11.9.16
Ngọc Lan
Ngọc Lan hát bằng trái tim nên xét về "đẳng cấp của thanh quản" theo cái chuẩn "cơ khí" của các "thợ nhạc" có bằng cấp, cô sẽ rớt từ vòng gửi xe của các cuộc thi như "Sao Mai" hay "Tiếng hát truyền hình". Ở đó, người ta hát bằng cái cổ họng và cái đầu nhiều quá.
Nhưng với âm nhạc đích thực, cổ họng hay cái đầu chỉ là phương tiện và tạm bợ, trái tim mới là cứu cánh và dài lâu.
Các "Diva" của chúng ta ngày nay quá thông minh và quá tỉnh táo. Họ có "điên" cũng chỉ là "Xuý Vân giả dại". Họ sắc sảo như con ma-nơ-canh đúng chuẩn nhưng vô hồn, vô cảm.
Đã bao lần tôi bẽ bàng nhìn họ "ăn bánh trả tiền" cho tình ca mà lẽ ra phải là một thăng hoa tuyệt đỉnh cả thân xác lẫn tâm hồn của một đôi tình nhân...
TMP
3.9.16
Nhà Phê Bình, Lên Cung Trăng Mà Ở!
Nhà phê bình trước tiên là một người chân thật. Họ không quan trọng người ta thích hay ghét mình. Thích thì tốt, ghét cũng không sao. Họ không quan tâm nhiều đến lợi hại. Lợi thì vui, thiệt thì chấp nhận.
Nhà phê bình chỉ chăm chăm làm sao suy nghĩ thật độc lập, không thiên vị, không cảm tính và không bầy đàn. Rồi làm sao dám nói điều mình nghĩ một cách thản nhiên và vô tư.
Do đó khó mà có nhà phê bình chân chính. Nhà phê bình giỏi là hiếm nhưng phê bình chân chính càng hiếm hơn. Bởi, có những người suy nghĩ độc lập và trung thực nhưng khi nói lại lệ thuộc và giả dối. Nghĩa là không dám nói điều mình nghĩ. Bởi họ sợ. Sợ nhiều thứ: Sợ mất lòng, bị ghét, tẩy chay, cô lập, mất quan hệ, lợi ích kinh tế và cuối cùng là cô đơn.
Một nỗi sợ bình thường của một người bình thường trong sự bình thường của cuộc sống.
Do vậy muốn phê bình chân chính phải là một người phi thường vượt lên những nỗi sợ bình thường.
Nhưng người phi thường thì có mấy ai?
Nhà phê bình chỉ chăm chăm làm sao suy nghĩ thật độc lập, không thiên vị, không cảm tính và không bầy đàn. Rồi làm sao dám nói điều mình nghĩ một cách thản nhiên và vô tư.
Do đó khó mà có nhà phê bình chân chính. Nhà phê bình giỏi là hiếm nhưng phê bình chân chính càng hiếm hơn. Bởi, có những người suy nghĩ độc lập và trung thực nhưng khi nói lại lệ thuộc và giả dối. Nghĩa là không dám nói điều mình nghĩ. Bởi họ sợ. Sợ nhiều thứ: Sợ mất lòng, bị ghét, tẩy chay, cô lập, mất quan hệ, lợi ích kinh tế và cuối cùng là cô đơn.
Một nỗi sợ bình thường của một người bình thường trong sự bình thường của cuộc sống.
Do vậy muốn phê bình chân chính phải là một người phi thường vượt lên những nỗi sợ bình thường.
Nhưng người phi thường thì có mấy ai?
Subscribe to:
Posts (Atom)