thừa khá xuất sắc nền Tân nhạc Việt Nam và làm tròn vai trò lịch sử của mình trong việc biến bài hát thành một thực tiễn sinh động trong đấu tranh để tạo nên một giai đoạn nhạc Việt khó quên.Đóng góp nổi bật nhất của họ là ý thức khai thác tính dân tộc rất cao và có nhiều bài hát được xem là mẫu mực về chuyển tải dân ca trong kỹ thuật của nhạc học Tây.Do điều kiện của chiến tranh việc tiếp thu các tinh hoa âm nhạc hiện đại trên thế giới của lớp nhạc sĩ này phải chịu nhiều hạn chế ngoài việc học tập và thấm đượm được một số kỹ thuật của hai nền âm nhạc Nga(Liên Xô cũ)và Trung Quốc.

Một giai đoạn âm nhạc khác sẽ được tiếp nối.Nhưng đó là một bài viết khác.

T.M.P

(Kỳ sau:Bài 8- Nhạc Sài gòn Xưa)


NHẠC SÀI GÒN XƯA

                                                                                                                                                                    Sài gòn xưa là Sài gòn trước 75 quay ngược lại năm 54, không phải trong thập niên 30 hay 40. Tân Nhạc manh nha ở Sài gòn nhưng lại hình thành và phát triển mạnh hơn ở phía Bắc. Sau hiệp định Geneve 54, Sài gòn mới có Tân nhạc như là một trung tâm ca nhạc muôn mặt với một đội ngũ nhạc sĩ đa dạng, tạo nên trào lưu âm nhạc mới gọi là : nhạc Sài gòn. Có một sự thú vị của hai dòng di cư Tân nhạc: Sau 54 một số nhạc sĩ Tân nhạc miền Bắc tìm vào Nam thì ngược lại một phần các nhạc sĩ miền Nam lại ngược ra Bắc…

Tôi muốn nhận diện nhạc Sài gòn xưa bằng cách lướt qua một số nhạc sĩ và tác phẩm đáng chú ý của họ trong những dòng nhạc ít nhiều tương đối có giá trị ở một vài đóng góp đáng nhớ,còn những dòng nhạc dạng tâm lý chiến,tình ca lính Cộng hoà, nhạc tình ca  âm hưởng quê hương trên nền tiết điệu Boléro… chưa được nhắc đến ở đây.

                                                       Ns Cung Tiến và một bản thảo

Cung Tiến là một nhạc sĩ khai thác sự lãng mạn của nhạc cổ điển châu Âu nhiều nhất trong các bài hát theo âm hưởng demi-classicque hoặc néo-classique.Năm 54 ông viết Thu vàng với tiết điệu valse rất Danube blue mở đầu cho phong cách này của ông.Sau đó là Hoài cảm rất bàng bạc Schubert.Ông còn những bài nổi tiếng khác như Nguyệt cầm,Đêm Hoa đăng…Người đầu tiên ở Việt Nam mượn những chủ đề nhạc cổ điển(nhưng có ghi rõ xuất xứ nhạc đề-theme đàng hoàng và không lạm dụng khai thác) để trang trí và kết ngọc cảm tác trong các bài hát chính là ông. Một người khác cũng nằm trong xu hướng nhạc trí thức và hoài cổ này(nhưng ít Tây hơn) là Văn Phụng với các tác phẩm Ô mê ly,Bức hoạ đồng quê… đến tận bây giờ vẫn thường được hát qua giọng ca Ánh Tuyết. Vũ ThànhPhạm Đình Chương cũng là những người”gần hội gần thuyền”của hai người trên. Vũ Thành có Gíâc mơ hồi hương,,Nhặt cánh sao rơi,Thuỵ khúc…Phạm Đình Chương gây ấn tượng nối tiếp từ những bài của những năm 50(Tiếng dân chài, Được mùa…) để có thêm những Ly rượu mừng ,Mưa Sài gòn-mưa Hà nội, Nửa hồn thương đau, Người đi qua đời tôi, Mộng dưới hoa…phần lớn là phổ thơ.

Từ Công Phụng cũng man mác phong cách trên nhưng nhẹ hơn. Nếu những người trên là cỗ xe song mã thì Từ Công Phụng đã mang bóng dáng”máy hơi nước”. Nhạc của ông cũng rất gần gũi với màu âm của Đoàn Chuẩn. Đó là sự nối tiếp ở một cung bậc mới. Ông thường được nhắc đến với Trên đỉnh mùa đông .Và những giai điệu-ca tử như:Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?..(Bây giờ tháng mấy).nổi tiếng qua nhiều thế hệ mà bọn học trò chúng tôi thường say mê ngân nga rồi nghịch ngợm sửa lại: Bây giờ mấy tháng rồi hỡi em?

Ngô Thụy Miên là một salon tình ca khác đượm áo trắng và mực tím. Bây giờ đã xuất hiện phố thị với xe máy chạy bằng động cơ diesel. Nhạc của ông là nhạc mưa, nhạc mây và nhạc lụa. Những bài khó quên: Áo lụa Hà Đông(thơ Nguyên Sa), Mùa thu cho em, Niệm khúc cuối, Paris có gì lạ không em?(Nguyên Sa) Giáng Ngọc…Ông chỉ viết khoảng trên chục bài nhưng bài nào cũng nổi tiếng(Có người lại thích khoe khoang viết hàng trăm bài nhưng số bài để người ta nhớ là con số minium)

Hết mùa áo trắng với tình buồn nhẹ thênh là bước đến những bản tình ca đau đớn và thân phận hơn của Vũ Thành An. Nhạc của ông không còn là sương mây như của Ngô Thụy Miên mà là ảo mờ khói thuốc: Một làn khói trắng ru đời vào quên lãng…Đó là nỗi buồn một thế hệ sống mất niềm tin và tình yêu chỉ còn là một bấu víu vào hư ảnh. Với loạt bài 10 Tình khúc không tên của Vũ Thành An ta có thể đọc thấy thông điệp nghẹn ngào đó.

Khi tâm hồn mềm yếu không còn chỗ nương tựa trong tình yêu nữa thì tình yêu khoả lấp bằng nhục cảm nhiều hơn. Nó được khúc xạ trong âm nhạc của đôi song ca(và cũng là người sáng tác ca khúc) Lê Uyên-Phương. Nhạc của họ như Vũng lầy của chúng ta, Nỗi buồn dâng hiến…chịu ảnh hưởng của phong trào hippy trên thế giới với lãnh tụ tinh thần là chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre. Tác giả của ”Tồn tại và hư vô” này đã gây ảnh hưởng lên đại bộ phận thanh niên thế giới vào thập niên 60 mà The Beatles cũng chịu tác động với khẩu hiệu ”Make love not war” để phản ứng lại với chiến tranh đang làm cho thanh thiếu niên tuyệt vọng. Ở Việt Nam, Lê-Uyên Phương là người đầu tiên cổ suý nó và mang ái ân vào âm nhạc như một thứ ma tuý để trốn tránh hiện thực. Sau này có Đức Huy, Trịnh Nam Sơn xuất hiện ở tiền bán thập niên 70 cũng mang một phần tinh thần đó vào ca khúc của mình rồi nối dài nó cùng những năm tháng tha hương trong dòng nhạc của người Việt Hải ngoại. Và lúc đó bên nhánh nhạc trẻ, một loại nhạc Pop-Rock hiện đại hơn du nhập theo những đội quân viễn chinh, cũng là con dân của chủ nghĩa không biết đến ngày mai đó.

                                                           Ban nhạc Phượng Hoàng

Nhạc trẻ vào Sài gòn từ những năm đầu thập niên 60 với hàng loạt ban nhạc nhái Mỹ từ phong cách cho đến cái tên. Phải đến khi có ban Phượng Hoàng của Nguyễn Trung CangLê Hựu Hà thì nhạc trẻ Sài gòn mới có gì đó sáng tạo hơn và hoàn toàn bứt ra khỏi những nhạc ngữ tiền chiến còn bàng bạc đó đây.Những Thương nhau ngày mưa ,Mặt trời đen… cũng là một mạch chảy của tinh thần hiện sinh của một lớp trẻ tự cho rằng mình đang lạc loài ngay trong ngôi nhà của mình rồi yêu vội trong tuyệt vọng, rồi tìm quên bằng nhiều ảo giác của xác thịt. Nhạc của Phượng Hoàng được coi là một trong những đại biểu đương đại nhất thời đó.

Nhưng ở Sài gòn lúc này đâu phải chỉ có những dòng nhạc sentimental và Pop-Rock.Một vầng dương khác đã mọc lên bên cạnh“mặt trời đen”: Nhạc của phong trào du ca, phong trào sinh viên đấu tranh và nhạc phản chiến, nối tiếp dòng hùng ca của Tân nhạc buổi đầu và là một bè song thanh với nhạc cách mạng ở miền Bắc. Nó như một ý thức tỉnh táo đối trọng với những cơn say tình yêu hoặc ảo giác trong thú đau thương của một bộ phận lớp trẻ miền Nam.

Nhạc Du Ca ra đời khoảng năm 1966 do Nguyễn Đức QuangĐinh Gia Lập khai sinh và cầm chịch. Phong trào này gây ảnh hưởng rất mạnh với thanh niên, SV-HS lúc bấy giờ qua các hình thức Thanh Niên ca, Thiếu Nhi ca, Sử ca, Cộng Đồng ca…với nội dung tích cực, lành mạnh ngợi ca tình yêu nhân loại và quê hương, nó là một dòng nhạc mang ý thức cảm hoá, khai phá tâm hồn, là một cách phản kháng lại dòng nhạc tình ca ru ngủ, mơn trớn đương thời. Song song với Du Ca còn có nhạc của phong trào Sinh Viên đấu tranh ra đời sau đó vào khoảng những năm đầu thập niên 70 với các gương mặt như Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Phú Yên, Trần Xuân Tiến,Trương Quốc Khánh…với nội dung và tình tự được gợi mở từ Du ca.

