21.9.14

Nhạc 12 âm: Trật tự mới của sự bình đẳng

Âm nhạc phi điệu thức bắt đầu nhen nhóm từ đầu thế kỷ 20 với những cách tân táo bạo trong hòa âm của trường phái Biểu hiện. Sự rũ bỏ dần dần những quy luật về điệu thức kế thừa từ hàng thế kỷ trước của âm nhạc phi điệu thức đã gây sốc lớn cho thính giả thời bấy giờ.

Họ coi đây là một sự nổi loạn trong lịch sử âm nhạc, nhưng không ngờ rằng nó lại dẫn đến một trật tự chưa từng có trong lịch sử sáng tác âm nhạc.

Về Quốc ca Mỹ

Nước Mỹ vừa kỷ niệm 200 năm ngày ra đời một bài thơ về sau đã trở thành bài quốc ca Star Spangled Banner (Cờ sao lấp lánh) nổi tiếng. Điều thú vị là bài thơ mang nặng nội dung yêu nước này lại được làm ra trên một cái nền âm nhạc hết sức thiếu nghiêm túc.

Có thể nói các bài quốc ca luôn là những sản phẩm kỳ lạ, giống như một cái cây với gốc rễ cắm sâu vào quá khứ, vươn mạnh thân mình xuyên qua các yếu tố chính trị, văn hóa hiện đại.

Lời Mỹ, nhạc Anh, sinh ra trong chiến tranh Anh - Mỹ

Ví dụ ở Đức, phần nhạc trong quốc ca nước này được Joseph Haydn soạn vào năm 1797 để mừng ngày sinh nhật Hoàng đế Francis II của Đế quốc La Mã thần thánh. Bản nhạc về sau đã trở thành quốc ca của chính quyền Đức quốc xã và vẫn được sử dụng trong nước Đức hiện đại, dù phần lời đã có nhiều thay đổi.

18.9.14

Thư Gửi Mình

Sự thật xấu xa vẫn tốt hơn là cái đẹp giả dối. Một người ác vỗ ngực nhận mình ác thì vẫn hơn một người xấu mà khoác áo đạo đức. Một kẻ thù lộ mặt vẫn không đáng sợ bằng một người bạn xấu. Một hành động sai trái do dốt nát không nguy hiểm bằng một việc làm xằng bậy do mưu đồ tính toán. Dốt nát có thể cải tạo dễ hơn là ác tâm.

Người thiện mà hèn nhiều khi cũng a dua theo kẻ ác để mình được yên thân. A dua không cứ phải theo đuôi mà im lặng trước cái ác cũng có nghĩa là a tòng cái ác. Hóa ra thiện mà hèn thì cũng là một giuộc với ác.

15.9.14

Tản mạn chuyện tình và tiền của âm nhạc

Giữa thời đại thị trường thì nghệ thuật khó thoát được số phận của hàng hóa. Hoặc ít ra nó cũng phải thỏa mãn cái tiêu chí tìm đi tìm được đồng tiền để tái sản xuất ra nghệ thuật. Vậy tìm được sự bắt tay này có khả thi không và biên độ giao thoa của cái bắt tay đó có thể tối đa hóa đến tỷ lệ là bao nhiêu hạn mức? Âm nhạc là nghệ thuật nên cũng phải đối diện với bài toán khó đó.

Bản chất của nghệ thuật và thương mại rõ ràng từ khởi thủy đã không ăn nhập gì nhau nên tìm cho nó một sự đồng điệu quả là nan giải mà có người còn cho rằng bất khả thi.

Nghệ thuật là thế giới của cái Tôi lẻ loi,nó có hướng đến xã hội thì cũng thông qua lăng kính chủ quan và không hề bị áp lực bởi đám đông. Còn thương mại thì ngược lại, mục tiêu tối thượng là đám đông nhu cầu khách quan sau đó mới tính đến cái nội tại tự nó.

Cho nên thuở xa xưa, nghệ sĩ không phải quan tâm đến chuyện tác phẩm hay sản phẩm có bán được không vì họ đã được bổng lộc của vua chúa để tồn tại. Hoặc sau này là nhà nước đóng vai trò là bầu vú sữa của nghệ thuật. Cho nên họ yên tâm bay nhảy và hát ca trong lăng kính của mình.

