14.12.15
Chuyện lạ
Có con chim lạ hót vang ở cuối cánh rừng lạ.
Đó là một mùa rất lạ, không giống như bốn mùa thường thấy.
Mà đó cũng có thể là cả bốn mùa trong một mùa.
Nhưng điều lạ nhất là tiếng hót của nó nghe rất lạ. Lạ mà hay. Vì lạ mà hay.
Có bông hoa lạ ở dưới nơi chim đậu lẩm bẩm như thế trong cơn mơ màng âm thanh dặt dìu, du dương, dịu dàng và hơi dâm mà quá lạ ấy.
Ngày qua ngày hoa lạ ân ái với tiếng hót của loài chim rất lạ.
Nó quá yêu, quá ngưỡng mộ thanh âm vừa thiên đường vừa trần gian, vừa tao nhã vừa nhục dục hơi mê.
Một ngày lạ kia, hoa lạ đánh bạo inbox cho chim lạ trên tài khoản yêu đương rằng:
Xin lỗi nghệ sĩ, chàng học nhạc ở đâu mà hát hay thế và bài hát của ai mà tuyệt thế?
Chim lạ trả lời với một biểu tượng ngạc nhiên. Chàng ngạc nhiên thật:
Ô, đó là âm nhạc à, đó là hát thật à? Nàng hoa ơi, à mà dường như hoa tím phải không? Ta mù nhạc kia mà. Nào ta có được học nốt nhạc nào đâu!
Hoa lạ hoang mang và thú vị:
Ơ, chàng đùa em không? Âm nhạc chàng rất hay, tiếng hát rất tuyệt. Mà cực đỉnh là nó rất lạ.
Chuyện Ở Quán Ồn
Trong góc quán hắn nhả khói linh tinh.
Bạn hắn thì híp mắt nhìn gái.
Mọi người nói chuyện tào lao ồn ĩ pha với mấy bài nhạc sến và diêm dúa phát ra từ cái loa China chát chúa như tiếng bà chằn chửi rủa.
Họ vừa nói vừa úp mặt vào sờ mát phôn hoặc ta bơ lét mà chém gió, bà tám, dưa lê, mắm tôm, cà chua cà chớn sau khi đã úp mặt chán chê vào đĩa cơm, tô bún hay giữa hai cái đùi ai đó. Đại khái thế.
Có vẻ đấy là một tác phẩm xếp đặt thính thị khá trừu tượng.
Hắn nói như quát vì cái cái quán ồn quá ồn. Ồn kinh:
Dân mình thật ra là "khẩu xà tâm phật" thôi!
Thằng kia nhướng mày nhưng mắt vẫn háo hức vào cái quần sóc ngắn hơi quá đà vừa lượn qua, hắn nói bằng tiếng Ăng lê cho nó tê:
Quai?
Hắn:
Suốt ngày chửi rủa, gõ bàn phím bàn chuyện chính trị, chế độ nhưng rồi cũng lủn tủn về chuồng cừu thôi!
Bạn hắn móc lỗ mũi búng tách một cái, hình như có gì đó từ đó rơi chính xác vào tách nước bàn bên cạnh:
Xời, tâm phật cái con c...Miệng hùm gan sứa thì có, má!
Bạn hắn thì híp mắt nhìn gái.
Mọi người nói chuyện tào lao ồn ĩ pha với mấy bài nhạc sến và diêm dúa phát ra từ cái loa China chát chúa như tiếng bà chằn chửi rủa.
Họ vừa nói vừa úp mặt vào sờ mát phôn hoặc ta bơ lét mà chém gió, bà tám, dưa lê, mắm tôm, cà chua cà chớn sau khi đã úp mặt chán chê vào đĩa cơm, tô bún hay giữa hai cái đùi ai đó. Đại khái thế.
Có vẻ đấy là một tác phẩm xếp đặt thính thị khá trừu tượng.