Một trong những nhạc sĩ đặc biệt và nổi danh nhất của Sài gòn xưa và của cả bây giờ là Trịnh Công Sơn đã đề xướng một dòng nhạc mới: nhạc phản chiến. Xuất hiện như một người viết tình ca xuất sắc và như là một đại biểu của tình ca Sài Gòn xưa với những nét giai điệu độc đáo, tài hoa và ca từ xuất chúng trong vô vàn những tình khúc giản dị mà sang trọng, triết lý mà chân thành, giàu xúc cảm; nhưng rồi cũng từ chữ tình ấy Trịnh Công Sơn đã viết nên những bài hát chống chiến tranh nổi tiếng hầu hết tập trung trong tuyển tập ca khúc Da Vàng của ông. Những bức thông điệp phản chiến chan chứa tình yêu này là một hiện tượng đặc biệt của nhạc Sài Gòn xưa với những bài hát tuyệt tác không cần kể tên mà ai cũng biết.

T.M.P

(Kỳ tới : Bài 9 - Trịnh Công Sơn)


TRỊNH CÔNG SƠN: NGƯỜI HÁT RONG CỦA TÌNH YÊU VÀ HOÀ BÌNH

Bài 9:

Ngày 22/6 tới đây tên tuổi của Trịnh Công Sơn sẽ được vinh danh cùng với những tượng đài âm nhạc thế giới khác(Bob Dylan,Joan Baez,Harry Belafonte,Tam ca Peter-Paul-Mary)bằng giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới(WPMA).Bấy nhiêu cũng đã nói lên tầm vóc lớn lao và đặc biệt của nhạc sĩ họ Trịnh này trong nhạc Việt.Để đạt được điều này ông đã lãng du hơn 40 năm,trải dài qua nhiều giai đoạn của đất nước để làm một người hát rong xuất sắc nhất miệt mài tụng ca Tình yêu và Hoà Bình với những âm hưởng buồn đầy thân phận,ngôn ngữ triết lý mà hồn nhiên,trừu tượng mà xác thực.Và tôi gọi Trịnh Công Sơn là người hát rong là nhắc lại lời nói của anh:Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này…



Khi bắt đầu ngồi viết về Trịnh Công Sơn(TCS),tôi cứ ngỡ mình sẽ khó viết cạn dòng vì có quá nhiều chuyện để viết về anh,vì anh là một trong những cây đại thụ của nhạc Việt mà tôi được duy nhất tiếp xúc thường xuyên khi còn công tác tại báo Sóng Nhạc mà anh là Phó TBT.Nhưng rồi chỉ qua vài mươi chữ tôi thấy mình trở nên…bất lực!Bởi tôi sực nhớ đến đã có hàng trăm bài viết,trang sách nói về anh quá đầy đủ và rất hay của rất nhiều tên tuổi lớn của Văn nghệ Việt Nam và cả những bộ Bách khoa danh tiếng trên thế giới mà tôi và hàng triệu người Việt đã đọc được gần đây.Vậy thì một bài viết nhỏ nhoi,bỉnh thường của tôi có ý nghĩa gì?có thừa thãi và sáo mòn,ăn theo lắm không?Nhưng trong chuyên đề về nhạc Việt này làm sao không thể không viết về anh,một diện mạo lớn và đặc biệt của âm nhạc Việt?Tôi chỉ còn một cách là trích dẫn một số cảm tưởng và nhận định về anh của những ngòi bút tên tuổi đó trong bài viết này.Mượn nó để thay cho những  suy nghĩ đơn sơ của mình.

Người ta nói đỉnh cao của sự tinh túy đấy chính là sự đơn giản.Văn Cao đã thấy điều đó trong các tác phẩm của họ Trịnh.Một sự đơn giản đầy cảm xúc mà nhiều người không theo nỗi trong khi có thể bắt chước những cái phức tạp mà vô cảm.

Trong âm nhạc của Sơn ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây.Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra.Nói như ns Nguyễn Xuân Khoát-một người bạn già của tôi”Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy đồ trong túi ra”.Cái quyến rũ của nhạc TCS ở chỗ không định ra trường phái nào,một triết học nào,mà thấm đẫm vào lòng người như suối tưới.Với những lời và ý đẹp độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca không hề thay đỗi.Và nếu tôi không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên các tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 75.

Sự trườu tượng và có vẻ như duy mỹ của anh không phải là sự làm dáng với ngôn từ và âm nhạc hay son phấn giả tạo.Bởi thế tình yêu,hoà bình trong tác phẩm anh thật gần gũi và tự nhiên đến xác thực dù nó có hiện lên một cách trườu tượng và đôi khi bóng bẩy.Hãy nghe Phạm Duy nói.

Nhạc thần thoại quê hương,nhạc tình yêu và thân phận con người của TCS có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ,dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức tranh trườu tượng hơn tả thực.Cả nhạc lẫn lời,cả xác chữ lẫn hồn thơ nghe bảng lãng mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa,nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính:Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại,có tình yêu,có chiến tranh,có hận thù,có cái chết dễ dàng như chết trong mơ.Anh tụng ca tình yêu,anh chống bạo lực và chống chiến tranh.

Bởi quá yêu cuộc đời dù biết là“ở trọ”nên ám ảnh về chiến tranh,chết chóc đã đưa nhạc Trịnh vào hàng ngũ những nghệ sĩ phản chiến tài hoa và đáng quý nhất của những mái đầu xanh.Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận định như thế.

Trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh quá dữ dằn và kéo dài,nỗi chết là một ám ảnh không rời trong tâm cảm quê hương của TCS,như trong Tình ca của người mất trí chẳng hạn:”Chết tình cờ,chết không hẹn hò,nằm chết như mơ…”Chính điều này đã khiến Sơn trở thành thần tượng nghệ thuật của tuổi trẻ một thời lửa đạn,và tên tuổi TCS được biết đến giữa những nghệ sĩ phản chiến của thế giới,đối diện với chính sách Mỹ ở Việt Nam.

Bửu Ý gọi nhạc tình buồn của TCS không làm ta uỷ mị.Tôi thấy nó là những giọt nước mắt để hồi sinh.Sự tưởng tượng khác thường của TCS đưa anh đi xa hơn thời đại,làm cho anh mang dáng vẻ tiên tri của một người viết nhật ký về tình yêu,quê hương và nỗi đau nhân thế bằng những bài ca không sáo mòn và không triết lý vụn.

Từ lâu lắm TCS được giới ái mộ trao tặng danh hiệu là kẻ du ca về tình yêu,quê hương vả thân phận…Nhạc của TCS không tuyền là nhạc,bài hát không chỉ là bài hát.Mỗi bài là một truyện ngắn,mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc,vẫn mở ra như một vết thương,một vết thương người,môt vết thương thời đại,vết thương thiết thân,phải cưu mang và lưu truyền…TCS chắp cánh cho tưởng tượng,và tưởng tượng len lõi vào mọi hóc hẻm của đời sống,khiến cho anh sờ mó đến sự vật nào là sự vật ấy dường như bớt thật và trở nên lung linh bằng một quầng mộng ảo.Cho nên anh đi trước người khác một bước:ngạc nhiên trước người khác,mừng reo hay tư lự cũng trước người khác…Tình yêu với TCS là diễm tình.Trước hết là phải đẹp,đẹp trong dang dỡ và tan vỡ.

Theo Thái Bá Vân,TCS viết đủ đề tài,đủ thân phận nhưng tất cả chỉ gói gọn trong hai chữ tình yêu.Tôi hiểu đó là một tình yêu thật,tự có,sinh ra từ những nỗi đau cao cả, chứ không phải một thứ tình yêu giả lập của hạng người thích tuyên ngôn yêu thương chỉ vì bệnh vĩ cuồng thích người khác (và tự mình) đề cao mình.

Quê hương với chữ Mẹ, chữ Em,chữ Bạn bè viết hoa là cái nền màu mỡ, bao la mà trên đó ươm nở những giai điệu nồng nàn,những lời ca bất ngờ,thơm thảo của TCS.Anh nhìn quê hương với đôi mắt nợ nần,và nghe quê hương trong từng tiếng tri âm.Cái mà ngày nào anh gọi tên là Chiếc lá thu phai,là Cát bụi,là Nắng thuỷ tinh, là Biển nhớ…và bây giờ anh gọi nó là Vẫn có em bên đời,là Huyền thoại Mẹ,là Bốn mùa thay lá,là Tình khúc Ơbai…Thẩy là vết sẹo âu yếm,giông bão trong lòng Việt Nam.Mỗi cử chỉ của TCS là một lễ nghi.

Còn tiếng vang của anh ở ngoại quốc?

Nghe phân tích nội dung nhiều bài hát,nghe chính cô gái Nhật tại Đại học Juissieu trong buổi bảo vệ luận án cao học về đề tài TCS vừa minh hoạ vừa ca vừa đệm đàn lục huyền cầm:tên TCS vang trong Đại học Paris ngang tầm với những nhạc sĩ danh tiếng Charles Brassens trong Đại học Sorbonne.(GSNS Trần Văn Khê)

Nhiều thi nhân Việt Nam ngày nay đã tìm hơi thở hùng ca của tổ tiên ngày trước để hát nỗi đau của mình.TCS nổi bật giữa những tài năng trẻ đó(Thời điểm của nhận định này là vào năm 1973-NV ghi chú).Bài hát của anh ngập tràn thành phố và thôn quê.TCS cất cao tiếng hát thi nhân mà đạn bom Không thể dập tắt được.(Bách khoa Le million)[Ngoài ra tên anh còn xuất hiện trong bộ Từ điển Bách khoa Pháp-Encycloclopédie de tous pays du monde]
Vâng,không chỉ đạn bom mà cả thời gian cũng không thể xoá nhòa tượng đài TCS trong nhạc Việt.Tôi xin dừng dòng trích dẫn ở đây và xin lạm bàn một vài điều nhỏ.