14.9.14

Thực thi quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: 20 năm cho một cách tiếp cận cũ

(TBKTSG) - Mới đây khi nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), cũng là tác giả của ca khúc nổi tiếng “Trên đỉnh Phù Vân” thân chinh đến hai địa điểm tổ chức chương trình biễu diễn “Liveshow Đêm nhạc Khánh Ly” để làm “trắng đen” tiền tác quyền một số ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được sử dụng ở chương trình này, mới thấy dường như 20 năm qua, kể từ thời điểm luật hóa về quyền tác giả vào Bộ luật Dân sự (1995), đạo luật cơ bản của Việt Nam, việc thực thi quyền tác giả cũng như quy tắc hành xử trong lĩnh vực này vẫn còn sơ khai.

Vấn đề gây tranh cãi có lẽ không phải là Công ty Đồng Dao, đơn vị tổ chức chương trình không đồng ý trả tác quyền khi sử dụng tác phẩm của Trịnh Công Sơn, mà vấn đề là phải trả bao nhiêu và trả khi nào. Sự việc tranh chấp dường như trở nên rắc rối hơn khi Khánh Ly công bố bút tích có sự đồng thuận với chính tác giả, nhạc sĩ này.

7.9.14

Tài văn chương của huyền thoại Keith Richards

71 tuổi, Keith Richards - thành viên kỳ cựu của ban nhạc lừng danh Rolling Stones tiếp tục ra mắt cuốn sách quan trọng thứ hai của cuộc đời mình: Viết về thời thơ ấu.

Sự ra mắt của cuốn Gus and Me (Gus và tôi) lần này của tay guitar huyền thoại Keith Richards đang gây ra sự háo hức mong chờ lẫn những nghi ngại trong cộng đồng người đọc ở Mỹ rằng: liệu một kẻ nổi loạn, bản tính hoang dã như Keith có thể viết một cuốn sách phù hợp với độc giả trẻ em hay không khi mà trước đây trong cuốn Life (Cuộc sống), Keith đã từng thuật lại việc mình sử dụng ma túy suốt thời trai trẻ.

Lý do vì sao tôi xấu hổ khi là người Việt Nam hiện tại


Việt Nam là một trong những nước được nhiều khách du lịch đến chơi nhưng là nơi để đáng sống thì xếp danh sách đội sổ.
Việt Nam là nơi người ta nói đến dân chủ rất nhiều nhưng hành động và việc làm lại thiếu dân chủ hàng top.
Việt Nam là nơi người ta bàn tán về nhân dân nghèo đói và đất nước khó khăn bên bàn nhậu ê hè rượu bia và xập xình karaoke vui nhộn. Thay vì làm sao cho người nghèo được ngồi bên mâm cơm thịnh soạn và nhắc về những người giàu tốt bụng.

5.9.14

Vai trò của Âm nhạc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em

Lê Nam

Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là trẻ em. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do bộ giáo dục Mỹ thực hiện trong 10 năm với khoảng 25000 trẻ em. Các môn nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc đã giúp các em tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý... Tạo điều kiện để cho bé tiếp xúc với âm nhạc, học chơi đàn nghĩa là bạn đã cho con cơ hội để có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, về cái đẹp. Tâm hồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc.

Đâu dám tự cho mình hơn người xưa để mà thay đổi một “kiệt tác”

Trần Văn Khê

Từ 10 năm nay Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, là một danh hiệu rất lớn so với những danh hiệu sau này (Unesco đã bỏ chữ “kiệt tác” và thay thế chữ “của” bằng chữ “đại diện”), vì những lẽ đó mà việc bảo tồn và phát triển nhã nhạc Huế có phần khó khăn.

Sách 'Vang vọng một thời' kể hành trình âm nhạc của Phạm Duy


Lần đầu tiên trong một ấn phẩm, cố nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự về hoàn cảnh ra đời ca khúc nổi tiếng của ông như: "Bà mẹ Gio Linh", "Nắng chiều rực rỡ", "Kiếp nào có yêu nhau"...

Cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức, công ty Văn hóa Phương Nam) đăng trọn vẹn bản phổ 47 bài nhạc của Phạm Duy. Ngoài ra, độc giả còn được tiếp cận nhiều thông tin chi tiết liên quan đến từng ca khúc: bản nhạc được soạn ra trong hoàn cảnh nào, tại đâu, vào thời gian nào, cách thức tác giả phát hành ca khúc của mình ra sao và có những bài viết phê bình nào về nhạc phẩm?...

Bản thảo cuốn sách được Phạm Duy hoàn thành không lâu trước khi ông qua đời. Nhạc sĩ chọn ra 47 bài hát ông yêu thích trong gia tài âm nhạc đồ sộ của mình để giới thiệu đến độc giả. Ở mỗi bài hát, ông viết một bài tản mạn, tâm sự về cảm hứng và duyên cớ dẫn dắt mình đến việc sáng tác, hoặc cách thức phổ nhạc những bài thơ nổi tiếng.
Back To Top