Hắn nói như quát vì cái cái quán ồn quá ồn. Ồn kinh:
Dân mình thật ra là "khẩu xà tâm phật" thôi!
Thằng kia nhướng mày nhưng mắt vẫn háo hức vào cái quần sóc ngắn hơi quá đà vừa lượn qua, hắn nói bằng tiếng Ăng lê cho nó tê:
Quai?
Hắn:
Suốt ngày chửi rủa, gõ bàn phím bàn chuyện chính trị, chế độ nhưng rồi cũng lủn tủn về chuồng cừu thôi!
Bạn hắn móc lỗ mũi búng tách một cái, hình như có gì đó từ đó rơi chính xác vào tách nước bàn bên cạnh:
Xời, tâm phật cái con c...Miệng hùm gan sứa thì có, má!
Nhớ
(Nhà văn Pháp Begbeder nói 'Tình yêu sống ba năm và chết'. Bạn nghĩ gì về điều này? Còn đây là suy nghĩ của tôi)
Phải em không?
Mưa xưa
Phải nàng không?
Nắng cũ
Anh nhớ buồn lẫn nhớ vui
Nhớ đắng nhớ ngọt nhớ cay nhớ nồng
Lâu không thấy em đâu
Anh nhớ
Như môi vắng hôn
Như anh ngày thơ khát sữa nhớ vú mẹ quá đi thôi.
Anh nhớ
Ngày mình hư
Em làm anh hư
Như Adam cắn trái táo địa đàng rồi mới thấy thân xác mình là tội lỗi nên lấy cây lá hồn nhiên khoác lên che giấu.
Anh làm thơ màu mè hoa lá hẹ khoe khoang khoác lác
Vì sợ tâm hồn mình trần truồng giây phút Adam
Mấy mươi năm rồi anh quyết trở lại vườn xa xăm
Cứ thả tâm hồn mình khoả thân chân thật
Thật như cái giây phút Eva bảo Adam ăn táo
Em và anh không chuyện táo mà là chuyện cà lem
Em nhìn anh lâu như cái máy tính bị treo
Nói ngập ngừng: em thèm cà lem...
Cây cà lem làm anh thành đàn ông
Làm chuyện tèm lem thế sự đua đòi
May tâm hồn anh chả bao giờ chịu lớn như cái trí óc anh ngày mỗi già thâm.
Nay anh nghe mưa xưa
Nay anh thấy nắng cũ
Khi con mimi nhà anh ứ bậy bên thềm mấy đống tâm sự vật chất
Nó vẫn đẹp như môi em khi ăn cà lem
Thật tự nhiên như tự nhiên là thật
Như em vậy
Nên anh luôn nhớ em
Không phải ba năm cũng không phải muôn năm
Nhớ đến khi nào bộ nhớ anh hư.
Trần Minh Phi
Phải em không?
Mưa xưa
Phải nàng không?
Nắng cũ
Anh nhớ buồn lẫn nhớ vui
Nhớ đắng nhớ ngọt nhớ cay nhớ nồng
Lâu không thấy em đâu
Anh nhớ
Như môi vắng hôn
Như anh ngày thơ khát sữa nhớ vú mẹ quá đi thôi.
Anh nhớ
Ngày mình hư
Em làm anh hư
Như Adam cắn trái táo địa đàng rồi mới thấy thân xác mình là tội lỗi nên lấy cây lá hồn nhiên khoác lên che giấu.
Anh làm thơ màu mè hoa lá hẹ khoe khoang khoác lác
Vì sợ tâm hồn mình trần truồng giây phút Adam
Mấy mươi năm rồi anh quyết trở lại vườn xa xăm
Cứ thả tâm hồn mình khoả thân chân thật
Thật như cái giây phút Eva bảo Adam ăn táo
Em và anh không chuyện táo mà là chuyện cà lem
Em nhìn anh lâu như cái máy tính bị treo
Nói ngập ngừng: em thèm cà lem...
