Vd như: Ca sĩ không có nghĩa vụ hát đúng văn bản và cho phép đến cả 50% tác phẩm???!!!
Hoặc chẳng hạn như: anh sáng tạo bay nhảy, tung tăng thế nào cũng được nhưng phải trên căn bản tôn trọng cá tính và phong cách của tác giả.
Vd: Không thể biến âm nhạc Chopin thành Beethoven. Phạm Duy thành Văn Cao!!!
TMP
@@@
Khi Quốc Trung bị các khách mời bình luận chê không tiếc lời, bị khán giả phản ứng gay gắt về phần dàn dựng ca khúc thiếu nhi nổi tiếng “Đi học” thì nhiều nghệ sĩ như nhạc sĩ Anh Quân, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận, ca sĩ Khánh Linh…lại lên tiếng bênh vực.
Tiết mục Đi học của rocker Hải Bột do nhạc sĩ Quốc Trung, Giám đốc âm nhạc chương trình Giai điệu Tự hào dàn dựng tối ngày 31/5 đã bị các khách mời chê tới tấp, cho rằng phần biểu diễn sai cả lời lẫn nhạc. Nhiều khán giả truyền hình cũng phản ứng gay gắt với cách dàn dựng, biểu diễn mới ca khúc này…
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến chỉ trích, nhiều nghệ sĩ lại lên tiếng, chia sẻ quan điểm, bênh vực nhạc sĩ Quốc Trung. Để rộng đường dư luận, phóng viên Dân trí xin đăng tải một số ý kiến của các nghệ sĩ như nhạc sĩ Anh Quân, ca sĩ Khánh Linh, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận…
Nhạc sĩ Anh Quân: Công chúng đã quá quen với âm nhạc nghiệp dư!
“Hãy lắng nghe lại ca khúc kinh điển “Adagio” của diva Lara Fabian rồi nghe thêm những bản cover của các ca sĩ nổi tiếng thế giới khác, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, ngoài phong cách trình diễn, 100 bài thì cả 100 đều hát hoàn toàn khác nhau. Có những ca sĩ còn phá cách hơn nửa bài. Việc thay đổi một vài nốt nhạc khi sáng tạo ca khúc là điều hết sức bình thường trên thế giới, miễn là làm sao đừng biến nó thành bài hát khác là được! Người ca sĩ không có nghĩa vụ phải hát 1 bài ko được sai dù chỉ một nốt!”, nhạc sĩ Anh Quân bày tỏ quan điểm cá nhân về “lùm xùm” xoay quanh bài Đi học.
Nhạc sĩ Anh Quân.
Nhạc sĩ, Nhà sản xuất âm nhạc, Giám khảo Vietnam Idol mùa 2014 – Anh Quân chia sẻ, dưới con mắt của một người làm nghề, bản thân anh rất thích, đồng cảm với bản phối và giọng ca Hải Bột trong bài Đi học dù chính anh cũng có những năm tháng tuổi thơ gắn liền với ca khúc này. Bản phối của Quốc Trung ngoài yếu tố mới nó còn rất hay! Nó là cả sự chiêm nghiệm, hồi tưởng về những ngày “đội mũ rơm đi học.”
Khi chứng kiến những luồng dư luận trái chiều về phần biểu diễn này, bản thân nhạc sĩ, rất hoang mang, tự hỏi, phải chăng công chúng đã quá quen với âm nhạc, cách hát nghiệp dư kiểu karaoke nên không dễ để đón nhận sản phẩm chuyên nghiệp, học thuật như thế? Hay vì người ta chưa đủ tinh tế để nhận ra được những cảm xúc ấy.
Nhạc sĩ Anh Quân khá gay gắt khi nhận định: “Công chúng Việt Nam, đại đa số rất lười và bảo thủ trong việc đón nhận những điều mới lạ! Tệ hại hơn, họ không tôn trọng sáng tạo của người làm nghệ thuật. Có một nghịch lý, khi những những phong cách âm nhạc mới được trình làng, ngay lập tức người ta chê bai nhưng vài năm sau họ lại đánh giá những sáng tạo ấy đã cũ rồi”.
Ca sĩ Khánh Linh: Nghệ sĩ sáng tạo dũng cảm chẳng kém gì người lính!