TCS thật sự chỉ là một người viết ca khúc, là một melodist tạo ra một sườn giai điệu với ca từ và thế là hết(Văn Cao cũng thế,Phạm Duy cũng gần như vậy).Vậy có thể nào gọi đó là một bài hát thô khi chưa có bóng dáng của hoà âm và phối khí?(Như một lập luận nông cạn và phiến diện của ai đó)Những bài ca của TCS hầu hết chỉ thật sự nghe hay nhất và đúng tinh thần TCS nhất khi chỉ được đệm với cây đàn guitar thùng cùng vài ba hợp âm đơn giản,nó không cần “kiến trúc sư” của hoà âm-phối khí kiểu thợ thuyền và khoe khoang hoặc cóp nhặt kỹ thuật để “khí nhạc hoá ca khúc”một cách máy móc(có khi nó còn bị…phá hoại bởi một kiểu cách hoà âm như thế).Anh là một nhạc sĩ vĩ đại của Việt Nam và có vị thế đáng nể trọng trong dòng nhạc Pop của thế giới chỉ nhờ vào việc viết những giai điệu và ca từ đơn giản,tài hoa và đầy xúc cảm của mình,trong khi vô vàn nhà“kiến trúc sư âm nhạc”chỉ là ngọn cỏ dưới những giai điệu của TCS.

TCS hoàn toàn xứng đáng tạo ra một dòng chảy”Sơn Pop”nhưng anh không bao giờ thiếu khiêm tốn tự nhận như thế.Anh hiểu sự vinh danh đó hãy để cho quần chúng,lịch sử và nhân loại trao tặng.

T.M.P

(Kỳ sau:Bài 10-Nhạc Việt cuối thế kỷ 20)

Bài liên quan:



Giọng ca, kỹ xảo mới là một nửa thành công
 Trần Minh Phi thực hiện, Source: Thế Giới Mới


Ðã có nhiều ca sĩ thể hiện các bài hát trong suốt 40 năm sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như Khánh Ly, Lệ Thu, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam... và để lại những ấn tượng đẹp cho người nghe. Từ góc độ tác giả, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng giọng ca, kỹ xảo mới chỉ quyết định một nửa thành công, phần còn lại là sự cảm nhận, tri thức và sự rung cảm của ca sĩ.

Kể từ tác phẩm đầu tay Ướt mi, đến nay Trịnh Công Sơn đã có hơn 40 năm rong chơi, lãng du và triết luận cùng âm nhạc và trở thành một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Nhân dịp này, chúng tôi đã cùng trò chuyện với anh về nghệ thuật ca hát và nhất là về những giọng ca tiêu biểu từng "đi qua" tác phẩm của Trịnh Công Sơn

Trần Minh Phi (TMP): Cho dù sau này nhiều ca sĩ đã cố gắng thể hiện khá tốt những phong cách khác nhau về các nhạc phẩm của anh nhưng người nghe đều có chung một nhận xét, Khánh Ly mới đúng là một cặp "đối ngẫu" lý tưởng với âm điệu của anh. Là tác giả, anh nghĩ sao? 




Trịnh Công Sơn (TCS): Ðúng là chỉ có Khánh Ly mới thể hiện đúng tâm trạng bài hát của tôi nhất, nhưng không phải tất cả những bài nào của tôi Khánh Ly cũng đều hát hay nhất. Tôi muốn nhắc đến Lệ Thu, người hát hay nhất Hạ trắng và Xin mặt trời ngủ yên, Bạch Yến thì hát hay hơn hẳn Khánh Ly bài Lời buồn Thánh. Có một nghịch lý tôi muốn đưa ra đây để thấy sự cảm nhận rất vô chừng ở mỗi người. Chẳng hạn, có một cô sinh viên Hà Nội cho biết cô chỉ thích nghe nhạc tôi do Khánh Ly hát nhưng cũng có một phụ nữ lớn tuổi, hiện sống ở nước ngoài, từng mê Khánh Ly hát nhạc tôi, khi có dịp về nước và nghe các ca sĩ sau này hát nhạc tôi thì tỏ ra rất thích thú và cho rằng họ có một cách hát nhạc Trịnh Công Sơn mới, hiện đại và rất hay.

Trần Minh Phi (TMP): Ba bốn năm trước đây, anh đã có ý định "độc quyền" Hồng Nhung cho các bài hát của anh và nhiều người còn cho rằng anh muốn tạo ra một Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung để làm quên đi một Trịnh Công Sơn - Khánh Ly.

TCS: - Tôi đã viết riêng cho Hồng Nhung một số bài. Nhưng Hồng Nhung hát cho rất nhiều tác giả.

TMP: Trong số những ca sĩ sau này hát nhạc anh như Cẩm Vân, Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Ngọc... anh thấy ai hát hay nhất nhạc của anh?

TCS: - Mỗi người hát hay một số bài. Có bài Linh hát hay. Có bài Lam hát đạt. Có bài thì Cẩm Vân xuất sắc. Có bài tôi chỉ thích nghe Nhung hát.

TMP: Còn hiện nay, trong các ca sĩ Việt Nam, anh đánh giá ai cao nhất?

TCS: - Tôi thấy chỉ có Mỹ Linh là tạo được ấn tượng tốt nhất cho tôi trong việc sáng tạo ra những phong cách khác nhau cho mỗi bài. Ví dụ như bài Thì thầm mùa xuân. Với bài này, Mỹ Linh đã tạo ra một cách hát độc đáo mà sau này nhiều ca sĩ hát theo y như vậy. Nếu có ai cố hát khác đi thì thấy không hay, không thích nữa.

TMP: Hiện tại ông nghĩ gì trước hiện tượng có khá nhiều ca sĩ đến tập bài mới ngay tại phòng thu rồi một, hai tiếng sau... ghi âm luôn mà không quan tâm tới việc "nhập" và hiểu tình cảm, nội dung của bài hát.

TCS: - Tôi đưa ra đây một tấm gương lao động nghệ thuật của Khánh Ly để thấy rằng trước khi muốn hát một bài thành công thì người ca sĩ phải trải qua một quá trình hóa thân vào tác phẩm đó như thế nào.
Nhớ dạo tôi mới viết bài Một cõi đi về mấy tháng trước khi 30-4-1975. Sau này, có dịp đi Mỹ, tôi gặp Khánh Ly và đưa cho cô bài hát này. Tôi nhớ Khánh Ly cầm và lẩm nhẩm bài hát này từ 7 giờ tối hôm trước đến... 7 giờ sáng hôm sau. Cô đã thức trọn đêm, "vật lộn" với bài hát nhờ sự giúp sức của thuốc lá, cà-phê đen. Vậy mà cô vẫn cho rằng vẫn chưa "thấm" bài mấy. Người ca sĩ phải làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm như vậy mới tạo ra những nét sáng tạo riêng trong từng bài hát đồng thời thể hiện chính xác tâm trạng bài hát của nhạc sĩ.

TMP: Ðêm sinh nhật của anh ngày 28-2 vừa rồi anh đã hát tuyệt hay bài Tiến thoái lưỡng nan chỉ trên những hợp âm rải nhẹ của cây organ. Khó có ca sĩ nào thể hiện bài này hay hơn như anh đã hát.

TCS: - Trong các cuộc thi sắc đẹp, sắc đẹp chỉ chiếm khoảng ba hoặc bốn mươi phần trăm, phần còn lại thuộc ứng xử tức là thuộc phạm trù trí tuệ và tâm hồn. Ca hát cũng vậy. Giọng ca, kỹ xảo chỉ mới là phân nửa, phân nửa là do sự cảm nhận, tri thức và rung cảm của người hát quyết định.

TMP: Câu hỏi cuối, hơi xa đề một chút: hiện nay anh có ấp ủ sáng tác một bài hát nào không và nhắm đến ca sĩ nào?

TCS: - Theo lời đề nghị của một ca sĩ nổi tiếng người Nhật, Mozu, tôi đang chuẩn bị bắt tay viết chung với anh một bài hát và sẽ do nữ ca sĩ - cũng người Nhật - Mayami hát. Nó sẽ được trình diễn trong Hội diễn âm nhạc tại Osaka vào tháng 7-1999 sau đó sẽ đến lượt Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

TMP: Xin cảm ơn anh.

 




NHẠC VIỆT CUỐI THẾ KỶ 20

Bài 10:

Sau 75,đất nước thống nhất,nhạc Việt lại hợp lưu.Tuy nhiên vẫn có một nhánh nhỏ và không phải là làn sóng nhạc tiêu biểu,tuôn chảy theo một đợt di cư mới của một bộ phận người Việt ra nước ngoài-chủ yếu là Hoa Kỳ-và vẫn được quen gọi là nhạc Hải ngoại.Trong nước nhạc Việt tíêp tục phát triển với một nội dung và diện mạo khác:Từ đấu tranh chuyển sang xây dựng và ca ngợi cuộc sống mới.Cho đến năm 95,nhạc tình,nhạc thương mại tái xuất hiện trên cái nền của chính sách mở cửa kinh tế của  chính phủ và xảy ra một cuộc đổi ngôi thú vị với những thành công lẫn vấn nạn của nó.Đó là khi nhạc Việt bước qua thiên niên kỷ mới…

Nhạc Việt hậu chiến-Nhựa sống mới,ít mật ngọt Tình ca

Từ hùng ca rồi cách mạng ca nối dài hai cuộc kháng chiến Pháp-Mỹ,đến giai đoạn hậu chiến và hoà bình chúng ta lại có một dòng ca nhạc tiếp nối hai dòng nhạc trên mà ta tạm gọi là xây dựng ca.Đó là một dòng nhạc khoẻ khoắn,yêu đời và hô to những khẩu hiệu xây dựng cuộc sống mới lẫn những lý tưởng mới.Cái Tôi với những dư âm chiến tranh cùng những bề bộn của một ngôi nhà vĩ đại đang xây tạm được quên đi để nói nhiều hơn đến cái Chúng Ta.Những nhạc sĩ trưởng thảnh trong chiến tranh nay vẫn tiếp tục những sáng tác mới:Phan Huỳnh Điểu,Nguyễn Văn Tý,Xuân Hồng,Hoàng Hiệp,Lư Nhất Vũ,Phạm Minh Tuấn,Phạm Tuyên,Hồng Đăng,Phan Nhân,Phó Đức Phương,Trần Kiết Tường… nối dài chất hào khí năm xưa và tình yêu trong đạn lửa được thay bằng tình yêu trên công-nông trường…Cả Trịnh Công Sơn cũng hoà nhịp rất nhanh trong dòng nhạc này với những bài hát mới mẻ khác hẳn những bài trước đây nhưng vẫn rất Trịnh:Em ở nông trường,em ra biên giới,Về giữa Trị An…