Cây cà lem làm anh thành đàn ông
Làm chuyện tèm lem thế sự đua đòi
May tâm hồn anh chả bao giờ chịu lớn như cái trí óc anh ngày mỗi già thâm.
Nay anh nghe mưa xưa
Nay anh thấy nắng cũ
Khi con mimi nhà anh ứ bậy bên thềm mấy đống tâm sự vật chất
Nó vẫn đẹp như môi em khi ăn cà lem
Thật tự nhiên như tự nhiên là thật
Như em vậy
Nên anh luôn nhớ em
Không phải ba năm cũng không phải muôn năm
Nhớ đến khi nào bộ nhớ anh hư.
Trần Minh Phi
Lấp Đày Em, Đi Anh!
Trái tim em là một căn phòng trống rỗng
Anh hãy vào ngả lưng trên chiếc giường quạnh quẽ của em
Ngày của em sẽ nắng rực
Đêm của em sẽ ấm nồng
Khi anh cười khi anh vuốt ve em.
Anh đến, anh hãy đến
Lấp đầy em một khoảng trống mênh mông
Từ sâu thẳm thẳm sâu trống kinh hồn
Trái tim nhỏ cô đơn rộng hơn vũ trụ
Chỉ một vòng tay nhỏ của anh ôm em làm bé lại vô cùng
Chỉ còn bằng chiếc nhẫn cưới anh trao.
Lấp đầy em, đi anh!
Lấp đầy em bằng một hồn anh
Lấp đầy em bằng một đời anh.
Trần Minh Phi
Anh hãy vào ngả lưng trên chiếc giường quạnh quẽ của em
Ngày của em sẽ nắng rực
Đêm của em sẽ ấm nồng
Khi anh cười khi anh vuốt ve em.
Anh đến, anh hãy đến
Lấp đầy em một khoảng trống mênh mông
Từ sâu thẳm thẳm sâu trống kinh hồn
Trái tim nhỏ cô đơn rộng hơn vũ trụ
Chỉ một vòng tay nhỏ của anh ôm em làm bé lại vô cùng
Chỉ còn bằng chiếc nhẫn cưới anh trao.
Lấp đầy em, đi anh!
Lấp đầy em bằng một hồn anh
Lấp đầy em bằng một đời anh.
Trần Minh Phi
Còn Thấy Mặt Trời...
(Hãy yêu đời, yêu người cho đến khi nào mặt trời chết)
Còn thấy mặt trời là còn thấy hi vọng
Còn thấy em là còn thấy mặt trời
Dù bình minh hay chạng vạng chiều hôm
Mặt trời khuất thì bên kia rực rỡ
Bước thời gian trườn qua đêm sẽ mở
Ánh sáng ngày ngào ngạt tựa môi hôn
Nên có lúc tìm em không thấy bóng
Anh vẫn biết em đợi ở ngày mai.
Sẽ thấy mặt trời là sẽ gặp hi vọng
Sẽ thấy em là sẽ gặp mặt trời.
Trần Minh Phi
Còn thấy mặt trời là còn thấy hi vọng
Còn thấy em là còn thấy mặt trời
Dù bình minh hay chạng vạng chiều hôm
Mặt trời khuất thì bên kia rực rỡ
Bước thời gian trườn qua đêm sẽ mở
Ánh sáng ngày ngào ngạt tựa môi hôn
Nên có lúc tìm em không thấy bóng
Anh vẫn biết em đợi ở ngày mai.
Sẽ thấy mặt trời là sẽ gặp hi vọng
Sẽ thấy em là sẽ gặp mặt trời.
Trần Minh Phi
12.12.15
Nghệ Thuật Chân Thành Và Nghệ Thuật Xã Giao
Có 2 sự tử tế: tử tế chân thành và tử tế xã giao.
Trong nghệ thuật cũng thế.