“Nếu như cứ sợ gạch đá và cả những luồng dư luận trái chiều, người nhạc sỹ chỉ cần làm những thứ an toàn, dễ nghe, rồi cho chơi nhạc đúng kiểu cũ là được. Không sáng tạo cũng bị nói! Sáng tạo cũng bị phê bình! Vậy thì làm một cái mới đi, để xem dư luận nói gì, đón nhận đến đâu, ấy cũng là một điều hay!”, “họa mi” Khánh Linh bộc bạch.
Ca sĩ Khánh Linh.
Nói về việc làm mới ca khúc kinh điển, chắc chắn bất cứ ai cũng nhớ tới bản phối Chiếc khăn piêu của Nguyên Lê qua tiếng hát Tùng Dương. Khánh Linh giải thích, sở dĩ, phần trình diễn ấy được công chúng đón nhận vì theo quan điểm của người nghe, ca sỹ hát không sai một ly về giai điệu thậm chí cả các nốt luyến láy.
Khánh Linh lý giải: “Dưới góc độ của người làm nghề, đó là một bản phối rất khó nhưng theo cảm nhận đơn giản của công chúng, tác phẩm nào họ có thể hát theo, vỗ tay theo, nhịp phách mạch lạc dễ hiểu… như thế là hay rồi. Ngược lại, khi phá cách mà người ta không hát theo được, thấy có vẻ" trái khoáy" với “nhịp sinh lý" cơ bản của con người thì họ cho là dở. Nói một cách khác, cái gì quá khác với thói quen nghe và nếp gấp của quá khứ về bài hát ấy thì dường như nó không hoàn toàn được hoanh nghênh”.
Khánh Linh ví von, nhạc sĩ phối khí như một kiến trúc sư âm nhạc. Khi nhận một tác phẩm, họ sẽ cảm nhận và xây dựng cho nó một hình dáng hoàn thiện hơn. Với ca khúc Đi học, từ xưa tới nay, nữ ca sĩ vẫn hát theo nhịp 3/4 chứ không hát theo nhịp 2/4 mà đại đa số công chúng hay hát. Riêng về phần lời, Khánh Linh cho rằng nếu Quốc Trung có trong tay bản nhạc do nhà xuất bản uy tín ấn hành đúng như những gì Hải Bột thì chẳng có lý gì trách cứ nhạc sĩ cả!
“Thời nay xã hội như một đại công trường, công chúng luôn " hào phóng", nếu không muốn nói là phung phí “gạch đá”. Tôi nghĩ, những gì họ cần làm trước khi quăng hoặc dắt lưng, là tìm hiểu thêm kiến thức về những tác phẩm để đời này. Hãy tập cho mình thói quen nghe tổng thể. Nếu là một bài hát, đừng chỉ chăm chú xem xét ca sĩ hát mà còn nên để ý đến không gian âm nhạc đang tạo nên và cả những hình tượng âm nhạc ẩn chứa trong đó”, nữ ca sĩ chia sẻ.
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận: Sáng tạo là điều nên làm!
Sở hữu hơn 100 ca khúc được đông đảo khán giả trẻ ưa chuộng, đại diện cho thế hệ trẻ, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận cũng lên tiếng bênh vực cho nhạc sĩ Quốc Trung.
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận.
Nguyễn Hồng Thuận chia sẻ, chuyện công chúng phản ứng với những bản phối khác hoàn toàn với những hình dung quen thuộc của họ về ca khúc là điều bình thường. Nhưng nghệ thuật nếu không sáng tạo, thay đổi thì mãi quẩn quanh trong vòng tròn bảo thủ. Từ trường hợp Đi học này, công chúng có thể nhìn bao quát hơn, trong 10- 20 sáng tạo chắc chắn sẽ có một cái có giá trị hay vậy thì thay vì ném đá, hãy khuyến khích người nghệ sĩ tư duy, biến đổi.
Ngoài các nghệ sĩ trên, trên trang cá nhân của diễn viên Đinh Tiến Dũng “Cù Trọng Xoay”, người mẫu Hà Anh…cũng có những bình luận chia sẻ, đồng quan điểm với nhạc sĩ chương trình Cầm tay mùa hè./.
Tựa bài đã thay đổi bởi TMP
Theo Hà Thanh/Dân Trí
Theo Hà Thanh/Dân Trí