Nhạc của phong trào Thanh niên xung phong là một nhánh lá hồn nhiên rất đáng chú ý trong giai đoạn cuối thập niên 70 và trong thập niên 80,đó như là một sự nối dài của Du ca nhưng với một nội dung khác:Tình nguyện đi xây dựng tổ quốc.Các tác giả nổi bật:Nguyễn Đức Trung,Lã Văn Cường,Lê Văn Lộc…Họ là thế hệ nhạc sĩ sau năm 75.Cùng một thế hệ này là các nhạc sĩ khác tập hợp trong Câu lạc bộ sáng tác Thành đoàn TpHCM được thành lập năm 1978.Nơi đây,buổi đầu bên cạnh các nhạc sĩ của phong trào đấu tranh sinh viên,phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe năm xưa như Tôn Thất Lập,Trần Long Ẩn,Nguyễn Văn Sanh…là các gương mặt em út:Từ Huy,Nguyễn Ngọc Thiện,Nguyễn Văn Hiên…Chính họ sẽ là những nhân vật chính vào những thập niên 80 và kéo dài sang đầu thập niên 90 cùng với một số nhạc sĩ mới phía Bắc như Trần Tiến…đã đóng góp vào nền nhạc Việt một loại nhạc trẻ mới đầy nhựa sống,khi ấy tương đối là hiện đại nhất(So với những sáng tác khác chỉ còn biết khai thác chất liệu dân ca và những nhạc tính của Tân nhạc tiền chiến).Nhạc tình lúc này được viết rất hạn chế(Vì không được khuyến khích và cũng không có nơi để phổ biến).Tuy vậy một số bài tình ca nhẹ nhàng theo kiểu”Đoàn Chuẩn hiện đại”của Thanh Tùng được tung ra và rất được quần chúng hâm mộ,hoặc là nhạc về Hà nội và tự sự của Phú Quang,nhạc tình yêu Tây nguyên của Nguyễn Cường...

Nhạc trẻ của Sài gòn xưa cũng sống lại sau vài ba năm im tiếng nhưng dưới một tên gọi khác:Ca khúc chính trị,chủ yếu được nuôi dưỡng bởi các công ty,xí nghiệp của nhà nước như Sinco,Đại dương,Hy vọng…Chơi lại những kỹ thuật của các ban nhạc trẻ cũ nhưng với một nội dung cổ động và tuyên truyền cho những giá trị lao động và tinh thần cống hiến của con người mới(Do lúc này nước ta đang đóng cửa nên việc du nhập những giá trị tiên tiến mới của nhạc Pop-Rock bị đình trệ).Bước sang giữa thập niên 80 phong trào ca khúc chính trị mới trở lại với tên gọi là nhạc trẻ bằng những cuộc liên hoan Pop-Rock được lần lượt tổ chức,những cái tên tạo được ấn tượng:Trắng đen,Buổi Sáng,Da Vàng,Alpha,Ba con mèo…Nhưng nó cũng chỉ hưng thịnh không bao lâu.Giữa thập niên 90 nó bắt đầu bước qua bên kia triền dốc của cuộc chơi.

Tất cả bước tranh toàn cảnh trên hầu như chỉ diễn ra nhiều năng lượng nhất ở Sài gòn-một trung tâm ca nhạc mới của cả nước bắt đầu thành hình và định vị vững chắc khi bước vào thời đại của âm nhạc tiêu thụ.

Nhạc Hải ngoại-Hồi âm,dư ảnh và tan loãng

Dù trên mặt địa lý,âm nhạc Hải ngoại diễn ra ngoài biên giới Việt Nam nhưng nó vẫn được làm và phục vụ do-và cho-người Việt nên ta vẫn coi nó như một dòng nhạc Việt-một dòng nhạc Việt tích cực hay tiêu cực gì cũng thế khi được nhìn ở góc độ khách quan của lịch sử.

                  Tuấn Ngọc- Một trong những ca sĩ Hải ngoại được yêu thích nhờ giọng ca đẹp 
                                                         và gây ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhạc Hải ngoại là hồi âm,là dư ảnh của nhạc Sài gòn tạm chiếm(Xem bài Tân nhạc ở Sài gòn tạm chiếmNhạc Sài gòn xưa)khi theo chân những văn nghệ Việt sĩ lưu vong ra nước ngoài.Nó từng trở lại Việt Nam với tư cách”Ngoài luồng” và chiếm lĩnh một thói quen nghe nhạc ở quán cà phê,phòng khách và phòng ngủ trong gần hai thập niên.Bên cạnh một số bài hát mới được viết nên trong tâm trạng tiêu cực của người thua cuộc,xa nhà,mất quê hương,nhạc Hải ngoại như một khu vườn dĩ vãng của những bản tình ca cũ với những hoài niệm vàng son của nhiều thế hệ nghe nhạc,từ những bài lãng mạn thời tiền chiến cho đến những bài sinh ra trong thời đại nhạc vàng,bao gồm cả những bài tình tự quê hương bình dân với âm hưởng dân tộc vỗ về cho nỗi nhớ của những người tha hương.Tình cờ nó đáp ứng luôn cả nhu cầu của người nghe nhạc trong nước vì thời kỳ này những bản tình ca mới của Adam và Eva ít được viết ra.Nhạc Hải ngoại còn hấp dẫn người nghe nhờ những kỹ thuật âm thanh,phong cách biểu diễn hiện đại…”cầu viện”được ngay tại những quốc gia hàng đầu về âm nhạc,trong khi những kỹ thuật đó trong nước đã trở nên lạc hậu.

Nhưng đến khoảng năm 95 nhạc Hải ngoại bắt đầu”thoái vị”trong nước và dần dần tan loãng tại xứ người.

Cơn sốt ngắn của Tình ca mới và cú sốc sau đó…

Đầu thập niên 90 nhu cầu về nhạc tình cho giới trẻ bắt đầu được quan tâm bằng một cuộc thi sáng tác ca khúc trẻ do Hội Liên hiệp thanh niên và báo Thanh niên tổ chức.Lúc này những bản tình ca không công-nông trường-nhà máy,không bộ đội-hải đảo-biên giới dần dần được phép và có đất để phổ biến.Đến khi đất nước mở cửa và bước vào nền kinh tế thị trường thì nhạc tình với tư cách là một sản phẩm tiêu thụ đã bùng nổ và tạo nên hiện tượng là”Nhạc Việt lên ngôi”vào năm 96,đẩy lùi nhạc Hải ngoại với những bài tình ca cũ,trả dĩ vãng về với dĩ vãng.Xuất hiện cùng với nó là một thế hệ viết nhạc mới,một đội ngũ ca sĩ mới hát cho một thế hệ nghe nhạc mới.

Dòng chảy tình ca mới này có gì không cũ?Đó là sự du nhập rất nhanh những yếu tố kỹ thuật và phong cách hiện đại của nhạc trẻ nước ngoài nhờ sự thông thương và giao lưu văn hoá không còn khép kín như hai thập niên trước nữa.Nhưng nội dung thì vẫn thế và nhạc tính do sự chi phối của thương mại vượt qua cảm hứng đã khiến những giá trị sáng tạo,những nét bản sắc trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết.Nhưng nó đã đáp ứng đúng nhu cầu của giới trẻ,của thị hiếu nghe nhạc thời đại mới:Từ văn hoá jean,văn hoá xe máy đến tình yêu của fastfood,mobile phone và internet.Bấy nhiêu cũng đủ để những bản tình ca mới tạo nên một hiệu ứng đặc biệt về mặt xã hội và sinh hoạt văn hoá đầy ấn tượng mạnh có thể so sánh với sự ra đời của Tân nhạc lãng mạn buổi đầu(Dĩ nhiên là chưa xét về mặt hàm lượng nghệ thuật).Còn lực lương sáng tác?Cũng rất đông đảo và đa dạng.Nhưng trong bài viết này tôi chưa muốn đề cập đến một ai trong thế hệ đó vì thời gian tác phẩm của họ còn quá ngắn.Một cái nhìn tổng kết hoặc sơ kết hay phân chia thứ lớp hoặc phong cách cho họ trong lúc này dễ sa vào lầm lẫn và nóng vội.Hơn nửa thập niên nữa sẽ có cái nhìn chính xác hơn về dòng chảy tình ca này.

Nhưng giai đoạn hào hứng này giảm nhiệt rất mau chóng khi bước sang thiên niên kỷ mới.Có lẽ”tiếng sét ái tình”nhạc trẻ mới đã dứt khi người ta tỉnh táo nhìn lại chân dung người tình.Ngờ ngợ rồi vỡ lẽ.Tất cả đã đưa đến “biến cố tháng tư” vừa rồi,một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử âm nhạc Việt Nam với những cái tên gọi đáng buồn và hổ thẹn:”Đạo” nhạc,nhạc“nhái”.

“Khi lên đến đỉnh,cái ta thấy là vực thẳm”Phải chăng nhạc Việt đang đặt chân xuống triền dốc đó?Hay nó chỉ là một liệu pháp cú sốc để nhạc Việt nạp năng lượng mới cho một cuộc bứt phá mới ngoạn muc và thú vị hơn bất kỳ một giai đoạn nào trong quá khứ?