Có những người làm nghệ thuật tử tế, cực tử tế nhưng cứ thấy sáng tác của họ giả giả làm sao ấy. Ở đó đầy sự gồng mình, cương cứng rất là giả tạo. Như có nhiều người đối đãi với mình đúng chuẩn lịch sự, văn hoá nhưng cảm thấy khó gần gũi, thân thiện. Bởi lòng tốt đó không phải từ tâm mà từ sự huấn luyện đầy tính kỹ năng.
19.8.15
Nghệ Sĩ Đương Đại...Photoshop!
Thi thoảng tôi thường được/bị nghe người khác giới thiệu tác phẩm âm nhạc của họ. Cả trên thế giới thật và ảo. Cái làm tôi chán nhất là nghe phần tự giới thiệu về bài hát. Tôi nghĩ tự bài hát đã nói lên rất nhiều rồi. Nếu người ta có nhu cầu thêm thông tin về tác phẩm thì sau khi nghe hãy để tự họ ra câu hỏi. Có những phần giới thiệu rất văn chương hoa mỹ, kịch tính, triết lý cao siêu, cảm xúc vô bờ nhưng lên gân như lực sĩ gồng mình cứng đơ mà còn đáng nghe hơn là bài hát...nhạt nhẽo sau đó. Thành ra cái chính thành vai phụ, cái phụ thành vai chính.
Sợ nhất là mấy ông nhà thơ viết nhạc tay trái. Thường hay lấy chữ đè nhạc mà hiếp. Âm nhạc khi nó bị bắt lẽo đẽo theo sau ca từ thì thật là chán ngắt, chưa kể đó là thứ âm nhạc vay mượn kiểu đầu Ngô mình Sở.
8.5.15
Tự Họa (1999): Nghệ Thuật vô ngã
Trong Album Tự Họa - Chuyện Phố Bên Sông (1999), tất cả sáng tác đều của Trần Tiến. Nhưng Trần Tiến và Trần Thu Hà (Hà Trần) mỗi người hát một bài. Và mỗi bài dường như chỉ riêng của một người
Trên bìa đĩa, Trần Tiến có khuôn mặt đầy đặn, nhưng lại nhiều nét gãy. Vì Trần Tiến là “gã du ca” nên phải thấy Trần Tiến hát, chứ không phải là nghe Trần Tiến hát. Trần Tiến hát bằng tay và đôi mắt, bằng điệu cười. Bản chất các ca khúc của ông cũng đều nằm trong cái điệu cười, cái điệu nhắm mắt, nghiêng đầu và phẩy tay ấy. Đó là sự nhẹ nhàng, phiêu linh. Trần Tiến luôn sử dụng những hợp âm thuộc một giọng khác, hoặc đặt hợp âm bậc 5 (hợp âm hút về hợp âm chủ) vào những chỗ không ngờ nhất, khiến cho bài hát bỗng trở nên chơi vơi phiêu lãng.
Trên bìa đĩa, Trần Tiến có khuôn mặt đầy đặn, nhưng lại nhiều nét gãy. Vì Trần Tiến là “gã du ca” nên phải thấy Trần Tiến hát, chứ không phải là nghe Trần Tiến hát. Trần Tiến hát bằng tay và đôi mắt, bằng điệu cười. Bản chất các ca khúc của ông cũng đều nằm trong cái điệu cười, cái điệu nhắm mắt, nghiêng đầu và phẩy tay ấy. Đó là sự nhẹ nhàng, phiêu linh. Trần Tiến luôn sử dụng những hợp âm thuộc một giọng khác, hoặc đặt hợp âm bậc 5 (hợp âm hút về hợp âm chủ) vào những chỗ không ngờ nhất, khiến cho bài hát bỗng trở nên chơi vơi phiêu lãng.
29.3.15
Tân nhạc xưa, Tân nhạc nay và Tâm hồn nghệ sĩ
Tại sao lại phân biệt xưa và nay cũng chỉ một danh từ tân nhạc?