T.M.P

(Kỳ cuối : Bài 11-Tương lai nào cho nhạc Việt?)


TƯƠNG LAI NÀO CHO NHẠC VIỆT?

Bài 11(Bài cuối):

Như vậy chúng ta đã lướt qua gần 70 năm Nhạc Việt(1938-2004).Cái hôm qua và hôm nay đã được nhận diện lại- dù chỉ là cưỡi ngựa xem hoa.Những nét phác thảo đó với  một vài cận cảnh -tuy rời rạc- chắc cũng tạm đủ để ta hiểu được phần nào nền âm nhạc của người Việt(Nhạc ở đây được hiểu là ca khúc)với những hoa trái(ngọt lẫn đắng),những mùa màng bội thu,những mùa màng thất bát và cả những rào cản trên cánh đồng đang cày bừa cùng những con sâu buồn như những nốt trầm lạc phách…

Học tập = Bắt chước?

Tân nhạc giai đoạn đầu(1934-1945)là cả một sự khai phá trong ý nghĩa mở ra một thời đại âm nhạc tiên tiến của Việt Nam.Đến lúc này ở Việt nam mới có khái niệm nhạc sĩ,người viết nhạc(Trước đó,những tác phẩm âm nhạc là vô danh,được truyền khẩu trong dân gian với các dị bản với các thêm bớt mang tính tập thể).Cái xác định được ngay là nền Tân nhạc đó chịu ảnh hưởng lớn của nhạc Tây vì vay mượn nhạc học của họ.Nhưng hoàn toàn không có sự bắt chước trong các tác phẩm tiêu biểu của những gương mặt xuất sắc Tân nhạc.Những cái gì là bắt chước đã mau chóng bị đào thải vào quên lãng.Những bậc tiền bối của Tân nhạc như Văn Cao,Đặng Thế Phong,Nguyễn Văn Thương,Nguyễn Xuân Khoát,Lê Thương…cho thấy họ đã học tập như thế nào,bị ảnh hưởng như thế nào nhưng không hề bị nghiêng ngã hoặc bước sang bên kia ranh giới của sự bắt chước(Xem bài 3-45).Các tác phẩm của các bậc tiền bối này nếu so sánh với Tây Phương có thể không hơn,nhưng nó cũng không hề thua kém bao nhiêu trong việc vận dụng kỹ thuật với một nguồn cảm hứng chân thành.

Giai đoạn 45-54,yếu tố dân tộc được khai thác với một ý thức mạnh mẽ hơn và thành quả to lớn của nó chính là biến âm nhạc thành một thứ vũ khí đấu tranh chính trị lợi hại và những tình tự quê hương của nó.Đó chính là gợi ý,là mẫu mực cho nền âm nhạc cách mạng miền Bắc trong thời kỳ 54-75 đã đẻ ra hàng loạt bài ca cách mạng điển hình đã trở thành kinh điển và truyền thống với giá trị như một nhật ký lịch sử sống động.Nhiều nhạc sĩ đã chịu ảnh hưởng nhạc Nga,Nhạc Trung quốc(Được nhà nước gửi đi đào tạo chính qui)nhưng chính những tác phẩm học tập không bắt chước mới được kính trọng và lưu truyền rộng rãi lâu dài(Xem bài 6)

                                             Nhạc sĩ Phạm Duy-Cây cổ thụ của nhạc Việt

Cũng thế,khi nhạc thương mại lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thập niên 60 tại Sài gòn tạm chiếm thì bên cạnh những dòng nhạc vô giá trị,vô thưởng vô phạt vẫn xuất hiện những điểm son của một loại tình ca học Tây nhưng không giống Tây theo kiểu”Ngả nón chào người quen”.Đó là các tác phẩm nổi bật của Phạm Duy,Trịnh Công Sơn và một số nhạc sĩ tên tuổi khác của Sài gòn.

Gía trị nghệ thuật, giá trị nhân sinh và giá trị thương mại.

Ca khúc là một thể loại âm nhạc của quần chúng.Nó cắm rể sâu vào nhạc Việt khi tìm thấy giá trị nhân sinh qua việc dùng âm nhạc để động viên cho cả hai cuộc kháng chiến trường kỳ.Do vậy,dễ hiểu khi ca khúc nghệ thuật không phát triển tương xứng với ca khúc phổ thông.Cả yếu tố chiến tranh liên miên và đói nghèo cũng không cho phép các nhạc sĩ có điều kiện thể nghiệm những ý tưởng nghệ thuật cao siêu ngoài những dự án nghệ thuật rất phổ thông.Tuy nhiên giá trị khai phá không phải vì thế mà không có trong các ca khúc phổ thông của những tên tuổi lớn đã kể trong các loạt bài trước.(Ngược lại có những ca khúc viết theo hình thức nghệ thuật nhưng lại không có giá trị sáng tạo nào đáng kể!)Nghệ thuật vị nghệ thuật ít có chỗ đứng trong Tân nhạc ngoài những thông điệp nhân sinh mà nó gửi gắm qua lời ca bằng sự chuyển tải của một dòng giai điệu không quá phức tạp để phù hợp với tai nghe của quảng đại quần chúng.

Nhạc thương mại là con đẻ của Tư bản qua hình thức kinh tế thị trường.Khi Việt Nam tiếp xúc với Tư bản bằng sự thống trị của người Mỹ thì âm nhạc lập tức được định hướng như một sản phẩm tiêu thụ đúng như đã diễn ra ở phương Tây.Đó là một mặt bắt chước đúng nghĩa.Tuy nhiên,những tác phẩm “hướng tiêu thụ”này không chỉ đẻ ra những mặt hàng chợ hàng loạt mà còn có những nhạc phẩm thương mại có giá trị cao theo kiểu hàng hiệu.Nhạc Sài gòn xưa(Xem lại bài 8)là một minh chứng cho hai kiểu”hướng tiêu thụ”cấp cao và cấp thấp.

Ngũ cung và chuyện giả lập dân tộc và giả lập hiện đại.


                                                                          Đàn tì bà

Không phải cứ đem ngũ cung vào nhạc học của thất cung là có đông–tây giao hoà.Pha một ly nước chanh đơn giản là thế mà vẫn có người pha dở pha ngon.Chuyện “mix” ngũ cung và thất cung không khéo có thể là giả lập dân tộc-hiện đại.Cách pha chế của các nhạc sĩ Tân nhạc bậc thầy là một ví dụ của lối pha chế tài hoa(Dĩ nhiên tính hiện đại lúc ấy khác bây giờ.Tính hiện đại hôm qua không là gì cả so với tính hiện đại hôm nay).Và không phải cứ viết ngũ cung là dân tộc khi yếu tố đó kém giá trị sống động mà cứ đứng im với cái ngày hôm qua đã chết.Cũng không thể đem chuyện nhạc sĩ phương Tây đi thâu thái ngũ cung châu Á để khuyến khích việc vứt bỏ hoàn toàn dân tộc tính để viết nhạc thuần Tây phương.Họ(những người phương Tây)đến với âm nhạc da vàng với tư cách người chinh phục khi đã tường tận hết và khai thác triệt để nhạc tính của họ.Trong khi đó,ta chưa am hiểu hết và khai quật hết những “mỏ âm thanh” của dân tộc và đến với âm nhạc da trắng với vị thế người đi học.Cho nên,không biết người,biết ta mà bắt chước mù quáng sự thâu thái của họ ta có thể rơi vào tình trạng giả lập hiện đại.Như thế nó còn tệ hơn anh bảo thủ chỉ biết khư khư ôm lấy cái quốc nội.

                                                                        *******

Tương lai của nhạc Việt đang nằm trong tay các nhạc sĩ trẻ của thế hệ hôm nay hay ngày mai hoặc ngày mai nữa,không quan trọng.Nó được quyết định bởi cách nhìn của họ-trên cái nền tài hoa của mỗi người-về những vấn đề trên.

T.M.P


NHỮNG KỶ LỤC CỦA TÂN NHẠC



Tân nhạc ra đời cách đây gần 70 năm . Khi đi ngược lại dòng lịch sử đó qua nhiều bài báo , sách vở , tư liệu cũng như thông qua một số nhạc sĩ lão thành còn sống , tôi đã lượm lặt được rất nhiều điều kỳ thú . Chẳng hạn tôi đã tập họp được một số kỷ lục của Tân nhạc để gửi đến các bạn yêu nhạc Việt hầu giải khuây và biết đâu sẽ chiêm nghiệm ra một điều gì đó hay hay…

-Gịong ca nam cao ( ténor ) đầu tiên và cũng là nhạc sĩ Tân nhạc lần đầu tiên có bài hát được công bố là Nguyễn Văn Tuyên . Bài hát Bướm hoa ( thơ : Nguyễn Văn Cổn ) của ông được đăng trên tờ Ngày Nay số 122 ngày 7/8/1938 .Sau đây là bản in của nó trên tờ báo này.
     
-Tờ báo chuyên về âm nhạc đầu tiên của Việt Nam là tờ Nhạc Việt . Nó ra đời vào năm 1948.

-Các ca sĩ đầu tiên hát nhạc Tây lời ta là Kim Thoa , Ái Liên vào khoảng năm 1934 với các bài đặt lời mở đầu cho phong trào nhạc Tân nhạc sơ khai của Tư Chơi ( Huỳnh Hữu Trung ) trên sân khấu cải lương.

-Nguyễn Thiện với tác phẩm nổi tiếng Giáo đường im bóng viết năm 17 tuổi là nhạc sĩ có bài hát đầu tay viết ở tuổi trẻ nhất . ( Ông cũng là người lấy người trong mộng của nhạc sĩ  Lê Thương làm phu nhân . Chính mối tình thầm lặng này đã khiến Lê Thương sáng tác bài Nàng Hà Tiên nổi tiếng lúc bấy giờ.