Việt nam bắt đầu có nền tân nhạc kể từ cột mốc năm 1938 với bài “Một kiếp hoa” của Nguyễn Văn Tuyên. Tân nhạc là khái niệm chỉ một loại âm nhạc cải cách từ một nền âm nhạc truyền thống và truyền khẩu trước đây của VN nay đã được làm theo hệ thống nhạc học phương Tây. Từ đó lịch sử âm nhạc VN chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đó là nền tân nhạc xưa, nay cũng gần 80 năm. Từ cái nôi này đã trưởng thành nên và để lại rất nhiều những danh tài và tác phẩm về âm nhạc cho nước ta [ Dĩ nhiên chủ yếu là ca khúc mà thôi]. Được xem như những đóng góp to lớn và thật sự là một gia tài vĩ đại của nhạc Việt sau này.
Việt nam bắt đầu có nền tân nhạc kể từ cột mốc năm 1938 với bài “Một kiếp hoa” của Nguyễn Văn Tuyên. Tân nhạc là khái niệm chỉ một loại âm nhạc cải cách từ một nền âm nhạc truyền thống và truyền khẩu trước đây của VN nay đã được làm theo hệ thống nhạc học phương Tây. Từ đó lịch sử âm nhạc VN chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đó là nền tân nhạc xưa, nay cũng gần 80 năm. Từ cái nôi này đã trưởng thành nên và để lại rất nhiều những danh tài và tác phẩm về âm nhạc cho nước ta [ Dĩ nhiên chủ yếu là ca khúc mà thôi]. Được xem như những đóng góp to lớn và thật sự là một gia tài vĩ đại của nhạc Việt sau này.
27.3.15
Báo Tử
Sau hội hè chém lợn, đập đầu trâu cầu vận may trong máu đỏ tanh nồng
Đất nước này mài dao chém nát hàng cây xanh cổ thụ tìm hy vọng
Rồi hùng hổ chôn sống cả dòng sông mong chờ khát vọng
Giày xéo thiên nhiên, bóp cổ môi trường
Thách thức tạo hoá, hằn học với môi sinh
Họ như những con chim điên đang cắn phá cái ổ rơm của mình
Vì ảo ảnh sân si khiến họ đui mù trong trí tưởng
Và bên dưới bầy sói thời gian đang tru lên hồi báo tử của tai ương...
TMP
Đối Thoại Với Lá
Làm sao để không mòn mõi và thất vọng?
Không mong chờ, không hy vọng!
Làm sao sống mà không hy vọng?
Bằng lòng với những gì mình có thì đâu cần hy vọng!
Những gì mình đang có là đầy tuyệt vọng thì sao?
Cứ nghĩ rằng tuyệt vọng này là hy vọng của người khác!
Sống như vậy là an phận phải không?
Chết mới là an phận. Còn sống phận còn thay đổi!
Ồ, như thế lại là hy vọng?
Vâng, sợ mòn mõi và thất vọng thì đâu phải là sống! Và hãy yên tâm trong thất vọng luôn có mầm hy vọng. Cái lá đang xanh có thể thất vọng vì không thể xanh hơn. Nhưng khi cái lá rụng đi thì cái lá mới đâm chồi là hy vọng luôn thành.
Đó là lẽ tự nhiên
Trừ cái chết!