-Trước đây vài năm có nổi lên phong trào viết lời bài hát Việt bằng ngoại ngữ ( tiếng Anh ) . Nhưng chính nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cách đây hơn 60 năm đã tiên phong đưa ra những bài nhạc Việt với lời ngoại quốc  ( tiếng Pháp ) . Đó là các bài Joie d’aimer ( Thú yêu thương ) Souvenance ( Hồi niệm )…với phần lời do Thẩm Bích ( anh của nhạc sĩ Thẩm Oánh ) viết.

-Văn cao là người trước nhất sáng tác trường ca và do đó được coi là cha đẻ thể loại trường ca của Tân nhạc . Tác  phẩm Sông Lô của ông viết vào năm 1947 là một trường ca kinh điển của Việt Nam.

-Nhạc sĩ yểu mệnh nhất là Đặng Thế Phong . Ông mất khi mới 24 tuổi .Đặng Thế Phong còn là người mở đầu cho dòng nhạc tình lãng mạn với bộ ba nổi tiếng : Đêm thu , Giọt mưa thu , Con thuyền không bến

-Ông vua nhạc Tango của Tân nhạc là nhạc sĩ Hoàng Trọng . Ông đã sáng tác hàng chục bài chỉ với một nhịp điệu của xứ sở Argentina . Hoàng Trọng cũng là một trong những người đầu tiên du nhập Tango vào Việt Nam với nhạc phẩm Tiếng đàn ai.

-Bạn từng biết đến hoặc đã đi nghe nhạc ở các phòng trà nổi tiếng như Tiếng tơ đồng , M&Tôi…nhưng bạn có biết phòng trà ca nhạc đầu tiên của Việt Nam xuất hiện bao giờ và ở đâu không ? Đó là vào năm 1946 ở đường Bờ Hồ , Hà Nội.

-Cũng tại Hà nội vào đầu thập niên 40 lần đầu tiên ở nước ta có khiêu vũ trường ( lúc đó gọi là nhà hàng khiêu vũ) do Cô Đốc Sao thành lập . Các vũ nữ lúc đó là các ả đào bỏ nghề ( vì ca trù đã hết mốt ) đi học nhảy đầm với vũ sư đầu tiên là Đỗ Đình Khang.



-Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát , người lớn tuổi nhất của Tân Nhạc cũng là cha đẻ của thể loại nhạc hành khúc và nhạc hài hước ( như Chờ đợi bình minh , Con Voi , Thằng Bờm , Con mèo mà trèo cây cau ) mà sau này các nhạc sĩ như Lưu Hữu Phước , Hùng Lân , Lê Thương…sẽ kế thừa và phát triển . Nguyễn Xuân Khoát còn là người đầu tiên phổ thơ với ngũ cung thuần tuý ( bài Hồn Xuân )

-Nhạc sĩ Hùng Lân là người khởi xướng cho nhạc thánh ca Việt với 11 tập nhạc mang tên Cung thánh . Sau này ông sẽ đi theo dòng hùng ca được gợi mở bởi Nguyễn Xuân Khoát để đóng góp cho nhạc Việt những bài nổi tiếng như Hè về , Khoẻ vì nước

-Việt Lang , Hoàng Phú ( tức là nhạc sĩ Tô Vũ ) Phạm Ngữ với các bài theo thứ tự như Tình quê hương , Ngày xưa , Nhớ quê hương là những người mở đầu cho dòng nhạc tình tự quê hương

-Nhạc sĩ viết nhạc kịch đầu tiên là Lưu Hữu Phước . Ông đã sáng tác Tục lụy chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Khái Hưng dựa theo tác phẩm kịch thơ của Thế Lữ ( cũng cùng tên )

- Thương là người khai sinh cho thể loại truyện ca . Hầu hết các bài hát nổi tiếng của ông đều viết theo phong cách này : Nàng Hà Tiên , Trên sông Dương Tử và bất hủ nhất là Hòn Vọng phu.

-Người đầu tiên hát nhạc hài hước là Trần Văn Trạch ( em ruột GS Trần Văn Khê ). Ông là người lập nhóm ATV nổi tiếng một thời mà sau đó nhiều nhóm nhạc hài khác đã bắt chước. 
                                                               
-Vở ca kịch đầu tiên của VN là vở Tục Lụy, một sáng tác của Lưu Hữu Phước được viết vào năm 1943 dựa trên kịch thơ của Thế Lữ chuyển thể từ kịch của Khái Hưng.

-Ra khơi là nhạc cổ điển không lời đầu tiên của VN do Tạ Phước viết gồm có 3 bè, viết ở giọng Sol trưởng


-Nhạc sĩ phản chiến đầu tiên và nổi tiếng nhất của Việt NamTrịnh Công Sơn . Có một số nhạc sĩ khác như Miên Đức Thắng…cũng đi theo đường hướng này nhưng không nổi bật bằng . Ông cũng là người sáng tác nhiều ca khúc nhất : gần 600 bài , là nhạc sĩ sống trong nước duy nhất có tên trong các Tự điển bách khoa nổi tiếng của thế giới .

T.M.P

MỘT CÁI NHÌN VỀ ROCK VIỆT


Trong lúc nhạc Pop Việt đang lâm vào khủng hoảng với những vấn nạn đáng buồn và xấu hổ thì Rock Việt quay trở lại.Có Phải Rock đang hồi sinh như một tín hiệu vui? Phải chăng Rock trở thành một nhịp điệu-cũ mà mới,mới mà cũ-sẽ át đi và hy vọng có thể làm quên đi những điệu nhạc buồn của Pop với những lỗi nhịp khó tha thứ?Rock Việt có thể làm được điều đó như mong đợi?

Có vẻ như sự trình diện của nhóm Bức Tường với live show Bông hồng thuỷ tinh cách đây khoảng một tháng gợi cho ta sự hồi sinh và cứu tinh của Rock cho nền nhạc trẻ Việt. Những bước trở lại ban đầu không quá tệ của Bức Tường với những món ăn lâu ngày không được nếm đã đưa chúng ta lên nấc thang đầu của niềm hào hứng âm nhạc đang nguội lạnh gần đây.Rock được tung hô hơn những gì nó có là vì thế; và niềm mong đợi lớn hơn thực tiễn của Rock Việt đã khiến hai đêm nhạc Rock cuối tháng 5-2004 vừa qua tại sân Lan Anh(TpHCM) trở thành hai đêm hụt hẫng của Rock mà hai nạn nhân là Trio 666 và MTV. Từ nấc thang đầu tiên, nhiều fan của Rock lại rơi xuống mặt đất.

Rock Việt đã có nhiều lần trồi sụt.

SàiGòn là nơi Rock Việt ra đời đầu tiên từ thập niên 60, du nhập theo bước chân lính viễn chinh Mỹ. Rock Việt lúc đó là “Rock nhái” với những ban nhạc “cóp”Mỹ hoàn toàn từ cái tên cho đến phong cách. Lúc đó, những ca sĩ hát kiểu Rock cũng rất nổi danh và được ái mộ dài lâu như Elvis Phương, Julie…Nhưng Rock chưa bao giờ là đỉnh điểm thời ấy dù sau đó có Phượng Hoàng ra đời với ít nhiều tính sáng tạo và những bài hát có bản sắc hơn những gì đã diễn ra trước đó.

Sau 1975, Rock trở lại với thời hoàng kim của nó từ cuối thập niên 90. Có hàng chục nhóm Rock với nhiều phong vị Rock khác nhau đã tạo ra một diện mạo mới của Rock Việt. Nhiều sân chơi cho Rock được mở ra mà tâm trí người yêu Rock còn nhớ được: Liên hoan Pop-Rock tại nhà văn hoá TN TpHCM(1990). Phong trào Unplugged giữa thập niên 90. Liên hoan các ban nhạc sinh viên ở Hà Nội(9-98) Đại hội nhạc trẻ mùa thu tại trung tâm văn hoá quận 5, TpHCM(8-99). Các chương trình Đêm Trẻ, Giai điệu Trẻ, Hội quán Trẻ…Có thể gọi đầu thập niên 90 là cao trào của Rock Việt với những cái tên quen thuộc: Trắng đen,Da Vàng, Alpha...Nhưng sau những dịch chuyển hình Sin suốt thập niên 90 Rock lắng đọng rồi biến mất.


                                                    Nguyễn Đạt-Linh hồn nhóm Da vàng

Nếu tính từ lần”Hội quần hùng anh hào Rock”lần cuối tại Đại hội nhạc trẻ mùa thu 1999 thì Rock Việt”lặn”mất gần 5 năm cho đến gần đây với sự xuất hiện của Bức Tường rồi sau đó là 666 và MTV.

Rock vừa trồi lại sụt ngay? Rock vừa trở về lại vội đi? Thật quá buồn cho ai mất 5 năm mong đợi? Có đúng vậy không?

Không phải với vài trăm khán giả đến với 2 đêm Rock cuối tháng 5 là cơ sở để gọi Rock đại bại. Dù ta có nhớ lại đã có hàng ngàn khán giả trong thời hưng thịnh của Rock như ở Liên hoan Pop-Rock năm 1990 chẳng hạn. Con số đôi khi không ý nghĩa gì trong một hoàn cảnh nào đó. Cái thua của Rock 666 và MTV nằm ở tinh thần Rock và tố chất Rock.

Có ai đó nói rằng Rock là một Văn hoá mở vì thế nó thích nghi với mọi nền Văn hoá và mọi thứ pha trộn theo kiểu Multi-Media. Nói thế không sai nhưng vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là vì không chỉ Rock mà mọi nền Văn hoá sống động đều mở. Thiếu là vì thích nghi là một chuyện nhưng phát triển tốt hay không là chuyện khác.

Văn hoá Việt, tố chất Việt không phải là mảnh đất màu mở để Rock phát triển toàn diện dù nó thích nghi được với Rock.

Rock không chỉ là gầm rú, là hầm hố. Đó chỉ là một cành nhánh. Heavy metal, Hard  Rock chẳng hạn(Led Zeppelin, Blak Sabbath, Motorhead…) Rock không chỉ hát như gào thét,”chửi bới”như Modern Rock(Kate Bush, Alanis Morissette). Rock còn là sự tinh tế. Như là Classic Rock(Eric Clapton, Jimmy Hendrix…) Hoặc là một dạng tổng hợp tạo ra cái gì mới như Alternative Rock(Nivarna, R.E.M, Pearl Jam, Oasis…)

Rock không đại chúng như Pop nhưng cũng không cao siêu như Jazz. Nhưng vẫn có thứ Rock dễ nghe(Bryan Adam, The Eagles, Gary Moore…). Thuật ngữ gọi là AOR(Adult Oriented Rock)

Vân vân…

Rock cũng dễ dàng pha trộn với các hình thái nhạc khác mà vẫn cứ là Rock như Rock tinh tuyền vậy. Có thể kể: Country-Rock, Jazz-Rock, Folk-Rock…Thậm chí có cả Opéra-Rock nữa.

Rock không cứ phải là hình thức, áo quần, tóc tai dữ dằn. Chắc hẳn mọi người vẫn nhớ anh chàng Beck với một giải Grammy cho nhạc Rock có vẻ giống thư sinh hơn là một hình ảnh quen thuộc về Rock có ngoại hình quái nhân.

Vậy mà những gì 666 và MTV phô diễn với cái gọi là Alternative Rock(Tạm dịch: một thứ Rock khác) tại sao đành phải gọi là Rock loãng hay đúng hơn là Demi-Rock(Rock nửa vời)? Dù khái niệm Rock vô cùng mở và linh động như đã nói ở trên.

Đặc trưng của Rock là giọng ca cũng là nhạc cụ. Nhạc chính, ca phụ. Rock được giải thích như thế ngoài một lối sống, một phong cách và một kiểu văn hoá Rock đi kèm.

Nếu thế thì 666 và MTV chưa phải là Rock ngoài việc chơi Pop khá tốt với một kiểu phỏng theo Rock cho dù có biện minh như trên. Bức Tường đã vượt xa hơn họ dẫu chưa phải là xuất sắc nhưng có thể chấp nhận được.

Rock xuất hiện và không chết. Rock luôn tuôn chảy như suối ngàn hoặc như mạch ngầm. Chí ít trên thế giới Rock là như thế, và ở Việt Nam có thể cũng là như thế. Nhưng Rock sẽ không bao giờ phát triển tốt ở Việt Nam như Pop cho dù nó thích nghi như chính khả năng thích ứng cao của nó. Vậy thì đừng bao giờ đặt kỳ vọng cao vào Rock Việt.

Bài viết này không phải là chê Rock Việt, cũng không phải bài Rock nội. Nó chỉ đưa ra một cái nhìn về Rock trên cơ sở Văn hoá Rock và thực tiễn Rock Việt chứ không phải là sản phẩm của cảm tính.

Tôi không yêu Rock nhưng hoàn toàn kính trọng Rock.Bởi vì nó là văn hoá, là sáng tạo.Tôi chỉ không tôn trọng cái gì kém sáng tạo, thiếu nội lực nhưng lại nhân danh Rock để làm Rock như một nền văn hoá đa cấp, đa phương và nhạy cảm khiến Rock mất giá trị trong đôi mắt những người chưa hiểu Rock.

T.M.P

THỬ BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG “ỐC MƯỢN HỒN”TRONG CA KHÚC VIỆT HIỆN NAY



Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFI(Pháp) vào lúc 22g30 ngày 19/4/2004,tôi đã ví von:”Nhạc Việt lên ngôi cách đây 6,7 năm và cho đến nay thực chất chỉ là một hiện tượng “Ốc mượn hồn”,nghĩa là công chúng chỉ thoả mãn lòng tự ái dân tộc trên những giá trị ảo mà đa phần các bài hát được ký tên bởi tác giả Việt nhưng chất liệu và màu sắc âm nhạc không phải là của họ hoặc ít mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân và càng ít hơn nữa diện mạo văn hoá Việt(chỉ xét về mặt âm nhạc,còn phần lời ca chưa đề cập đến)”

Phạm vi của bài viết này không nói đến sự đạo nhạc trắng trợn-sự tranh luận và chứng minh sự “đạo” hay không “đạo” hãy để cho công luận và lịch sử tiếp tục phán xét-mà chỉ xin bàn đến sự thẩm thấu văn hoá của tài năng (âm nhạc) để tạo nên một nền âm nhạc (chỉ đề cập đến lãnh vực ca khúc-một hình thức nhỏ của âm nhạc nhưng gần như là diện mạo chính của Nhạc Việt) phát triển trên nền tảng “ảnh hưởng” hay là “sao chép” những yếu tố ngoại lai.

Sự ảnh hưởng trong các nền văn hoá là tất nhiên, âm nhạc không đứng ngoài quy luật đó. Đấy là nói đến tính vĩ mô,còn ở tính vi mô thì sự ảnh hưởng giữa các cá nhân sáng tạo lại càng rõ rệt hơn nữa.(Một Beethoven thiên tài còn phải chịu ảnh hưởng của Mozart trong những tác phẩm đầu tay của mình để từ đó phóng xa hơn vào không gian sáng tạo)

Hãy bắt đầu từ tổng thể âm nhạc Việt từ thuở sơ khai,chúng ta đã thấy ngay cha ông ta đã chịu ảnh hưởng của một trong 2 nền âm nhạc lớn nhất châu Á là Trung Hoa(nền âm nhạc kia là Ấn Độ), điều chứng minh trước hết nằm trong cơ sở lý luận cũng như nền tảng kiến thức nhạc học Việt hầu hết là dựa theo nhạc học của cường quốc phương bắc này(Có thể nhận thấy điều đó khi xem Vũ Trung Tuỳ Bút-Phạm Đình Hổ hoặc Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn- một trong rất ít các tài liệu về nhạc học Việt),sau đó là một số giai điệu cổ truyền Việt đều chịu ảnh hưởng một số lòng bản nhạc Hoa.



Tiếp đến giai đoạn hiện đại với thời kỳ tân nhạc Việt những năm 30 của thế kỷ trước, âm nhạc Việt lại tiếp tục du nhập âm nhạc phương tây từ nhạc lý,ký âm pháp,hình thức cho đến thể điệu.

Sự vay mượn và ảnh hưởng như thế cứ tiếp tục trên cái sườn phát triển của âm nhạc Việt cho đến những tháng năm đương đại này.Vậy thì cao trào phê phán nhạc trẻ Việt lai căng trong thời gian vừa qua có quá nặng tay và ấu trĩ cho một nền âm nhạc vốn dĩ đã chịu ảnh hưởng ít nhiều các tác động ngoại lai?

Câu trả lời là không!

Bản thân của văn hoá là sống động và phát triển từ các sự tương tác và thẩm thấu.Trong quá khứ cha ông ta đã vay mượn ngũ cung Hoa để thẩm thấu thành ngũ cung Việt(Hò,xự,xang,xê,cống từ cung,thương,giốc,chuỷ,vũ) rồi du nhập thất cung(do,re,mi.fa,sol,la,si)của Tây phương kết hợp với ngũ cung Việt với sự tiết chế các bán âm để tạo nên một gương mặt tân nhạc có đầy đủ tâm hồn và nét văn hoá Việt trên các công cụ ngoại lai, đó là sự Việt hoá thành công ít nhiều(tuỳ từng tác giả) nền âm nhạc du nhập từ bên kia Thái bình dương.Do vậy,chúng ta đã có một nền âm nhạc -vẫn thừơng đươc gọi là nhạc tiền chiến-làm “của riêng” trong gia tài của Văn hoá Việt.

Còn hiện nay chúng ta đã làm gì để tiếp tục thẩm thấu và phát triển những vốn liếng đó của cha ông?”

“Con hơn cha là nhà có phúc”.Ngôi nhà âm nhạc Việt đã gần như mất nóc khi thế hệ hậu sinh lại thụt lùi một bước so với các bậc tiền bối.Chúng ta vay mượn mà không có một sự thẩm thấu nào cả để”lọc” nên một tâm hồn và bản sắc Việt.Từ sự chịu ảnh hưởng,chịu tương tác để học hỏi và phát triển của cha ông chúng ta rơi xuống cấp thấp hơn, đó là sự vay mượn vụng về và bị động theo gần đúng với hành vi sao chép.Trong khi đó xét trên góc độ cá nhân thì ngay cả một dấu ấn cá tính của âm nhạc(yếu tính tạo nên cá nhân sáng tạo)trong các sáng tác hiện nay cũng rất mờ nhạt chứ chưa nói đến dấu ấn của một nền văn hoá.Có thể thông cảm cho một nền tảng sáng tác đang bị thị trường làm chao đảo(Nhân tố này chưa xuất hiện hoặc chỉ hiện diện mờ nhạt trong các giai đoạn âm nhạc Việt trước đây)nhưng cũng không thể hợp lý khi biện minh cho tài năng và lòng tự trọng của người viết nhạc hiện nay phần lớn đang ở điểm số dưới trung bình mà gần một thập niên sau khi được ca tụng thì ánh sáng của sự thật đã cho thấy đó chỉ là một nền ca nhạc của bong bóng xà phòng mà thôi.Thực trạng của nền âm nhạc hiện tại cho thấy nó càng lúc càng hỗn loạn(mất phương hướng hoặc định hướng sai lầm) và rỗng tuếch(về thái độ sống và làm nghệ thuật).Chúng ta đau lòng khi phải nhận định rằng đa số các tác giả viết nhạc chỉ là những “người thợ làm nhạc khéo tay” chứ không phải là “người viết nhạc có tâm hồn nghệ sĩ”



Cũng có người xuê xoa rằng một nền âm nhạc chủ đạo là ca khúc mà lại là ca khúc phổ thông hơn là ca khúc nghệ thuật thì sự đòi hỏi sáng tạo là chuyện viễn vông và quan trọng hoá mọi sự việc vượt quá bản chất của nó.Tôi không đồng ý như thế cũng như hiện thực khách quan và lòng tự trọng của người làm văn hoá không cho phép suy nghĩ như thế.Ca khúc phổ thông cũng là một diện mạo văn hoá mà văn hoá không thể không có dấu ấn sáng tạo(cho dù ca khúc phổ thông “hàm lượng”chất xám có ít hơn so với ca khúc nghệ thuật) trên một mẫu số chung là nét văn hoá riêng và cá tính riêng trong sự tương tác,rồi thẩm thấu và phát triển bởi sự ảnh hưởng,học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hoá(dù đơn phương hay đa phương). Đó cũng là cũng là một cứu cánh của một nền văn hoá toàn cầu mà dòng chảy của một nền âm nhạc không biên giới(World music) đâ và đang hướng tới:Thâu tóm đại đồng rồi phát triển dị biệt!