TMP
Sắc Màu Muôn Thưở
Như câu chuyện đồng vọng của đêm còn ngấm sâu trong lòng tôi
Sau khi cảm ơn giây phút tĩnh mịch bao la đã gợi nhớ cho tôi những men nồng kỷ niệm tuyệt vời
Và lời khuyên nhủ mênh mông đã thôi thúc tôi tỉnh ngộ
Như hạt mầm nẩy mạnh lớn lên đã lan tràn trên mặt đất nâu sồng bình dị
Trên những gốc cây đã bật rễ bởi bão giông
Trên những hòn đá trơ lì năm tháng
Ở đó nhạc thời gian đã làm nên những sắc màu muôn thuở
Và đó, cuộc đời ở đấy tự bao giờ
Chỉ cho tôi thấy ở đàng kia mặt trời rực lửa
Trong lồng ngực nghèn nghẹn tình yêu
Bởi uất hận những giam cầm trí tưởng
Bởi những mùa thơ xưa đã quỵ gối mộng mơ
Tôi chợt hiểu cuộc sống vì tình yêu chứ không vì bổn phận
Và sớm mai này nếu không còn ai đến
Thì sự hối hận của tôi không còn để cho quá khứ thêm một lần phán định
Tình yêu đã làm tái hiện lại con người
Và ngôn ngữ nằm ngoài suy tưởng
Khi máu đã cạn, nước mắt đã vơi
Cái giá hạnh phúc ấy vẫn nhẹ nhàng quá đỗi
Và tôi sẽ đi
Như đứa trẻ trong đô thị vây hãm
Lần đầu được chạy trên đồng ruộng mát xanh bằng đôi chân trần không giày dép phủ bao
Thấp thoáng vài con trâu trong những bài tập đọc thuộc lòng mà vô cảm trước đây
Nhàn nhạt cơn mưa phùn tháng năm
Ngai ngái mùi rạ và phấn bụi li ti hiền dịu
Những mái tranh ngọt nồng thiên nhiên
Những đôi mắt cỏ cây mượt mà
Ôi tình yêu gần quá trong không gian xa tắp…
Em vẫn hỏi tôi vì sao hạnh phúc không thể kết hoa để quàng lên vai lên cổ như vòng hoa chiến thắng
Không thể viết lên như ngoa ngôn
Không thể trưng ra như thành tích như thành quả tự hào
Chỉ có chúng ta- trí tuệ trong đầu và tình yêu trong trái tim
Bước đi chân thật đến với hạnh phúc con người
Và thế tôi sẽ đi
Tôi sẽ đi trên mảnh đất phù sa tình yêu ngấn lệ
Và trong mỗi phút giây sẽ mỉm cười âu yếm
Với nước mắt sôi bỏng lẫn giữa tình yêu con người
TRẦN MINH PHI
Nếu...
Nếu xây một bệnh viện lớn nhất thế giới thay vì một tháp truyền hình cao nhất thế giới
Nếu xây một làng mẹ việt nam anh hùng như một khu dân cư hiện đại nhất Đông Nam Á thay cho bức tượng đài bằng đá của mẹ
Nếu thay đổi khẩn cấp những quan chức kém cõi thay vì vội vã chặt cây xanh
Nếu thay cho kỷ lục của những cái bánh to nhất là kỷ lục đóng góp cho những trại mồ côi
Nếu thay vì đổ hàng nghìn tỷ để giải vây bất động sản mà cứu lấy đầu ra cho nông sản của nông dân.
Nếu nhà quan không lớn hơn nhà dân đenNếu uỷ ban không hoành tráng hơn trường học
Nếu đày tớ thay vì nói huyên thuyên mà biết lắng nghe chủ nhân nói
Nếu quán nhậu không nhiều hơn thư viện
Nếu việc làm thay vì khẩu hiệu
Nếu thay tờ lý lịch bằng năng lực thực tế
Nếu Hiến pháp không bị bức tử bởi những chỉ thị và nghị quyết
Nếu Quốc hội không bù nhìn hình rơm
Nếu miếng cơm không hơn tiếng thơm
Nếu tự trọng thay vì tự sướng
Nếu tổ quốc đặt trên lợi ích nhóm
Nếu hàng ngàn năm không bị bán rẻ bởi trăm năm...
Nếu...
Những cái "NẾU" mà trở thành sự thật thì tôi không phải cúi mặt khi nghe đến hai chữ Việt Nam!
Trần Minh Phi
Subscribe to:
Posts (Atom)