Tôi tin trong cơn đau đớn của cuộc đại phẫu thuật vừa qua nhạc Việt sẽ tỉnh giấc và hồi sinh.Nó thực sự sẽ lên ngôi với những giá trị thật chứ không còn sống kiếp “Ốc mượn hồn” nữa.

T.M.P
                                                                                             
                                                                                                   

HIỆN TƯỢNG “NGHỆ SĨ” SAO CHÉP NHẠC VÀ NHỮNG NGỤY BIỆN CỦA NÓ: NHỮNG KÝ SINH TRÙNG CỦA SÁNG TẠO




Không thể bỏ qua những đóng góp đáng kể mà nhạc trẻ trong khoảng gần một thập niên trở lại đây đã mang đến những nét tích cực cho nền ca khúc Việt:Đáp ứng nhu cầu giải trí của đại bộ phận công chúng trẻ,góp phần tạo ra nhiều sân chơi âm nhạc cho HS-SV,kích thích sự phát triển của công nghệ ghi âm và kỹ thuật âm thanh,du nhập một số yếu tính hiện đại của nhạc phổ thông thế giới vào Việt Nam…

Tuy nhiên,những mặt tiêu cực khác dần dần xuất hiện với những vấn nạn lớn đã đẩy nền nhạc trẻ Việt Nam rơi vào khủng hoảng mà “biến cố tháng tư”vừa rồi là một sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử âm nhạc Việt Nam từ trước đến nay.Nó là kết cục nhân quả của sự lệch lạc trong quan niệm không rõ ràng giữa học hỏi,ảnh hưởng với sao chép,bắt chước;giữa hội nhập với lệ thuộc.Nó phản ánh rõ ràng một ý thức và trình độ về lý luận nghệ thuật thấp kém cũng như là sự thiếu vắng lòng tự trọng của một số tác giả viết ca khúc.Tất cả đã góp phần đẻ ra môt nền nhạc trẻ suy dinh dưỡng về sáng tạo và đầy dẫy những con ký sinh vào sáng tác của người khác.

Không chịu nhận mình là sao chép dù bài hát của mình đã được minh chứng cho thấy nó giống đến mức nghiêm trọng sáng tác của người khác;những tác giả viết nhạc sao chép gần đây-mà điển hình là Quốc Bảo-đã công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng lý luận trích dẫn của người Nhật:”Bắt chước để sáng tạo”(!?)và tự nhận mình là người theo trào lưu”Cắt,dán”của một số nhạc sĩ đương đại nổi tiếng trên thế giới để thanh minh cho những bài hát bị mang tiếng là “sao y” của mình.

Giữa cái”không chịu nhận” với cái”công khai bắt chước và cắt dán”đã cho thấy tư tưởng này hoàn toàn mâu thuẫn với nhau:Không chịu nhận là sao chép nhưng khẳng định là mình bắt chướccắt dán.Đây chỉ là sự khác từ nhưng đồng nghĩa.

Vậy thế nào là bắt chước-sáng tạo?và cắt,dán là gì mà có thể ngụy biện cho hai tác phẩm giống nhau?

Xuất hiện nhiều nhất trên báo mạng(báo điện tử) là tư tưởng cổ suý và ca ngợi cho kiểu sáng tác theo trào lưu”Cắt,dán”trong âm nhạc.Theo họ,có nghĩa là viết nhạc bây giờ chì là một công việc”Remix”(pha trộn lại)những chất liệu,ý tưởng,những sáng tạo của người khác thành một tác phẩm kiểu”đầu Ngô mình Sở”rồi ký tên mình.Họ kết luận đó là một phương pháp sáng tác hiện đại,tiên tiến biết tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại và gọi những người chống đối lại cách làm này là lực lượng bảo thủ và tri thức kém,ấu trĩ(!?).

Đây chỉ là một hành vi bóp méo và xuyên tạc rất thâm độc nghệ thuật cắt dán (Collage) đã được sử dụng trong hội hoạ của chủ nghĩa lập thể (Cubism) và trừu tượng (Abstract) ở đầu thế kỷ 20 bởi các nghệ sĩ tiền phong(avant garde).Sau này nó cũng đã ảnh hưởng đến một số nghệ sĩ đương đại khác trong âm nhạc.Cần phải khẳng định rằng “cắt dán” của những nghệ sĩ này được hiểu là một nghệ thuật sắp xếp để sáng tạo ra cái mới và phần tác phẩm được”cắt”chỉ là cái cớ,tạo hứng cảm hoặc làm đề dẫn cho nội dung ,và trong mọi trường hợp các tác phẩm đó đều ghi chú minh bạch xuất xứ của nó hoặc đề tên đồng tác giả(Trừ trường hợp dân ca hoặc những tác phẩm mà ai ai cũng biết.Ví dụ như”Happy birth day”hoặc”Happy Newyear”…).Hoặc ở một khía cạnh khác họ không lấy tác phẩm mà chỉ lấy thái độ để phản kháng lại một nền văn hoá mà họ cho là không còn phù hợp nữa(Theo kiểu phản văn hoá[counter-culture]của trường phái DaDa.Trường hợp này nếu ta có học hỏi,tiếp thu thì phải có tính phê phán và gạn lọc lại vì bối cảnh địa lý và lịch sử hoàn toàn khác nhau).

Trong khi đó những “tác phẩm”Việt nam được bảo vệ bởi lập luận này cho thấy chỉ là sự cóp nhặt đơn thuần,không có dấu vết sáng tạo và tệ hại là không ghi rõ xuất xứ phần tác phẩm bị cắt,đó là một sự lập lờ khộng đàng hoàng nếu không muốn nói là vi phạm bản quyền.

                                      Nhạc Việt đa phần là sao chép từ phong cách biểu diễn 
                                                                    cho đến bài hát

Đây là một luận lý ngụy biện và mang động cơ mỵ dân.Tại sao khi chưa bị vạch trần những tác phẩm mang dấu vết sao chép ra cho công chúng biết thì những tác giả này hoàn toàn im như thóc không hề tuyên ngôn tuyên cáo gì về những kiễu cách ”sáng tác” đó,cũng như những ngọn nguồn vay mượn mà luôn miệng khẳng định : đó là sáng tạo là cảm hứng của tôi?cho đến khi bị phát hiện họ mới vội vã “núp vào” trường phái và trào lưu của thế giới,bóp méo ý nghĩa của nó đi dưới cái vỏ học giả,học thuật rồi mới chịu trưng nó ra để hòng đánh lạc hướng dư luận.

Tương tự như vậy,để tăng thêm “giá trị” của những tác phẩm sao chép họ còn đưa ra tuyên ngôn”Bắt chước để sáng tạo”rút ra từ một quan điểm của người Nhật.

Đây chẳng qua cũng là một kiểu cách trích dẫn xuyên tạc và bóp méo ý nghĩa của ngữ nghĩa.Tinh thần câu nói này của người Nhật thâm thuý hơn nhiều:”Bắt chước để sáng tạo ra cái-không-còn-giống-như-cái-bắt-chước”(Tôi xin nhấn mạnh)Trong khi đó những bài hát”bắt chước để sáng tạo “của Việt Nam hoàn toàn chỉ là những tác phẩm nhái lại rất thô thiển hoặc tệ hơn là song sinh,là đạo nhạc.Khộng còn cách gọi nào khác lịch sự hơn.

Có tác giả có cả chục bài bị giống nhau như thế và họ lại “tự hào” tự nhận mình có “chủ tâm sao chép” như là một phong cách sáng tác đương đại.Không thể bình luận gì hơn về một “nhân cách sáng tạo”rẻ tiền và một “kiểu học hỏi” bệnh hoạn như vậy.

Nếu thật sự một dân tộc như người Nhật chỉ biết bắt chước đơn thuần như “khỉ và vẹt” thì đất nước họ chỉ là một quốc gia lệ thuộc chứ đừng nói là một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới.

Điều nguy hiểm cho nhạc trẻ Việt Nam bây giờ là đối với một số tác giả bài hát việc giống nhau giữa các tác phẩm không còn vì thiếu tài năng hay bản lĩnh dẫn đến việc”cầm nhầm”của người khác,mà đó là “phong cách”là”kỹ năng”có chủ tâm.Họ quan niệm rằng thế giới này đã có quá nhiều sáng tạo nên chúng ta dại gì mà không ăn theo,ăn sẵn những sáng tác trong kho tàng văn hoá của nhận loại(?!)

Rõ ràng khi bệnh hình thức đã hết thuốc chữa.Tâm hồn đã chai sạn cảm xúc.Sự sáng tạo đã cạn kiệt.Trí óc đã biến thành một máy tính.Sự thực dụng lấp đầy lãng mạn.Nhưng tham vọng về danh lợi quá cao và quá tự yêu mình bằng cách lợi dụng và nhân danh nghệ thuật.Những”nghệ sĩ”sao chép trong âm nhạc Việt hiện nay đang là biểu tượng cho cái gì nằm ngoài ý nghĩa cao đẹp của “Nghệ thuật” và “Sáng tạo”?

Những ký sinh trùng của sáng tạo.Chỉ có thể nói như thế và buộc lòng phải gọi họ như thế.

T.M.P
Back To Top